You are on page 1of 16

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


=====***=====

TIÊU LUẬN CUỐI KHOÁ


MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ KIM CHI

NGUYỄN MINH ĐỨC – B18DCPT062


NGÀY SINH: 18.03.2000
LỚP: D18CQPT02-B
ĐIỆN THOẠI: 0969419122
Câu 1:
Anh/chị hãy nêu cấu trúc của một bài báo khoa học và nội dung cần trình bày trong
mỗi phần ? Phân tích một ví dụ để chứng minh.

Cấu trúc của một bài báo khoa học và nội dung cần trình bày trong mỗi phần là:
1. Tựa bài (Title): Tựa bài thường từ 10 –15 từ (có tạp chí còn rút ngắn xuống dưới
10 từ), phản ánh nội dung chính của bài viết. Một tựa bài tốt không phải nhằm mục
đích lôi cuốn hấp dẫn độc giả mà là đề cập thẳng vấn đề muốn giải quyết và dùng
những từ chủ yếu (keywords) để những ai nghiên cứu trong cùng một lĩnh vực có
thể nhận biết được. Sau tựa bài là tên tác giả, có tạp chí ghi chú chức danh, học hàm
học vị, có tạp chí không nhưng cho biết nơi làm việc, địa chỉ email và còn ghi tên
người biên tập, ngày nhận bài và ngày chấp thuận đăng (tạp chí PNAS – Proceedings
of the National Academy of Sciences).

2. Tóm tắt (Summary or Abstract): Mục đích của phần tóm tắt là giúp độc giả
nhận biết bài viết có phù hợp với đề tài mình họ đang quan tâm không. Phần này
tóm tắt ngắn gọn (từ 100 đến 200 từ) mục đích của bài viết, dữ liệu trình bày và kết
luận chính của tác giả. Có tạp chí (Nature và Science) xem phần này như lời giới
thiệu ngắn (brief introduction) về bài viết.

3. Introduction (Giới thiệu): Trong phần này, tác giả xác định đề tài nghiên cứu,
phác thảo mục tiêu nghiên cứu và cung cấp cho độc giả đầy đủ cơ sở khoa học để
hiểu biết phần còn lại của bài viết. Cần chú ý giới hạn những kiến thức cơ sở này
trong các thử nghiệm của tác giả. Mục này sẽ đạt yêu cầu nếu trả lời được những câu
hỏi như: (1) Lý do thực hiện nghiên cứu này? (xuất phát từ hiện tượng tự nhiên hay
các tư liệu đã có trước), (2) Những kiến thức nào đã có trước về đề tài này? (tổng
kết tư liệu, quá trình phát triển ý tưởng trước đó của các tác giả khác, những khẳng
định, mâu thuẫn, và khác biệt giữa các tài liệu đã có về đề tài này), (3) Mục đích
chính của nghiên cứu là gì?
4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu (Materials and Methods): Mục này còn
được gọi là Experimental details (Dữ liệu thử nghiệm) hay Theoretical basis (Cơ sở
lý thuyết). Dữ liệu thu thập được và phương pháp nghiên cứu của tác giả được trình
bày ở đây. Mục này khó viết nhất ở chỗ cung cấp vừa đủ chi tiết để hiểu được thử
nghiệm nghiên cứu nhưng không làm rối trí độc giả. Nhìn chung, tác giả sẽ phải trả
lời những câu hỏi sau: (1) Dữ liệu nào đã sử dụng? (2) Chúng được sử dụng như thế
nào? (3) Địa điểm và thời gian hoàn thành thử nghiệm?

5. Kết quả (Results): Mục này tóm tắt những kết quả thử nghiệm và không đề cập
đến ý nghĩa của chúng. Dữ liệu được trình bày theo bảng biểu, đồ thị hình vẽ, hình
ảnh v.v…Những dữ liệu đã ghi theo bảng không nên trình bày lại theo hình vẽ hay
biểu đồ. Những số liệu và bảng biểu tự chúng đã trình bày đầy đủ thông tin mà không
cần phải giải thích thêm bằng lời. Mục này nên tập trung vào những xu hướng và
khác biệt chính chứ đừng sa vào những chi tiết nhỏ nhặt.

