You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM
KHOA QUẢN TRỊ

HƯỚNG DẪN THỰC TẬP “HỌC KỲ DOANH NGHIỆP”

Khóa 43 – ĐHCQ – Năm 2020

(Triển khai theo Quyết định 716/QĐ-ĐHKT-QLĐTCTSV về việc Tổ chức đào tạo
Học kỳ Doanh nghiệp)

A. KẾ HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP K43

- Sinh viên (SV) thực tập tốt nghiệp theo Kế hoạch thực tập và xét tốt nghiệp
Khóa 43 – ĐHCQ năm 2020 của UEH (Kế hoạch phòng Quản lý đào tạo –
Công tác sinh viên đã gửi trên trang Portal.ueh.edu.vn của sinh viên, Kế hoạch
Số: 828/KH-ĐHKT-QLĐTCTSV). Các mốc thời gian chính theo kế hoạch chung
của trường:

STT Thời gian Nội dung công việc

1 09/6/2020 – 11/6/2020 SV đăng ký thực tập tốt nghiệp theo quy


trình đăng ký học phần của UEH.

2 09/6/2020 – 06/7/2020 SV đóng học phí tại ngân hàng OCB.

3 10/7/2020 – 24/7/2020 Khoa cấp giấy giới thiệu SV thực tập, phân
công Giảng viên hướng dẫn (GVHD), xử lý
các thủ tục, vấn đề liên quan đến công tác
triển khai kế hoạch thực tập.

4 03/8/2020 – 11/10/2020 SV triển khai và hoàn thành thực tập trong


10 tuần.

5 12/10/2020 SV nộp sản phẩm hoàn thành thực tập cho


GVHD.
2/7

B. HÌNH THỨC THỰC TẬP TỐT NGHIỆP “HỌC KỲ DOANH NGHIỆP”

- Hình thức thực tập tốt nghiệp “Học kỳ Doanh nghiệp” áp dụng cho sinh
viên Chuyên ngành Quản trị, Quản trị khởi nghiệp, Quản trị chất lượng từ
K43-ĐHCQ dựa trên đăng ký lựa chọn hình thức thực tập tốt nghiệp của
sinh viên. Mô tả chung về hình thức thực tập “Học kỳ Doanh nghiệp” được
tóm tắt trong bảng sau:

Hình thức Mô tả chung Cách đánh giá Ghi chú


thực tập
Học Kỳ - SV đi thực tập thực tế tại - GVHD đánh - SV được chủ động tìm
Doanh Nghiệp 01 doanh nghiệp theo giá 60% điểm; đơn vị thực tập phù hợp với
khung thời gian quy định - Người hướng nguyện vọng và định hướng
trong kế hoạch thực tập & dẫn của doanh của cá nhân; SV tham khảo
tốt nghiệp của trường vào nghiệp đánh giá thông tin tuyển dụng thực
học kỳ cuối; 40% điểm. tập sinh của Doanh nghiệp
- SV triển khai công việc liên kết với Khoa cập nhật
thực tế theo mô tả công trên website Khoa:
việc của vị trí ứng tuyển www.som.ueh.edu.vn để
như một nhân viên tập sự ứng tuyển thực tập Học kỳ
tại doanh nghiệp; Doanh nghiệp.
- Sản phẩm hoàn thành thực - SV ứng tuyển thực tập tại
tập là tổng hợp của: (1) Kế doanh nghiệp cần gửi mẫu
hoạch thực tập, triển khai [Giấy xác nhận_Tiếp nhận
công việc; SV thực tập] của Khoa để
(2) Báo cáo công việc định doanh nghiệp xác nhận và
kỳ hàng tuần theo nhật ký phối hợp hướng dẫn, đánh
làm việc; giá kỳ thực tập.
(3) Báo cáo kinh nghiệm
tổng kết cuối kỳ thực tập.
3/7

1. Định nghĩa về Học kỳ Doanh nghiệp


Theo quy định của UEH, Học kỳ Doanh nghiệp là một hình thức của học phần
“Thực tập và tốt nghiệp”, được bố trí vào học kỳ cuối của chương trình đào tạo
(Điều 2, Quyết định số 716/QĐ-ĐHKT-QLĐTCTSV).

