You are on page 1of 25

Đại học Lao động Xã hội

PHẦN I: MỘT SỐ NỘI DUNG HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ THỰC


HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
Tham khảo

I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, YÊU CẦU NHIỆM VỤ


1. Mục đích ý nghĩa:
- Công tác xã hội (CTXH) là một ngành khoa học ứng dụng nhằm đào tạo
nhân viên xã hội ( NVXH) chuyên nghiệp trực tiếp làm việc với cá nhân, nhóm và
cộng đồng. Công tác xã hội làm việc trực tiếp với con người, giúp con người đang
trong lúc khó khăn, vì thế, để giúp thành công con người, nhân viên CTXH phải
được thực hành trong quá trình đào tạo. Do đó thực hành CTXH là một nội dung
không thể thiếu được trong chương trình đào tạo sinh viên khoa CTXH.
- Thực hành CTXH giúp sinh viên:
+ Củng cố lý thuyết CTXH cá nhân, nhóm, phát triển cộng đồng
+ Nối kết lý thuyết đã học với thực tế tại cơ sở.
+ Phát triển thái độ và tác phong nghề nghiệp khi làm việc với cá nhân, nhóm
và cộng đồng
+ Rèn luyện việc áp dụng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp vào thực tế
+ Đánh giá được khả năng vận dụng lý thuyết vào công việc của bản thân
trên cơ sở đó nâng cao được tính tự nhận thức của sinh viên.
2. Yêu cầu nhiệm vụ:
2.1. Yêu cầu, nhiệm vụ đối với sinh viên:
- Phục tùng mọi sự phân công và sắp xếp của khoa;
- Tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh các nội qui, qui định của cơ sở thực
hành
- Chịu sự giám sát của giáo viên và cán bộ lớp được phân công trách nhiệm;
- Nỗ lực trong học tập, tham gia các hoạt động tại cộng đồngvà nộp bài đúng
với yêu cầu về thời gian cũng như chất lượng;
- Đoàn kết hỗ trợ nhau trong học tập và giải quyết những khó khăn trong quá
trình thực hành.
2.2. Yêu cầu, nhiệm vụ đối với cán bộ cơ sở/ địa phương

- Có tinh thần trách nhiệm thái độ nhiệt tình trong việc hỗ trợ sinh viên
- Sẵn sàng giúp đỡ chia sẻ về tình hình địa phương, kinh nghiệm thực tiễn
với sinh viên
- Có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn để chia sẻ với sinh viên
- Nắm được nội dung cơ bản sinh viên sẽ thực hành tại địa phương để từ đó
có thể chủ động trong kế hoạch hỗ trợ sinh viên.

1
Đại học Lao động Xã hội

2.3. Yêu cầu, nhiệm vụ đối với giáo viên hướng dẫn
- Có phẩm chất đạo đức, duy trì tốt các mối quan hệ với cơ sở thực hành, với
sinh viên và đồng nghiệp;
- Được đào tạo cơ bản về kiến thức, kĩ năng chuyên môn về CTXH và các
khoa học nền tảng như tâm lý học, xã hội học, an sinh xã hội, trình độ từ đại học trở
lên.
- Đã tham gia giảng dạy các môn học về CTXH như nhập môn CTXH,
CTXH cá nhân, CTXH nhóm, PTCĐ và các môn học khác.
- Có nhiều kinh nghiệm thực tế, có kĩ năng giao tiếp và tâm huyết với nghề
nghiệp.
- Biết lập kế hoạch thực hành và tổ chức các hoạt động thực hành CTXH cho
sinh viên đạt chất lượng
- Năng động, linh hoạt trong việc triển khai hoạt động thực hành của sinh
viên và vận động được các nguồn lực để gíup giảm những khó khăn không cần thiết
cho sinh viên và nhà trường khi triển khai hoạt động thực hành;
- Khách quan trong việc đánh giá cho điểm sinh viên;
- Đảm bảo đúng các qui chế về yêu cầu nội dung, thời gian thực hành, hoàn
thành điểm đúng qui định;