6. Diễn giải và Phân tích kết quả (Discussion): Mục này nhằm: (1) Diễn giải phân
tích kết quả, những ưu điểm và hạn chế, tách bạch rõ ràng dữ liệu và suy luận, (2)
Mối liên hệ giữa kết quả nghiên cứu của tác giả với những phát hiện khác trong các
nghiên cứu trước đó. Điều này cho thấy đóng góp của tác giả bổ sung cho lý thuyết
và kiến thức, hay điều chỉnh những sai sót của các đề tài nghiên cứu trước đó. Tất
nhiên, người viết phải có những lý lẽ thật lôgích cho những thử nghiệm và suy luận
của mình và cũng có thể đề nghị tiếp tục những thử nghiệm trong tương lai để làm
sáng tỏ những vấn đề còn bỏ ngỏ trong kết quả của mình.

7. Phần cảm ơn (Acknowledgements) hay Tài liệu tham khảo (Reference):


Người viết cảm ơn những người đã cộng tác nghiên cứu với mình và liệt kê tất cả tài
liệu đã trích dẫn trong bài viết. Cách trình bày theo thứ tự, tên tác giả, tác phẩm, năm
tháng, nơi xuất bản v.v.. có thể khác nhau giữa các tạp chí (trước sau, in nghiêng, in
đậm v.v..).

Link bài báo lấy để làm ví dụ:


https://lhu.edu.vn/Data/News/367/files/BAI_BAO_KH_DAO_VU_QUANG_LUAT_
08TC117_otsxi.pdf
1. Tựa bài (Title): Giải pháp quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam - Chi nhánh Đồng nai.

2. Tóm tắt (Summary or Abstract):


Công tác quản trị rủi ro lãi suất là một hoạt động rất được quan tâm tại các ngân
hàng hiện nay. Dựa trên cơ sở lý luận về quản trị rủi ro lãi suất ,tác giả đã phân tích,
đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Vietinbank Đồng Nai dựa
trên số liệu được cung cấp tại Chi nhánh và số liệu tác giả khảo sát thực tế về tình
trạng công tác quản trị rủi ro lãi suất. Trong đề tài này tác giả đã sử dụng các phương
pháp như so sánh, thông kê các chỉ tiêu liên quan đến tài sản có, tài sản nợ và các
mức lãi suất bình quân huy động, cho vay nhằm làm rõ thực trạng quản trị rủi ro lãi
suấttạ chi nhánh. Bên cạnh đó, tác giả dung phần mềm SPSS20.0 phân tích xây dựng
nên mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro lãi suất tại Chi nhánh. Qua đó, tác giả
đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro lãi suất
tại chi nhánh Ngân Hàng.

3. Introduction (Giới thiệu) hay trong bài báo này là phần “Đặt vấn đề":

Hoạt động kinh doanh ngân hàng có rất nhiều loại rủi ro xảy ra như rủi ro tín dụng,
rủi ro thanh khoản, … nhưng rủi ro đặc thù và khó phòng ngừa nhất của ngân hàng
là rủi ro lãi suất. Vì thế công tác nghiên cứu và quản trị rủi ro lãi suất đã bắt đầu
được các ngân hàng thương mại quan tâm tuy nhiên trình độ cũng như nghiệp vụ
phòng chống rủi ro lãi suất của các ngân hàng vẫn còn có nhiều hạn chế. Trong giai
đoạn hiện nay việc điều hành chính sách lãi suất của NHNN đã có nhiều thay đổi, từ
việc quy định khung lãi suất, trần lãi suất, áp dụng lãi suất cơ bản, rồi áp dụng cơ
chế lãi suất thỏa thuận đã quyết định áp dụng cơ chế lãi suất cơ bản làm cơ sở cho
các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Xu thế này tất yếu dẫn tới những
biến động thường xuyên của lãi suất do những yếu tố tác động đến cung cầu vốn
trong nền kinh tế. Như vậy các NHTM đang đứng trước nguy cơ rủi ro lãi suất nhiều
hơn đòi hỏi cần có sự quan tâm thích đáng của các nhà quản trị điều hành ngân hàng.
Trên thực tế, hoạt động quản lý rủi ro đã giành được sự quan tâm chú ý của các
NHTM Việt Nam, tuy nhiên chưa toàn diện. Hầu như các NHTM chỉ chú trọng tới
quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản mà chưa đi sâu nghiên cứu biện pháp quản
lý các loại rủi ro đặc thù khác của NHTM như: rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái … Ngân
hàng Công Thương Việt Nam, chi nhánh Đồng Nai là một trong những ngân hàng
lớn hàng đầu Việt Nam, cơ cấu hoạt động tiên tiến và hiệu quả, cộng với chất lượng
của hoạt động quản trị rủi ro rất tốt. Hiểu dược tầm quan trong của công tác quản trị
rủi ro lãi suất, Chi nhánh không ngừng nâng cao trình độ cán bộ và áp dụng các
phương pháp tiên tiến vào công tác quản trị của mình. Xuất phát từ thực tiễn đó tác
giả đã chọn đề tài “Giải pháp quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Công Thương
Việt Nam, Chi nhánh Đồng Nai” làm đề tài.

