You are on page 1of 11

Mẫu 2018-NCKHSV-02-Quy định trình bày

QUY ĐỊNH TRÌNH BÀY CÔNG TRÌNH NCKHSV


THAM DỰ GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"
I. Báo cáo công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên
1. Báo cáo công trình dự thi: là cơ sở để hội đồng đánh giá kết quả nghiên cứu
khoa học của sinh viên. Báo cáo phải phản ánh đầy đủ nội dung, kết quả thực
hiện đề tài nghiên cứu và được đóng thành quyển.
2. Hình thức của báo cáo đề tài
2.1. Khổ giấy A4 (210 x 297 mm); đóng bìa Mica.
2.2. Số trang tối đa 80 trang (không tính mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục);
phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13; paragraph 1,3 - 1,5 line; lề trái 3 cm;
lề trên, lề dưới, lề phải 2 cm.
2.3. Số thứ tự của trang ở chính giữa trang, phía trên.
2.4. Tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có): tối đa là 40 trang; Tên các tác giả
nước ngoài nêu trong báo cáo tổng kết phải viết theo đúng ngôn ngữ trong tài
liệu nguyên bản trích dẫn.
2.5. Không gạch dưới các từ, câu trong báo cáo tổng kết; không viết lời cám ơn
và không được ký tên.
2.6. Ngôn ngữ sử dụng trong báo cáo tổng kết: Tiếng Việt và tiếng Anh. Nếu sử
dụng ngôn ngữ khác thì yêu cầu phải có bản dịch ra Tiếng Việt.
3. Cấu trúc báo cáo tổng kết
Báo cáo đề tài được trình bày theo trình tự sau:
3.1. Bìa báo cáo;
a) Trang bìa chính (mẫu 1).
b) Trang bìa phụ (mẫu 2): không đóng gộp vào Báo cáo tổng kết đề tài.
3.2. Mục lục.
3.3. Danh mục bảng biểu.
3.4. Danh mục những từ viết tắt (xếp theo thứ tự bảng chữ cái).
3.5. Mở đầu: Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài; lý do lựa
chọn đề tài; mục tiêu đề tài; cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu; đối tượng
và phạm vi nghiên cứu.
3.6. Kết quả nghiên cứu và phân tích (bàn luận) kết quả: Trình bày thành các
chương 1, 2, 3,...; nêu các kết quả nghiên cứu đạt được và đánh giá về các kết
quả này.
3.7. Kết luận và kiến nghị:
a) Phần kết luận: Kết luận về các nội dung nghiên cứu đã thực hiện. Đánh giá
những đóng góp mới của đề tài và khả năng ứng dụng của kết quả nghiên cứu.

1
b) Phần kiến nghị: Các đề xuất được rút ra từ kết quả nghiên cứu. Đề xuất về
các nghiên cứu tiếp theo; các biện pháp cần thiết để có thể ứng dụng kết quả nghiên
cứu vào thực tiễn đời sống và sản xuất; các kiến nghị về cơ chế, chính sách.
3.8. Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo là danh mục sách, báo, tài liệu các
loại được sử dụng để tham khảo trong quá trình nghiên cứu. Cần sắp xếp các
nguồn tài liệu và các sách xuất bản đã tham khảo để tiến hành đề tài, thông
thường được trình bày theo thứ tự: họ và tên tác giả, nhan đề, các yếu tố về xuất
bản. Các văn bản được xếp theo trình tự: văn bản pháp qui; sách, báo, tạp chí;
bài viết của các tác giả...; trong mỗi loại được xếp theo thứ tự bảng chữ cái.
3.9. Phụ lục (nếu có) bao gồm các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, bảng liệt kê các tư
liệu... để minh họa cho báo cáo tổng kết đề tài.

