You are on page 1of 12

HỌC VIỆN CÁN BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
*
Số -HD/NN&PL TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 02 năm 2022

HƯỚNG DẪN
Thực tập tốt nghiệp đối với sinh viên chuyên ngành Luật

Thực hiện Quyết định số 540/QĐ-HVCB ngày 15 tháng 5 năm 2019 của
Giám đốc Học viện Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy định
thực tập đối với đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ tín chỉ, Khoa Nhà nước và
pháp luật hướng dẫn thực tập thực tốt nghiệp đối với sinh viên chuyên ngành Luật
như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Mục đích
a) Giúp sinh viên tiếp cận và tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động của các
cơ quan, tổ chức.
b) Giúp sinh viên rèn luyện khả năng tiếp cận, phân tích, nghiên cứu, năng
lực vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học vào công việc thực tế.
c) Giúp sinh viên tự học hỏi, tự đánh giá được năng lực bản thân và có
định hướng trau dồi thêm các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho mục tiêu nghề
nghiệp trong tương lai sau khi tốt nghiệp ra trường.
2. Yêu cầu
a) Tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế của cơ quan thực tập.
b) Bám sát nội dung Chương trình đào tạo chuyên ngành Luật và hoàn
thành thời gian thực tập tại cơ quan, tổ chức theo kế hoạch.
c) Điểm kết thúc học phần thực tập phải đạt điểm từ trung bình trở lên.
3. Đối tượng nghiên cứu thực tập
- Hệ thống cơ quan nhà nước ở Trung ương.
- Hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương: Hội đồng nhân dân các cấp,
Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp; tòa án
nhân dân, viện kiểm sát nhân dân…
- Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập.

1
- Các tổ chức kinh tế: Doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; chính trị - xã hội - nghề nghiệp;
xã hội - từ thiện...
4. Phạm vi nghiên cứu thực tập
- Phạm vi về nội dung: Các khối kiến thức thuộc Chương trình đào tạo đại
học chuyên ngành Luật.
- Phạm vi về không gian: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp hoạt
động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Phạm vi về thời gian: Trong khoảng 03 năm trở lại đây.
II. QUY TRÌNH THỰC TẬP
1. Đăng ký nơi thực tập và chuyên đề thực tập
- Sinh viên chủ động liên hệ tìm nơi thực theo kế hoạch thực tập.
- Đăng ký và nhận giấy giới thiệu thực tập tại Bộ phận Công tác sinh viên
thuộc Phòng Quản lý đào tạo.
- Tìm hiểu thông tin về cơ quan, tổ chức đến thực tập (Qua các văn bản quy
phạm pháp luật hoặc quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn) và
liên hệ cơ quan, tổ chức để xin thực tập.
- Sinh viên chủ động Tìm hiểu và tham khảo văn bản, tài liệu về một hoặc
một số hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức mà mình dự định thực tập để
lựa chọn chuyên đề thực tập.
- Đăng ký chuyên đề thực tập phù hợp với nội dung thực tập
2. Thực tập tại cơ quan, tổ chức đã đăng ký
- Tiếp nhận và chấp hành sự phân công công việc người hướng dẫn tại cơ
quan, tổ chức đã đăng ký;
- Lập Kế hoạch (Phụ lục IV) và Nhật ký thực tập của sinh viên (Phụ lục V)
trình giảng viên hướng dẫn phê duyệt;
- Thu thập số liệu, tài liệu, viết báo cáo thực tập tổng hợp, lựa chọn và đăng
ký đề tài nghiên cứu;
- Khảo sát, nghiên cứu tình hình hoạt động của cơ quan, tổ chức đến thực tập