4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu (materials and methods):


Trong bài báo phần dữ liệu được chia thành những phần nhỏ như: Dữ liệu thứ cấp,
Dữ liệu sơ cấp, Phỏng vấn trực tiếp, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Qua nhiều phần cụ thể về cách thu thập dữ liệu, thiết kế mô hình, thiết kế nghiên
cứu,... bài báo đưa ra phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu:
Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch, xử lý và phân tích với sự hỗ trợ của
phần mềm Excel và SPSS 20.0 để xử lý kết quả khảo sát và phân tích các yếu tố,
mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến rủi ro lãi suất của Vietinbank Đồng Nai. Đưa
ra nhận xét dựa trên kết quả phân tích, từ đó đề xuất ý kiến để góp phần phát triển
nhằm nâng cao công tác hạn chế rủi ro lãi suất cho chi nhánh.

5. Kết quả(results):
Trên cơ sở giữa lý thuyết và thực tiễn, tác giả đã thu thập số liệu thống kê, điều tra
và sử dụng một số phương pháp so sánh, phân tích để đưa ra những nhận xét đánh
giá về công tác quản trị rủi ro lãi suất cũng như thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại
chi nhánh.
Sau khi thông báo tình hình kết quả chung bài báo đi vào chi tiết kết quả.
6. Bàn luận:
Nghiên cứu này của tác giả tập trung vào thực trạng quản lý lãi suất và công tác quản
trị tài sản nợ và tài sản có của ngân hang nhằm đưa ra những điểm mạnh cũng như
hạn chế của Ngân hàng. Qua đó nêu ra giải pháp phù hợp với Chi nhánh Vietinbank
Đồng Nai.
- Thành tựu trong công tác quản trị rủi ro lãi suất
- Những hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất Vietinbank Đồng Nai
- Hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro lãi suất
- Mô hình tổ chức hoạt động quản trị rủi ro lãi suất
- Nhóm giải pháp thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất Duy trì
sự cân xứng về kỳ hạn giữa Tài sản có và Tài sản nợ
- …

7. Lời cảm ơn và tài liệu tham khảo:


Bài báo đưa ra lời cảm ơn cuối cùng:
Trích dẫn:
“Trong thời gian 4 tháng thực hiện đề tài nghiên cứu của mình, em nhận được rất
nhiều sự quan tâm, động viên từ gia đình, bạn bè và người thân, được sự hướng dẫn
tận tình của giáo viên hướng dẫn cũng như các anh (chị) đang công tác tại Vietinbank
Đồng Nai để hoàn thành được luận văn nghiên cứu khoa học như hiện tại. Em xin
chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Thị Thùy Linh, người đã theo sát, tận tình chỉ bảo
và hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Cám ơn cô đã giúp em định hướng, giải quyết
những thắc mắc và gợi mở những vướng mắc cho em hoàn thành được đề tài nghiên
cứu này.”
Câu 2:
Anh/chị hãy tìm kiếm 1 bài báo khoa hoc về chủ đề nghiên cứu mà anh/chị đang
quan tâm trong chuyên ngành học của mình (cùng chủ đề câu 3). Nghiên cứu bài
váo và xác định:
- Tên đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu
- Giả thuyết nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu chính
- Đóng góp của đề tài
- Hạn chế của đề tài

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮM
TRỰC TUYẾN CỦA KHÁCH HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
Dương Thị Hải Phương
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

(Bài báo nộp kèm bài thi)

