You are on page 1of 4

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO TRẢI NGHIỆM DOANH NGHIỆP

Sinh viên hoặc nhà trường hỗ trợ liên hệ tìm doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trải nghiệm
(có thể từ đầu học kỳ 2)
1.Mục đích của kiến tập doanh nghiệp
- Giúp sinh viên nhận thức sự gắn kết giữa lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn;
- Tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với thực tế của doanh nghiệp để thực hành, nâng cao các
kỹ năng chuyên môn và bước đầu làm quen với nghề nghiệp trong tương lai;
- Bồi dưỡng kiến thức thực tiễn và rèn luyện các kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, xử lý tình
huống, quản lý thời gian…);
- Chuẩn bị những kinh nghiệm và kiến thức thực tế cần thiết cho sinh viên trong kỳ thực tập cuối
khóa và công việc hiệu quả sau khi tốt nghiệp.
- Tìm hiểu và học hỏi kiến thức thực tế từ hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và từ các
hoạt động quản trị của đơn vị kiến tập.
2. Chuẩn đầu ra của Báo cáo kiến tập
- Vận dụng kiến thức chuyên môn vào một vấn đề cụ thể
- Phát triển kĩ năng phân tích và đưa ra giải pháp trong một vấn đề cụ thể
- Phát triển kĩ năng làm việc độc lập và quản lý dự án
- Vận dụng kĩ năng giao tiếp trong môi trường làm việc
- Thực hành đảm trách các công việc được giao:
- Phát triển kĩ năng quản lý thời gian
- Vận dụng các vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong công việc
3. Yêu cầu của kiến tập doanh nghiệp
- Yêu cầu về địa điểm: Lựa chọn địa điểm trải nghiệm phù hợp tại các doanh nghiệp đã có thời
gian hoạt động kinh doanh ít nhất 3 năm. Các đơn vị trải nghiệm mà sinh viên lựa chọn phải có
con dấu độc lập, có giá trị pháp lý (theo quy định tại điều 44- Luật doanh nghiệp).
- Yêu cầu về thời gian kiến tập: Sinh viên đăng ký đơn vị trải nghiệm tại doanh nghiệp cho nhà
trường. Trong thời gian kiến tập tổng hợp, sinh viên nhận được sự hướng dẫn của giảng viên
hướng dẫn (được phân công theo nhóm); sinh viên liên hệ với giảng viên hướng dẫn khi cần để
được hướng dẫn hoặc giải đáp các vấn đề có liên quan đến nội dung kiến tập tổng hợp.
+ 2 tuần/lần sinh viên báo cáo các vấn đề tại đơn vị trải nghiệm với giáo viên hướng dẫn (nếu có)
+ Sinh viên sẽ không được làm báo cáo nếu không đăng ký trải nghiệm tại doanh nghiệp với giáo
viên.
- Yêu cầu về sản phẩm phải nộp: Trong quá trình trải nghiệm doanh nghiệp, sinh viên phải
hoàn thành 01 sản phẩm theo qui định của Nhà trường, đảm bảo chất lượng, nộp đúng thời hạn,
kết cấu và nội dung theo hướng dẫn của giảng viên và quy định của Khoa, Nhà trường.
+ Nhật ký kiến tập (Nhật ký kiến tập (theo mẫu của Khoa) ghi lại những công việc trải nghiệm
hàng ngày tại DN, đánh giá của SV về nơi trải nghiệm, công việc thực tế khi so sánh với lý
thuyết)
+ Báo cáo trải nghiệm (phải có xác nhận của đơn vị)- Nhận ký kiến tập đóng đính kèm BC.
+ Dung lượng của BC trải nghiệm là 13-15 trang A4 trình bày theo quy định.
- Yêu cầu về chấp hành kỷ luật: Trong quá trình trải nghiệm doanh nghiệp, sinh viên phải có ý
thức tổ chức kỷ luật, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong mọi nhiệm vụ, cụ thể như sau:
+ Phải tuân thủ sự hướng dẫn của giáo viên quản lý trực tiếp; phải thường xuyên liên hệ với giáo
viên hướng dẫn theo quy định để triển khai nội dung trải nghiệm doanh nghiệp đúng với kế
hoạch được duyệt.
+ Phải đến đơn vị trải nghiệm doanh nghiệp để tìm hiểu và làm việc theo đúng ngành và chuyên