2
+ Khảo sát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và các quy chế
hoạt động cơ quan, tổ chức;
+ Khảo sát đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan (số lượng,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo, bồi dưỡng và năng lực thực hiện các
công việc chuyên môn).
- Nghiên cứu văn bản, tài liệu liên quan đến chuyên để thực tập
+ Nghiên cứu lý thuyết đã học hoặc thu thập thông qua các văn bản pháp lý,
văn bản hành chính, sách giáo khoa, tạp chí, internet.
+ Tìm hiểu thực trạng thực hiện hay giải quyết vấn đề liên quan đến chuyên
để thực tập tại đơn vị, thông qua văn bản, tài liệu thu thập được.
- Trực tiếp thực hiện các công việc chuyên môn được giao trong quá trình
thực tập
+ Sau khi đã tìm hiểu các quy định, quy chế, quy trình, phương pháp thực
hiện công việc tại cơ sở thực tập, sinh viên trực tiếp thực hiện các công việc
chuyên môn được giao;
+ Sinh viên đánh giá, làm sáng tỏ và lý giải thích những vấn đề đặt ra trong
quá trình nghiên cứu tài liệu và thực tập tại đơn vị.
3. Viết báo cáo thực tập
- Viết đề cương chi tiết báo cáo thực tập
Sinh viên viết đề cương chi tiết báo cáo thực tập gửi cho giảng viên hướng
dẫn góp ý để giảng viên duyệt trước khi thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu
có sự thay đổi, phải được sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn.
- Viết dự thảo báo cáo thực tập
Trên cơ sở đề cương chi tiết đã được giảng viên hướng dẫn phê duyệt, sinh
viên tiến hành viết, hoàn thành dự thảo báo cáo thực tập và gửi cho giảng viên
hướng dẫn xem xét, góp ý chỉnh sửa trước khi hoàn chỉnh để nộp.
- Hoàn chỉnh và in nộp báo cáo thực tập
+ Hoàn chỉnh báo cáo thực tập theo góp ý của giảng viên hướng dẫn.
+ Gửi đơn vị thực tập để nhận xét, đóng dấu cơ quan và xin xác nhận của
giảng viên hướng dẫn.

3
+ Nộp báo cáo thực tập hoàn chỉnh cho về Khoa Luật. Khi giao nhận báo
cáo thực tập hoàn chỉnh, sinh viên phải ký tên vào danh sách.
III. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP
Báo cáo thực tập bao gồm phần mở đầu, phần nội dung, kết luận, tài liệu
tham khảo, phụ lục, kế hoạch và nhật ký thực tập.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Trang bìa (Phụ lục I)
2. Mục lục (chỉ đánh số trang đối với phần B. PHẦN NỘI DUNG)
3. Nhận xét và xác nhận của cơ quan, tổ chức (Phụ lục II)
4. Nhận xét của giảng viên hướng dẫn (Phụ lục III)
5. Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt (nếu có)
6. Danh mục các bảng, biểu (nếu có)
7. Danh mục các hình vẽ, đồ thị (nếu có)
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
KHÁT QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA
CƠ QUAN THỰC TẬP
1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của…
1.2. Tổ chức và hoạt động của…
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của…
1.2.2. Tổ chức quản lý sử dụng các nguồn lực của….
1.2.3. Kết quả thực hiện các hoạt động chuyên môn
1.3. Giới thiệu về đơn vị (lĩnh vực) sinh viên tham gia thực tập
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức (phân công công việc)
1.3.2. Đặc điểm, yêu cầu
1.3.3. Đội ngũ nhân sự
Chương 2

4
THỰC TRẠNG VỀ… [VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI MÀ SINH
VIÊN CHỌN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP] TẠI CƠ QUAN/ĐƠN VỊ THỰC
TẬP
2.1. Quy định, chỉ đạo, hướng dẫn về …
2.2. Thực trạng về hoạt động… tại cơ quan…
2.1.1. Hoạt động (lĩnh vực) A
2.1.2. Hoạt động (lĩnh vực) B
2.1.3. Hoạt động (lĩnh vực) C
2.3. Đánh giá chung về hoạt động… tại cơ quan…
2.3.1. Ưu điểm
2.3.2. Hạn chế
2.3.3. Nguyên nhân
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN….
3.1. Phương hướng hoàn thiện….
3.2. Giải pháp nhằm hoàn …
3.2.1. Giải pháp 1
3.2.2. Giải pháp 2
3.2.3. Giải pháp 3
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Đối với Cơ quan A
3.3.2. Đối với Cơ quan B
3.3.3. Đối với Cơ quan C
3.4. Đánh giá kết quả của bản thân sinh viên sau kỳ thực tập
C. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Liệt kê các tài liệu (sách chuyên khảo, tham khảo, tài liệu trên mạng, giáo
trình, tài liệu hội thảo, hội nghị, bài báo...) được trích dẫn, sử dụng và đề cập tới để
sử dụng trong báo cáo thực tập.