2. Mục tiêu của Học kỳ Doanh nghiệp


Theo quy định của UEH (Điều 3, Quyết định số 716/QĐ-ĐHKT-QLĐTCTSV), Học
kỳ Doanh nghiệp nhằm:
- Giúp sinh viên củng cố, bổ sung và vận dụng kiến thức đã học để phân tích, giải
quyết các vấn đề thực tiễn thuộc lĩnh vực chuyên môn (ngành/chuyên ngành)
được giảng dạy trong nhà trường.
- Rèn luyện phương pháp, kỹ năng làm việc, kỹ năng tổ chức tại doanh nghiệp,
tạo điều kiện cho sinh viên trải nghiệm và hình thành năng lực nghề nghiệp để
có thể tham gia thị trường lao động ngay sau khi kết thúc quá trình đào tạo.

3. Mô tả về Học kỳ Doanh nghiệp


- Hình thức thực tập Học kỳ doanh nghiệp (HKDN) có một số điểm tương đồng
với hình thức: Thực tập - Chuyên đề tốt nghiệp ở tính chất giúp sinh viên tiếp
cận môi trường công việc thực tế tại 01 doanh nghiệp cụ thể, từ đó áp dụng lý
thuyết đã học vào hoạt động thực tiễn. Quá trình trải nghiệm tại doanh nghiệp
tạo điều kiện cho sinh viên phát triển các kỹ năng làm việc, học hỏi và tích lũy
kinh nghiệm. Học kỳ doanh nghiệp có những khác biệt cơ bản ở trọng tâm
tiếp cận triển khai và sản phẩm hoàn thành cuối cùng của sinh viên, cụ thể là:
 HKDN nhấn mạnh quá trình thực hiện công việc thực tế của sinh viên như
một nhân viên tập sự tại doanh nghiệp, sinh viên triển khai công việc theo
mô tả công việc, mục tiêu nhiệm vụ, và tuân thủ quy chế làm việc của doanh
nghiệp trong quá trình thực tập theo đúng vị trí tập sự.
 Quá trình thực tập của sinh viên được theo dõi, hướng dẫn và đánh giá điểm
thực tập tốt nghiệp bởi GVHD của Khoa kết hợp với Người hướng dẫn tại
doanh nghiệp, việc đánh giá dựa trên quá trình triển khai công việc thực tập
thực tế, kết quả công việc đạt được, chất lượng của các báo cáo công việc
4/7

định kỳ và bài thu hoạch đúc kết kinh nghiệm cuối kỳ. Qua đó, sinh viên
phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng xử lý công việc, trải nghiệm thực
tế về quy trình vận hành, cách thức triển khai chức năng hoạt động cụ thể
của doanh nghiệp theo đúng lĩnh vực chuyên môn ở vị trí tập sự; nâng cao
khả năng lập kế hoạch làm việc của bản thân, rèn luyện tác phong làm việc
chuyên nghiệp, quản lý nguồn lực hiệu quả để đạt mục tiêu công việc trong
kỳ thực tập tại doanh nghiệp.

4. Các tiếp cận về lĩnh vực chuyên môn


- Sinh viên thực tập theo các chức năng hoạt động cụ thể của doanh nghiệp và
liên quan đến chuyên ngành được đào tạo. Các tiếp cận thực tập trong lĩnh vực
chuyên môn gợi mở (chỉ mang tính tham khảo về hướng tiếp cận, tùy vào thực
tế hoạt động tại doanh nghiệp thực tập và vị trí ứng tuyển, sinh viên trao đổi kế
hoạch thực tập với Giảng viên hướng dẫn để triển khai cụ thể):
a. Chuyên ngành Quản trị
Tiếp cận theo các bộ phận chức năng trong hệ thống vận hành và hoạt động
kinh doanh của đơn vị, như là: Hoạt động kinh doanh, bán hàng; Hoạt động
marketing, nghiên cứu thị trường, quản lý kênh phân phối; Hoạt động quản lý
sản xuất, quản lý hàng tồn kho; Hoạt động quản lý nguồn lực về tài chính; Hoạt
động tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Hệ thống đo lường hiệu
quả hoạt động của đơn vị; Công tác phát triển sản phẩm, dịch vụ, mở rộng thị
trường kinh doanh của một tổ chức hoặc một mô hình kinh doanh cụ thể; và các
hướng tiếp cận thực tập mở rộng khác liên quan đến chuyên ngành đào tạo.

