You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA MARKETING

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN


ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ MARKETING

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2023


MỤC LỤC
1. MÔ TẢ CHUNG VỀ ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ MARKETING ............................................ 1
2. NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN .................................................................................. 1
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 1
4. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ ÁN ........................................................................................ 1
5. THỜI GIAN THỰC HIỆN ........................................................................................ 1
6. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN........................................................................................ 2
7. BIỂU MẪU .............................................................................................................. 6
8. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ......................................................................................... 8
9. ĐÁNH GIÁ ............................................................................................................ 13
1. MÔ TẢ CHUNG VỀ ĐỀ ÁN QUẢN TRỊ MARKETING
Đề án quản trị Marketing được thiết kế nhằm giúp sinh viên cọ xát với thực tiễn
marketing, đồng thời ôn lại và vận dụng các kiến thức và kỹ năng về quản trị và nghiên
cứu Marketing đã được rèn luyện trong quá trình học. Đề án cũng đóng vai trò giúp
sinh viên làm quen và chuẩn bị tiền đề cho việc thực tập tốt nghiệp cuối khóa.
Sinh viên sẽ thực hiện đề án theo cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ (từ 2 - 4 sinh viên)
với yêu cầu chính là tìm hiểu về các hoạt động liên quan đến quản trị marketing của
một đơn vị (doanh nghiệp, tổ chức, hội nhóm) trong thực tế. Sau đó, các hiểu biết này
được vận dụng để xây dựng một bản mô tả tình huống nghiên cứu (case). Đề án được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách và sự hỗ trợ, giám sát của đại
diện đơn vị thực tế.
2. NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN
• Sinh viên ôn tập lại toàn bộ những kiến thức của các học phần liên quan đến phân
tích, nghiên cứu và quản trị marketing.
• Sinh viên phải đến đơn vị tìm hiểu/kiến tập ít nhất một buổi (4 tiếng)/một tuần (có
giấy xác nhận của đơn vị) nhằm thu thập thông tin phục vụ đề án nghiên cứu.
• Sinh viên làm việc nhóm (3 - 4 sinh viên/nhóm).
• Nộp báo cáo đúng hạn
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Quản trị Marketing, Nghiên cứu Marketing, và tài liệu liên quan do giảng
viên hướng dẫn cung cấp.
4. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ ÁN
Sản phẩm 1 (SP1): Bản mô tả công việc quản trị Marketing của đơn vị
Sản phẩm 2 (SP2): Báo cáo phân tích hoạt động hoạch định và thực hiện Marketing
của đơn vị
5. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Tuần 1- 4
Tìm kiếm, làm quen với đơn vị; Tìm hiểu quy trình thực hiện đề án.
Tuần 5 - 13
Tìm hiểu đơn vị và công việc của nhà quản trị marketing tại đơn vị, thực
hiện thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu liên quan đến vấn đề quản trị
marketing và hoạt động hoạch định Marketing tại đơn vị.
Tuần 14 - 15
Hoàn thiện và nộp các sản phẩm của đề án;
Báo cáo đề án.

1
6. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Thời gian Nhiệm vụ Kết quả nộp
cho giảng
viên hướng
dẫn
Tuần 1 - 2 Giới thiệu và hướng dẫn thực hiện Đề án