2.5. Yêu cầu, nhiệm vụ đối với Bộ môn quản lý thực hành và khoa
CTXH.

- Quản lý, theo dõi chung việc hướng dẫn sinh viên thực hành của các giáo
viên được phân công hướng dẫn.
- Tìm kiếm, lựa chọn cơ sở, môi trường thực hành phù hợp với mục tiêu, yêu
cầu, nội dung thực hành và điều kiện cụ thể của cơ sở thực hành của nhà trường.
- Tổ chức cuộc gặp gỡ, trao đổi, tập huấn nghiệp vụ (khi cần thiết) giữa cơ sở
thực hành, thực tập với nhà trường.
- Thống nhất các nội dung hướng dẫn, cách thức tổ chức hướng dẫn thực
hành cho sinh viên tại cơ sở. Thống nhất về sản phẩm bài nộp của sinh viên
sau khi thực hành xong.
- Đảm bảo các thủ tục hành chính cho sinh viên, tài liệu hướng dẫn thực hành
cho giảng viên trước khi đi thực hành.
- Cung cấp cho cơ sở thực tập và cán bộ kiểm huấn cơ sở những thông tin cần
thiết liên quan đến quá trình thực hành, thực tập
3. Mô hình thực hành đi tập trung theo lớp
Bước 1. Công tác chuẩn bị
1.Bộ môn công tác xã hội chuyên biệt đảm nhiệm các công việc:
- Lập kế hoạch thực hành của cả khóa, dự trù kinh phí theo đơn vị từng lớp.
- Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết cho khóa thực hành;
- Họp nhóm giảng viên hướng dẫn để triển khai thực hành

2
Đại học Lao động Xã hội

- Phổ biến về kinh phí cách sử dụng kinh phí và thủ tục chứng từ để thanh
toán kinh phí phí.
2. Giáo viên phụ trách môn học
- Đảm nhiệm các công việc:
- Quán triệt mục đích, yêu cầu và hướng dẫn chi tiết nội dung thực hành cho
sinh viên.
- Hướng dẫn sinh viên tại trường theo đơn vị lớp về nội dung, quy định và
các thủ tục hành chính trước khi sinh viên đi xuống địa bàn.
- Đưa ra các yêu cầu về nội dung và kỹ năng để các nhóm học tập và cá nhân
thực hiện trong suốt thời gian thực hành
- Tổ chức ký cam kết cho sinh viên
- Theo sát lớp hướng dẫn trong suốt thời gian thực hành của sinh viên. Đảm
bảo dự các cuộc họp dân với sinh viên và kiểm huấn sinh viên tại địa phương ít nhất
một lần/ tuần/
3. Lớp học và sinh viên có trách nhiệm:
- Tất cả sinh viên phải có mặt tại lớp để nghe phổ biến về mục đích, yêu
cầu, nghe hướng dẫn các nội dung thực hành và ký cam kết…
- Căn cứ phiên chế, lớp cử người phụ trách các nhóm thực hành;
- Lớp tập hợp các cam kết giao cho giảng viên phụ trách để theo dõi, quản lý
trong suốt thời gian thực hành;
- Các nhóm thực tập có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cho
việc đi thực hành môn học.
- Mỗi sinh viên phải tự đảm bảo mọi yếu tố phục vụ sinh hoạt và học tập
trong suốt thời gian thực hành.
- Có trách nhiệm xây dựng và gìn gữi mối quan hệ với địa phương nơi thực
hành

PHẦN II: HƯỚNG DẪN CỤ THỂ


THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN, NHÓM,
PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
Phần I. THỰC HÀNH CTXH CÁ NHÂN
1. Tiến trình thực hành CTXH cá nhân
Bước 1. Tiếp cận địa bàn, tìm kiếm thân chủ
Phương pháp: Làm quen, tạo dựng mối quan hệ và tìm hiếu sơ lược về vấn đề ban
đầu của thân chủ.
Bước 2. Thu thập thông tin về thân chủ và bước đầu xác định vấn đề của thân chủ
Sử dụng các phương pháp, kỹ năng thu thập thông tin: Phỏng vấn sâu, quan
sát, ghi chép, trò chuyện, thăm gia đình, trò chơi...để thu thập thông tin.