b. Chuyên ngành Quản trị khởi nghiệp:


Bên cạnh các hướng tiếp cận chung về chức năng hoạt động trong hệ thống vận
hành và kinh doanh trong tổ chức, các hướng tiếp cận liên quan đến hoạt động
khởi nghiệp, khởi sự và phát triển mô hình kinh doanh có thể hướng đến như
là: Hoạt động xây dựng kế hoạch kinh doanh trên một mô hình kinh doanh mới
của doanh nghiệp; Hoạt động phát triển một dự án mở rộng hoạt động kinh
doanh; Hoạt động phát triển sản phẩm / dịch vụ mới; Hoạt động liên quan đến
5/7

lĩnh vực nhượng quyền kinh doanh; Hoạt động mua lại, sát nhập một doanh
nghiệp; Hoạt động phân tích hiệu quả vận hành của một mô hình khởi nghiệp
mới; và các hướng tiếp cận thực tập mở rộng khác liên quan đến chuyên ngành
đào tạo.

c. Chuyên ngành Quản trị chất lượng:


Tiếp cận trên góc độ các hoạt động xây dựng và cải tiến hệ thống quản trị chất
lượng, nâng cao hiệu quả các quá trình vận hành, như là: hoạt động xây dựng hệ
thống quản lý chất lượng trong tổ chức; Hoạt động liên quan đến hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, HACCP, GMP; Hoạt động áp dụng kỹ thuật
công cụ quản trị chất lượng; Hoạt động quản trị chất lượng dịch vụ; Hoạt động
đo lường sự thỏa mãn của khách hàng; Hoạt động liên quan đến cải tiến năng
suất, hiệu quả vận hành của hệ thống; và các hướng tiếp cận thực tập mở rộng
khác liên quan đến chuyên ngành đào tạo.

5. Triển khai thực hiện


a. Đăng ký thực tập theo hình thức HKDN
- Quy trình đăng ký và xét duyệt sinh viên thực tập hình thức HKDN thực hiện
theo Điều 8 trong quyết định 716/QĐ-ĐHKT-QLĐTCTSV. SV đăng ký thực tập
theo quy trình đăng ký học phần của UEH.
- Sau khi tiếp nhận đăng ký từ sinh viên và được Hội đồng chuyên môn của Khoa
thông qua, Khoa thông tin danh sách sinh viên thực tập tốt nghiệp hình thức Học
kỳ Doanh nghiệp trên website khoa: www.som.ueh.edu.vn

b. Sản phẩm hoàn thành thực tập HKDN


- Sản phẩm hoàn thành kỳ thực tập theo hình thức HKDN là tổng hợp các kế
hoạch làm việc, báo cáo triển khai công việc thực tiễn của sinh viên tại doanh
nghiệp, bao gồm:
(1) Kế hoạch thực tập để triển khai công việc theo vị trí tập sự tại doanh nghiệp;
(2) Báo cáo triển khai công việc hàng tuần theo hình thức nhật ký làm việc;
6/7

(3) Báo cáo kinh nghiệm tổng kết cuối kỳ: tổng kết quá trình thực tập, kết quả
đạt được so với kế hoạch, các bài học kinh nghiệm trong triển khai công
việc thực tế, nhận diện những hạn chế và nguyên nhân, các cơ hội cải tiến và
các đề xuất giải pháp, kiến nghị cho doanh nghiệp theo phạm vi công việc
đã trải nghiệm trong kỳ thực tập (tham khảo phụ lục 1, phụ lục 2 ban hành
kèm quy định 716/QĐ-ĐHKT-QLĐTCTSV của UEH).
- Khi triển khai thực tập, Khoa cung cấp biểu mẫu các báo cáo nêu trên để sinh
viên có cơ sở tham khảo áp dụng trong quá trình thực tập, tùy vào thực tế công
việc thực tập của sinh viên, Giảng viên hướng dẫn trực tiếp có thể đưa ra các
điều chỉnh và yêu cầu cụ thể để kiểm soát và đảm bảo chất lượng các sản phẩm
hoàn thành kỳ thực tập của sinh viên.