- Tên đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực
tuyến của khách hàng trên địa bàn thành phố Huế.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu 2 mục tiêu chính:
• Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến
của khách hàng trên địa bàn thành phố Huế.
• Đề xuất một số giải pháp tăng cường ý định mua sắm trực
tuyến của khách hàng trên địa bàn thành phố Huế.
- Đối tượng nghiên cứu: 150 khách hàng ở thành phố Huế đã có kinh
nghiệm mua sắm trực tuyến qua Internet.
- Phạm vi nghiên cứu: địa bàn thành phố Huế
- Câu hỏi nghiên cứu: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực
tuyến của khách hàng trên địa bàn thành phố Huế và có những giải pháp
nào để tăng cường ý định mua sắm trực tuyến của họ.
- Giả thuyết nghiên cứu:
• Giả thuyết H1a: Những thuộc tính về công ty và sản phẩm có
ảnh hưởng trái chiều và trực tiếp đến Rủi ro cảm nhận.
• Giả thuyết H1b: Những thuộc tính về công ty và sản phẩm có
ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến Ý định mua hàng trực
tuyến của khách hàng.
• Giả thuyết H2a: Rủi ro cảm nhận có ảnh hưởng trái chiều và trực
tiếp đến Lợi ích cảm nhận.
• Giả thuyết H2b: Rủi ro cảm nhận có ảnh hưởng trái chiều và trực
tiếp đến Ý định mua hàng trực tuyến của khách hàng.
• Giả thuyết H3a: Tính dễ sử dụng cảm nhận có ảnh hưởng cùng
chiều và trực tiếp đến Lợi ích cảm nhận.
• Giả thuyết H3b: Tính dễ sử dụng cảm nhận có ảnh hưởng cùng
chiều và trực tiếp đến Ý định mua hàng trực tuyến của khách
hàng.
• Giả thiết H4: Lợi ích cảm nhận có ảnh hưởng cùng chiều và trực
tiếp đến Ý định mua hàng trực tuyến.
• Giả thiết H5a: Kinh nghiệm của khách hàng có ảnh hưởng cùng
chiều và trực tiếp đến Tính dễ sử dụng cảm nhận.
• Giả thiết H5b: Kinh nghiệm của khách hàng có ảnh hưởng cùng
chiều và trực tiếp đến Lợi ích cảm nhận.
• Giả thiết H5c: Kinh nghiệm của khách hàng có ảnh hưởng cùng
chiều và trực tiếp đến Ý định mua sắm trực tuyến.

- Phương pháp nghiên cứu chính:


Theo bài báo đưa ra phương pháp nghiên cứu theo mô hình TAM
(Technology Accept Model), lấy mô hình làm cơ sở lý thuyết để xây
dựng và phát triển mô hình nghiên cứu kiểm định và điều tra các nhân
tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng trên địa
bàn thành phố Huế.
- Đóng góp của đề tài:
Đề tài đóng góp được một số giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp kinh
doanh trực tuyến trong việc kích thích khách hàng mua trực tuyến
cũng như để giữ chân được khách hàng.
- Hạn chế của đề tài:
Đề tài chỉ mới xem xét tới một vài yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua
sắm trực tuyến của khách hàng trên địa bàn thành phố Huế nhưng có
thể còn những yếu tố khác tác động mà đề tài chưa khảo sát.
Trên cơ sở kết quả tìm thấy đề tài có thể tiến hành khảo sát với các
nhóm khách hàng đa dạng hơn, số lượng mẫu lớn hơn, phạm vi
nghiên cứu rộng hơn thì độ tin cậy sẽ cao hơn.
Câu 3:
Anh/chị hãy xây dựng đề xuất nghiên cứu 1 vấn đề nghiên cứu trong
chuyên ngành học của anh/chị mà anh/chị quan tâm.

