You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Dành cho sinh viên đại học chính qui, Chuyên ngành Luật kinh tế
Năm học 2021 - 2022

1- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


Thực tập tốt nghiệp là một bộ phận hợp thành bắt buộc trong cấu trúc chương trình đào tạo
toàn khoá của sinh viên hệ đại học chính qui chuyên ngành Luật kinh tế (thuộc ngành Luật kinh tế).
1.1. Mục đích
Giúp sinh viên tiếp cận với thực tiễn hệ thống pháp luật về kinh tế, tiến hành các hoạt động
nghiên cứu nhằm kết hợp lý thuyết đã học trong Nhà trường với hoạt động thực tiễn liên quan đến
chuyên ngành học. Cụ thể:
- Nghiên cứu, học tập kiến thức thực tế theo đề cương thực tập qui định, qua đó củng cố phần
kiến thức lý thuyết và viết báo cáo thực tập tổng hợp.
- Kết hợp các định hướng đề tài viết khóa luận tốt nghiệp đã được Khoa gợi ý với thực tiễn hệ
thống pháp luật kinh tế và quản lý nhà nước về kinh tế, phát hiện những vấn đề cần phải giải quyết và
lựa chọn một đề tài nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp.
1.2. Yêu cầu
Về các sản phẩm phải nộp
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, sinh viên phải hoàn thành 02 sản phẩm sau đây theo qui
định của Nhà trường:
- Báo cáo thực tập tổng hợp;
- Khóa luận tốt nghiệp.
Đây là một trong những căn cứ quan trọng để xét tốt nghiệp cuối khoá. Sinh viên phải nộp
Báo cáo thực tập tổng hợp và Khóa luận tốt nghiệp theo quy định chung về qui cách, nội dung, thời
hạn của Nhà trường và Khoa.
Về Báo cáo thực tập tổng hợp: Đây là sản phẩm thực tập của giai đoạn 1. Báo cáo thực tập
tổng hợp được tính tương đương bằng 1 học phần 03 tín chỉ, nếu không đạt (dưới 4,0 điểm theo thang
điểm 10) sinh viên phải làm lại đến khi đạt mới được giao đề tài khóa luận tốt nghiệp. Báo cáo thực
tập tổng hợp phải có xác nhận của đơn vị thực tập *(khóa luận không cần có xác nhận của đơn vị
thực tập) về quá trình thực tập, về số liệu, tình hình khảo sát, có chữ ký của cán bộ có thẩm quyền và
đóng dấu.
Về Khóa luận tốt nghiệp: Đây là sản phẩm thực tập của giai đoạn 2. Kết thúc thời gian thực
tập làm khóa luận sinh viên phải nộp 02 bản khóa luận, kèm theo đề cương và bản thảo nội dung
khóa luận đúng thời gian qui định (có bút tích sửa chữa và phê duyệt của giáo viên hướng dẫn) cho

* Năm học 2021-2022, căn cứ vào diễn biến cụ thể của dịch bệnh COVID-19, Nhà trường có thể sẽ cho phép sinh viên
không nhất thiết phải đến trực tiếp đơn vị thực tập để nghiên cứu, đồng thời không phải lấy dấu xác nhận của đơn vị thực
tập.