c. Lựa chọn đơn vị thực tập HKDN


- Sinh viên chủ động tìm hiểu thông tin tuyển dụng thực tập của các doanh
nghiệp trên thị trường, tiếp cận và ứng tuyển vào đơn vị thực tập theo đúng
nguyện vọng, mục tiêu cá nhân, để đảm bảo sự phù hợp giữa định hướng công
việc bản thân với vị trí tập sự, lĩnh vực hoạt động và môi trường doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản:
 Có hoạt động chuyên môn gắn với ngành / chuyên ngành đào tạo của Khoa
 Bố trí được người hướng dẫn có chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp hướng
dẫn sinh viên trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp (có thông tin cụ thể
của người hướng dẫn tại doanh nghiệp)
 Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tham gia thực tập HKDN
- Khoa cung cấp mẫu [Giấy xác nhận_tiếp nhận sinh viên thực tập HKDN] để
sinh viên gửi doanh nghiệp tiếp nhận thực tập điền thông tin và ký xác nhận cho
SV trong quá trình thực tập.
- Khoa giới thiệu thông tin tuyển dụng thực tập của các doanh nghiệp liên kết
triển khai Học kỳ Doanh nghiệp để sinh viên mở rộng tiếp cận đăng ký ứng
tuyển. Các thông tin được cập nhật trên website khoa www.som.ueh.edu.vn
theo tiến trình kết nối. Việc tiếp nhận SV thực tập của các doanh nghiệp này
cũng sẽ dựa theo kết quả thực tế của quá trình tuyển dụng ở từng đơn vị cụ thể.
7/7

d. Giảng viên hướng dẫn HKDN


- Sinh viên triển khai thực tập HKDN có sự hướng dẫn và đánh giá kết quả của:
 01 GVHD của Khoa: theo dõi quá trình thực tập; thảo luận, góp ý, tư vấn, và
định hướng trong quá trình triển khai thông qua kế hoạch thực tập của SV,
nhật ký làm việc; hướng dẫn sinh viên hoàn thành báo cáo tổng kết cuối kỳ;
đánh giá sản phẩm hoàn thành của sinh viên trong kỳ thực tập.
 01 đại diện hướng dẫn của doanh nghiệp: hướng dẫn, giám sát, và điều
chỉnh quá trình triển khai công việc thực tế của sinh viên, đánh giá kết quả
thực tập của sinh viên tại doanh nghiệp.

e. Đánh giá kết quả thực tập HKDN


- Tỷ trọng đánh giá điểm của GVHD của Khoa là 60%
- Tỷ trọng đánh giá điểm của Đại diện hướng dẫn tại doanh nghiệp là 40%
- GVHD và Đại diện hướng dẫn của doanh nghiệp nhận xét trên [Bản đánh giá
kết quả thực tập của sinh viên] và cho điểm quá trình thực tập. Các bản đánh
giá được ký xác nhận và lưu cùng tập sản phẩm hoàn thành kỳ thực tập HKDN
của sinh viên khi nộp về Khoa (tham khảo phụ lục 3, phụ lục 4 ban hành kèm
quyết định 716/QĐ-ĐHKT-QLĐTCTSV của UEH).
- Khi triển khai thực tập, Khoa cung cấp các biểu mẫu đánh giá nêu trên để áp
dụng trong quá trình thực tập; tùy vào thực tế doanh nghiệp thực tập của sinh
viên, sinh viên có thể sử dụng các biểu mẫu đánh giá theo thiết kế riêng của
doanh nghiệp, nhưng cần đảm bảo các thông tin nhận xét, đánh giá của doanh
nghiệp cho quá trình thực tập của sinh viên và mức đánh giá điểm cụ thể (trên
thang điểm 10) của doanh nghiệp cho kết quả hoàn thành thực tập. Sinh viên
trao đổi với Giảng viên hướng dẫn của Khoa theo các tình huống cụ thể.

You might also like