You are on page 1of 2

NỘI DUNG ĐỀ TÀI BÁO CÁO CUỐI KỲ

HỌC PHẦN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

1. QUY ĐỊNH CHUNG


- Số lượng thành viên tham gia từ 5 đến 8 sinh viên (do giảng viên chia nhóm và up lên
Elearning)
- Nhóm sẽ chủ động chọn chủ đề (có thế nhiều nhóm chọn trùng một chủ đề vẫn được)
- Thời gian nộp bài 12h trưa ngày 15/8/2021 trên Elearning vào Assigment
2. QUY ĐỊNH VỀ BỐ CỤC BÁO CÁO CUỐI KỲ
Ngoài Lời cảm ơn (không bắt buộc), phần Phụ lục (nếu có), một Báo cáo cuối kỳ hoàn
chỉnh phải có những phần sau:

Lời cam đoan

Phần 1: MỤC LỤC

Phần 2: PHẦN MỞ ĐẦU

Phần mở đầu trong Báo cáo cuối kỳ đóng vai trò như một bản tóm tắt, nó cung cấp nền
tảng cần thiết hoặc thông tin phù hợp với ngữ cảnh của chủ đề.

Phần mở đầu thường có các nội dung sau đây:

+ Đặt vấn đề/Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu (Lý do lựa chọn đề tài)

+ Mục đích và đối tượng nghiên cứu của đề tài

+ Phạm vi nghiên cứu

+ Phương pháp nghiên cứu…

Phần 3: PHẦN NỘI DUNG

Đây là phần chính của một Báo cáo cuối kỳ được chia thành nhiều phần nhỏ, mục nhỏ thể
hiện quá trình từng bước giải quyết vấn đề nêu trong đề tài. Là phần quan trọng nhất của
một Báo cáo cuối kỳ, thể hiện công sức và trình độ nghiên cứu của người thực hiện báo
cáo.

Tùy theo nội dung đề tài mà các Mục có thể được chia thành chương hoặc đánh số thứ tự
1,2…(in hoa, đậm, thẳng), tiểu mục thể hiện là 1.1; 1.2,… 2.1; 2.2…. (chữ thường, đậm) và
tiểu tiết thể hiện là 1.1.1, 1.2.1,…. (chữ thường, nghiêng).

1
Phần 4: PHẦN KẾT LUẬN

Phần này tóm tắt lại vấn đề và phương hướng giải quyết vấn đề, nêu ý nghĩa thực tiễn, ý
nghĩa khoa học, những gì còn tồn tại chưa giải quyết được và phương hướng để phát triển
đề tài.

Phần 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo (Bắt buộc phải có): Đánh số thứ tự 1.; 2.; 3.... . Chỉ nêu các tài liệu được
trích dẫn gốc, sử dụng và đề cập tới để bàn luận trong Báo cáo cuối kỳ.

NỘI DUNG
Chủ đề 1: Hàng hóa, hai thuộc tính của hàng hoá và sự vận dụng trong việc phát
triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam hiện nay.
Chủ đề 2: Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá và sự vận
dụng trong việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay.
Chủ đề 3: Lý luận của C.Mác về bản chất của giá trị thặng dư vận dụng giải quyết
mối quan hệ giữa người mua và người bán sức lao động trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Chủ đề 4: Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và sự vận dụng trong việc nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Chủ đề 5: Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư và sự vận dụng trong việc nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông
nghiệp, công nghiệp và tiền tệ.

Chủ đề 6: Lý luận về tích luỹ tư bản và sự vận dụng nhằm tăng cường tích lũy vốn
cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Chủ đề 7: Lý luận về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Vai trò, giải pháp
của doanh nghiệp và của Nhà nước trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Chủ đề 8: Cơ sở lý luận và thực tiễn của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Chủ đề 9: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc “Xây dựng thành công cơ sở vật chất
- kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội sẽ đảm bảo thắng lợi của chủ nghĩa xã hội”.
Chủ đề 10: Tính tất yếu khách quan, nội dung, tác động và những giải pháp nhằm
mở rộng, nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế ở Việt Nam hiện nay.

You might also like