-1-
giáo viên hướng dẫn (các sản phẩm này được cho chung vào một túi tài liệu và ghi rõ họ và tên sinh
viên, mã sinh viên, giảng viên hướng dẫn) để tập hợp về bộ môn hướng dẫn. Khóa luận tốt nghiệp
chấm cho điểm theo qui định của nhà trường, không tổ chức bảo vệ. Khóa luận tốt nghiệp chỉ được
xem là đã đạt yêu cầu khi đạt điểm D (≥ 4,0 điểm theo thang điểm 10) và điểm khóa luận tốt nghiệp
được tính bằng 1 học phần 07 tín chỉ của điểm làm tốt nghiệp cuối khóa.
Qui định về thời gian thực tập. Thời gian thực tập tốt nghiệp bao gồm 02 giai đoạn: Giai
đoạn 1: Thực tập tổng hợp (04 tuần); và Giai đoạn 2: Thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp (08 tuần).
Cụ thể:
- Đợt Học kỳ 1 năm học 2021 – 2022:
+ Thực tập tổng hợp: Từ 20/9/2021 đến 15/10/2021 (Sinh viên nộp Báo cáo thực tập tổng
hợp về Khoa vào ngày 15/10/2021);
+ Thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp: Từ 01/11/2021 đến 24/12/2021 (Sinh viên nộp Khóa
luận tốt nghiệp cho Bộ môn vào ngày 24/12/2021).
- Đợt Học kỳ 2 năm học 2021 – 2022:
+ Thực tập tổng hợp: Từ 27/12/2021 đến 21/01/2022 (Sinh viên nộp Báo cáo thực tập tổng
hợp về Khoa vào ngày 21/01/2022);
+ Thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp: Từ 21/02/2022 đến 15/4/2022 (Sinh viên nộp Khóa
luận tốt nghiệp cho Bộ môn vào ngày 15/4/2022).
Yêu cầu về qui cách của Báo cáo tổng hợp, Khóa luận tốt nghiệp
- Đối với báo cáo tổng hợp: từ 12 – 15 trang.
- Đối với khóa luận tốt nghiệp: từ 35 – 45 trang.
- Số trang của sản phẩm trên được đánh máy vi tính không bao gồm phụ lục (nếu có), khổ
giấy A4, để lề trái 3,5 cm, lề phải 1,5 cm, lề trên và dưới 2,5 cm. Font Times New Roman, size 13,
cách dòng 1,3.
Ngoài ra, kết cấu, qui cách trình bày Báo cáo thực tập tổng hợp và Khóa luận tốt nghiệp phải
được thực hiện theo qui định (qui định ở phần dưới).
Về địa điểm thực tập
- Sinh viên có thể lựa chọn đơn vị thực tập tốt nghiệp tại một trong những tổ chức/doanh
nghiệp sau đây:
+ Các bộ phận pháp chế trong hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế (Bao gồm các cơ
quan lập pháp, hành pháp và tư pháp từ Trung ương đến địa phương).
+ Các tổ chức trọng tài kinh tế/thương mại.
+ Các loại hình doanh nghiệp (hoặc HTX) tham gia hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế.
- Sinh viên không được thực tập ở những doanh nghiệp mới thành lập (chưa hoạt động đủ 3
năm tính đến thời điểm thực tập), các đơn vị nghiên cứu, hành chính không tham gia quản lý kinh tế.

-2-
- Sinh viên được phép thực tập tại Hà Nội và ở các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra, không được thực
tập ở quá xa, không đảm bảo các điều kiện cho việc hướng dẫn của giáo viên và hoàn thành khóa
luận (Trong những trường hợp đặc biệt về đơn vị và địa phương thực tập sẽ được Trưởng khoa xem
xét quyết định).
- Sinh viên phải đăng ký tên đơn vị thực tập cho giáo viên hướng dẫn chậm nhất vào ngày đầu
tiên đi thực tập tổng hợp và không được đổi tên đơn vị thực tập trong suốt quá trình làm thực tập tốt
nghiệp.
Chấp hành kỷ luật
Trong quá trình thực tập, sinh viên phải tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên và bộ môn
quản lý. Phải thường xuyên liên hệ với người hướng dẫn để triển khai nội dung thực tập theo kế
hoạch được duyệt. Phải chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động cụ thể của đơn vị thực tập. Đề
cao ý thức học tập, rèn luyện phương pháp giao tiếp, làm việc và nghiên cứu. Phải chấp hành nghiêm
túc các chế độ, qui định, nội quy của Nhà trường cũng như của đơn vị thực tập.

2- ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP


Trong Báo cáo thực tập tổng hợp, sinh viên phải vận dụng kiến thức của chuyên ngành đào tạo
trong Nhà trường vào thực tiễn hoạt động kinh tế, kinh doanh và pháp luật quản lý kinh tế, bước đầu
biết trình bày, phân tích và đánh giá một cách khái quát những vấn đề cơ bản sau đây:
Đối với đơn vị thực tập là các bộ phận pháp chế trong hệ thống bộ máy quản lý nhà
nước về kinh tế:
1) Giới thiệu chung về cơ quan thực tập (Sự hình thành và phát triển, chức năng, nhiệm vụ,
mô hình tổ chức bộ máy quản lý). (2 trang)
2) Thực trạng hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh tế (lĩnh vực pháp lý do cơ quan
quản lý). (2 – 3 trang)
3) Thực trạng áp dụng và thi hành pháp luật (lĩnh vực pháp lý do cơ quan quản lý) quản lý
hoạt động kinh tế trong thời gian qua. (3 – 4 trang)
4) Đánh giá chung về thực trạng pháp luật kinh tế (lĩnh vực pháp lý do cơ quan quản lý) và
tác động của nó tới sự phát triển kinh tế, kinh doanh trên thị trường. (3 – 4 trang)
5) Những vấn đề đặt ra cần giải quyết. (1 trang)
6) Đề xuất đề tài khóa luận (từ vấn đề đặt ra cần giải quyết của thực tiễn và phù hợp với
ngành/ chuyên ngành đào tạo của sinh viên, nêu 2 - 3 hướng theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 3) và dự
kiến bộ môn hướng dẫn. (1 trang)
Đối với đơn vị thực tập là các doanh nghiệp (hoặc HTX) tham gia hoạt động SX - KD
trong các lĩnh vực của nền kinh tế, các tổ chức trọng tài kinh tế /thương mại:
1) Giới thiệu chung về đơn vị thực tập (Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh, cơ cấu
tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới hoạt động, kinh doanh của đơn vị). (2 trang)
2) Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của đơn vị (2 - 3 trang)

-3-
3) Thực trạng thi hành và tác động của hệ thống pháp luật đối với hoạt động, kinh doanh của
đơn vị. (3 - 4 trang)
4) Đánh giá chung về thực trạng thi hành và hệ thống pháp luật kinh tế điều chỉnh hoạt động
của đơn vị. (3 - 4 trang)
5) Những vấn đề đặt ra cần giải quyết. (1 trang)
6) Đề xuất đề tài khóa luận (từ vấn đề đặt ra cần giải quyết của thực tiễn và phù hợp với
ngành/chuyên ngành đào tạo của sinh viên, nêu 2 - 3 hướng theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 3) và dự kiến
bộ môn hướng dẫn. (1 trang)
Qui cách Báo cáo thực tập tổng hợp: 12 – 15 trang

3- ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Khóa luận tốt nghiệp là một loại chuyên khảo nhằm giải quyết một vấn đề thực tiễn đặt ra trên
cơ sở vận dụng những lý thuyết đã được học. Một mặt, chuyên khảo đòi hỏi sinh viên phải nắm vững
kiến thức cơ bản của chuyên ngành để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu. Mặt khác, chuyên khảo
chứng tỏ sinh viên nắm vững kiến thức, có phương pháp nghiên cứu tốt hay không và có biết cách
trình bày một bản khóa luận theo quy cách chuẩn hay không. Khung kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
được thực hiện theo qui định và bao gồm các phần sau đây:
Tóm lược
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục bảng biểu
Danh mục sơ đồ, hình vẽ
Danh mục từ viết tắt
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận (sử dụng cả kết quả điều tra sơ bộ)
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan (sinh viên có thể không cần làm phần này)
3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Quy cách chương: 5 - 8 trang
Chương 1
Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh vấn đề thuộc đề tài nghiên cứu
1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
2. Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề thuộc đề tài nghiên cứu
3. Yêu cầu (hoặc nguyên tắc) về pháp luật điều chỉnh vấn đề thuộc đề tài nghiên cứu
Quy cách chương: 10 – 12 trang

Chương 2
Thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề thuộc đề tài nghiên cứu
1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu
-4-
2. Phân tích thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề thuộc đề tài nghiên cứu
3. Thực trạng thực hiện các qui phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề thuộc đề tài nghiên cứu
4. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
Quy cách chương: 12 – 14 trang
Chương 3
Một số giải pháp (kiến nghị) hoàn thiện (hoặc tổ chức triển khai áp dụng) pháp luật
điều chỉnh vấn đề thuộc đề tài nghiên cứu
1. Quan điểm/định hướng hoàn thiện (hoặc triển khai áp dụng) pháp luật điều chỉnh vấn đề
thuộc đề tài nghiên cứu
2. Các giải pháp (kiến nghị) hoàn thiện (hoặc tổ chức triển khai áp dụng) pháp luật điều chỉnh
vấn đề thuộc đề tài nghiên cứu
3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Quy cách chương: 8 – 11 trang
Quy cách khóa luận: 35 – 45 trang