ngành được đào tạo; phải chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động cụ thể của đơn vị trải
nghiệm doanh nghiệp nhằm tìm hiểu vấn nghiên cứu.
+ Phải đề cao ý thức học tập, nghiên cứu và rèn luyện; phương pháp giao tiếp, làm việc khoa
học, chuyên nghiệp trong thực tiễn kinh doanh.
+ Phải chấp hành nghiêm túc các chế độ, quy định, nội quy của Nhà trường cũng như của đơn vị
trải nghiệm doanh nghiệp.
4. Đề cương báo cáo (Không quá 15 trang)
1. Mục lục
2. Lý do, mục tiêu của trải nghiệm doanh nghiệp (giới thiệu đề tài trải nghiệm doanh
nghiệp, xác định vấn đề chính quan sát tại doanh nghiệp, cách thức quan sát, thu thập
thông tin từ doanh nghiệp)
3. Khái quát về doanh nghiệp
3.1 Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp
3.2 Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp
3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây
4. Mô tả thực tế hoạt đông trải nghiệm tại doanh nghiệp
4.1 Nội dung kế hoạch trải nghiệm doanh nghiệp
4.2 Mô tả hoạt động/công việc 1 trải nghiệm doanh nghiệp (Yêu cầu công việc/hoạt động,
cơ hội việc làm với sinh viên mới ra trường...)
4.3 Mô tả hoạt động/ công việc 2 trải nghiệm doanh nghiệp (Yêu cầu công việc/hoạt
động, cơ hội việc làm với sinh viên mới ra trường...)
4.4 .....
5. Kết luận rút ra từ nội dung trải nghiệm doanh nghiệp
- Đưa ra giải pháp trong một vấn đề cụ thể
- Về kĩ năng làm việc độc lập, nhóm
- Về kĩ năng giao tiếp trong môi trường làm việc
- Về đảm trách các công việc được giao:
- Về kĩ năng quản lý thời gian
6. Kế hoạch học tập và rèn luyện
7. Nhật ký và nhận xét của đơn vị trải nghiệm doanh nghiệp
Chú ý: Sử dụng font chữ Times New Roman, bảng mã Unicode cỡ chữ 13 của hệ soạn thảo
Winword hoặc tương đương; mật độ bình thường, không được nén hoặc dãn khoảng cách giữa
các chữ, đặt ở chế độ 1.5 lines, lề trái 3 cm, lề trên 2 cm, lề dưới 2 cm, lề phải 2 cm. Số trang
được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy. Các bảng, biểu trình bày theo chiều ngang khổ
giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng hạn chế trình bày theo cách này
4. Chấm báo cáo trải nghiệm doanh nghiệp doanh nghiệp
- Báo cáo trải nghiệm doanh nghiệp được chấm điểm theo quy định của Khoa và Nhà trường
và được tính bằng 8 tín chỉ. Tiêu chí chấm BC trải nghiệm doanh nghiệp do Khoa quy
định. Cụ thể:
o Nội dung: 7 điểm
o Hình thức trình bày: 1 điểm
o Tinh thần, thái độ: 2 điểm
- Sinh viên sẽ được điểm 0 trong các trường hợp:
 Sinh viên vi phạm nghiêm trọng các quy định về kỷ luật làm việc, lịch trình
làm việc theo quy định của doanh nghiệp, Khoa và của giảng viên hướng dẫn;
 Đến hết thời hạn quy định mà Khoa vẫn không nhận đủ bản in của Báo cáo
trải nghiệm doanh nghiệp và phiếu nhận xét của doanh nghiệp.
 Có cơ sở để xác định báo cáo trải nghiệm doanh nghiệp của sinh viên sao chép
một phần hoặc toàn bộ các báo cáo trải nghiệm doanh nghiệp, hoặc các tài liệu
của người khác (không trích dẫn).
 Sinh viên có điểm trải nghiệm doanh nghiệp dưới trung bình phải thực hiện lại
trải nghiệm doanh nghiệp trong đợt trải nghiệm doanh nghiệp của năm tiếp
theo.
Phụ lục Nhật ký trải nghiệm doanh nghiệp

NHẬT KÝ TRẢI NGHIỆM DOANH NGHIỆP


1. Thông tin chung về sinh viên
a. Họ và tên:
b. Lớp: Mã số sinh viên:
c. Giáo viên hướng dẫn:
2. Thông tin chung về đơn vị trải nghiệm doanh nghiệp
a. Tên đơn vị:
b. Địa chỉ:
c. Bộ phận trải nghiệm doanh nghiệp:
d. Cán bộ hướng dẫn:
e. Vị tri trải nghiệm doanh nghiệp
Stt Tuần Nội dung trải nghiệm doanh nghiệp Đánh giá của sv về kết quả
công việc trải nghiệm doanh
nghiệp

You might also like