Tuần 3 - 4 - Sinh viên tìm kiếm và làm quen với đơn vị


- Sinh viên đọc tài liệu hướng dẫn đề án
- Sinh viên liên hệ và sắp xếp gặp giáo viên hướng dẫn
Tuần 5 - 6 Sinh viên bắt đầu đi kiến tập tại đơn vị:
- tìm hiểu các hoạt động liên quan đến quản trị marketing tại đơn vị,
- tương tác với nhà quản trị, nhân viên tại đơn vị,
- trao đổi và thống nhất với đơn vị về việc hỗ trợ thực hiện các công việc tại đơn vị
Sinh viên tương tác với giảng viên hướng dẫn:
- cung cấp cho giảng viên hướng dẫn về thông tin của đơn vị
- thống nhất với giảng viên hướng dẫn về kế hoạch tìm hiểu và kiến tập tại đơn vị (BM1)
- trao đổi với giảng viên hướng dẫn về phương pháp tiếp cận, và thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
tại đơn vị
- trao đổi với giảng viên hướng dẫn về kế hoạch thu thập dữ liệu tại đơn vị
Sinh viên đọc tài liệu
- Mẫu kế hoạch tìm hiểu và kiến tập tại đơn vị (BM1)
- Mẫu kế hoạch thu thập dữ liệu (BM2)
- Sách Nghiên cứu Marketing, Quản trị Marketing, Các tài liệu liên quan

Tuần 7 - 8 Sinh viên tiếp tục đi kiến tập tại đơn vị: - Kế hoạch tìm
- tìm hiểu các hoạt động liên quan đến quản trị marketing tại đơn vị, hiểu và kiến

2
- tương tác với nhà quản trị, nhân viên tại đơn vị, tập tại đơn vị
- trao đổi và thống nhất với đơn vị về việc hỗ trợ thực hiện các công việc tại đơn vị có xác nhận
của đơn vị
Sinh viên tương tác với giảng viên hướng dẫn:
(BM1)
- thống nhất với giảng viên hướng dẫn về phương pháp tiếp cận, và thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ
- Kế hoạch thu
cấp tại đơn vị (BM2)
thập dữ liệu
- thống nhất với giảng viên hướng dẫn về kế hoạch thu thập dữ liệu tại đơn vị (BM2)
Sinh viên đọc
- Mẫu kế hoạch thu thập dữ liệu (BM2)
- Sách Nghiên cứu Marketing, Quản trị Marketing, Các tài liệu liên quan
Tuần 9 - 10 Sinh viên tiếp tục đi kiến tập tại đơn vị:
- thực hiện thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp phục vụ cho SP1 và SP2 của đề án
- tiếp tục tìm hiểu các hoạt động liên quan đến quản trị marketing tại đơn vị,
- tương tác với nhà quản trị, nhân viên tại đơn vị
Trong quá trình từ tuần 1-6, sinh viên cần làm việc với giảng viên hướng dẫn để soạn thảo và thống
nhất được danh sách các câu hỏi cần phỏng vấn hoặc kịch bản phỏng vấn.
Sinh viên tương tác với giảng viên hướng dẫn:
- cập nhật với giảng viên hướng dẫn về phương pháp tiếp cận, và thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ
cấp tại đơn vị
- cập nhật với giảng viên hướng dẫn về việc thu thập dữ liệu tại đơn vị
Sinh viên đọc
- Hướng dẫn thực hiện SP1 và SP2 (SP1, SP2)
- Sách Nghiên cứu Marketing, Quản trị Marketing, Các tài liệu liên quan
Tuần 10 - Sinh viên tiếp tục đi kiến tập tại đơn vị:
11 - thực hiện thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp phục vụ cho SP1 và SP2 của đề án
- tiếp tục tìm hiểu các hoạt động liên quan đến quản trị marketing tại đơn vị,
- tương tác với nhà quản trị, nhân viên tại đơn vị
Sinh viên tương tác với giảng viên hướng dẫn:

3
- cập nhật với giảng viên hướng dẫn về phương pháp tiếp cận, và thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ
cấp tại đơn vị
- cập nhật với giảng viên hướng dẫn về việc thu thập dữ liệu tại đơn vị
Sinh viên đọc
- Hướng dẫn thực hiện SP1 và SP2 (SP1, SP2)
- Sách Nghiên cứu Marketing, Quản trị Marketing, Các tài liệu liên quan
Tuần 12 Sinh viên tiếp tục đi kiến tập tại đơn vị: SP1: Bản mô
- thực hiện thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp phục vụ cho SP2 của đề án tả công việc
quản trị
- phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
Marketing của
- tiếp tục tìm hiểu các hoạt động liên quan đến quản trị marketing tại đơn vị, đơn vị
- tương tác với nhà quản trị, nhân viên tại đơn vị
Sinh viên tương tác với giảng viên hướng dẫn:
- cập nhật với giảng viên hướng dẫn về phương pháp tiếp cận, và thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ
cấp tại đơn vị
- cập nhật với giảng viên hướng dẫn về việc thu thập dữ liệu tại đơn vị
- cập nhật với giảng viên hướng dẫn về việc phân tích dữ liệu
Sinh viên đọc
- Hướng dẫn thực hiện SP2 (SP2)
- Sách Nghiên cứu Marketing, Quản trị Marketing, Các tài liệu liên quan
Tuần 13 Sinh viên tiếp tục đi kiến tập tại đơn vị:
- thực hiện thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp phục vụ cho SP2 của đề án
- phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
- tiếp tục tìm hiểu các hoạt động liên quan đến quản trị marketing tại đơn vị,
- tương tác với nhà quản trị, nhân viên tại đơn vị
Sinh viên tương tác với giảng viên hướng dẫn:
- cập nhật với giảng viên hướng dẫn về phương pháp tiếp cận, và thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ
cấp tại đơn vị

4
- cập nhật với giảng viên hướng dẫn về việc thu thập dữ liệu tại đơn vị
- cập nhật với giảng viên hướng dẫn về việc phân tích dữ liệu
Sinh viên đọc
- Hướng dẫn thực hiện SP2 (SP2)
- Sách Nghiên cứu Marketing, Quản trị Marketing, Các tài liệu liên quan
Tuần 14 Sinh viên tiếp tục đi kiến tập tại đơn vị: SP2: Báo cáo
- phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ cấp phân tích hoạt
- viết Báo cáo phân tích hoạt động hoạch định Marketing của đơn vị động hoạch
định và thực
Sinh viên tương tác với giảng viên hướng dẫn:
hiện Marketing
- cập nhật với giảng viên hướng dẫn về phương pháp tiếp cận, và thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ
của đơn vị
cấp tại đơn vị
- cập nhật với giảng viên hướng dẫn về việc thu thập dữ liệu tại đơn vị
- cập nhật với giảng viên hướng dẫn về việc phân tích dữ liệu
Sinh viên đọc
- Sách Nghiên cứu Marketing, Quản trị Marketing, Các tài liệu liên quan
Tuần 15 Hoàn thiện các sản phẩm của đề án và Báo cáo đề án.
SP1: Bản mô tả công việc quản trị Marketing của đơn vị
SP2: Báo cáo phân tích hoạt động hoạch định và thực hiện Marketing của đơn vị

5
7. BIỂU MẪU
7.1 Kế hoạch tìm hiểu và kiếp tập tại đơn vị (BM1)

Trường Đại học Kinh tế - ĐH Đà Nẵng


Khoa Marketing

KẾ HOẠCH KIẾN TẬP

SINH VIÊN
Tôi tên là/Chúng tôi tên là:_________________ Sinh viên lớp:_________________
Email:__________________________Số điện thoại:_________________________
ĐƠN VỊ KIẾN TẬP
Tên công ty:_________________________________________________________
Phòng/ban:__________________________________________________________
Người hướng dẫn:__________________ Chức vụ:__________________________
Email:____________________________ Số điện thoại:_______________________

THỜI GIAN KIẾN TẬP


Thời gian đến tìm hiểu thực tế tại đơn vị từ:_________ đến __________________
Thời gian làm việc tại đơn vị (nếu có):
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________

