You are on page 1of 22

Môn học: Thực tập doanh nghiệp Viện Tài chính - Kế toán

Bậc đào tạo: Đại học chính quy

QUY ĐỊNH
THỰC TẬP DOANH NGHIỆP
(Áp dụng từ học kỳ 2 năm học 2023-2024)

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA VIỆC THỰC TẬP TẠI DOANH NGHIỆP

1.1. Mục đích của việc thực tập tại doanh nghiệp

Thực tập doanh nghiệp là quá trình sinh viên đến doanh nghiệp quan sát, thực hiện các công việc
được giao tại doanh nghiệp để áp dụng lý thuyết vào thực tế. Việc đi thực tập tại doanh nghiệp có
mục đích:

- Đối với sinh viên: Thể hiện năng lực của bản thân khi áp dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ đã
được trang bị trong quá trình học tập vào thực tế.

- Đối với giảng viên: Đánh giá kết quả của hoạt động học tập trong thực tiễn của sinh viên.

- Đối với đơn vị thực tập: Đánh giá năng lực của nguồn nhân lực cần tuyển dụng.

1.2. Yêu cầu của quá trình thực tập tại doanh nghiệp

- Đối với sinh viên:

+ Đến đơn vị thực tập để thực hiện các công việc được giao theo yêu cầu của môn học và lấy ý
kiến về quá trình thực tập tại doanh nghiệp.

+ Đến lớp gặp giảng viên hướng dẫn để trao đổi về hoạt động thực tập tại doanh nghiệp và những
nội dung cần thực hiện trong báo cáo thực tập.

- Đối với giảng viên:

+ Lên lịch hướng dẫn và thông báo cho sinh viên về thời gian, địa điểm, cách thức sinh viên có
thể liên hệ.

+ Hướng dẫn sinh viên nhiệt tình, cởi mở, khách quan.

+ Hỗ trợ sinh viên liên hệ đơn vị thực tập khi sinh viên không thể liên hệ được.

2. QUY TRÌNH THỰC TẬP DOANH NGHIỆP

Quy trình thực tập doanh nghiệp được mô tả như trong hình 1 dưới đây:

1
Môn học: Thực tập doanh nghiệp Viện Tài chính - Kế toán
Bậc đào tạo: Đại học chính quy

Lưu đồ các bước Người chịu


Nội dung thực hiện Hồ sơ liên quan
công việc trách nhiệm
- Trên cơ sở tiến độ đào tạo của trường và kế
hoạch đào tạo của Viện TCKT, giáo vụ lập kế
hoạch thời khóa biểu môn học TTDN.
Lập kế hoạch - Môn học TTDN được mở ở các học kỳ trong
môn học TTDN năm học, sinh viên cần đăng ký học phần, nộp - BLĐ
và liên hệ ĐVTT học phí theo quy định, lựa chọn GVHD theo - Giáo vụ Kế hoạch thực tập
lớp tín chỉ đăng ký trên phần mềm. - Sinh viên doanh nghiệp
- Sinh viên chủ động liên hệ đơn vị thực tập,
GVHD hỗ trợ sinh viên nếu gặp khó khăn.
- Sinh viên có thể thực tập và làm Báo cáo
thực tập theo nhóm (tối đa 5 sinh viên 1
nhóm) hoặc từng cá nhân.
Căn cứ kế hoạch thực tập, BLĐ Viện hướng
Hướng dẫn - BLĐ - Kế hoạch thực tập DN
dẫn chung và giải đáp thắc mắc cho toàn bộ
chung - GVHD - Quy định thực tập DN
sinh viên buổi đầu tiên.
- Sinh viên đến thực tập tại DN và tìm hiểu,
thực hiện các công việc thực tế theo yêu cầu
của môn học và của đơn vị thực tập
- Sinh vên lên lớp gặp GVHD theo TKB để
được giải đáp thắc mắc và hướng dẫn cách thu - Quy định thực tập DN
Hướng dẫn cụ thập tài liệu viết Báo cáo thực tập. - Rubrics dành cho
- GVHD
thể - GVHD thường xuyên liên hệ với đơn vị thực GVHD
- Sinh viên
tập để giám sát quá trình thực tập của sinh - Rubrics đánh giá sinh
viên, đồng thời hướng dẫn sinh viên nhiệt viên tại ĐVTT
tình, tận tâm, khách quan.
- GVHD, ĐVTT đánh giá quá trình thực tập
của sinh viên theo rubrics về kiến thức, kỹ
năng và thái độ.
- Căn cứ kế hoạch thực tập, GVHD thu BCTT
và Giấy xác nhận tại ĐVTT bản gốc (nộp rời) - Thư ký - Báo cáo thực tập, giấy
Thu BCTT
- Thư ký thu file mềm BCTT theo thông báo - GVHD xác nhận
của Viện.

- Sinh viên
Vấn đáp và chấm - GVHD đánh giá theo rubrics và công bố
- Thư ký - Rubrics chấm BCTT
chéo BCTT điểm vấn đáp cho sinh viên.
- GVHD của GVHD và GVCC
- GV chấm chéo chấm BCTT theo rubrics.
- GVCC
- Bảng tổng hợp kết quả
học tập và đánh giá sinh
- GVHD tổng hợp điểm và làm Báo cáo môn
Tổng hợp điểm - GVHD viên đạt chuẩn đầu ra
học
và lập Báo cáo - Thư ký môn học
- GVHD nhập điểm vào phần mềm, in Bảng
môn học - Giáo vụ - Bảng điểm tổng kết (In
điểm và nộp về Giáo vụ Viện TCKT lưu trữ
từ phần mềm)
- Báo cáo môn học

2
Môn học: Thực tập doanh nghiệp Viện Tài chính - Kế toán
Bậc đào tạo: Đại học chính quy

Lưu đồ các bước Người chịu


Nội dung thực hiện Hồ sơ liên quan
công việc trách nhiệm

- Bảng điểm tổng kết và


Lưu - Giáo vụ Viện TCKT lưu giữ Bảng điểm vào
đánh giá đạt chuẩn đầu
hồ sơ file hồ sơ tại văn phòng Viện. - Giáo vụ
ra môn học
- Giảng viên lưu toàn bộ Hồ sơ giảng dạy môn - Giảng viên
- Bảng điểm tổng kết in
học TTDN theo quy định của nhà trường.
từ phần mềm

Hình 1 - Quy trình thực hiện thực tập doanh nghiệp

3. QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN THỰC TẬP VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN,
GIẢNG VIÊN VÀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Sinh viên thực tập trong thời gian 12 tuần (đối với học kỳ 1 và học kỳ 2) hoặc 8 tuần (đối với học
kỳ 3), trách nhiệm của các bên liên quan (Giảng viên hướng dẫn, sinh viên, thành viên hội đồng,
đơn vị thực tập, thư ký, BLĐ Viện TCKT) đến việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp được mô tả cụ
thể như trong hình 2 dưới đây:

3
Môn học: Thực tập doanh nghiệp Viện Tài chính - Kế toán
Bậc đào tạo: Đại học chính quy

Trách nhiệm của Trách nhiệm Trách nhiệm Trách nhiệm


Lịch trình Trách nhiệm của GVHD Trách nhiệm của sinh viên của thư ký của BLĐ Viện
ĐVTT GVCC
- Nhắc nhở SV về thái độ, tác phong, cách - Tập trung nghe hướng dẫn, đặt câu Tiếp nhận và giao Thông báo buổi Hướng dẫn
ứng xử giao tiếp tại đơn vị thực tập. hỏi (nếu có) để được BLĐ Viện nhiệm vụ thực tập hướng dẫn chung chung cho toàn
- Phổ biến kế hoạch thực tập TCKT giải đáp mọi thắc mắc cho sinh viên cho sinh viên trên thể sinh viên
- Chỉ dẫn đường link để download tài liệu - Liên hệ đơn vị thực tập (Nếu không website cùng các GVHD
Tuần 1, 2 hướng dẫn TTDN. liên hệ được gặp GVHD để được hỗ
(Hướng dẫn) - Phổ biến phương pháp đánh giá trợ)
- Phổ biến cách thức tương tác trên - Sinh viên có thể thực tập và làm
Elearning. Báo cáo thực tập theo nhóm hoặc
- Hướng dẫn tổng quát về viết BCTT từng cá nhân.
- Giải đáp thắc mắc
- Thông báo lịch hướng dẫn của giảng viên - Download và đọc trước tài liệu Hướng dẫn sinh Kiểm soát chung
và cách thức SV xem lịch. hướng dẫn TTDN viên thực tập và xử lý các tình
- Chỉ dẫn cách thức liên hệ với giáo viên - Trao đổi mọi thắc mắc với GV huống phát sinh
hướng dẫn (email, điện thoại, gặp trực tiếp,
…) ngoài các buổi theo lịch.
Tuần 3 - Hướng dẫn chung các nội dung cần thực
(Hướng dẫn) tập và thu thập dữ liệu để viết Báo cáo
- Nhắc sinh viên upload bản thảo có dấu vết
chỉnh sửa của GVHD lên Elearning
- Hướng dẫn chi tiết nội dung thực tập và
viết Phần 1 - Chương 1
- Giải đáp thắc mắc
- Sửa chương 1 - Nộp chương 1 Hướng dẫn sinh Kiểm soát chung
Tuần 4 viên thực tập và xử lý các tình
(Hướng dẫn) huống phát sinh

- Tổng kết nội dung đã sửa chương 1 cho - Sửa chương 1 Hướng dẫn sinh Kiểm soát chung
sinh viên - Ghi nhận hướng dẫn của GV viên thực tập và xử lý các tình
Tuần 5
- Hướng dẫn nội dung thực tập và viết - Trao đổi mọi thắc mắc với GV huống phát sinh
(Hướng dẫn)
Phần 1 - Chương 2
- Giải đáp thắc mắc

4
Môn học: Thực tập doanh nghiệp Viện Tài chính - Kế toán
Bậc đào tạo: Đại học chính quy

Trách nhiệm của Trách nhiệm Trách nhiệm Trách nhiệm


Lịch trình Trách nhiệm của GVHD Trách nhiệm của sinh viên của thư ký của BLĐ Viện
ĐVTT GVCC
- Sửa chương 2 lần 1 - Nộp chương 2 lần 1 Hướng dẫn sinh Kiểm soát chung
Tuần 6 viên thực tập và xử lý các tình
(Hướng dẫn) huống phát sinh

- Tổng kết nội dung đã sửa chương 2 lần 1 - Sửa chương 2 lần 1 Hướng dẫn sinh Kiểm soát chung
Tuần 7 cho sinh viên - Ghi nhận hướng dẫn của GV viên thực tập và xử lý các tình
(Hướng dẫn) - Giải đáp thắc mắc - Trao đổi mọi thắc mắc với GV huống phát sinh

- Sửa chương 2 lần 2 - Nộp chương 2 lần 2 Hướng dẫn sinh Kiểm soát chung
Tuần 8 viên thực tập và xử lý các tình
huống phát sinh

- Tổng kết nội dung đã sửa chương 2 lần 2 - Ghi nhận hướng dẫn của GV Hướng dẫn sinh Kiểm soát chung
cho sinh viên - Trao đổi mọi thắc mắc với GV viên thực tập và xử lý các tình
Tuần 9
- Hướng dẫn nội dung thực tập và viết huống phát sinh
(Hướng dẫn)
Phần 2.
- Giải đáp thắc mắc
- Sửa phần 2 - Nộp phần 2 Hướng dẫn sinh Kiểm soát chung
Tuần 10 viên thực tập và xử lý các tình
huống phát sinh

- Tổng kết nội dung đã sửa Phần 2 cho - Ghi nhận hướng dẫn và trao đổi Đánh giá nhận xét Kiểm soát chung
sinh viên thắc mắc với GV sinh viên thực tập và xử lý các tình
Tuần 11 - Giải đáp thắc mắc theo rubrics huống phát sinh
(Hướng dẫn) - Hướng dẫn cách trình bày và trả lời câu
hỏi vấn đáp
- Giải đáp thắc mắc
- Sửa bản thảo hoàn chỉnh - Nộp bản thảo hoàn chỉnh
Tuần 12
Tuần 13 - Thu BCTT, giấy xác nhận tại đơn vị thực - Nộp file BCTT hoàn chỉnh theo Thông báo lịch Kiểm soát chung
(Nộp bài và tập thông báo của Viện. vấn đáp cho và xử lý các tình
vấn đáp) - Vấn đáp sinh viên theo lịch của Viện: - Nộp 1 bản cứng BCTT cho GVHD huống phát sinh

5
Môn học: Thực tập doanh nghiệp Viện Tài chính - Kế toán
Bậc đào tạo: Đại học chính quy

Trách nhiệm của Trách nhiệm Trách nhiệm Trách nhiệm


Lịch trình Trách nhiệm của GVHD Trách nhiệm của sinh viên của thư ký của BLĐ Viện
ĐVTT GVCC
+ Đặt câu hỏi - Nộp Giấy xác nhận thực tập bản giảng viên và
+ Nghe sinh viên trả lời gốc cho GVHD (Pho to 1 bản đóng sinh viên.
+Tổng kết, rút kinh nghiệm cho sinh viên vào BCTT)
+ Chấm điểm theo rubrics Lưu ý: BCTT đóng bìa màu hồng,
+ Công bố điểm vấn đáp cho sinh viên gáy bình thường, không đóng gáy lò
xo.
- Lập Bảng điểm tổng kết và đánh giá sinh Chấm điểm theo Gửi BCTT và Kiểm soát chung
Tuần 14
viên đạt chuẩn đầu ra môn học, nhập điểm rubrics. Phiếu chấm (gửi và xử lý các tình
(Chấm chéo
vào phần mềm và in ra lưu trữ. link) cho GVCC huống phát sinh
và tổng kết
- Lập Báo cáo môn học (Tự lưu trữ và gửi
điểm)
file về cho TBM).
Hình 2 - Thời gian thực tập và trách nhiệm của các bên liên quan
(* Đối với học kỳ 3 - học kỳ hè, do thời gian quy định là 8 tuần nên tiến độ công việc được đẩy nhanh gấp 1,5 lần so với học kỳ 1 và học kỳ 2 ở trên)