Bước 3. Phân tích nguyên nhân, xác định vấn đề ưu tiên


Sử dụng các công cụ sau
- Vẽ và phân tích sơ đồ phả hệ của thân chủ (ít nhất là 3 thế hệ)

3
Đại học Lao động Xã hội

- Vẽ và phân tích biểu đồ sinh thái


- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống thân chủ
- Vẽ và phân tích cây vấn đề của thân chủ
- Danh sách các vấn đề đã được xác định xếp theo thứ tự ưu tiên của thân
chủ
Bước 4. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề cho những vấn đề theo thứ tự ưu tiên theo
mẫu
- Xác định mục đích và mục tiêu cụ thể
- Xác định các nguồn lực
- Xác định các hoạt động
- Thời gian triển khai các hoạt động
- Người thực hiện
- Kết quả dự kiến đạt được
- Lập bảng kế hoạch hỗ trợ thân chủ
Bước 5. Triển khai các hoạt động trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề
- Tham vấn, trợ giúp học tập, vui chơi, trị liệu, giao nhiệm vụ...
Bước 6. Lượng giá –Kết thúc
- Xem xét mức độ thay đổi của thân chủ
- Đánh giá mức độ tham gia giải quyết vấn đề của thân chủ
- Đánh giá hiệu quả các nguồn lực trợ giúp: Con người, tổ chức, tài nguyên,
chính sách..
- Sử dụng các công cụ đánh giá: phỏng vấn, phiếu điều tra, cuộc họp, báo
cáo...
- Viết phúc trình vấn đàm một số lần tiếp xúc làm việc với thân chủ và
người có liên quan (theo tiến trình ngắn gọn, súc tích, tránh những mô tả lan man)
( Xem phụ lục). Mỗi bước trong tiến trình trình bày 01 phúc trình để minh họa.

2. Viết báo cáo thực hành CTXH cá nhân


2.1 Nội dung báo cáo kết quả thực hành CTXH cá nhân tại cơ sở thực tế
Trình bày tiến trình trợ giúp một ca theo các bước sau:
I.Giới thiệu về cơ sở thực hành
II.Trình bày tiến trình trợ giúp
Bước 1. Tìm kiếm và tiếp cận thân chủ
Bước 2. Thu thập thông tin
Bước 3. Xác định vấn đề
Bước 4. Lập kế hoạch hỗ trợ
Bước 5. Thực hiện kế hoạch hỗ trợ
Bước 6. Lượng giá kết thúc
1. Phân tích kĩ năng vận dụng thông qua phúc trình. Mỗi giai đoạn có ít nhật
01 phúc trình minh họa và trình bày ngay trong mỗi bước.
2. Đánh giá về mặt mạnh, mặt hạn chế của sinh viên trong quá trình trợ giúp
đối tượng sau mỗi phúc trình