Tài liệu tham khảo


Các phụ lục (nếu có)
4– HÌNH THỨC TRÌNH BÀY
- Không viết tắt, gạch xoá hoặc để mắc lỗi kỹ thuật đối với các sản phẩm khi đã nộp (trừ
những cụm từ thông dụng đã được đưa vào danh mục từ viết tắt).
- Mỗi chương của khóa luận tốt nghiệp bao gồm một số mục, mỗi mục gồm một số tiểu mục.
Việc đánh số thứ tự được quy định như sau:
Mục đánh theo số chương và số thứ tự mục theo chương (ví dụ: 1.1, 1.2, là mục 1,2 thuộc
chương 1. 2.1, 2.2 …là mục 1,2 thuộc chương 2)
Tiểu mục đánh theo số mục và số thứ tự tiểu mục theo mục (ví dụ: 1.1.1 là tiểu mục 1 thuộc
mục 1 của chương 1. 2.3.3 là tiểu mục 3 thuộc mục 3 của chương 2)
- Mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và trích dẫn:
+ Mục lục ghi số thứ tự theo chương, tên chương, số thứ tự mục, tiểu mục và tên mục, tiểu
mục.
+ Việc trích dẫn trong bài và liệt kê tài liệu tham khảo được trình bày theo qui định (Xem qui
ở phần dưới).
- Trang bìa chính (bìa mềm) và phụ bìa của khóa luận tốt nghiệp ghi các thông tin cần thiết
(theo mẫu hướng dẫn).

5- QUI ĐỊNH TRÌNH BÀY DANH MỤC VÀ TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trích dẫn tài liệu tham khảo được chia làm 2 dạng chính: Trích dẫn trong bài và danh sách
tài liệu tham khảo (Qui định trích dẫn này được áp dụng dựa trên tiêu chuẩn Harvard).

-5-
5.1. Trích dẫn trong bài
Trích dẫn trong bài viết bao gồm các thông tin sau:
• Tên tác giả/tổ chức
• Năm xuất bản tài liệu
• Trang tài liệu trích dẫn (nếu có)
Có 2 cách chủ yếu trình bày trích dẫn trong bài khóa luận:
Trong ngoặc đơn:
Ví dụ: Yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân (Nguyễn Văn
A, 2009)
Tên tác giả là thành phần của câu, năm xuất bản đặt trong ngoặc đơn:
Ví dụ: Nguyễn Văn A (2009) cho rằng yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền
kinh tế quốc dân.
Số trang tài liệu trích dẫn có thể được đưa vào trong trường hợp bài viết trích dẫn nguyên
văn một đoạn nội dung của tài liệu tham khảo.
Ví dụ: Nguyễn Văn A (2009, tr.19) nêu rõ “yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng
nền kinh tế quốc dân”.
5.2. Danh sách tài liệu tham khảo
Danh sách tài liệu tham khảo liệt kê tài liệu tham khảo (sách, bài báo, nguồn ấn phẩm điện tử)
theo thứ tự Alphabet của tên tác giả, năm bài viết.
Mỗi danh mục tài liệu tham khảo bao gồm các thông tin: tên tác giả, tên tác phẩm, năm xuất
bản, nơi xuất bản.
Trình bày sách tham khảo
Mẫu quy chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản
Ví dụ: Nguyễn Văn B (2009), Kinh tế Việt Nam năm 2008, Nhà xuất bản ABC, Hà Nội.
Trình bày tài liệu tham khảo là bài báo đăng trên kỷ yếu khoa học
Mẫu quy chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản), ‘tên bài báo’, tên tạp chí, số phát hành,
khoảng trang chứa nội dung bài báo trên tạp chí.
Ví dụ: Lê Xuân H (2009), ‘Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và khuyến nghị chính
sách cho năm 2011’, Tạp chí Y, số 150, tr. 7-13.
Trình bày tài liệu tham khảo là ấn phẩm điện tử
Mẫu quy chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản), tên ấn phẩm/tài liệu điện tử, tên tổ chức xuất
bản, ngày tháng năm truy cập, <liên kết đến ấn phẩm/tài liệu>.
Ví dụ: Nguyễn Văn A (2010), Tăng trưởng bền vững, Tạp chí Y, truy cập ngày 04 tháng 11
năm 2010, < http://tapchiy.org/tangtruong.pdf>.