II. Các biểu mẫu Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài tham dự giải thưởng
“Sinh viên nghiên cứu khoa học”
Mẫu 1 Trang bìa chính của báo cáo đề tài
Mẫu 2 Trang bìa phụ của báo cáo đề tài
Mẫu 3 Thông tin kết quả nghiên cứu của đề tài
Mẫu 4 Thông tin về sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài

2
Mẫu 1. Trang bìa chính của báo cáo tổng kết đề tài

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT


GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"
NĂM 2023 - 2024

<TÊN ĐỀ TÀI>
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ
THUẾ TRONG ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG THUẾ ĐIỆN TỬ
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA PHÍA BẮC
VIỆT NAM

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Kinh tế

3
4
Mẫu 2. Trang bìa phụ của báo cáo tổng kết đề tài
Ghi chú: Trang này để rời, không đóng gộp vào báo cáo tổng kết đề tài.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT


GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC"
NĂM 20...

<TÊN ĐỀ TÀI>

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ:

Sinh viên thực hiện: <họ và tên sinh viên> Nam, Nữ:
Dân tộc:
Lớp, khoa: Năm thứ: /Số năm đào tạo:
Ngành học:

(Ghi rõ họ và tên sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài)

Người hướng dẫn chính: <Chức danh khoa học, học vị, họ tên>

5
Mẫu 3. Thông tin kết quả nghiên cứu của đề tài
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ Thuế trong điều kiện sử dụng
Thuế điện tử tại doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Bắc Việt Nam”
- Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thanh Hà
- Lớp: Kiểm toán tích hợp chứng chỉ quốc tế ICAEW 63 Khoa: Kế toán –
Kiểm toán Năm thứ: 03 Số năm đào tạo: 04
- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương Giang
- Lớp: Kiểm toán tích hợp chứng chỉ quốc tế ICAEW 63 Khoa: Kế toán –
Kiểm toán Năm thứ: 03 Số năm đào tạo: 04
- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Khánh Linh
- Lớp: Kiểm toán tích hợp chứng chỉ quốc tế ICAEW 63 Khoa: Kế toán –
Kiểm toán Năm thứ: 03 Số năm đào tạo: 04
- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Kim Yến
- Lớp: Kiểm toán tích hợp chứng chỉ quốc tế ICAEW 63 Khoa: Kế toán –
Kiểm toán Năm thứ: 03 Số năm đào tạo: 04
- Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Đinh Thế Hùng
2. Mục tiêu đề tài:
+ Tổng hợp, hệ thống hóa, phát triển và bổ sung cơ sở lý luận về tuân thủ thuế trong
điều kiện áp dụng thuế điện tử như khái niệm, nội dung, tiêu thức đánh giá.
+ Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế trong điều kiện áp dụng
thuế điện tử tại các DNNVV phía Bắc Việt Nam.
+ Xác định mức độ tác động của những nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế
trong điều kiện áp dụng thuế điện tử tại các DNNVV phía Bắc Việt Nam.
+ Đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của DNNVV
phía Bắc Việt Nam trong thời gian tới.
3. Tính mới và sáng tạo:
Nghiên cứu đã được phát triển dựa theo những kết luận của các bài nghiên cứu
trước đó, trong đó, các tác giả đã cân nhắc thêm sự ảnh hưởng của chi phí thực hiện
thuế đối với mức độ áp dụng thuế điện tử của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực
phía Bắc Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu cũng cân nhắc sự ảnh hưởng của mức độ
áp dụng thuế điện tử đối với mức độ tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. Như vậy,
nghiên cứu đã xây dựng mô hình bao gồm một biến phụ thuộc – “Mức độ tuân thủ
thuế”, một biến trung gian – “Mức độ áp dụng thuế điện tử” và năm biến độc lập bao