4
Đại học Lao động Xã hội

III. Đề xuất và kiến nghị


1. Đề xuất
2. Kiến nghị
Đánh giá thực hành CTXH cá nhân: Theo đề cương tín chỉ
- Báo cáo thu hoạch về thực hành Công tác xã hội cá nhân nộp cho thầy
cô giáo vụ khoa Công tác xã hội theo lịch thi của môn học do phòng đào tạo xếp
lịch. Đề nghị nộp bài theo nhóm thực hành và theo đơn vị lớp.
Phần II. THỰC HÀNH HỌC PHẦN CTXH NHÓM
Yêu cầu: Mỗi nhóm sinh viên thực hành CTXH nhóm không quá 6 sinh viên:
Mỗi nhóm SV thực hành tại 1 thôn cần chia đôi nhóm để thực hành CTXH nhóm.
1. Tiến trình thực hành CTXH nhóm:
1.1. Chuẩn bị thành lập nhóm
(1) Tiếp cận địa bàn làm quen để tìm kiếm nhóm đối tượng, tìm hiểu những
thông tin cơ bản về nhóm đối tượng (cơ cấu, chính sách, các hoạt động giúp đỡ, lịch
hoạt động của đối tượng, thời gian cho phép tiếp xúc với đối tượng, những đối
tượng có nhiều vấn đề, khó khăn chưa được can thiệp ...)
- Tìm hiểu nhu cầu, và khả năng thành lập nhóm
- Đề xuất thành lập nhóm: Lý do thành lập nhóm
1.2. Thành lập nhóm
(2) Lựa chọn, tiến hành thành lập nhóm đối tượng (Có thể sử dụng nhóm có
sẵn); Tên nhóm; Loại hình nhóm
(3) Tìm hiểu các thông tin cụ thể về đặc điểm, hoàn cảnh, sở thích, vấn đề
của từng đối tượng.
(4). Lập bảng danh sách và đặc điểm của nhóm đối tượng (thường lựa chọn
từ 7- 10 đối tượng là hợp lý).
(5) Xác định điểm mạnh, điểm yếu của nhóm
(6) Xác định vấn đề cần được giúp đỡ của nhóm đối tượng.
(7) Vẽ và phân tích sơ đồ tương tác của nhóm đối tượng theo mức độ tham
gia các hoạt động nhóm và mối quan hệ tương tác của các thành viên trong nhóm.
- Yêu cầu có hai bản sơ đồ tương tác
+ Một bản của buổi đầu mới thành lập nhóm;
+ Một bản vẽ sau khi nhóm đã hoạt động đạt được mục đích đề ra)
(8) Xác định mục tiêu và lập kế hoạch giúp đỡ nhóm giải quyết vấn đề
(9) Lập bảng kế hoạch hoạt động của nhóm
1.2. Giai đoạn triển khai các hoạt động
(10) Tổ chức các hoạt động của nhóm theo kế hoạch đã lập bằng cách tổ chức
các buổi sinh hoạt nhóm, hoạt động dã ngoại...

5
Đại học Lao động Xã hội

- Lồng ghép sinh hoạt các chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức và tăng năng
lực giải quyết vấn đề cho nhóm đối tượng.
- Phân công nhiệm vụ và phối hợp chặt chẽ trong nhóm cộng tác với kiểm
huấn viên cơ sở và các nguồn lực trợ giúp khác nhau.
- Giải quyết các bất thường, xung đột trong nhóm, giúp các thành viên hiểu
nhau hơn và hợp tác với nhau tích cực hơn.
-Mỗi bước trong tiến trình có 01 phúc trình để minh họa. Phúc trình viết theo
dạng phúc trình tóm tắt.( Không trình bày phúc trình theo kiểu diễn tiến)
(3) Họp nhóm sinh viên thực hành CTXH định kỳ hoặc bất thường để chia sẻ
rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời kế hoạch, giải quyết các vướng mắc của
nhóm sinh viên và nhóm đối tượng kịp thời.
1.3. Giai đoạn kết thúc
(1) Lượng giá, tổng kết kết quả thực hành tại cơ sở
- Viết báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện trong nhóm
- Tổ chức chia tay với nhóm đối tượng và cán bộ cơ sở
(2)Viết báo cáo thu hoạch theo nhóm nộp cho giảng viên hướng dẫn.
(3)Hoàn thiện các biểu mẫu hướng dẫn
2. Viết Báo cáo kết quả thực hành CTXH nhóm theo mẫu
I. Tóm tắt đặc điểm tình hình ở địa phương
1.Điều kiện tự nhiên
2. Quá trình hình thành và phát triển của địa phương.
2.1. Kinh tế
2.2. Chính trị
2.3. Văn hóa
2.4. Xã hội
2.5. Đánh giá về các nhóm, hội, câu lạc bộ đã có trong cộng đồng, trình bày
tóm lược hoạt động của nhóm? Hiệu quả, những mặt còn hạn chế.
II. Tiến trình thực hành CTXH nhóm với đối tượng
Báo cáo lại việc thành lập một nhóm và tổ chức sinh hoạt nhóm theo tiến
trình bên trên. Trong đó yêu cầu: Xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm đối tượng
Mỗi nhóm tổ chức ít nhất 5 buổi sinh hoạt nhóm theo kế hoạch bao gồm: Buổi đầu
và buổi kết thúc và 3 buổi theo nội dung đã chọn.
Tổ chức sinh hoạt nhóm theo các chủ đề/nội dung đã xây dựng trong kế
hoạch.
Buổi đầu tiên: Ra mắt nhóm
Buổi 2+3+4; Tổ chức sinh hoạt theo chủ đề đã chọn trong kế hoạch
Trình bày tóm lược các buổi sinh hoạt nhóm trên theo mẫu:

6
Đại học Lao động Xã hội

- Tên nhóm- Loại nhóm


- Ngày… tháng….. tổ chức sinh hoạt nhóm
- Địa điểm sin hoạt
- Thành phần tham dự
- Số lượng nhóm viên Có mặt, Vắng mặt: Lý do
- Chủ đề sinh hoạt
- Nội dung sinh hoạt
- Kết quả buổi sinh hoạt
-Dự kiến nội dung sinh hoạt buổi tiếp theo
- Lượng giá sau mỗi buổi sinh hoạt
-Trình bày các hoạt động trợ giúp nhóm theo kế hoạch đã đề ra của nhóm sinh
viên

Buổi 5. Lượng giá -Tổng kết- Chia tay nhóm đối tượng
Vẽ sơ đồ tương tác nhóm lần 1: Buổi đầu tiên
Vẽ sơ đồ tương tác nhóm lần 2 : Buổi kết thúc và nhận xét so sánh với buổi
đầu

III. Đánh giá kết quả hoạt động CTXH nhóm


1. Kết quả làm việc với nhóm đối tượng :
-Đánh giá nhóm hoạt động đã đạt được mục đích chưa ?
-Đánh giá sự thay đổi của các TV trong nhóm
2. Đánh giá việc vận dụng kiến thức, kỹ năng của nhóm sinh viên thực hành đã
vận dụng được (tổ chức, điều phối, lãnh đạo, vận động nguồn lực, giải quyết xung
đột, ...). Mỗi kỹ năng cho một ví dụ cụ thể để minh họa.
-Thuận lợi, khó khăn của nhóm sinh viên khi thực hành CTXH nhóm tại địa
phương
IV. Đề xuất khuyến nghị
1. Đề xuất
2. Khuyến nghị
- Với địa phương nơi sinh viên đến thực hành
- Với giảng viên hướng dẫn
- Với khoa Công tác xã hội
- Với Trường Đại học Lao động-Xã hội
- Với bản thân sinh viên
- Với nhóm sinh viên
Đánh giá sinh viên thực hành CTXH nhóm: Theo hướng dẫn chung và theo đề
cương

7
Đại học Lao động Xã hội

PHẦN III. HỌC PHẦN THỰC HÀNH PTCĐ


I. Một số vấn đề chung về tổ chức thực hành
1.1. Mục đích
- Củng cố lý thuyết phát triển cộng đồng.
- Rèn luyện kỹ năng thực hành phát triển cộng đồng, như nghiên cứu, đánh
giá cộng đồng, xây dựng, quản lý, đánh giá dự án phát triển cộng đồng…
- Hình thành và phát triển tác phong chuyên nghiệp của nhân viên xã hội
trong hoạt động phát triển cộng đồng.
- Bước đầu làm quen, học hỏi các giá trị cộng đồng, trên cơ sở đó khám phá
các giá trị bản thân, giá trị nghề nghiệp và tăng cường khả năng giao tiếp với cộng
đồng
1.2. Yêu cầu đối với sinh viên
- Bước đầu có kỹ năng thâm nhập, phát hiện vấn đề và mô tả chi tiết bức
tranh cộng đồng.
- Có khả năng khuyến khích và tập hợp được người dân tham gia đánh giá
cộng đồng, phân tích và tìm ra các vấn đề của cộng đồng.
- Lên được kế hoạch giải quyết 01 vấn đề người dân trong cộng đồng mong
muốn giải quyết, phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Cùng với người dân xác định và tập hợp được các nguồn lực trong dân và
các nguồn lực bên ngoài để thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề của cộng đồng.
- Viết các báo cáo về cộng đồng, nhật ký thực hành – đây là bài tập thực hành
của nhóm để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hành theo nhóm.
- Các nhóm sinh viên, sau khi kết thúc thực hành phải họp để phân loại sinh
viên về ý thức, thái độ và hiệu quả tham gia trong hoạt động thực hành của nhóm.
1.3. Nguyên tắc
- Lấy người dân và khuyến khích sự tham gia của họ làm trọng tâm trong
hoạt động thực hành phát triển cộng đồng;
- Đảm bảo huy động tối đa các nguồn lực của chính quyền và người dân để
giải quyết vấn đề của cộng đồng;
- Lấy vấn đề của cộng đồng và việc giải quyết các vấn đề lµ động lực của
hoạt động thực hành phát triển cộng đồng;
- Đảm bảo các vai trò của một nhân viên phát triển cộng đồng chuyên nghiệp
trước người dân;
- Đảm bảo hài hoà các lợi ích của tất cả các thành viên trong cộng đồng;
- Sinh viên phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, thực hiện tốt mọi quy định, phong
tục tập quán của địa phương và tạo ra mối quan hệ tốt với mọi tổ chức và người
dân.
II. Quy trình thực hành phát triển cộng đồng
Hoạt động 1. Hướng dẫn trước thực địa tại trường
Hoạt động 2. Triển khai hoạt động thực hành tại cộng đồng