5
D. PHỤ LỤC
Tập hợp các minh chứng là các văn bản (quy định, quy chế, quy trình) ở
dạng nguyên bản mà sinh viên đã sử dụng để khảo cứu tại đơn vị thực tập hoặc các
sổ sách, biểu mẫu…do sinh viên tạo lập trong quá trình thực tập.
E. KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
1. Kế hoạch thực tập (Phụ lục IV)
2. Nhật ký thực tập (Phụ lục V)
IV. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP
1. Hình thức chung
- Báo cáo thực tập phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạch, sạch
sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang (lưu ý, chỉ đánh số trang đối với phần
nội dung), số bảng, biểu, hình vẽ, đồ thị… theo quy định.
- Báo cáo thực tập được sử dụng phông chữ Times New Roman, cỡ 14, dãn
dòng 1,5 lines; mật độ chữ bình. Báo cáo thực tập được thường trình bày trên khổ
giấy khổ A4 (210 mm x 297mm).
- Báo cáo thực tập được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 (định
hướng bản in theo chiều dài).
Trường hợp nội dung báo cáo thực tập có các bảng, biểu nhưng không được
làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của
trang giấy (định hướng bản in theo chiều rộng).
- Định lề trang báo cáo thực tập (đối với khổ giấy A4)
+ Lề trên: cách mép trên từ 20 - 25 mm;
+ Lề dưới: cách mép dưới từ 20 - 25 mm;
+ Lề trái: cách mép trái từ 30 - 35 mm;
+ Lề phải: cách mép phải từ 15 - 20 mm.
- Báo cáo thực tập được định dạng canh đều hai bên; số trang được đánh ở
giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy.
2. Định dạng các tiêu đề

6
- Định dạng tên chương và các tiểu mục: Đánh số theo hệ thống số Ả-rập (1,
2, 3…), không dùng hệ số La Mã (I, II, III…)
+ Tên chương: Phông chức: Times New Roman; cỡ: 14; Kiểu chữ: In hoa, nét
đậm; Dãn dòng: single; Canh lề: giữa.
Ví dụ:
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA…
+ Tiểu mục cấp 1: Phông chức: Times New Roman; cỡ: 13; Kiểu chữ: In thường,
nét đậm; Dãn dòng : 1.5 line; Canh lề: trái.
Ví dụ:
1.1. Cơ sở lý luận về …
+ Tiểu mục cấp 2: Phông chức: Times New Roman; cỡ: 14; Kiểu chữ: In thường,
nét nghiêng đậm; Dãn dòng : 1.5 line; Canh lề: trái.
Ví dụ:
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm...
+ Tiểu mục cấp 3: Phông chức: Times New Roman; cỡ: 14; Kiểu chữ: In thường,
nét nghiêng; Dãn dòng: 1.5 line; Canh lề: trái.
1.1.1.1. Một số khái niệm về….
- Lưu ý: Các tiểu mục được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều
nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1
nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải ít nhất hai tiêu
mục, nghĩa là không thể có tiêu mục 2.1.1 mà không có tiêu mục 2.1.2 tiếp theo.
+ Định dạng bảng, biểu, hình vẽ, sơ đồ…
* Vị trí: Tên bảng đặt ở phía trên các bảng; Tên biểu đồ, hình vẽ, sơ đồ,
tranh ảnh…đặt dưới tên biểu đồ, hình vẽ, sơ đồ, tranh ảnh.
* Trình bày: Phông chữ Times New Roman; cỡ: 14; Kiểu chữ: In thường, nét
nghiêng đậm; Dãn dòng: 1.5 line; Canh lề: giữa; Đánh số: theo hệ số Ả-rập.
3. Viết tắt