6
Môn học: Thực tập doanh nghiệp Viện Tài chính - Kế toán
Bậc đào tạo: Đại học chính quy

4. QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
4.1. Quy định về hình thức
- Giấy A4, in trên 2 mặt, in trắng đen (không in màu). Khoảng cách lề (trên, dưới, trái, phải) lần
lượt là: 2,5cm; 2,5cm; 3,5cm; 2,5cm.
- Tổng số trang về nội dung chính của BCTT (bao gồm các chương của BCTT) tối đa 50 trang,
tối thiểu 20 trang.
- Số trang được đánh ở phía dưới, góc phải của trang giấy. Các nội dung từ “MỤC LỤC” đến
“DANH MỤC HÌNH” được đánh số bắt đầu từ “i” đến hết. Các nội dung còn lại của BCTT (tính
từ “PHẦN MỞ ĐẦU”) được đánh số bắt đầu từ “1” đến hết (kể cả “PHỤ LỤC”, “DANH MỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO”).
- Bìa chính và bìa phụ: Trình bày các thông tin theo mẫu đính kèm (Phụ lục 3).
- Không sử dụng Header và Footer.
- Trang nội dung chính phải sử dụng size 13, sử dụng font chữ Times New Roman, khoảng cách
giữa các hàng 1.5 dòng. Mật độ chữ bình thường, không kéo giãn chữ hoặc nén chữ. Căn lề 2 bên
(Justified), không thụt đầu hàng (đầu dòng).
- Các chương được sắp xếp và đánh số theo thứ tự của chương (Chương 1., Chương 2, …). Tiêu
đề chương in đậm, cỡ chữ 14, in hoa, sử dụng font chữ Times New Roman. Spacing: Before 6 pt,
After: 12 pt, Line spacing: 1.5 lines, không thụt đầu hàng, căn giữa.
- Mỗi chương của khóa luận được tổ chức thành các mục với mỗi mục có thể gồm các tiểu mục.
Các mục và tiểu mục của khóa luận được trình bày và đánh số theo nhóm chữ số với chữ số thứ
nhất là chỉ số chương. Ví dụ: 3.1.2: Chương 3, mục 1, tiểu mục 2. Chú ý không sử dụng quá nhiều
cấp tiểu mục (nhiều nhất là 5 cấp ứng với 5 chữ số và đảm bảo mỗi nhóm mục/tiểu mục có ít nhất
2 mục/tiểu mục). Các mục, tiểu mục được định dạng như sau:
+ Tiểu mục thứ nhất (tiểu mục có 02 chữ số): sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ 13, in đậm;
Spacing: Before 6 pt, After 0 pt, Line spacing 1.5 lines, không thụt đầu hàng, căn lề trái. Tên tiểu
mục thứ nhất được đánh số theo thứ tự từng chương (1.1, 1.2, …; 2.1, 2.2, ...; 3.1, 3.2, ...).
+ Tiểu mục thứ hai (tiểu mục có 03 chữ số): sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ 13, in đậm
và nghiêng. Spacing: Before 0 pt, After: 0 pt, Line spacing: 1.5 lines, không thụt đầu hàng, căn lề
trái. Tên tiểu mục thứ hai được đánh số theo thứ tự trên cơ sở tiểu mục thứ nhất, 2 số đầu là số
của tiểu mục thứ nhất. Ví dụ: tiểu mục thứ nhất là 1.1, các tiểu mục thứ hai sẽ là 1.1.1, 1.1.2, …
+ Tiểu mục thứ ba (tiểu mục có 04 chữ số): sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ 13. Spacing:
Before 0 pt, After: 0 pt, Line spacing: 1.5 lines, không thụt đầu hàng, căn lề trái. Tên tiểu mục
được đánh số theo thứ tự trên cơ sở tiểu mục thứ hai, 3 số đầu là số của tiểu mục thứ hai. Ví dụ:
tiểu mục thứ hai là 1.1.1, các tiểu mục thứ ba sẽ là 1.1.1.1, 1.1.1.2, …

1
Môn học: Thực tập doanh nghiệp Viện Tài chính - Kế toán
Bậc đào tạo: Đại học chính quy

- Không được dùng chữ nổi, chữ kiểu, chữ thư pháp, số La mã.
- Các bảng số liệu, hình (bao gồm sơ đồ, đồ thị, mô hình, lưu đồ, biểu đồ, hình vẽ, hình chụp - trừ
hình chụp các trang sổ sách, chứng từ) phải trích dẫn nguồn đầy đủ và đánh số thứ tự theo nguyên
tắc số thứ nhất là chỉ số chương, số thứ 2 là chỉ số thứ tự của bảng/hình trong chương. Ví dụ: Bảng
2.2: Bảng thứ 2 trong chương 2. Tên bảng đặt phía trên, cỡ chữ 13, in đậm, căn giữa, không thụt
đầu hàng. Tên hình đặt phía dưới, cỡ chữ 13, in đậm, căn giữa, không thụt đầu hàng.
- Phụ lục được đánh số liên tục, bắt đầu từ 01 đến hết.
- Phải sang trang khi kết thúc nội dung các phần (nhận xét của đơn vị thực tập, mục lục, danh mục
viết tắt, danh mục bảng, danh mục hình, các chương, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục).
- Đóng bìa: Bìa màu hồng, đóng gáy bình thường, không đóng gáy lò xo.
4.2. Qui định về nội dung
BCTT phải bao gồm các phần theo thứ tự sau:
- Trang bìa và trang phụ bìa
- NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
- MỤC LỤC
- DANH MỤC VIẾT TẮT (NẾU CÓ)
- DANH MỤC BẢNG
- DANH MỤC HÌNH (NẾU CÓ)
- NỘI DUNG CHÍNH CỦA BCTT, BAO GỒM CÁC CHƯƠNG CỦA BCTT
- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PHỤ LỤC
Những nội dung trên phải được định dạng như định dạng các chương của BCTT (xem phần trên).
4.3. Bản mô tả một BCTT hoàn chỉnh
Dưới đây là Bản mô tả 1 BCTT hoàn chỉnh. Giảng viên và sinh viên áp dụng Bản mô tả này một
cách linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể, phù hợp với bối cảnh của chuyên ngành.