8
Đại học Lao động Xã hội

1.Đến địa điểm thực hành


1.1. Địa phương
- Tiếp đón và bố trí nơi ở cho sinh viên tại các cộng đồng theo nhóm
- Phối hợp với giảng viên và Ban đại diện lớp thảo luận các nội dung chương
trình để chuẩn bị hỗ trợ cho sinh viên trong thực hành.
- Yêu cầu các nhóm học tập chấm công, theo dõi ý thức, thái độ và hiệu quả
tham gia trong các hoạt động nhóm của từng cá nhân để họp nhóm bình xét sau khi
kết thúc thực hành, nhằm làm cơ sở cho giảng viên phụ trách đánh giá từng sinh
viên.
1.2. Sinh viên
- Tham dự đầy đủ trong toàn bộ thời gian thực hành
- Tiếp nhận và làm việc với lãnh đạo cộng đồng ngay sau khi đến cộng đồng,
tạo lập và gữi gìn mối quan hệ trong suốt thời gian tại địa phương.
2. Triển khai hoạt động thực hành theo các nhóm học tập
- Tổ chức họp giữa nhóm sinh viên với lãnh đạo cộng đồng (trưởng khu dân
cư, bí thư chi bộ) để nghe lãnh đạo cộng đồng trao đổi những nét cơ bản về cộng
đồng;
- Sinh viên chủ động trao đổi trực tiếp với lãnh đạo cộng đồng để thu thập các
thông tin cần thiết phục vụ cho các nội dung thực hành;
- Cùng với các cán bộ cộng đồng đi bộ quan sát, hỏi, ghi chép, vẽ sơ lược bản
đồ cộng đồng, đánh dấu những điểm có vấn đề - cần có sự trao đổi trực tiếp người
dân khi đi quan sát;
- Phối hợp với lãnh đạo cộng đồng tổ chức họp dân lấy ý kiến người dân về
các vấn đề của cộng đồng đang mong muốn giải quyết theo thứ tự ứu tiên.
- Hướng dẫn người dân xác định các vấn đề và lựa chọn vấn đề ưu tiên phù
hợp với tình hình thực tế.
- Trao đổi nhóm nòng cốt lập kế hoạch giải quyết vấn đề ưu tiên. Trong đó
phải huy độngđược sự tham gia của người dân; Huy động nhân lực, kinh phí để
thực hiện vấn đề người dân đã chọn
- Huy động các nguồn lực giải quyết các vấn đề ưu tiên;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề ưu tiên.
Bước 3. Kết thúc thực hành
3.1 Tổng kết thực hành tại địa bàn thực hành
Các nhóm tổ chức tổng kết thực hành ba môn tại Ủy ban nhân dân xã với các
nội dung.
Các nhóm giữ toàn bộ sản phẩm thực hành của các nhóm để trưng bày tại hội
trường ủy ban xã ngày tổng kết.
3.2. Chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo
- Các thành viên trong mỗi nhóm phải có trách nhiệm cùng nhóm chỉnh sửa
trên cơ sở các góp ý để hoàn thiện báo cáo
- Các nhóm chuẩn bị các báo cáo cho buổi tổng kết tại UBND xã

