You are on page 1of 2

Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp.

HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Khoa Điện – Điện Tử Viễn Thông Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bộ Môn Tự Động Hóa
Tp.HCM, ngày …… tháng …… năm ……

ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


NGÀNH TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP
1. Mục đích:
Thông qua việc thực tập, SV tìm hiểu quá trình sản xuất thực tế, tạo điều kiện bước đầu tìm hiểu quá
trình hoạt động kỹ thuật trong thực tế bao gồm:
- Tổ chức quản lý sản xuất;
- Tổ chức khai thác kỹ thuật, quá trình hoạt động;
- Tổ chức của trang thiết bị chuyên ngành trong thực tế;
- Hệ thống và quy trình quản lý vật tư, nhân sự, bảo hành, bảo trì;
- Tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động trong sản xuất, phong cách làm việc nhóm.
2. Thời gian thực hiện:
Thời gian thực tập theo quy định của nhà trường, số tín chỉ học phần được tính là 2 tín chỉ.
3. Địa điểm:
Các công ty, nhà máy, xí nghiệp, trường học, cơ sở sản xuất, viện nghiên cứu, trung tâm hoạt động trong lĩnh vực
tự động hóa và liên quan.
4. Nội dung:
Về cơ bản:
- Tìm hiểu tổng quan về đơn vị thực tập: quá trình thành lập, lịch sử phát triển, ngành nghề hoạt động, kinh
doanh…
- Tìm hiểu về hệ thống tổ chức, quản lý và bố trí nhân sự.
- Tìm hiểu về hệ thống tự động hóa trong đơn vị thực tập.
Về chi tiết: SV có khả năng thực tập trong các lĩnh vực sau
4.1 Nhóm ứng dụng công nghệ tự động
 Tìm hiểu quy trình và thiết bị công nghệ của nhà máy
 Tìm hiểu hệ thống quản lý của nhà máy
 Tham gia vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, hệ thống mạng, hệ thống điện, hệ thống tự
động… tại đơn vị sản xuất
 Tìm hiểu, phân tích và đưa ra một số giải pháp cải tiến các vấn đề còn tồn tại
4.2 Nhóm thiết kế thiết bị
 Tìm hiểu quy trình thiết kế, công nghệ chế tạo thiết bị/phần mềm
 Tham gia thực hiện các công đoạn trong quy trình thiết kế
 Tìm hiểu hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng
 Tìm hiểu, phân tích và đưa ra giải pháp cho một số vấn đề còn tồn tại
4.3 Nhóm kinh doanh và dịch vụ kỹ thuật
 Tìm hiểu hệ thống quản lý trong công ty
 Tìm hiểu đối tượng khách hàng của công ty
 Tìm hiểu nhu cầu thị trường và các sản phẩm, dịch vụ của công ty
 Tìm hiểu thực tế công việc kinh doanh và cung cấp dịch vụ của đơn vị
 Tham gia vào công việc kinh doanh, hỗ trợ kỹ thuật… của công ty
4.4 Nghiên cứu đào tạo: các đơn vị nghiên cứu hệ thống, công nghệ; các đơn vị giáo dục đào tạo…
1-2
 Tìm hiểu hệ thống quản lý công việc
 Tìm hiểu các hướng nghiên cứu
 Tìm hiểu các đề tài đang thực hiện
 Tìm hiểu các quy trình giảng dạy, nghiên cứu, thực tập
 Tham gia vào các đề tài nghiên cứu của đơn vị
5. Yêu cầu
- Thực tập theo sự hướng dẫn và phân công của đơn vị.
- Thực hiện viết nhật ký thực tập trogn quá trình thực tập tại đơn vị.
- Nghiêm túc chấp hành nội quy của đơn vị thực tập, của GV hướng dẫn.
- SV phải tiếp cận và tìm hiểu sâu quá trình công nghệ, các quy trình tại đơn vị thực tập.
- SV phải chủ động vận dụng kiến thức lý thuyết đã học trogn việc tìm hiểu quá trình sản xuất tại đơn vị thực tập,
đưa ra phương án giải quyết các vấn đề kỹ thuật của đơn vị sản xuất.
- Luôn thể hiện tính chủ động sáng tạo trong suốt quá trình thực tập.
6. Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Thời gian báo cáo thực tập là 1 tuần tính từ lúc kết thúc thực tập tốt nghiệp tại đơn vị.
Sau khi kết thúc thời gian thực hiện báo cáo, SV nộp 1 bản báo cáo thực tập tốt nghiệp cho đơn vị thực tập và 1
bản cho bộ môn. Bản báo cáo phải bao gồm nhật ký thực tập có xác nhận của đơn vị thực tập. Hình thức trình bày, in
báo cáo được thực hiện theo quy định.
7. Đánh giá thực tập tốt nghiệp
Các cán bộ hướng dẫn thực tập của đơn vị sẽ đánh giá điểm thực tập của SV. Điểm đánh giá theo thang điểm 10.
Các đề mục đánh giá bao gồm:
- Tính nghiêm túc, thái độ làm việc.
- Tuân thủ nội quy đơn vị.
- Khả năng tiếp thu khối lượng kiến thức trong quá trình thực tập.
- Khả năng cải tiến, đóng góp cho đơn vị.
Điểm thực tập cuối cùng sẽ bao gồm các điểm sau:
- Điểm chấm báo cáo của đơn vị thực tập (a).
- Điểm bảo vệ thực tập trước hội đồng giáo viên (b)
- Điểm tổng kết = 0.4a + 0.6b và làm tròn theo quy định của nhà trường.
Trường hợp điểm thực tập không đạt sẽ thực hiện theo quy định của nhà trường.
8. Lịch trình dự kiến (có thể thay đổi tùy vào thực tế)
- Liên hệ thực tập: từ ………………đến ……………….
- Phân công giáo viên phụ trách và quyết định cử SV đi thực tập: từ ………………đến ………………. Giáo viên phụ trách
có nhiệm vụ hướng dẫn và quản lý SV trong suốt đợt thực tập.
- Thời gian thực tập được tính bắt đầu từ ………………đến ……………….
- Nộp báo cáo và bảo vệ: từ ………………đến ……………….
Bộ môn Tự Động Hóa Công Nghiệp

TS. Nguyễn Hữu Chân Thành

2-2

You might also like