TÓM TẮT KẾ HOẠCH TÌM HIỂU THỰC TẾ TẠI ĐƠN VỊ


__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
__________________________________________________________________
Sinh viên: Trên đây là tóm tắt kế hoạch tìm hiểu thực tế hoạt động quản trị Marketing
tại đơn vị. Tôi đồng ý hoàn thành tất cả chương trình và bài tập trên trường và nhiệm
vụ tại đơn vị theo đúng thời gian quy định với khả năng tốt nhất của tôi. Tôi cam kết
làm quen với môi trường hoạt động, tuân thủ đúng các quy định quy trình và thực hiện
theo những tiêu chuẩn nghề nghiệp/ công việc một cách phù hợp.
Chữ ký ______________________ Ngày _________________________________

6
Người hướng dẫn tại đơn vị: Tôi đã thảo luận và thống nhất với sinh viên về kế
hoạch tìm hiểu thực tế tại đơn vị và sẽ hướng dẫn và cung cấp những thông tin cần
thiết để sinh viên có thể nắm được hoạt động Quản trị Marketing tại đơn vị.
Chữ ký ______________________ Ngày _________________________________

7.2 Kế hoạch thu thập dữ liệu (BM2)

Trường Đại học Kinh tế - ĐH Đà Nẵng


Khoa Marketing

KẾ HOẠCH THU THẬP DỮ LIỆU


Phục vụ Đề án Quản trị Marketing

SINH VIÊN
Tôi tên là/Chúng tôi tên là:_________________ Sinh viên lớp:_________________
Email:__________________________Số điện thoại:_________________________
ĐƠN VỊ KIẾN TẬP
Tên công ty:_________________________________________________________
Phòng/ban:__________________________________________________________
Người hướng dẫn:__________________ Chức vụ:__________________________
Email:____________________________ Số điện thoại:_______________________

KẾ HOẠCH THU THẬP DỮ LIỆU

Mục tiêu Đối tượng Phương Nguồn dữ Công cụ Thời gian


thông lấy dữ liệu pháp thu liệu (sơ cấp thu thập thu thập
tin tại đơn vị thập dữ liệu hay thứ dữ liệu dữ liệu
(đáp viên) cấp)

Xác nhận của đơn vị …..,ngày…..tháng….năm


Người lập kế hoạch

7
8. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
8.1 Các sản phẩm trung gian cần chuẩn bị trong quá trình
Để viết được bản mô tả công việc (SP1) và báo cáo phân tích hoạt động hoạch định
và thực hiện Marketing của đơn vị (SP2), sinh viên cần phải thực hiện việc thu thập
dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Đối với dữ liệu sơ cấp, sinh viên được yêu cầu thực hiện
5 phỏng vấn sâu với nhà quản trị Marketing và nhân viên Marketing hoặc/và các phòng
ban liên quan tại đơn vị. Một phỏng vấn có thể sử dụng cùng một lúc cho cả 2 sản
phẩm. Ví dụ, sinh viên hẹn gặp được nhà quản trị Marketing tại đơn vị để phỏng vấn
tìm hiểu công việc của nhà quản trị, trong lần phỏng vấn này, sinh viên cũng có thể
hỏi về những vấn đề marketing mà nhà quản trị gặp phải, về hoạt động marketing của
doanh nghiệp, v.v.
Trong quá trình thực hiện đề án, sinh viên cần làm việc với giảng viên hướng dẫn để
soạn thảo và thống nhất được danh sách các câu hỏi cần phỏng vấn và/hoặc kịch bản
phỏng vấn (Minh chứng 1).
Các phỏng vấn cần được ghi âm và được sự cho phép của người được phỏng vấn
tại đơn vị. Các phỏng vấn cần được nghe và ghi lại trong vòng 24 giờ sau khi phỏng
vấn. File ghi âm và văn bản ghi lại (Minh chứng 2) được đính kèm trong các sản phẩm
của đề án.
8.2 Bản mô tả công việc của một vị trí quản trị Marketing của đơn vị (SP1)
[20%]
Để viết nên bản mô tả công việc của một vị trí quản trị Marketing tại đơn vị, sinh viên
phải thực hiện ít nhất 1 phỏng vấn sâu với người đảm nhận vị trí quản trị Marketing
tại đơn vị. Sau khi phỏng vấn sâu, sinh viên tiến hành phân tích dữ liệu và viết bản
mô tả công việc dựa vào kết quả phân tích. Sinh viên được khuyến nghị hoàn thành
bản mô tả công việc với mẫu như dưới đây:

BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC


Vị trí:___________

Thông tin vị trí


Tên vị trí
Tên đơn vị
Phòng/Ban
Địa điểm làm việc
Báo cáo cho Tên vị trí công việc mà người được phỏng vấn báo cáo

Mục đích của công việc


Mô tả ngắn gọn bản chất của công việc/vị trí: tại sao vị trí này lại tồn tại, và công việc
gì mà người ở vị trí này phải hoàn thành.

8
Nhiệm vụ và trách nhiệm
Liệt kê những nhiệm vụ và trách nhiệm chính sử dụng tiêu đề và cho ví dụ các hoạt
động dưới mỗi tiêu đề.
- Xác định khoảng từ 3-8 nhiệm vụ và trách nhiệm chính cho vị trí này
- Liệt kê các nhiệm vụ và trách nhiệm theo thứ tự tầm quan trọng của nhiệm vụ và
trách nhiệm
- Bắt đầu mỗi phát biểu về nhiệm vụ và trách nhiệm với một động từ
- Nên sử dụng những miêu tả cụ thể về ở đâu, khi nào, tại sao, hay mức độ thường
xuyên khi mô tả nhiệm vụ. Ví dụ, thay vì viết “quảng bá thương hiệu”, thì viết “quảng
bá thương hiệu công ty tại các triển lãm thương mại và các sự kiện của ngành”.

Trình độ chuyên môn


Mô tả các yêu cầu về chuyên môn cần thiết để đảm nhiệm vị trí công việc thành
công. Các yêu cầu chuyên môn bao gồm:
- Học vấn – Bằng cấp
- Kiến thức chuyên môn
- Các chứng chỉ chuyên môn, nghề nghiệp
- Kỹ năng
- Các đặc điểm tính cách
- Kinh nghiệm làm việc

Các yêu cầu đặc biệt khác


Vị trí có các yêu cầu đặc biệt khác như phải làm việc dưới áp lực cao, phải đi công
tác xa không?
Thông qua bởi Chữ ký của người được phỏng vấn
người được phỏng
vấn tại đơn vị:
Ngày thông qua:

Minh chứng
• Danh sách các câu hỏi phỏng vấn và/hoặc kịch bản phỏng vấn (Minh chứng 1).
• File ghi âm và văn bản ghi lại (Minh chứng 2)

8.3 Báo cáo phân tích hoạt động hoạch định và thực hiện Marketing của đơn vị
(SP2) [70%]
Mô tả: Báo cáo phân tích hoạt động hoạch định Marketing của đơn vị được xem
như là bản mô tả và phân tích tình huống (case study) về các hoạt động hoạch định
Marketing và việc thực hiện các hoạt động Marketing tại đơn vị.
Dữ liệu dùng để hoàn thiện báo cáo: các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp được thu thập
theo kế hoạch thu thập dữ liệu (BM2). Sinh viên sử dụng ít nhất 5 phỏng vấn sâu với
nhà quản trị Marketing và nhân viên Marketing hoặc của các phòng ban liên quan tại
đơn vị (có thể kể cả lần phỏng vấn để hoàn thành SP1, tức là cùng 1 phỏng vấn có
thể sử dụng để thực hiện SP1 và SP2).