9
Đại học Lao động Xã hội

+ Các nhóm học tập trình bày các báo cáo cộng đồng (có thể là báo cáo điển
hình)
+ Các ý kiến góp ý cho các báo cáo của đại biểu, giảng viên và sinh
viên,nhóm sinh viên tiếp thu sau đó chỉnh sửa lại trong báo cáo để nộp cho giảng
viên.
3.3 Chia tay địa phương và cộng đồng.
+ Hoàn tất các thủ tục về giấy tờ và hành chính (Với lãnh đạo thôn, xã) chào
và rút lui khỏi cộng đồng.
4.Tiến trình hoạt động chuyên môn thực hành PTCĐ tại địa phương
Mỗi nhóm sinh viên chọn một thôn hoặc một khu để thực hành PTCĐ
- Vận dụng các kiến thức, kỹ năng của phát triển cộng đồng vào tiếp cận làm
việc với cộng đồng theo tiến trình.
Bước 1.Thâm nhập, tiếp cận, tìm hiểu cộng đồng
Bước 2. Đánh giá cộng đồng (Thu thập thông tin về cộng đồng)
Bước 3.Xác định các vấn đề của cộng đồng
Bước 4. Họp dân lựa chọn vấn đề để thực hiện
Bước 5.Lập kế hoạch để thực hiện vấn đề dân chọn
Bước 6. Thực hiện kế hoạch
Bước 7. Lượng giá các hoạt động tại CĐ
Bước 8. Báo cáo kết quả thực hành với lãnh đạo tại địa phương (Cấp xã,
phường). Tổng kết –Rút lui khỏi cộng đồng
III. Viết báo cáo thực hành PTCĐ theo dàn ý
I. Giới thiệu về địa bàn thực hành: Viết theo tiến trình thực hiện tại địa
bàn.
- Giới thiệu tổng quan về cộng đồng: Vị trí địa lý, tình hình kinh tế văn hóa,
xã hội, chính trị, có cấu tổ chức, các tổ chức hội đoàn thể...
- Trình bày các công cụ được thực hiện: Sơ đồ xã hội, lược sử cộng đồng, sơ
đồ ven.
- Trình bày và phân tích các vấn đề của cộng đồng (sử dụng công cụ cây vấn
đề…)
- Phân tích nguồn lực, trở ngại
II. Tiến trình hỗ trợ giải quyết vấn đề cộng đồng
Trình bày tiến trình tiếp cận cộng đồng và làm việc với cộng đồng theo tiến
trình 8 bước ở trên.
Bước 1.Thâm nhập, tiếp cận, tìm hiểu cộng đồng
Bước 2. Đánh giá cộng đồng (Thu thập thông tin về cộng đồng)
Bước 3.Xác định các vấn đề của cộng đồng
Bước 4. Họp dân lựa chọn vấn đề để thực hiện
Bước 5.Lập kế hoạch để thực hiện vấn đề dân chọn
Bước 6. Thực hiện kế hoạch
Bước 7. Lượng giá các hoạt động tại CĐ