6
gồm 2 biến về nhận thức, biến về chi phí thực hiện thuế, trình độ tin học và các chính
sách thuế.
4. Kết quả nghiên cứu:
Nghiên cứu xác định có sự ảnh hưởng của các nhân tố sau đây đến mức độ tuân
thủ thuế của doanh nghiệp: (1) Trình độ tin học, (2) Nhận thức về mức độ dễ sử dụng
của thuế điện tử, (3) Nhận thức về sự hữu ích của thuế điện tử, (4) Chi phí thực hiện
thuế, (5) Các chính sách thuế và công tác thanh tra – kiểm tra thuế của cơ quan nhà
nước.
Nghiên cứu trên đã dựa trên phương pháp định lượng để chứng minh mối quan
hệ tác động thuận chiều giữa mức độ áp dụng thuế điện tử và mức độ tuân thủ thuế của
các DN Việt Nam. Điều này có thể thấy rõ khi mà mức độ áp dụng thuế điện tử tăng 1
đơn vị thì mức độ tuân thủ thuế sẽ tăng 0.776 đơn vị. Hay nói cách khác, 60% sự thay
đổi của mức độ tuân thủ thuế là đến từ việc áp dụng thuế điện tử, 40% còn lại là từ các
vấn đề khác. Điều này khẳng định mức độ tuân thủ thuế của các DNNVV trên địa bàn
khu vực miền Bắc Việt Nam có thể được cải thiện và nâng cao theo mức độ áp dụng
thuế điện tử của từng đơn vị.
Bên cạnh đó, phân tích sâu về mối quan hệ giữa các tác động từ bản thân người
sử dụng và hệ thống thuế, nghiên cứu cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa nhận
thức dễ sử dụng, nhận thức sự hữu ích hay trình độ CNTT với mức độ áp dụng thuế
điện tử. Đặc biệt, cứ mỗi đơn vị thay đổi của nhận thức dễ sử dụng thì 0.4 đơn vị mức
độ áp dụng thuế điện tử sẽ tăng lên. Mức độ tác động này được ghi nhận là cao hơn so
với việc tăng nhận thức sự hữu ích hay trình độ CNTT của mỗi DN, khi mà các biến
trên chỉ làm thay đổi từ 0.112 đến 0.113 đơn vị mức độ áp dụng thuế điện tử. Tuy
nhiên, chính sách thuế và công tác thanh tra kiểm tra thuế mới là biến cho thấy mức độ
thay đổi trên một đơn vị với mức độ áp dụng thuế điện tử cao nhất với 0.482 đơn vị.
Điều này khẳng định sự ảnh hưởng của các chính sách thuế và công tác thanh tra kiểm
tra thuế đối với mức độ áp dụng thuế điện tử của các DN. Khi chính sách và công tác
thanh tra kiểm tra được tăng cường, mức độ áp dụng sẽ theo đó tăng lên, đồng nghĩa
với khả năng nâng cao sự tuân thủ thuế.
Với mô hình như trên thì trên 60% tác động đối với việc áp dụng thuế điện tử của
DNNVV ở khu vực miền Bắc Việt Nam sẽ được giải thích bởi các vấn đề như nhận
thức sự hữu ích và dễ sử dụng của NNT, trình độ CNTT của NNT và các chính sách
thuế, công tác thanh tra kiểm tra thuế, còn lại là do các yếu tố khác. Trong đó, công
tác thanh tra kiểm tra thuế, chính sách thuế và nhận thức về sự dễ sử dụng của các DN
là hai vấn đề nổi bật cần quan tâm khi có sự ảnh hưởng tương đối cao đối với mức độ
áp dụng thuế điện tử của DN. Điều này cho thấy nếu chính sách thuế và công tác thanh
tra kiểm tra thuế được cập nhật và minh bạch, NNT cảm thấy việc sử dụng hệ thống
thuế điện tử là dễ dàng thì mức độ áp dụng thuế điện tử sẽ tăng cao, khi đó, mức độ
tuân thủ thuế của NNT, trong trường hợp này là các DNNVV khu vực miền Bắc Việt
Nam, cũng tăng.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc
phòng và khả năng áp dụng của đề tài:
Đề tài nghiên cứu đề xuất các biện pháp liên quan đến quản lý thuế nhằm nâng
cao tính tuân thủ thuế của các DNNVV. Trong đó, có 2 giải pháp với CQT, 1 giải
pháp phối hợp chung để nâng cao nhận thức các cá nhân sử dụng, 1 giải pháp dành
cho các DN. Các giải pháp chủ yếu hướng đến mục tiêu tăng hiệu suất hiệu quả làm
việc và quản lý trong DN vừa đảm bảo sự tuân thủ thuế chung. Dựa vào kết quả phân