NGHIÊN CỨU CÁC RỦI RO ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮM
TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH
VIỄN THÔNG ( CƠ SỞ MIỀN BẮC )

Nguyễn Minh Đức


Học viện công nghệ bưu chính viễn thông

1. Tóm tắt. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên Học viện Công nghệ bưu chính viễn
thông có mua sắm trực tuyến. Qua phân tích dữ liệu từ báo chí và các nghiên cứu
trước đó cũng như dữ liệu từ phiếu trả lời khảo sát, đề tài cho thấy khi mua hàng
trực tuyến, sinh viên gặp rủi ro liên quan đến 2 yếu tố chính là chất lượng sản
phẩm và chính sách đổi trả. Mặc dù có rủi ro, đối tượng khách hàng này vẫn tiếp
tục mua hàng trực tuyến vì cho rằng tỷ lệ rủi ro thấp, được hưởng giá rẻ, tiết
kiệm được thời gian. Tuy không từ bỏ mua hàng trực tuyến, họ vẫn có những
biện pháp đề phòng như chỉ chọn mua ở cửa hàng uy tín, có đầy đủ thông tin để
so sánh, có dịp nhìn tận mắt sản phẩm và khi có nhận xét của bạn bè. Kết quả
nghiên cứu sẽ là gợi ý cho nhà bán hàng trực tuyến về chính sách giúp cho dịch
vụ được tốt hơn để mở rộng thị phần và có thêm khách hàng trung thành. Nghiên
cứu cũng chia sẻ kinh nghiệm giúp sinh viên có thể giảm thiểu rủi ro khi mua
hàng trực tuyến.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu hướng tới xác định những rủi ro ảnh hưởng tới ý định mua sắm trực
tuyến của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, qua đó giúp
doanh nghiệp có những điều chỉnh cần thiết để giữ thị phần là các khách hàng
sinh viên nói chung.
Do đó, nghiên cứu đi vào 2 mục tiêu chính:
1. Những rủi ro ảnh hưởng đến ý định mua sắm của sinh viên học viện
công nghệ bưu chính viễn thông.
2. Những yếu tố khiến sinh viên chấp nhận rủi ro và tiếp tục mua hàng.

3. Đối tượng nghiên cứu


Nghiên cứu tập trung khảo sát, lấy ý kiến đối tượng là sinh viên đang tham gia
học tập tại Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông có mua sắm trực tuyến.

4. Phạm vi nghiên cứu.


Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi Học viện Công nghệ Bưu chính viễn
thông.

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài


Nghiên cứu cho thấy những rủi ro của sinh viên khi quyết định mua sắm trực
tuyến và những lý do để họ chấp nhận những rủi ro đó và tiếp tục mua hàng trực
tuyến. Đề tài cũng chỉ ra mong muốn của sinh viên Học viện Công nghệ bưu
chính viễn thông khi thực hiện mua hàng trực tuyến qua Internet.

6. Các công trình nghiên cứu liên quan


Đã có một số nghiên cứu về việc mua hàng trực tuyến ở Việt Nam và một số
nước phát triển.

