You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


NGÀNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
I. MỤC ĐÍCH
 Thực tập tốt nghiệp là nhiệm vụ bắt buộc của mỗi sinh viên sau khi hoàn thành
chương trình lý thuyết của khoá học.
 Thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn
học vào thực tế hoạt động, sản xuất, có điều kiện so sánh, giải thích, áp dụng những
kiến thức đã học vào công việc cụ thể.
 Thực tập tốt nghiệp cũng giúp cho sinh viên rèn luyện tính tổ chức, kỷ luật, khả
năng làm việc độc lập, sáng tạo. Đồng thời thực tập tốt nghiệp cũng rèn luyện cho sinh
viên khả năng biết liên kết, biết làm việc trong một cộng đồng, cùng vì một nhiệm vụ
chung.
II. NỘI DUNG THỰC TẬP
1. Khái quát về doanh nghiệp thực tập
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp (ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của
doanh nghiệp)
1.3. Cơ cấu tổ chức (sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp)
1.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN (các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh chủ yếu
của doanh nghiệp)
1.5. Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp
2. Tìm hiêu các hoạt động của doanh nghiệp
2.1. Hoạt động sản xuất, kinh doanh (yêu cầu dữ liệu 2 đến 3 năm, bắt buộc phải có dữ
liệu của năm 2020 và 2022)
- Sản phẩm của DN
- Công nghệ sản xuất: thiết bị SX, công nghệ kỹ thuật, ...
- Sản lượng sản phẩm, doanh thu,...
2.2. Hoạt động marketing (yêu cầu dữ liệu 2 đến 3 năm, bắt buộc phải có dữ liệu của
năm 2020 và 2022)
- Phân tích thị trường của DN: thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh trực
tiếp và tiềm tàng,...
- Các hoạt động marketing trong DN: chiến lược Sản phẩm, giá, kênh phân
phối, xúc tiến bán hàng...
2.3. Quản trị nhân sự (yêu cầu dữ liệu 2 đến 3 năm, bắt buộc phải có dữ liệu của năm
2020 và 2022)
- Đặc điểm lao động trong DN
- Tuyển dụng lao động: xác định nhu cầu lao động, tiêu chí tuyển dụng, phương
pháp tuyển dụng lao động, ...
- Sử dụng và quản lý lao động trong DN
- Phương pháp trả lương, thưởng trong DN…
2.4. Tài chính doanh nghiệp (yêu cầu dữ liệu 2 đến 3 năm, bắt buộc phải có dữ liệu của
năm 2020 và 2022)
- Tài sản và nguồn vốn của DN
- Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng Tài sản của DN: TSCĐ và TSLĐ
- Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của DN: Vốn vay, Vốn chủ
sở hữu; Vốn ngắn hạn, vốn trung dài hạn, ...
- Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN
* Chú ý:
Đối với các sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp khác nhau, tuỳ điều kiện cụ
thể của từng doanh nghiệp mà có thể tìm hiểu sâu về các nội dung trên.
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC TẬP
 Để có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ thực tập, mọi sinh viên cần phải tận
dụng thời gian để học hỏi, tiếp cận với thực tế bằng nhiều hình thức: nghe báo cáo,
cùng làm việc với doanh nghiệp, đi thực tế. Nghiên cứu tài liệu, các văn bản về vấn đề
có liên quan…
 Để có tư liệu viết báo cáo thực tập, sinh viên cần viết nhật ký thực tập. Nhật ký
là những thông tin, tư liệu thu thập được hàng ngày, những nhận xét đánh giá, những
thắc mắc nảy sinh trong quá trình làm việc.
 Trên cơ sở đề cương sơ bộ, mỗi sinh viên tự xây dựng một đề cương chi tiết
thông qua giáo viên hướng dẫn để thực hiện trong quá trình thực tập.
 Kết thúc đợt thực tập, mỗi sinh viên phải nộp cho giáo viên hướng dẫn một báo
cáo thực tập và bản nhận xét đánh giá thực tập tại cơ sở. Báo cáo thực tập được viết
theo trình tự của các nội dung thực tập. Bao gồm:

Chương/phần 1: Khái quát về doanh nghiệp thực tập


Chương/phần 2: Các hoạt động của doanh nghiệp
Chương/phần 3:Thực tế nội dung của vấn đề chuyên sâu (sinh viên sẽ
tìm hiểu để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp). Cách viết tương tự như
chương/phần 2 nhưng cầu sâu hơn.
 Mỗi sinh viên có nhiệm vụ báo cáo kết quả thực tập trước hội đồng chuyên môn
chấm bảo vệ báo cáo thực tập. Nếu báo cáo thực tập chưa đạt yêu cầu, sinh viên đó sẽ
phải đi thực tập lại và chưa được làm khóa luận tốt nghiệp.
IV. TIẾN ĐỘ THỰC TẬP
Thời gian thực tập tốt nghiệp: 6 tuần.
Trong đó: 4 tuần thực tập chung.
2 tuần thực tập chuyên sâu (theo nội dung lựa chọn để làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp)
Kết thúc thực tập sinh viên phải viết báo cáo thực tập tốt nghiệp với số lượng tối
thiểu 30 trang A4 đánh máy (không bao gồm các phụ lục), nộp kèm theo nhật ký thực
tập.
Sinh viên phải bảo vệ báo cáo thực tập trước hội đồng chuyên môn chấm bảo vệ
báo cáo thực tập của khoa.

Hải Phòng, ngày 15 tháng 1 năm 2023


T/M Khoa QTKD
Trưởng khoa

TS. Nguyễn Thị Hoàng Đan


QUY ĐỊNH CÁCH TRÌNH BÀY BÁO CÁO

- Báo cáo được in trên khổ giấy A4 (không dùng khổ letter) - một mặt.
- Kiểu chữ Times New Roman 14 pt (không được dùng font khác).
* Trình tự đóng quyển: (download biểu mẫu để làm cho đúng)
- Tờ 1: Bìa cứng màu xanh đậm
- Tờ 2: Phiếu nhận xét kết quả thực tập (biểu QC20-B10)
- Tờ 3: Mục lục
- Tờ 4: Cảm ơn (nếu có)
- Tiếp theo là nội dung của báo cáo
- Trình bày : Cách dòng: multiple 1.3 đến 1.5 line
Cách lề : trên: 2 cm, dưới: 2 cm, trái: 3 cm, phải: 2 cm
- Tổng số trang của báo cáo : Tối thiểu 30 trang (kể cả bảng biểu)
* Chú ý: Vì mẫu QC20-B10 sau này được kẹp trong khóa luận, nên các
em photo phiếu nhận xét thực tập có dấu đỏ, bản chính các em lưu lại để sau này
kẹp trong khóa luận, còn bản photo kẹp trong Báo cáo thực tập.

You might also like