You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC
BỘ MÔN KHÁCH SẠN – NHÀ HÀNG

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP


NGÀNH QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG
KHOÁ 09 ĐẠI HỌC

1. MỤC ĐÍCH
Kiến thức
- Sinh viên hiểu rõ quy trình nghiệp vụ của bộ phận thực tập
- Sinh viên biết và giải thích được các hoạt động quản lý, vận hành của bộ phận thực
tập nghề nghiệp.
- Sinh viên biết rõ yêu cầu thao tác trong hoạt động nghiệp vụ bộ phận.
Kỹ năng
- Làm việc nhóm;
- Thực hiện các bước trong quy trình nghiệp vụ.
- Thực hiện thuần thục các thao tác trong hoạt động nghiệp vụ bộ phận
- Trình bày báo cáo thực tập.
Tư tưởng
- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm, tinh thần nghề dịch vụ, du
lịch cho sinh viên.
- Rèn luyện tác phong chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.
2. YÊU CẦU
- Đơn vị thực tập thuộc 1 trong số những nhóm đơn vị sau:
(Các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống, đảm bảo đóng mộc
tròn đỏ xác nhận quá trình thực tập của sinh viên)
(1). Các bộ phận thuộc khối ẩm thực trong Khách sạn
(2). Trung tâm Hội nghị - tiệc cưới – sự kiện
(3). Đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống có giấy phép kinh doanh
(4). Và các đơn vị khác đáp ứng yêu cầu
- Sinh viên biết kiến thức ngành nghề về dịch vụ bàn, bar, bếp, tiệc, sự kiện.
- Sinh viên thao tác thành thạo ở một số bộ phận nghiệp vụ
- Sinh viên có ý thức tổ chức kỷ luật, tuân thủ các nội qui, các qui định tại đơn vị
thực tập.
- Sinh viên phải tích cực học hỏi, tìm hiểu thực tế, quan hệ tốt với các cấp quản lý,
giám sát, nhân viên tại đơn vị thực tập; tạo ấn tượng tốt đẹp về sinh viên trường
ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp HCM.

3. ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP VÀ THỜI GIAN THỰC TẬP


Theo thông báo của Khoa Du lịch và Ẩm thực
4. NỘI DUNG THỰC TẬP

Trang 1/3
Chương 1: Tổng quan về đơn vị thực tập (khách sạn, nhà hàng, trung tâm
Hội nghị, chuỗi nhà hàng, công ty …)
1.1. Giới thiệu về đơn vị thực tập
- Cơ quan chủ quản; lịch sử hình thành và phát triển; quy mô; cơ cấu tổ chức;
danh hiệu và giải thưởng…
1.2. Tầm nhìn, sứ mạng và chức năng nhiệm vụ
1.3. Giới thiệu hoạt động kinh doanh của đơn vị thực tập
Các sản phẩm, dịch vụ; thị trường; tình hình kinh doanh…
Chương 2: Hoạt động thực tập
2.1. Giới thiệu bộ phận thực tập
- Giới thiệu về các bộ phận mà bản thân sinh viên tham gia thực tập (thông tin 1
đến 2 bộ phận) (quy mô; cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ…)
- Thông tin người hướng dẫn hoặc giám sát tại đơn vị thực tập
2.2. Mục tiêu, kế hoạch thực tập
- Trình bày mục tiêu thực tập (tối thiểu 03 mục tiêu)
- Trình bày kế hoạch thực tập theo tiến độ
2.3. Hoạt động vận hành
- Mô tả các hoạt động, các nhiệm vụ được giao trong quá trình thực tập
- Mô tả công việc hàng ngày
- Mô tả một số quy trình bộ phận
2.4. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Trình bày các kiến thức đã học được sử dụng trong hoạt động thực tập nghề
nghiệp
- Trình bày các kiến thức, kỹ năng mới hình thành trong hoạt động thực tập
nghề nghiệp
- Trình bày sự thay đổi về nhận thức, thái độ sau khi tham gia thực tập nghiệp
vụ khối ngành dịch vụ.
Chương 3: Nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm
3.1. Nhận xét, đánh giá
- Về bộ phận thực tập
- Về đơn vị thực tập
- Về đặc điểm công việc, ngành nghề
- Về sự đáp ứng yêu cầu công việc của bản thân

Trang 2/3
3.2. Bài học kinh nghiệm
- Tóm tắt rút kết bài học kinh nghiệm
- Tự nhận xét điểm yếu và điểm mạnh, sự phù hợp của kiến thức đã học khi ứng
dụng vào thực tiễn qua quá trình thực tập
- Kế hoạch định hướng hoàn thiện kỹ năng và kiến thức nghề nghiệp trong
tương lai của bản thân
- Khuyến nghị cho các sinh viên khác về thực tập doanh nghiệp.
5. BÁO CÁO THỰC TẬP
Sau đợt thực tập sinh viên phải viết báo cáo thực tập nghề nghiệp, có nhận xét ký tên,
đóng dấu xác nhận của đơn vị thực tập và nộp cho giảng viên hướng dẫn theo đúng
thời hạn qui định.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 11 năm 2021


Bộ Môn Khách sạn – Nhà hàng

Trang 3/3

You might also like