-6-
Trình bày một số tài liệu tham khảo đặc biệt

Loại tài liệu Ví dụ


Quy chuẩn trình bày
tham khảo (thông tin chỉ có tính minh họa)

Bài viết xuất bản trong Họ tên tác giả (năm), ‘tên bài viết’, Nguyễn Văn A (2010), ‘Sinh viên nghiên cứu
ấn phẩm kỷ yếu hội tên ấn phẩm hội thảo/hội nghị, tên nhà khoa học: những vấn đề đặt ra’, Kỷ yếu Hội nghị
thảo, hội nghị. xuất bản, nơi xuất bản, trang trích dẫn. tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai
đoạn 2006-2010, Nhà xuất bản ABC, Hà Nội, tr.
177-184.
Bài tham luận trình bày Họ tên tác giả (năm), ‘tên bài tham Nguyễn Văn A (2010), ‘Mục tiêu phát triển của
tại hội thảo, hội nghị luận’, tham luận trình bày/báo cáo tại Việt Nam trong thập niên tới và trong giai đoạn xa
mà không xuất bản. hội thảo/hội nghị..(tên hội thảo/hội hơn’, tham luận trình bày tại hội thảo Phát triển
nghị), đơn vị tổ chức, ngày tháng diễn bền vững, Đại học ABN, ngày 2-5 tháng 7.
ra hội thảo/hội nghị.

Bài viết trên báo Họ tên tác giả (năm), ‘tên bài báo’, Nguyễn Văn A (2010), ‘Vĩnh Phúc phát triển công
in tên báo số/ngày tháng, trang chứa nội nghiệp có lợi thế cạnh tranh’, Nhân dân số 154
dung bài báo. ngày 23 tháng 10, trang 7.

Bài viết trên báo điện Họ tên tác giả (năm xuất bản), ‘tên Nguyễn Văn A (2010), ‘Tăng trưởng tín dụng gần
tử/trang thông tin điện ấn bài báo’, tên tổ chức xuất bản, ngày lấp đầy chỉ tiêu’, Báo điện tử Thời báo Kinh tế
tử. tháng năm truy cập, <liên kết đến Việt Nam Vneconomy, truy cập ngày 04 tháng
ấn phẩm/bài báo trên website>.
11 năm 2010, <http://vneconomy.vn/156.htm>.

Báo cáo của các tổ chức Tên tổ chức là tác giả báo cáo (năm báo Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (2009),
cáo), tên báo cáo, mô tả báo cáo (nếu Báo cáo hoạt động nghiên cứu khoa học 2008, Hà
cần), địa danh ban hành báo cáo. Nội.

Văn bản pháp luật Loại văn bản, số hiệu văn bản, tên Thông tư số 44 /2007/BTC hướng dẫn định mức
đầy đủ văn bản, cơ quan/tổ chức/người xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với dự
có thẩm quyền ban hành, ngày ban án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân
hành. sách nhà nước, Bộ Tài chính ban hành ngày 07
tháng 5 năm 2007.

Các công trình chưa Họ tên tác giả (năm viết công trình), tên Nguyễn Văn A (2006), Quan hệ giữa lạm phát và
được xuất bản công trình, công trình/tài liệu chưa xuất thất nghiệp, tài liệu chưa xuất bản đã được sự
bản đã được sự đồng ý của tác giả, đồng ý của tác giả, Khoa kinh tế học - Đại học
nguồn cung cấp tài liệu. Kinh tế quốc dân.

Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2019


TRƯỞNG KHOA

PGS.TS. Hà Văn Sự

-7-

You might also like