9
Cấu trúc của Báo cáo: sinh viên được khuyến nghị soạn thảo báo cáo theo cấu
trúc dưới đây.
TRANG BÌA
MỤC LỤC
TÓM TẮT TÌNH HUỐNG
[Tóm tắt ngắn gọn toàn bộ phân tích trong vòng 1 trang]
1. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ
[Giới thiệu chung về đơn vị bao gồm công ty sở hữu; lịch sử, sứ mệnh, viễn cảnh;
danh mục sản phẩm/dịch vụ;
Giới thiệu cụ thể về đơn vị kinh doanh hay dòng sản phẩm/dịch vụ mà bạn được tìm
hiểu và phân tích (nếu công ty có nhiều đơn vị kinh doanh hay nhiều dòng sản
phẩm/dịch vụ mà bạn chỉ được tìm hiểu tại đơn vị kinh doanh đó hay cho một dòng
sản phẩm/dịch vụ)]
2. BỐI CẢNH PHÂN TÍCH
[Bạn nêu rõ bối cảnh về mặt thời gian. Ví dụ, bạn có thể phân tích hoạt động hoạch
định marketing của công ty trong một giai đoạn trong quá khứ, hoặc từ một mốc thời
gian cụ thể đến thời điểm hiện tại.
Bạn nêu rõ bối cảnh về mặt địa lý/không gian. Ví dụ, bạn phân tích hoạt động hoạch
định marketing của công ty tại một chi nhánh cụ thể, tại một thành phố, đất nước cụ
thể.
Từ bối cảnh thời gian và không gian trên, bạn mô tả sơ lược về đơn vị (sản phẩm,
khách hàng, đối thủ cạnh tranh, môi trường vĩ mô trong đó đơn vị hoạt động.]

3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HOẠCH ĐỊNH MARKETING TẠI ĐƠN VỊ


3.1 Tổng quan Quá trình Hoạch định Marketing tại Đơn vị
[Mô tả tổng quan về quá trình hoạch định Marketing tại đơn vị mà bạn tìm hiểu được
thông qua phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được tại đơn vị qua việc
trả lời một số câu hỏi được gợi ý như sau:
- Ai thực hiện nhiệm vụ hoạch định Marketing (lên kế hoạch Marketing chiến lược và
tác nghiệp)?
- Các phòng ban có phối hợp trong việc hoạch định Marketing hay không? Phối hợp
như thế nào?
- Thời gian hoạch định (thời điểm hoạch định, khoảng thời gian hoạch định (kế
hoạch marketing cho 6 tháng, 1 năm, hay 2 năm,…) như thế nào?
- Quá trình hoạch định Marketing diễn ra ở cấp nào (chiến lược hay tác nghiệp)?
- Những nội dung nào được đưa ra trong quá trình hoạch định marketing tại đơn vị?
- ……….]
3.2 Hoạt động Phân đoạn Thị trường
[Mô tả hoạt động Phân đoạn Thị trường tại đơn vị qua việc trả lời một số câu hỏi
được gợi ý như sau:
- Đơn vị có thực hiện phân đoạn thị trường không?
- Ai thực hiện việc phân đoạn thị trường?
- Việc phân đoạn thị trường được thực hiện ở thời điểm nào?
- Đơn vị dựa theo những tiêu chí nào để phân đoạn thị trường?