Phần 1: Quá trình thực tập tại đơn vị

Chương 1: Giới thiệu về đơn vị thực tập và bộ phận (phòng ban) thực tập

❏ Giới thiệu chung về đơn vị thực tập


❏ Nêu được quá trình hình thành, phát triển, các thành tựu của doanh nghiệp;
❏ Nêu được lĩnh vực kinh doanh, các sản phẩm chính, thương hiệu đi kèm, đối
tác, đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp;
❏ Địa bàn hoạt động (Địa chỉ đơn vị thực tập, thị phần theo khu vực địa lý và
theo chuỗi cung ứng).

2
Môn học: Thực tập doanh nghiệp Viện Tài chính - Kế toán
Bậc đào tạo: Đại học chính quy

❏ Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị thực tập và mô tả chức năng


nhiệm vụ của từng bộ phận;
❏ Giới thiệu về bộ phận (phòng ban) thực tập
❏ Vị trí, vai trò của bộ phận thực tập trong chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ của
đơn vị thực tập;
❏ Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của bộ phận thực tập và mô tả chức năng
nhiệm vụ của từng bộ phận;
❏ Mô tả khái quát những công việc mà nhóm thực tập được làm việc, các công
việc đó liên quan đến những bộ phận nào và nhóm thực tập phải báo cáo kết
quả công việc cho cá nhân (chức danh công việc) nào.

Chương 2: Thực trạng công việc thực tập tại đơn vị

❏ Vẽ sơ đồ và mô tả quy trình nghiệp vụ thực tập


❏ Vẽ sơ đồ quy trình nghiệp vụ thực tập;
❏ Mô tả các bước trong quy trình nghiệp vụ thực tập, những bước này được tổ
chức một cách thường xuyên hay theo chu kỳ;
❏ Mô tả các cá nhân, bộ phận, tổ chức, nguồn lực (cơ sở vật chất, công nghệ, tri
thức, …) tham gia vào quy trình này, họ tham gia ở những bước nào, có điểm
gì đáng chú ý;
❏ Mô tả những sản phẩm, dịch vụ, kết quả tiềm năng của nghiệp vụ thực tập;
❏ Mô tả người sử dụng kết quả của nghiệp vụ thực tập (là đối tượng bên trong
hay bên ngoài doanh nghiệp, họ sử dụng kết quả mà nghiệp vụ thực tập cung
cấp để làm gì);
❏ Mô tả các đặc điểm về người sử dụng tiêu biểu (gợi ý: trình độ, thói quen, các
hành vi thường gặp, mong muốn của họ đối với kết quả mà nghiệp vụ thực tập
cung cấp);
❏ Mô tả quá trình theo dõi, giám sát kết quả của nghiệp vụ thực tập (các tiêu chí
đánh giá kết quả, tần suất thực hiện việc theo dõi, giám sát);
❏ Nhóm thực tập đã tham gia thực hiện, quan sát những nội dung nào trong quy
trình nghiệp vụ thực tập vừa nêu?
❏ Các chứng từ, sổ sách, báo cáo, giấy tờ làm việc … (gọi chung là “Tài liệu”) được sử
dụng trong quy trình nghiệp vụ thực tập
❏ Có những tài liệu nào được sử dụng trong quy trình nghiệp vụ thực tập?
❏ Ai là người thực hiện các tài liệu này? Chúng được cung cấp cho ai, được xử lý
và lưu trữ, kiểm soát như thế nào?
❏ Các tài liệu này nằm trong những bước nào trong quy trình nghiệp vụ? Chúng
được sử dụng nhằm mục đích gì?
❏ Đánh giá thực trạng nghiệp vụ thực tập (nêu ưu và nhược điểm)
❏ Đánh giá chung nghiệp vụ thực tập (theo nội dung của quy trình nghiệp vụ, các
tài liệu sử dụng trong quy trình nghiệp vụ thực tập);

3
Môn học: Thực tập doanh nghiệp Viện Tài chính - Kế toán
Bậc đào tạo: Đại học chính quy

❏ Đánh giá về kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh có liên quan đến nghiệp
vụ thực tập (nếu có).

Phần 2: Tự đánh giá trải nghiệm sau quá trình thực tập tại đơn vị của người học

❏ Những thành tựu mà nhóm thực tập đã đạt được sau quá trình thực tập. Yêu cầu: cụ
thể hóa về mặt định tính (đã làm được việc gì, được đánh giá chất lượng ra sao, đã ứng
dụng được những kiến thức, kỹ năng, thái độ gì) và định lượng (con số cụ thể, ví dụ
như: đạt được KPI như thế nào …)
❏ Đánh giá sự khác nhau giữa môi trường lý thuyết với môi trường thực tế đã có những
tác động gì tới trải nghiệm của sinh viên
❏ Những khác biệt này đã tạo ra ấn tượng như thế nào?
❏ Những khác biệt này đã gây ra khó khăn gì, cú shock gì khi sinh viên lần đầu
được tiếp cận thực tế?
❏ Sinh viên đã vượt qua những khác biệt này như thế nào? Mô tả chi tiết về kinh
nghiệm thay đổi và thích ứng với thực tế của sinh viên dựa trên trải nghiệm của
bản thân.
❏ Những bài học kinh nghiệm mà sinh viên đã tự nhận thức được trong quá trình thực
tập (về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chuyên môn và trong cuộc sống);
❏ Tầm nhìn của sinh viên đối với chuyên ngành trong tương lai: Những yếu tố đang và
có thể tác động tới triển vọng nghề nghiệp của ngành này (số lượng vị trí việc làm, các
kỹ năng mới, các yêu cầu công việc mới). Gợi ý: sinh viên có thể áp dụng phân tích
SWOT (Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức) trong ngành này.
❏ Kế hoạch phát triển bản thân của sinh viên sau quá trình thực tập:
❏ Những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà sinh viên muốn được bổ sung và cải tiến
sau quá trình thực tập;
❏ Những dự định sắp tới của sinh viên sau quá trình thực tập để phát triển bản
thân (vị trí công việc mong muốn, các khóa học quan tâm, …)

4.4. Nộp bài


Báo cáo thực tập hoàn chỉnh phải bao gồm đầy đủ các nội dung đã quy định trong mục 4.2.
- Nộp file bài hoàn chỉnh theo thông báo của Viện Tài chính - Kế toán.
- Nộp bản gốc Giấy xác nhận tại ĐVTT cho GVHD (photo 1 bản đóng vào cuốn BCTT).
- In 01 cuốn (bao gồm đầy đủ phụ lục và bản photo giấy xác nhận tại ĐVTT) nộp cho GVHD.
5. Hướng dẫn về trích dẫn tài liệu tham khảo
Trích dẫn tài liệu tham khảo tuân thủ theo chuẩn APA1, phiên bản thứ 6 hoặc 72. Cách trích dẫn
theo APA 7th cụ thể như sau:

1
American Psychological Association: Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ.
2
APA 6th/7th Edition.

4
Môn học: Thực tập doanh nghiệp Viện Tài chính - Kế toán
Bậc đào tạo: Đại học chính quy

4.5.1. Trích dẫn trong bài viết3


Lưu ý: (1) Tất cả tài liệu nào đã được trích dẫn trong bài viết đều phải liệt kê ở mục “Tài liệu tham
khảo4” ở cuối bài và ngược lại; (2) Khi trích dẫn trong bài viết bằng tiếng Anh, sử dụng họ của
tác giả - bất kể tài liệu dùng để trích dẫn bằng tiếng gì; còn khi trích dẫn trong bài viết bằng tiếng
Việt, dùng họ (nếu là tài liệu dùng để trích dẫn bằng tiếng Anh) hoặc dùng đầy đủ cả họ, tên đệm
và tên (nếu tài liệu sử dụng để trích dẫn bằng tiếng Việt); và (3) Nếu tác giả là tổ chức, ghi đầy
đủ tên của tổ chức.
4.5.1.1 Trích dẫn tài liệu sơ cấp
(*) Trích dẫn trực tiếp tài liệu tiếng Việt
- Nếu trích trực tiếp các cụm từ có 5 từ trở lên hoặc cả đoạn văn ít hơn 40 từ: phải để trong ngoặc
kép các cụm hoặc đoạn văn đó và phải ghi số trang phía sau. Ví dụ:
+ Trích dẫn 1 tác giả: Trong nghiên cứu của mình, Tăng Thị Thanh Thủy (2019) cho rằng lợi
nhuận là “một trong những thông tin được nhiều người sử dụng BCTC quan tâm nhất” (tr. 132);
hoặc: Lợi nhuận là “một trong những thông tin được nhiều người sử dụng BCTC quan tâm nhất”
(Tăng Thị Thanh Thủy, 2019, tr. 132).
+ Trích dẫn 2 tác giả: Theo Hồ Thị Vân Anh và Phạm Tú Anh (2020), nhiều doanh nghiệp đã
“phát triển hệ thống quản lý môi trường và kế toán môi trường” (tr. 62); hoặc: Trong thời gian
qua, nhiều doanh nghiệp đã “phát triển hệ thống quản lý môi trường và kế toán môi trường” (Hồ
Thị Vân Anh và Phạm Tú Anh, 2020, tr. 62).
+ Trích dẫn từ 3 tác giả trở lên: Theo Mai Thanh Hùng và cộng sự (2020), hoạt động kết nối, hợp
tác giữa trường đại học với các doanh nghiệp là “xu hướng phổ biến trên thế giới” (tr. 224); hoặc:
Hoạt động kết nối, hợp tác giữa trường đại học với các doanh nghiệp là “xu hướng phổ biến trên
thế giới” (Mai Thanh Hùng và cộng sự, 2020, tr. 224).
- Nếu trích dẫn những đoạn dài từ 40 từ trở lên, cả đoạn được định dạng 5 khoảng trống5 từ lề
trái và được trình bày như sau:
Theo Hồ Thị Vân Anh và Phạm Tú Anh (2020): Thời gian qua đã chứng kiến sự gia tăng mối
quan tâm đến các câu hỏi xã hội và môi trường từ các bên liên quan khác nhau dành cho các
công ty. Vì vậy, nhiều công ty đã phát triển hệ thống quản lý môi trường và kế toán môi trường
cũng như thay đổi các hoạt động công bố xã hội và môi trường để đáp lại kỳ vọng các bên liên
quan của chúng (tr. 62); hoặc:
Thời gian qua đã … các bên liên quan của chúng (Hồ Thị Vân Anh và Phạm Tú Anh, 2020, tr.
62).
(**) Trích dẫn trực tiếp tài liệu tiếng Anh

3
In-text Citations
4
References
5
Spaces

5
Môn học: Thực tập doanh nghiệp Viện Tài chính - Kế toán
Bậc đào tạo: Đại học chính quy

Tương tự như trích dẫn tài liệu tiếng Việt ở trên, chỉ khác thay vì ghi đầy đủ họ tên như tài liệu
tiếng Việt, trích dẫn tài liệu tiếng Anh và các tiếng nước ngoài khác ở chỗ chỉ ghi họ của tác giả.
(***) Trích dẫn gián tiếp/diễn giải/tóm tắt tài liệu tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài
Tương tự như trích dẫn trực tiếp ở trên chỉ khác là không để trong “…” hay lùi vào 5 khoảng trống
từ lề trái và tên tác giả cùng năm xuất bản có thể đặt trong (…), không kèm theo số trang.
Lưu ý: (1) Nếu tác giả có nhiều công trình trong cùng năm thì phải để a, b, c, … sau năm xuất
bản. Ví dụ: Nguyễn Thị Thu Hiền (2017a, 2017b), và (2) Trường hợp trích dẫn nhiều tác giả cho
1 nội dung/quan điểm thì sắp xếp các tác giả theo thứ tự ưu tiên a, b, c. Ví dụ: Many researchers
such as Baranovs'kyy (2004); Blank (2013); Muntiyan (1999); Pokropyvnyy (2001); and Shelest
(2009) have emphasized the importance of financial security in businesses; hoặc: Many
researchers have emphasized the importance of financial security in businesses (Baranovs'kyy,
2004; Blank, 2013; Muntiyan, 1999; Pokropyvnyy, 2001); & Shelest, 2009).
4.5.1.2. Trích dẫn tài liệu thứ cấp
Trích dẫn tài liệu thứ cấp là việc trích dẫn của một hay nhiều tác giả này thông qua bài viết của
một tác giả khác. Ví dụ: Ghi nhận từ Phạm Văn Khanh (được trích dẫn bởi Cao Thị Cẩm Vân và
cộng sự, 2020), động lực học tập có thể được duy trì hay mất đi hoặc có thể được nâng cấp lên.
Lưu ý rằng, số năm trong trích dẫn là số năm của tác giả trích dẫn (Cao Thị Cẩm Vân), chứ không
phải của tác giả được trích dẫn.
4.5.2. Liệt kê tài liệu tham khảo ở cuối bài (References)
Lưu ý: (1) Những tài liệu nào liệt kê ở mục này đều đã được trích dẫn trong bài viết và ngược lại.
Tuyệt đối không được liệt kê những tài liệu không trích dẫn ở trong bài; (2) Cả trong bài viết bằng
Anh và bài viết bằng tiếng Việt, mỗi tài liệu tham khảo bắt đầu bằng họ, sau đó đến tên lót và tên
của tác giả. Tên lót và tên của tác giả trong bài viết bằng tiếng Anh được viết tắt nhưng trong bài
viết bằng tiếng Việt thì được viết đầy đủ; (3) Không đánh số thứ tự tài liệu tham khảo cũng như
không phân biệt tài liệu tiếng Việt hay tiếng Anh. Ví dụ danh mục tài liệu tham khảo được trình
bày trong Phụ lục 1.
4.5.2.1. Đối với tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh
- Sách: Liệt kê theo thứ tự tất cả tác giả, bắt đầu từ họ tác giả, tên đệm và tên viết tắt (năm, tháng,
ngày hoặc năm xuất bản). Tên ấn phẩm. Tên thành phố xuất bản: Tên nhà xuất bản.
- Chương sách: Liệt kê theo thứ tự tất cả tác giả của chương sách, bắt đầu từ họ tác giả, tên đệm
và tên viết tắt (năm xuất bản). Tên chương sách. Trong ghi tên của tất cả tác giả, tên sách (từ
trang-đến trang). Tên nhà xuất bản.
- Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ được đăng trực tuyến: Họ tác giả, tên đệm và tên viết tắt (năm,
tháng, ngày hoặc năm đăng tải). Tên luận án/luận văn [Luận án tiến sĩ/Luận văn thạc sĩ]. Tên bộ
phận lưu trữ. https://URL