7
tích mô hình hồi quy với sự ảnh hưởng lớn nhất đến từ biến chính sách thanh tra -
kiểm tra thuế, nhóm tác giả đã kiến nghị CQT tiếp tục rà soát đảm bảo các quy định
được minh bạch, dễ hiểu; cân nhắc đưa ra các biện pháp giảm thiểu việc lách luật, trốn
thuế với các buổi kiểm tra định kỳ.
Đồng thời, nghiên cứu này cũng chỉ ra những điểm hạn chế và đề nghị cho các
hướng nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực quản lý thuế hay tính tuân thủ thuế trong
điều kiện áp dụng thuế điện tử, chủ yếu liên quan đến việc mở rộng phạm vi nghiên
cứu, tăng số lượng biến nghiên cứu liên quan đến cá nhân NNT,...
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ
tên tác giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ
sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
- Đăng báo trên Hội thảo khoa học quốc tế 2023 về Kế toán, Kinh tế, Tài chính và
Quản trị: Quan điểm phát triển bền vững (đã được trình bày tại hội thảo).
+ Tên tác giả: Lê Thị Thanh Hà, Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Khánh Linh,
Nguyễn Kim Yến, Đinh Thế Hùng
+ Nhan đề: “Factors influence electronic tax compliance of Northern Viet Nam small
and medium enterprises: Overview and build research model” (Các nhân tố ảnh hưởng
đến tính tuân thủ thuế trong điều kiện sử dụng thuế điện tử tại doanh nghiệp nhỏ và
vừa phía Bắc Việt Nam: Tổng quan và xây dựng mô hình nghiên cứu.)
- Đăng báo trên Hội thảo khoa học quốc gia về Kế toán – Kiểm toán năm 2023
(VCAA 2023)
+ Tên tác giả: Lê Thị Thanh Hà, Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Khánh Linh,
Nguyễn Kim Yến, Đinh Thế Hùng
+ Nhan đề: “Đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ Thuế của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Bắc Việt Nam trong điều kiện triển khai áp dụng Thuế
điện tử.”
- Đăng báo trên Hội thảo khoa học quốc tế về Kế toán, Kiểm toán và Tài chính lần thứ
6 năm 2023 (ICFAA 2023)
+ Tên tác giả: Lê Thị Thanh Hà, Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Khánh Linh,
Nguyễn Kim Yến, Đinh Thế Hùng
+ Nhan đề: “Factors influencing electronic tax compliance of small and medium–sized
enterprises in Northern of Viet Nam.” (Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ Thuế
trong điều kiện sử dụng Thuế điện tử tại doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Bắc Việt
Nam.)

Ngày tháng năm 20


Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

8
Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Ngày tháng năm


20
Xác nhận của Khoa, Viện Người hướng dẫn
(ký tên và đóng dấu) (ký, họ và tên)

9
Mẫu 4. Thông tin về sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN


CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:


Họ và tên: Ảnh 4x6
Sinh ngày: tháng năm
Nơi sinh:
Lớp: Khóa:
Khoa:
Địa chỉ liên hệ:
Điện thoại: Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến
năm đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Khoa:
Kết quả xếp loại học tập:
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Khoa:
Kết quả xếp loại học tập:
Sơ lược thành tích:
...
Ngày tháng năm 20
Xác nhận của cơ sở giáo dục đại học Sinh viên chịu trách nhiệm chính
(ký tên và đóng dấu) thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

10
11

You might also like