10
- Kết quả phân đoạn thị trường của đơn vị là gì?]
3.3 Hoạt động Lựa chọn Thị trường Mục tiêu
[Mô tả hoạt động Lựa chọn Thị trường Mục tiêu tại đơn vị qua việc trả lời một số câu
hỏi được gợi ý như sau:
- Đơn vị có thực hiện việc lựa chọn thị trường mục tiêu không?
- Ai đưa ra quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu?
- Việc lựa chọn thị trường mục tiêu được thực hiện ở thời điểm nào?
- Đơn vị dựa theo những tiêu chí nào lựa chọn thị trường mục tiêu?
- Quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu của đơn vị là gì (đơn vị chọn thị trường nào
làm thị trường mục tiêu)?
- …….]
3.4 Hoạt động Định vị
[Mô tả hoạt động Định vị tại đơn vị qua việc trả lời một số câu hỏi được gợi ý như
sau:
- Đơn vị có thực hiện việc định vị không?
- Ai đưa ra quyết định định vị?
- Việc định vị được thực hiện ở thời điểm nào?
- Đơn vị dựa theo những phương pháp nào để đưa ra quyết định định vị?
- Quyết định định vị của đơn vị là gì (đơn vị định vị cho công ty, thương hiệu của
mình như thế nào)?
- …….]
3.5 Hoạt động Hoạch định Phối thức Marketing (4P)
[Mô tả hoạt động hoạch định phối thức Marketing qua việc trả lời một số câu hỏi
được gợi ý như sau:
- Đơn vị có hoạch định phối thức Marketing không?
- Ai chịu trách nhiệm việc hoạch định phối thức Marketing?
- Việc hoạch định phối thức được thực hiện ở thời điểm nào?
- Đơn vị dựa vào những phương pháp nào để hoạch định phối thức Marketing?
- Phối thức Marketing của đơn vị như thế nào (mô tả từng P trong phối thức)?
- Các thành phần trong phối thức có liên quan hay tích hợp với nhau không? Tích
hợp như thế nào?
- ….]
3.6 Hoạt động Hoạch định Ngân sách cho các Chương trình Marketing
[Mô tả hoạt động hoạch định ngân sách cho các chương trình Marketing qua việc trả
lời một số câu hỏi được gợi ý như sau:
- Đơn vị có hoạch định ngân sách cho Marketing không?
- Ai chịu trách nhiệm việc hoạch định ngân sách Marketing?
- Việc hoạch định ngân sách được thực hiện ở thời điểm nào?
- Đơn vị dựa vào những phương pháp nào để hoạch định ngân sách Marketing?
- Ngân sách Marketing của đơn vị đang ở mức như thế nào?
- ….]
3.7 Nhận diện Vấn đề*

11
[Nhận xét về hoạt động hoạch định Marketing tại đơn vị thông qua so sánh với
những mô hình, kiến thức đã học trong môn Quản trị Marketing.]
4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA ĐƠN VỊ
4.1 Kết quả hoạt động liên quan đến Thương hiệu
[Kết quả về tài sản thương hiệu, tình yêu thương hiệu,…]
4.2 Kết quả hoạt động liên quan đến Khách hàng
[Kết quả về sự hài lòng khách hàng, lòng trung thành của khách hàng, giá trị khách
hàng…]
4.2 Kết quả hoạt động liên quan đến Thị trường
[Kết quả doanh số, thị phần]
4.3 Nhận diện Vấn đề*
[Nhận xét về kết quả hoạt động Marketing tại đơn vị thông qua so sánh với chỉ số
trung bình ngành, với đối thủ cạnh tranh, hay với những kỳ vọng và mục tiêu mà đơn
vị đặt ra.]
5. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ MARKETING MÀ ĐƠN VỊ ĐANG GẶP PHẢI
5.1 Mô tả Vấn đề Quản trị Marketing
[Mô tả tóm gọn những vấn đề đã nhận diện được ở phần 3 và 4. Đồng thời, đối
chiếu lại với kết quả từ dữ liệu phỏng vấn nhà quản trị marketing tại đơn vị để đúc
kết vấn đề quản trị Marketing.]
5.2 Phân tích Nguyên nhân Dẫn đến Vấn đề
[Phân tích các nguyên nhân mà bạn nghĩ có thể dẫn đến vấn đề nhận diện được.
Đưa ra các dẫn chứng từ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, và tài liệu học thuật cho các
nguyên nhân đó.]
5.3 Đề xuất Giải pháp cho Vấn đề
[Đưa ra các đề xuất có thể giải quyết đươc vấn đề ở trên dựa vào các dẫn chứng từ
dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ doanh nghiệp, và tài liệu học thuật liên
quan.]
6. KẾT LUẬN
[Đưa ra bài học, đúc kết lại vấn đề, nguyên nhân, và giải pháp. Đưa ra đóng góp của
bài phân tích đối với thực tiễn đơn vị và đối với cá nhân sinh viên.]
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
- Danh sách các câu hỏi phỏng vấn và/hoặc kịch bản phỏng vấn (Minh chứng 1).
- File ghi âm và văn bản ghi lại (Minh chứng 2)
- Minh chứng dữ liệu thứ cấp
- Minh chứng tương tác với đơn vị (ví dụ, ghi chép cá nhân khi quan sát tại đơn vị…)