6
Môn học: Thực tập doanh nghiệp Viện Tài chính - Kế toán
Bậc đào tạo: Đại học chính quy

- Tạp chí: Liệt kê theo thứ tự tất cả tác giả, bắt đầu từ họ tác giả, tên đệm và tên viết tắt (năm,
tháng, ngày hoặc năm công bố). Tên bài báo. Tên tạp chí xuất bản, Volume (Issue), từ trang-đến
trang. DOI hoặc https://URL.
- Bài viết xuất bản trực tuyến: Liệt kê theo thứ tự tất cả tác giả, bắt đầu từ họ tác giả, tên đệm và
tên viết tắt (năm công bố). Tên công trình (Số báo cáo/số xuất bản/số đại diện). Tên cơ quan xuất
bản. https://URL
- Bài từ web: Liệt kê theo thứ tự tất cả tác giả, bắt đầu từ họ tác giả, tên đệm và tên viết tắt (năm,
tháng, ngày hoặc năm công bố). Tiêu đề bài viết. Tên cơ quan phụ trách trang web. https://URL.
- Bài đăng trong các hội thảo, hội nghị khoa học: Liệt kê theo thứ tự tất cả tác giả, bắt đầu từ họ
tác giả, tên đệm và tên viết tắt (năm công bố). Tên công trình. Số kỷ yếu/Tên tạp chí/Tên hội thảo,
Volume (Issue), từ trang-đến trang. Cơ quan xuất bản (nếu có). DOI hoặc https://URL.
4.5.2.2. Đối với tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt
Về cơ bản, trật tự sắp xếp tương tự như đối với tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh ở trên, tức là
vẫn phải theo thứ tự Alphabet của họ, tên lót và tên của tác giả. Tuy nhiên, khác với việc trích dẫn
các tài liệu bằng tiếng Anh, khi trích dẫn các tài liệu bằng tiếng Việt, phải đi đầy đủ họ, tên đệm
và tên của các tác giả.

Lưu ý: Đối với phiên bản thứ 6:


Các bạn có thể sử dụng trích dẫn tự động ngay trên file Word của Microsft như sau: Bấm vào
References, chọn APA. Tiếp đó, tích vào Insert Citation, xuất hiện giao diện như hình dưới đây.
Vào Type of Source để chọn loại tài liệu trích dẫn thích hợp rồi điền các thông tin liên quan vào
các nội dung tương ứng.

7
Môn học: Thực tập doanh nghiệp Viện Tài chính - Kế toán
Bậc đào tạo: Đại học chính quy

8
Môn học: Thực tập doanh nghiệp Viện Tài chính - Kế toán
Bậc đào tạo: Đại học chính quy

5. ĐÁNH GIÁ BÁO CÁO THỰC TẬP


Việc đánh giá BCTT được thực hiện theo rubric bao gồm giảng viên hướng dẫn đánh giá, đơn vị
thực tập đánh giá và giảng viên chấm chéo đánh giá theo tỷ trọng: Điểm của GVHD: 40%, điểm
của ĐVTT: 40%, điểm của GVCC: 20%. Sinh viên cần lưu ý một trong các điểm thành phần của
chuẩn đầu ra môn học (CLO) không đạt (1 điểm đối với thang điểm 4) nghĩa là sinh viên không
đạt môn học này và phải đăng ký học lại.
5.1. Giảng viên hướng dẫn đánh giá
Giảng viên hướng dẫn đánh giá quá trình thông qua hình thức sửa bài và hướng dẫn sinh viên tại
các buổi trao đổi trực tiếp hoặc qua điện thoại, email và chấm điểm kiến thức, kỹ năng giao tiếp
(trả lời câu hỏi) của sinh viên theo rubric (Phụ lục 2).
Sinh viên cần tuân thủ lịch hướng dẫn của giảng viên và chủ động, thường xuyên liên hệ nếu cần
được hướng dẫn. Nếu sinh viên không thực hiện kế hoạch hướng dẫn hay có bất cứ thái độ không
tốt nào trong quá trình thực tập, giảng viên có quyền từ chối hướng dẫn và sinh viên sẽ nhận điểm
0 cho môn học này.
5.2. Đơn vị thực tập đánh giá
Đơn vị thực tập đánh giá thái độ, trách nhiệm xã hội, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng ứng dụng công
nghệ thông tin của sinh viên theo rubric của ĐVTT (Giấy xác nhận và đánh giá kết quả thực tập -
Phụ lục 2). Giấy xác nhận và đánh giá kết quả thực tập cần phải có chữ ký và đóng dấu của đơn
vị thực tập.
5.3. Giảng viên chấm chéo đánh giá
Giảng viên chấm chéo đánh giá kiến thức và kỹ năng viết của sinh viên theo rubrics (Phụ lục 2).

9
Môn học: Thực tập doanh nghiệp Viện Tài chính - Kế toán
Bậc đào tạo: Đại học chính quy

PHỤ LỤC 1
VÍ DỤ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Albright, M. (1991). The role of the United States in Central Europe. Proceedings of the Academy
of Political Science, 38(1), 71-84. https://doi.org/10.2307/1173814.

Boudreaux, C. M. (2015). The city framed: A photographic examination of space and violence in
Ciudad Juarez [Doctoral dissertation, Tulane University]. Tulane University Theses and
Dissertations Archive.
https://digitallibrary.tulane.edu/islandora/object/tulane%3A27939/datastream

Bradley, M., Jarrell, G. A., & Kim, H. A. (1984). On the Existence of an optimal capital structure:
Theory and Evidence. The Journal of Finance, 39(3), 857-879. DOI: 10.2307/2327950.

Chamberlain, E. H. (1962). The Theory of Monopolistic Competition: A Re-orientation of the


Theory of Value. Cambridge, MA: Harvard University Press.