7
Không lạm dụng việc viết tắt trong báo cáo thực tập. Chỉ viết tắt những từ,
cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong báo cáo thực tập. Không viết
tắt những cụm từ dài, những mệnh đề không phổ biến.
Lần đầu tiên sử dụng từ hoặc cụm từ viết tắt trong báo cáo thực tập cần ghi
đầy đủ từ hoặc cụm từ đó, đặt trong ngoặc đơn.
Nếu báo cáo thực tập sử dụng nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục
các chữ viết tắt (xếp theo ABC) ở phần đầu báo cáo thực tập.
4. Trích dẫn
- Phải trích dẫn và ghi rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo của báo
cáo thực tập đối với mọi nội dung, kết quả nghiên cứu (khái niệm, ý tưởng, bảng
biểu, hình vẽ, đồ thị…) không phải của chính tác giả.
- Việc trích dẫn được thể hiện theo số thứ tự của tài liệu trong danh mục Tài
liệu tham khảo, được đặt trong ngoặc vuông. Đối với nội dung được trích dẫn từ
nhiều nguồn khác nhau, số của tất cả các tài liệu được đặt trong ngoặc vuông theo
thứ tự tăng dần, giữa các số phân các bằng dấu chấm phẩy, ví dụ [15; 25; 41; 42].
Đối với nội dung được trich dẫn nguyên văn (đặt trong ngoặc kép), hoặc thể hiện
các con số, dữ liệu cụ thể, cần ghi rõ số trang của thông tin trong tài liệu đó, ví dụ
[22, tr.213-214].
5. Tài liệu tham khảo
Danh sách tài liệu tham khảo được đặt cuối bài viết, bắt đầu bằng tiêu đề
“Tài liệu tham khảo”, tiếp theo là danh mục liệt kê tài liệu tham khảo (sách, bài
báo, nguồn ấn phẩm điện tử) được sắp xếp thứ tự Alphabet lần lược theo tên tác
giả, tiếp đến là theo năm xuất bản và tên bài viết. Số thứ tự của các tài liệu tham
khảo được đặt trong dấu ngoặc vuông [...].
- Giáo trình, sách tham khảo
Quy chuẩn trình bày sách tham khảo là: Họ tên tác giả (năm xuất bản), tên
sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
Ví dụ: Nguyễn Văn A (2010), Hội nhập quốc tế của Việt Nam thế kỷ XX,
Nhà xuất bản XYZ, Hà Nội.
- Bài báo đăng trên tạp chí khoa học

8
Mẫu quy chuẩn cho loại tài liệu này là: Họ tên tác giả (năm xuất bản),
“Tên bài báo”, Tên tạp chí, số phát hành, khoảng trang chứa nội dung bài báo trên
tạp chí.
Ví dụ: Lê Văn H (2019), “Tác động của toàn cầu hoá đến tăng trưởng
kinh tế: Trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam”, Tạp chí Y, số 15, tr. 12-19.
- Ấn phẩm điện tử
Mẫu quy chuẩn cho loại tài liệu này là: Họ tên tác giả (năm xuất
bản), tên ấn phẩm/luận văn/luận án/tài liệu điện tử, Truy xuất trên cơ sở dữ liệu,
<liên kết đến ấn phẩm/tài liệu>.
Ví dụ: Đặng Công Hiến (2019), Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt
động thương mại ở Việt Nam, http://gass.edu.vn/SitePages/List_Thesis.aspx
- Một số loại tài liệu tham khảo khác

Loại tài liệu tham


Quy chuẩn trình bày Ví dụ
khảo

Nguyễn Xuân Thắng (2018), “Quản


Họ tên tác giả (năm), “tên trị quốc gia trong một thế giới công
Bài viết xuất bản
bài viết", tên ấn phẩm hội nghệ đang thay đổi không ngừng”, Kỷ
trong ấn phẩm kỷ
thảo/hội nghị, tên nhà yếu Hội thảo Cuộc cách mạng công
yếu hội thảo, hội
xuất bản, nơi xuất bản, nghiệp lần thứ tư với quản trị nhà
nghị.
trang trích dẫn. nước năm 2018, Nhà xuất bản ABC,
Hà Nội, tr. 01-12.

Họ tên tác giả (năm),


Nguyễn Văn A (2017), “Chất lượng
“Tên bài tham luận”,
dịch vụ công tại 5 đô thị lớn nhất Việt
Bài tham luận trình tham luận trình bày/báo
Nam từ đánh giá của doanh nghiệp,
bày tại hội thảo, hội cáo tại hội thảo/hội
Hội thảo khoa học Cơ chế chính sách
nghị mà không xuất nghị…(tên hội thảo/hội
cung ứng dịch vụ công ích tại các đô
bản. nghị), đơn vị tổ chức,
thị ở Việt Nam, Viện nghiên cứu kinh
ngày tháng diễn ra hội
tế Trung ương, ngày 12 tháng 9.
thảo/hội nghị.

Bài viết trên báo in Họ tên tác giả (năm), Nguyễn Văn A (2018), “Bàn về lạm
“Tên bài báo”, tên báo phát Việt Nam năm 2019”, Nhân

9
số…ngày…tháng…, trang dân số 20 ngày 11 tháng 11, trang
chứa nội dung bài báo. 3.