Lưu ý: “Vấn đề” ở đây là từ chung liên quan đến một hoặc một vài điểm chưa tốt,
chưa tối ưu, hoặc sự việc diễn ra không đạt như kỳ vọng của nhà quản trị marketing
tại đơn vị. Nếu khi tìm hiểu hoạt động marketing tại đơn vị, bạn nhận thấy các hoạt
động được thực hiện tốt, đúng như kỳ vọng thì có thể hiểu “vấn đề” chính là sự
thành công hay bài học hay được được rút ra từ phân tích. Tức là chỉ ra những bài
học hay “good practices” mà bạn đúc kết được hay học hỏi đươc từ đơn vị.

12
9. ĐÁNH GIÁ
9.1 Điểm nhóm (70%)
Nội dung đánh giá Mô tả tiêu chí %
Bản mô tả công việc - Bản mô tả công việc được viết dựa trên ít nhất 20
của một vị trí quản trị 1 phỏng vấn sâu với người đảm nhiệm vị trí
Marketing của đơn vị công việc
(SP1) - Bản mô tả công việc được viết rõ ràng, cụ thể
- Bản mô tả công việc được thông qua bởi người
được phỏng vấn
Báo cáo phân tích hoạt - Thể hiện được khả năng thu thập và phân tích 70
động hoạch định và dữ liệu sơ cấp, thứ cấp, minh chứng học thuật
thực hiện Marketing
• Sử dụng nguồn dữ liệu phong phú, chất
của đơn vị (SP2)
lượng cao, đáng tin cậy và phù hợp để
đưa ra các mô tả, nhận định, và đề xuất.
• Sử dụng ít nhất 5 tài liệu sách giáo khoa và
tài liệu học thuật liên quan đến Quản trị
Marketing và Nghiên cứu Marketing
• Thực hiện ít nhất 5 phỏng vấn sâu với nhà
quản trị Marketing và nhân viên Marketing
hoặc của các phòng ban liên quan tại đơn
vị (có thể kể cả lần phỏng vấn để hoàn
thành SP1, tức là cùng 1 phỏng vấn có thể
sử dụng để thực hiện SP1 và SP2).
• Đưa ra minh chứng dữ liệu sơ cấp (phỏng
vấn sâu và/hoặc khảo sát (có thể khảo sát
khách hàng))
• Đưa ra được minh chứng dữ liệu thứ cấp
thu thập được từ đơn vị.
- Thể hiện được khả năng nhận diện được vấn đề
và/hoặc bài học: vấn đề được mô tả cụ thể, giải
thích được nguyên nhân gây ra vấn đề với những
căn cứ dữ liệu thực tế và dữ liệu học thuật.
- Thể hiện được khả năng kết nối giữa lý thuyết
và thực tiễn: nhận diện được và áp dụng được
các lý thuyết về Nghiên cứu Marketing và Quản trị
Marketing khi phân tích hoạt động thực tế.
Thái độ thực hiện đề án Nghiêm túc, đúng hạn cho mọi công việc 10
Trung thực
Tích cực, có tinh thần học hỏi

13
Phối hợp làm nhóm tốt (có kế hoạch, phân công
công việc rõ ràng, đóng góp đồng đều)

9.2 Điểm cá nhân báo cáo đề án (30%)


Từng cá nhân sinh viên sẽ báo cáo đề án với giáo viên phản biện. Cá nhân sinh viên
phải thể hiện được sự hiểu biết của mình về quá trình thực hiện đề án và các sản
phẩm của đề án trong buổi báo cáo.

14

You might also like