Grau, A. J., & Reig, A. (2018). Trade credit and determinants of profitability in Europe. The case
of the agri-food industry. International Business Review, 27(5), 947-957.
https://doi.org/10.1016/j.ibusrev.2018.02.005.

Harris, B., & Zucker, S. (2015, August 9). Haussmann the demolisher and the creation of modern
Paris. Smarthistory. https://smarthistory.org/haussmann-the-demolisher-and- the-creation-
of-modern-paris.

Nguyễn Thị Ngọc Bích. (2021). Phân tích khả năng sinh lợi. Trong Phan Hồng Hải, Nguyễn Văn
Công, Nguyễn Thị Ngọc Bích và Nguyễn Băng Trinh, Phân tích báo cáo tài chính (tr. 260-
292). Hồ Chí Minh: Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Thu Hoàn. (2020, 3 9). Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán
thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS 17) tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 46,
32-45. https://doi.org/10.46242/jst-iuh.v46i04.647.

Shupe, A. D., Jr., Hardin, B. L., & Bromley, D. G. (1983). A comparison of anti-cult movements
in the United States and West Germany. In E. Barker (Ed.), Of gods and men: New religious
movements in the West-Proceedings of 1981 Annual Conference of the British Sociological
Association Sociology of Religion Study Group (pp. 177-194). Mercer University Press.

Warner-Griffin, C., Liu, H., Tadler, C., Herget, D., & Dalton, B. (2017). Reading achievement of
U.S. fourth-grade students in an international context: First look at the Progress in
International Reading Literacy Study (PIRLS) and ePIRLS 2016 (NCES Report No. 2018-
017). Institute of Education Sciences, National Center for Educational Statistics.
https://nces.ed.gov/pubs2018/2018017.pdf.

10
Môn học: Thực tập doanh nghiệp Viện Tài chính - Kế toán
Bậc đào tạo: Đại học chính quy

PHỤ LỤC 2
RUBRICS ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN VÀ NHẬT KÝ THỰC TẬP
2.1. RUBRIC ĐÁNH GIÁ CỦA GVHD

CLO Nội dung chuẩn đầu ra Mức 4 (Giỏi) Mức 3 (Khá) Mức 2 (Trung bình) Mức 1 (Kém) Tỷ lệ %

Mô tả được tổng quan về Mô tả được 7 nội dung tổng Mô tả được tối thiếu 6 Mô tả được tối thiểu 5 nội Mô tả được dưới 5 nội
đơn vị thực tập. quan về đơn vị thực tập theo nội dung tổng quan về dung tổng quan về đơn vị dung tổng quan về đơn
CLO1 15%
tài liệu hướng dẫn. đơn vị thực tập theo tài thực tập theo tài liệu vị thực tập theo tài liệu
liệu hướng dẫn. hướng dẫn. hướng dẫn.
Mô tả được thực trạng Mô tả được tối thiểu 10 nội Mô tả được tối thiếu 9 Mô tả được tối thiểu 8 nội Mô tả được dưới 8 nội
công việc thực tập tại dung công việc thực tập nội dung công việc thực dung công việc thực tập dung công việc thực tập
CLO2 đơn vị. theo tài liệu hướng dẫn. tập theo tài liệu hướng theo tài liệu hướng dẫn. theo tài liệu hướng dẫn. 10%
dẫn.
Đánh giá được thực Đánh giá rõ ràng, hợp lý Đánh giá rõ ràng, hợp lý Đánh giá rõ ràng, hợp lý Đánh giá được dưới
trạng của công việc thực 100% các nội dung của quytừ 75% đến dưới 100% từ 50% đến dưới 75% các 50% các nội dung của
tập tại đơn vị. trình nghiệp vụ, các tài liệu
các nội dung của quy nội dung của quy trình quy trình nghiệp vụ, các
sử dụng trong quy trình trình nghiệp vụ, các tài nghiệp vụ, các tài liệu sử tài liệu sử dụng trong
CLO3 nghiệp vụ thực tập dựa trên
liệu sử dụng trong quy dụng trong quy trình quy trình nghiệp vụ thực 5%
sự phân tích chặt chẽ, cótrình nghiệp vụ thực tập nghiệp vụ thực tập dựa tập.
minh chứng đầy đủ. dựa trên sự phân tích trên sự phân tích chặt chẽ,
chặt chẽ, có minh chứng có minh chứng đầy đủ.
đầy đủ.
Có kỹ năng thuyết trình Trả lời đúng 100% câu hỏi Trả lời đúng từ 80% câu Trả lời đúng từ 50% câu Trả lời đúng dưới 50%
thể hiển bằng việc trả lời của giảng viên hỏi của giảng viên hỏi của giảng viên câu hỏi của giảng viên
CLO6 câu hỏi của giảng viên 10%

Tổng cộng 40%

1
Môn học: Thực tập doanh nghiệp Viện Tài chính - Kế toán
Bậc đào tạo: Đại học chính quy

2.2. RUBRIC ĐÁNH GIÁ CỦA ĐVTT

CLO Nội dung chuẩn đầu ra 4 (Giỏi) 3 (Khá) 2 (Trung bình) 1 (Kém) Tỷ lệ
Ứng dụng công nghệ Sử dụng thành thạo, thao Sử dụng tốt công nghệ Sử dụng được công nghệ Không sử dụng được
thông tin để thực hiện tác nhanh công nghệ thông tin để thực hiện công thông tin để thực hiện công công nghệ thông tin để
CLO 5 công việc thực tập tại thông tin để thực hiện việc thực tập tại đơn vị việc thực tập tại đơn vị thực hiện công việc thực 10%
đơn vị. công việc thực tập tại tập tại đơn vị
đơn vị
Có kỹ năng giao tiếp Tạo được ấn tượng và Tạo được thiện cảm trong Tự tin trong giao tiếp Chưa tự tin trong giao tiếp
CLO 6 hiệu quả (Kỹ năng giao thiện cảm trong giao tiếp giao tiếp hoặc không tạo được 10%
tiếp bằng ngôn ngữ nói) thiện cảm trong giao tiếp.
- Có thái độ chuẩn mực - Tuân thủ quy định của - Tuân thủ quy định của -Tuân thủ quy định của - Chưa tuân thủ quy định
- Tham gia tích cực các đơn vị thực tập, tác đơn vị thực tập, tác phong đơn vị thực tập, tác phong của đơn vị thực tập hoặc
hoạt động của đơn vị phong lịch sự, tôn trọng, lịch sự, tôn trọng, trung đôi khi còn chưa lịch sự, tác phong chưa lịch sự
thực tập trung thực mọi người và thực mọi người và chỉ thực tôn trọng, trung thực mọi hoặc thiếu tôn trọng hoặc
luôn chủ động thực hiện hiện công việc được giao. người và chỉ thực hiện không trung thực hoặc
công việc. Chính trực, Chính trực, khách quan, có công việc được giao. chưa thực hiện công việc
khách quan, năng lực năng lực chuyên môn, thận Chính trực, khách quan, có được giao. Chưa chính
chuyên môn cao, thận trọng, bảo mật và có tư năng lực chuyên môn, đôi trực, hoặc chưa khách
CLO 7 20%
trọng, bảo mật và có tư cách nghề nghiệp khi trong công việc chưa quan hoặc chưa có năng
cách nghề nghiệp - Tham gia tất cả các hoạt thận trọng, bảo mật và có lực chuyên môn hoặc
- Tích cực chủ động động của doanh nghiệp khi tư cách nghề nghiệp chưa thận trọng hoặc chưa
tham gia tất cả các hoạt được phân công - Ít tham gia các hoạt động có bảo mật hoặc thiếu tư
động của doanh nghiệp của doanh nghiệp cách nghề nghiệp
- Không tham gia bất kỳ
hoạt động nào của doanh
nghiệp
Tổng cộng 40%