Họ tên tác giả (năm xuất


Nguyễn Văn A (2018), “Nhân tố nào
bản), “tên ấn bài báo”,
thúc đẩy tăng trưởng Việt Nam
Bài viết trên báo Tên tổ chức xuất bản,
năm 2009”, Báo điện tử Tạp chí
điện tử/trang thông ngày tháng năm truy cập,
Cộng sản, truy cập ngày 11 tháng 11
tin điện tử. <liên kết đến ấn
năm 2011,
phẩm/bài báo trên
http://tapchicongsan.org/123.htlm
website>.

Tên tổ chức (năm ban


Văn bản hành chính Học viện Cán bộ (2018), Báo cáo số
hành), Loại văn bản - số
của các cơ quan, tổ 879/BC-HVCB tổng kết hoạt động đào
hiệu văn bản- trích yếu
chức tạo, bổi dưỡng.
nội dung văn bản

Tác giả (năm ban hành), Chính phủ (2018), Nghị định số
Loại văn bản - số hiệu 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi
Văn bản pháp luật
văn bản- trích yếu nội hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký
dung văn bản. số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

6. Độ dài báo cáo thực tập


Độ dài tối thiểu báo cáo là 25 đến 30 trang giấy A4 (chỉ tính Phần nội dung),
cụ thể như sau:
- Chương 1: Khoảng 08 - 10 trang
- Chương 2: Khoảng 10 - 12 trang
- Chương 3: Khoảng 07 - 08 trang
V. ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THỰC TẬP
1. Tiêu chí đánh giá báo cáo thực tập
- Báo cáo thực tập được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
+ Bố cục và hình thức trình bày
+ Nội dung của báo cáo
+ Thái độ làm việc và mức độ đáp ứng yêu cầu chuyên môn của giảng viên
hướng dẫn.

10
- Điểm báo cáo thực tập được tính bằng trung bình cộng điểm của 02 giảng
viên chấm.
- Số lượng báo cáo thực tập phải nộp: 01 cuốn (có nhận xét của đơn vị thực
tập và được đóng dấu cơ quan), in giấy 2 mặt.
- Sinh viên phải ký tên xác nhận vào danh sách khi nộp báo cáo thực tập tại
Khoa Luật.
2. Điểm báo cáo thực tập
Điểm thực tập = (Điểm đánh giá nhật ký thực tập + Điểm báo cáo thực
tập)/2
a) Điểm đánh giá nhật ký thực tập (điểm quá trình thực tập) tốt nghiệp

STT Tiêu chí đánh giá Điểm

01 Ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật tại thực tập 1,0

02 Tình thần trách nhiệm, thái độ đối với công việc 1,0

03 Khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn đã học vào thực tiễn 1,0

04 Lập kế hoạch, ghi chép và có xác đầy đủ nhật ký thực tập 1,0

05 Kết quả hoàn thành thực tập theo Đề cương chi tiết 1,0

b) Điểm báo cáo thực tập

STT Tiêu chí đánh giá Điểm

Hình thức: Trình bày đúng theo hướng dẫn của Khoa; không có
01 lỗi chính tả trong văn bản, hình ảnh bảng biểu rõ ràng; văn phong 0,5
khoa học phải chính xác và lập luận chặt chẽ.

02 Bố cục báo cáo thực tập đầy đủ theo đề cương 1,0

03 Nội dung từng phần đáp ứng theo đúng yêu cầu của đề cương 1,5

04 Có dẫn chứng về số liệu, sơ đồ, minh họa và đảm bảo chính xác 1,0

05 Có phụ lục kèm theo 1,0

11
3. Trường hợp báo cáo thực tập không đạt
- Sao chép báo cáo thực tập của sinh viên khác;
- Sao chép trực tiếp từ sách giáo khoa hoặc các nguồn khác mà không đánh
dấu trích dẫn. Sao chép nguyên văn của người khác mặc dầu có trích dẫn nguồn tài
liệu tham khảo.
- Không trích dẫn các nguồn đã sử dụng trong báo cáo thực tập.
- Không nghiên cứu, khảo sát hoặc thực tập và không có xác nhận tại cơ sở
thực tế.
- Không thực hiện đúng quy định của giảng viên hướng dẫn, Khoa và cơ sở
thực tập trong thời gian thực tập./.
Nơi nhận: KT. TRƯỞNG KHOA
- Sinh viên thực tập,
- Giảng viên hướng dẫn, PHÓ TRƯỞNG KHOA
- Trưởng Khoa,
- Phó Trưởng Khoa phụ trách đào
tạo ĐH,
- Lưu Khoa NN&PL.

ThS. Đặng Thị Duy Tư

12

You might also like