Liên quan đến các rủi ro khi mua hàng trực tuyến, có thể kể đến nghiên cứu của
tác giả Kumar & cộng sự (2012) đã lập ra danh sách các rủi ro mà sinh viên có
thể gặp phải. Đó là rủi ro về tài chính, rủi ro liên quan đến thông tin cá nhân,
thông tin kỹ thuật sản phẩm, về kênh phân phối, về nhà phân phối, việc không
nhìn thấy sản phẩm cụ thể và những ảnh hưởng tâm lý khi mua hàng. Forsythe
& Shi (2003) cũng nghiên cứu những mức độ đánh giá khác nhau của khách
hàng về sự rủi ro, đồng thời coi rủi ro tài chính là nguyên nhân chủ yếu gây ảnh
hưởng tiêu cực tới thái độ người tiêu dùng.
Chính sách đổi trả cũng là một rủi ro. Anamika Datta & cộng sự (2018) cho thấy
không nhiều hãng bán hàng trực tuyến có chính sách đổi trả làm vừa lòng khách
hàng, vậy nên khách hàng khá dè dặt khi đặt hàng trực tuyến. Goodman (2019)
đã xác định 8 điểm bất lợi khi mua hàng trực tuyến; đó là sự chậm trễ, sản phẩm
có vấn đề, giá cả không phù hợp, giao hàng không thuận lợi, vô cảm, gian lận,
tâm lý người mua và không được xem trước sản phẩm.
Bên cạnh những nghiên cứu về rủi ro, cũng đã có nhiều nghiên cứu về lợi ích
khiến khách hàng lựa chọn mua hàng trực tuyến. Anamika Datta và cộng sự
(2018) đã xác định có 8 yếu tố tác động tích cực đến khách hàng trẻ. Đó là sự an
toàn, dịch vụ hậu mại, tiết kiệm thời gian, chính sách đổi trả, thiết kế trang mạng,
chất lượng sản phẩm, có dịp dùng thử và uy tín của cửa hàng.
Theo Kothari & cộng sự (2016), ở Ấn Độ, mặc dầu có những rủi ro liên quan
đến gian lận hoặc thiếu an toàn, chi phí vận chuyển, thời gian chờ đợi, tranh chấp
về hoàn tiền hoặc đổi trả, việc mua hàng trực tuyến vẫn có nhiều ưu điểm tác
động tích cực đến thái độ của người tiêu dùng. Đó là khả năng tiết kiệm thời gian
mua sắm, giá rẻ, không bị làm phiền và đặt mua dễ dàng. Nghiên cứu này cũng
cho thấy việc bán hàng trực tuyến ở Ấn Độ có tương lai tốt và thành công này
phụ thuộc vào sự phổ biến rộng rãi, danh tiếng của kênh bán hàng và chính sách
khuyến mại.
Quảng cáo là hoạt động có ảnh hưởng lớn đến cách đánh giá về mua hàng trực
tuyến, nhất là đối với giới trẻ. Hiram Ting & cộng sự (2015) đã nghiên cứu quan
điểm của giới trẻ về tác động của quảng cáo đối với mua hàng trực tuyến. Theo
nghiên cứu này, quảng cáo gây ảnh hưởng qua việc cung cấp thông tin về sản
phẩm, tạo nên không khí vui nhộn và thư giãn, tạo sự tin tưởng về sản phẩm và
lợi ích về kinh tế. Việc miễn phí vận chuyển hàng cũng là yếu tố được đánh giá
cao. Nhĩ Anh (2019) cho biết nghiên cứu của PwC được UPS công bố đã khẳng
định người mua hàng trực tuyến quan tâm nhiều đến những ưu đãi về cước phí
vận chuyển; thêm vào đó, chính sách đổi trả tốt có thể làm gia tăng sự trung
thành với kênh bán hàng trực tuyến.
Văn hóa, tập quán cũng là một yếu tố rất quan trọng giúp xác định và hiểu được
hành vi khách hàng. Lina Zhou & cộng sự (2017) nhận định yếu tố văn hóa có
ảnh hưởng lớn tới cách nhìn nhận về xã hội, sở thích, và thái độ của khác hàng.
Hofstede (1991) cũng cho thấy những yếu tố văn hóa như chủ nghĩa cá nhân
hoặc tập thể, khác biệt về vị thế xã hội, khác biệt về giới tính, hoặc thói quen ăn
chắc mặc bền; trong đó chủ nghĩa các nhân hay tập thể, khác biệt về giới tính là
những yếu tố có ảnh hưởng rõ rệt nhất đối với hành vi của người tiêu dùng. Ở
Việt Nam, tâm lý đám đông, sự bắt chước lẫn nhau sẽ là một biến số đáng để lưu
tâm khi phân tích phản ứng của người tiêu dùng trước những vấn đề liên quan
đến mua hàng trực tuyến.
1. Kumar, Vinay and Mishra, Sumit. (2012). A Study of the Attitude Towards
Online Shopping: A Conceptual Model Regarding Intention Formation, the
Role of Perceived Risks. Available at SSRN:
https://ssrn.com/abstract=2287643 or
http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.2287643
2. Forsythe, S. & Shi, B. (2003). Consumer patronage and risk perceptions in
internet shopping. Journal of Business Research, 56, 867-875
3. Anamika Datta, Mithun Kumar Acharjee. (2018), Consumers Attitude
towards Online Shopping: Factors Influencing Young Consumers to Shop
Online in Dhaka, Bangladesh. International Journal of Management
Studies, V, 3(4), 2249-0302.
4. Goodman P. (2020). Advantages and Disadvantages of Shopping Online.
https://toughnickel.com/industries/advantages-and-disadvantages-of-
shopping-onlineHiram Ting, Ernest Cyril de Run. (2015). Attitude Towards
Advertising: A Young Generation Cohort’s Perspective. Asian Journal of
Business Research, 5(1), 83-96. DOI 10.14707/ajbr.150012
5. Hofstede G. (1991). Cultures and Organizations: Software of the
Mind. London: McGraw-Hill
6. Kothari P., Pritam, Maindargi S., Shivganga. (2016). A Study on Customers
Attitude towards Online Shopping in India and its Impact: With Special
Reference to Solapur City. International Journal of Advance research, 2(6),
1-10.
7. Lina Zhou, Liwei Dai, Dongsong Zhang. (2007). Online Shopping
Acceptable Model – A critical Survey of Consume Factors in Online
Shopping. Journal of Electronic Commerce Research, 8(1), 41-62.
8. Vietnamnet (2019), Liên tục bị tố giao hàng không đúng như quảng cáo,
Lazada bị kiểm tra, < https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/lien-
tuc-bi-to-giao-hang-khong-dung-nhu-quang-cao-lazada-bi-kiem-tra-
452061.html>
9. Quang Minh (2020), Tránh rủi ro khi mua bán hàng qua mạng.
https://www.nhandan.com.vn/bandoc/ban-doc-viet/item/44048602-tranh-
rui-ro-khi-mua-ban-hang-qua-mang.html
7. Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài sẽ có 2 câu hỏi nghiên cứu chính:

1. Sinh viên Học viện công nghệ bưu chính viễn thông thấy có những rủi ro
nào khi mua hàng trực tuyến qua Internet?
2. Những yếu tố nào khiến sinh viên tiếp tục mua hàng mặc dù thấy rủi ro ?

8. Giả thuyết nghiên cứu

Những nghiên cứu là những quan sát thực tế tại môi trường sinh viên Việt
Nam qua đó cho thấy các yếu tố sau đây có thể ảnh hưởng nhiều tới sự gắn
kết của sinh viên với mua hàng trực tuyến. Liên quan đến rủi ro, có 2 biến số
chính, đó là chính sách đổi trả và chất lượng sản phẩm. Mức độ tác động của
3 yếu tố này lên sự gắn kết với mua hàng trực tuyến sẽ bị ảnh hưởng bởi
quan điểm của sinh viên. Họ có thể coi yếu tố này là quan trọng và yếu tố
kia là không đáng lưu tâm…
Hai giả thuyết chính cần chứng minh trong bài viết này, đó là:
H1. Sinh viên Việt Nam gặp nhiều rủi ro khi mua hàng trên mạng.
H2. Sinh viên vẫn gắn bó với mua hàng trực tuyến mặc dù có gặp các rủi ro.
Giả thuyết H2 sẽ được kiểm chứng qua những giả thuyết cụ thể hơn như:
- Sinh viên chấp nhận rủi ro vì sản phẩm có giá rẻ.
- Sinh viên tiếp tục mua hàng trực tuyến vì cần tiết kiệm thời gian.
- Sinh viên tiếp tục mua hàng trực tuyến vì hy vọng lần sau sẽ may mắn
hơn.
- Sinh viên tiếp tục mua hàng trực tuyến vì bắt chước người khác.
- Sinh viên mua hàng trực tuyến là do thói quen khó bỏ.
- Sinh viên mua hàng trực tuyến vì không có kênh nào khác phù hợp
hơn.
- Sinh viên tiếp tục mua hàng trực tuyến vì tỷ lệ rủi ro thấp.
9. Dự kiến phương pháp nghiên cứu
Dự kiến nghiên cứu sẽ được thực hiện bằng cách đánh giá các biến số. Thu
thập các bảng hỏi thu nhận qua thư điện tử, đến từ các sinh viên độ tuổi 19
đến 22 của các Khoa hiện có trong Học viện Công nghệ bưu chính viễn
thông, trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2021. Các bảng hỏi được
thiết lập sau khi tìm hiểu các nghiên cứu đã có và qua phỏng vấn một nhóm
sinh viên. Bảng hỏi cũng sẽ được chỉnh sửa sau khi gửi thử cho một số
lượng người nhất định.

10. Kế hoạch thực hiện đề tài


Kế hoạch thực hiện đề tài sẽ đi theo các phần sau:
1. Tìm kiếm tài liệu liên quan.
2. Đọc và chọn lọc tài liệu.
3. Viết đề cương nghiên cứu/ tổng quan tài liệu
4. Lập bảng câu hỏi để có được những ý kiến thực tế.
5. Khảo sát tính thực tế của bảng câu hỏi và chỉnh sửa trước khi thực
hiện trên diện rộng hơn.
6. Thu thập và phân tích các bảng câu hỏi.
7. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu.

You might also like