2
Môn học: Thực tập doanh nghiệp Viện Tài chính - Kế toán
Bậc đào tạo: Đại học chính quy

2.3. RUBRIC ĐÁNH GIÁ CỦA GVCC


CLO Nội dung chuẩn đầu ra Mức 4 (Giỏi) Mức 3 (Khá) Mức 2 (Trung bình) Mức 1 (Kém) Tỷ lệ %
Đánh giá được quá trình Đánh giá rõ ràng, hợp lý 8 Đánh giá rõ ràng, hợp lý Đánh giá rõ ràng, hợp Đánh giá được dưới 6 nội 15%
thực tập của bản thân tại nội dung quá trình thực tập 7 nội dung quá trình lý 6 nội dung quá trình dung quá trình thực tập
đơn vị. theo tài liệu hướng dẫn. thực tập theo tài liệu thực tập theo tài liệu theo tài liệu hướng dẫn.
hướng dẫn. hướng dẫn.
CLO4

CLO6 Có kỹ năng giao tiếp Định dạng văn bản đẹp, dễ Định dạng văn bản đẹp, Định dạng văn bản Định dạng văn bản chưa 5%
hiệu quả (Kỹ năng giao nhìn, đúng qui định. Hình dễ nhìn, đúng qui định. đúng qui định nhưng đúng qui định. Câu văn
tiếp bằng ngôn ngữ viết) ảnh, sơ đồ, bảng số liệu Trình bày rõ ràng hình trình bày chưa đẹp trình bày không rõ ràng và
trình bày đẹp, dễ nhìn bằng ảnh, sơ đồ, bảng số liệu. hoặc trình có hình ảnh, cótrên 4 lỗi chính tả trong
cách sử dụng các phần mềm Câu văn trình bày mạch sơ đồ, bảng số liệu 1 trang. Không trích dẫn
chuyên dụng. Câu văn trình lạc, chính xác, rõ ràng, nhưng trình bày chưa tài liệu tham khảo. Chưa
bày mạch lạc, chính xác, rõ sử dụng từ có chọn lọc đẹp hoặc chưa dễ nhìn. minh họa bằng các biểu
ràng, sử dụng từ có chọn lọc và có từ 1 đến 2 lỗi Câu văn trình bày đồ, lưu đồ, hình ảnh cho
và không có lỗi chính tả. chính tả trong 1 trang. chính xác, rõ ràng và các nội dung
Thực hiện đúng quy định về Thực hiện đúng quy có từ 3 đến 4 lỗi chính
trích dẫn tài liệu tham khảo. định về trích dẫn tài liệu tả trong 1 trang. Thực
Các biểu đồ, lưu đồ, hình tham khảo. Các biểu đồ, hiện sai quy định về
ảnh được minh họa đa dạng, lưu đồ, hình ảnh được trích dẫn tài liệu tham
hiệu quả cho nhiều nội dung minh họa đa dạng, hiệu khảo. Các biểu đồ, lưu
quả cho một số nội dung đồ, hình ảnh được
quan trọng minh họa cho rất ít nội
dung

Tổng cộng 20%

3
Môn học: Thực tập doanh nghiệp Viện Tài chính - Kế toán
Bậc đào tạo: Đại học chính quy

2.4. NHẬT KÝ THỰC TẬP

NHẬT KÝ THỰC TẬP DOANH NGHIỆP

Đơn vị thực tập (ĐVTT): ..............................................................................................................................................................................


Năm học:
Giảng viên hướng dẫn: ......................................................................................................... Học kỳ: ..............
......................................
Lớp: Mã lớp HP:
Sinh viên thực hiện:
............................... ....................................
1. Nguyễn Văn A 2. Nguyễn Thị B 3. Trần Ngọc K 4. Bùi Tố Q 5. Mai Thị M

ĐVTT xác
Ngày Nội dung thực hiện Kết quả đạt được Các tồn tại cần khắc phục Đề xuất cải tiến GV xác nhận
nhận

Ngày …. tháng …... năm ...


Sinh viên
Sinh viên 2 Sinh viên 3 Sinh viên 4 Sinh viên 5
1

4
Môn học: Thực tập doanh nghiệp Viện Tài chính - Kế toán
Bậc đào tạo: Đại học chính quy

PHỤ LỤC 3: MẪU TRANG BÌA VÀ PHỤ BÌA

BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM


VIỆN TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

Cỡ chữ 14 ******

Bìa 1 (bìa chính): màu hồng, đóng gáy bình thường, không đóng gáy lò xo

Cỡ chữ 20

BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP


Cỡ chữ 16-17

CÔNG VIỆC … TẠI CÔNG TY ABC

Cỡ chữ 13

Giảng viên hướng dẫn: TS. Huỳnh Tấn Dũng


Sinh viên/Nhóm sinh viên thực hiện:
STT Họ và tên MSSV Lớp
1 Nguyễn Văn A 1502231 DHKT16A
2 Trần Thị B 1506351 DHKT16C
3 Bùi Văn C 1506487 DHKT16C

Cỡ chữ 13

TP. HCM, THÁNG …/2023


1
Môn học: Thực tập doanh nghiệp Viện Tài chính - Kế toán
Bậc đào tạo: Đại học chính quy

BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM


VIỆN TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
******

Bìa 2 (bìa phụ): in đen trắng bình thường, định dạng giống bìa chính

BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP

CÔNG VIỆC … TẠI CÔNG TY ABC

Giảng viên hướng dẫn: TS. Huỳnh Tấn Dũng


Sinh viên/Nhóm sinh viên thực hiện:
STT Họ và tên MSSV Lớp
1 Nguyễn Văn A 1502231 DHKT16A
2 Trần Thị B 1506351 DHKT16C
3 Bùi Văn C 1506487 DHKT16C

TP. HCM, THÁNG …/2023

You might also like