10
Đại học Lao động Xã hội

Bước 8. Báo cáo kết quả thực hành với lãnh đạo tại địa phương (Cấp xã,
phường). Tổng kết –Rút lui khỏi cộng đồng.
Trong đó bước 4: Họp dân cần trình bày tóm lược các nội dung chính sau đây:
- Mục đích cuộc họp.
- Nội dung chính của buổi họp.
+ Thông qua bản báo cáo tổng quan về cộng đồng mà sinh viên thu
thập được
+ Thông qua các vấn đề cộng đồng sinh viên thu thập được: Chọn 3
vấn đề của cộng đồng để vẽ cây vấn đề.
+ Người dân lựa chọn vấn đề ưu tiên bằng hình thức bỏ phiếu (Không
dùng hình thức giơ tay)
+ Bầu nhóm nòng cốt
- Kết quả cuộc họp: Ghi tóm tắt các kết quả thu được trong cuộc họp dân.(Không
đưa biên bản họp dân và đây- Biên bản cho vào phụ lục của báo cáo PTCĐ)
Bước 5: Lập kế hoạch để thực hiện vấn đề dân chọn
Báo cáo lại quá trình cùng nhóm sinh viên cùng với nòng cốt thảo luận xây dựng
kế hoạch giải quyết một vấn đề của cộng đồng phù hợp với thời gian của nhóm sinh
viên và nguồn lực của cộng đồng.
- Trình bày bản kế hoạch theo mẫu
-Trình bày các hoạt động nhóm SV đã thực hiện tại cộng đồng: Bao gồm các hoạt
động giải quyết một nhu cầu của cộng đồng.
-Trình bày các hoạt động khác nhóm sinh viên đã thực hiện để nâng cao năng lực
cho cộng đồng…: Trình bày hoạt động truyền thông
III. Đánh giá kết quả
- Đánh giá kết quả PTCĐ nhóm sinh viên đã làm tại địa phương
- Đánh giá các kiến thức, kỹ năng sinh viên đã được vận dụng, ưu điểm hạn chế
của sinh viên khi vận dụng kiến thức, kỹ năng...
- Thuận lợi khó khăn của sinh viên khi đi thực hành PTCĐ
IV. Đề xuất- khuyến nghị
- Với địa phương nơi sinh viên đến thực hành
- Với giảng viên hướng dẫn
- Với khoa Công tác xã hội
- Với Trường Đại học Lao động-Xã hội
- Với bản thân sinh viên
- Với nhóm sinh viên
Cách đánh giá, cho điểm kết quả thực hành PTCĐ: Theo hướng dẫn trong đề
cương

Sản phẩm sau đợt thực hành sinh viên cần nộp

11
Đại học Lao động Xã hội

Học phần thực hành CTXH với cá nhân và gia đình : Mỗi sinh viên nộp
01 báo cáo về CTXH cá nhân bao gồm các nội dung:
+ Báo cáo trước thực địa
+ Kế hoạch thực hành của sinh viên với thân chủ
+ Báo cáo về quá trình thực hành CTXH cá nhân với thân chủ đã chọn
Học phần thực hành CTXH nhóm:
+ Mỗi nhóm nộp một báo cáo chung của cả nhóm về thực hành CTXH
nhóm.
+Mỗi sinh viên nộp một quyển bao gồm: Báo cáo trước thực địa+
nhật ký của cá nhân về thực hành CTXH nhóm
+Bảng đánh giá phân loại sự tham gia do nhóm sinh viên tự chấm cho nhóm
Học phần thực hành PTCĐ:
+ Mỗi nhóm nộp một báo cáo chung về thực hành PTCĐ.
Mỗi thành viên nhóm nộp Báo cáo trước thực địa+ Nhật ký của cá nhân về
thực hành CTXH nhóm
+ Kế hoạch thực hành của nhóm về môn PTCĐ
+ Báo cáo nộp về giáo vụ khoa CTXH theo lịch thi hết môn của 3 môn đi
thực hành do phòng đào tạo xếp lịch.
Yêu cầu: Tất cả các loại báo cáo nộp theo đơn vị nhóm và lớp thực hành tại
địa phương.
* Yêu cầu về viết nhật ký về thực hành công tác xã hội nhóm
- Sinh viên ghi lại những hoạt động của nhóm sinh viên liên quan đến phần
thực hành CTXH nhóm theo mốc thời gian và sự kiện; Cảm xúc suy nghĩ của
sinh viên về các hoạt động đó.
- Đánh giá về sự phối hợp của các thành viên của nhiệm vụ (Nhóm sinh viên)
- Đánh giá về vị trí, nhiệm vụ của cá nhân trong các công việc được phân công
để tổ chức các buổi sinh hoạt cho nhóm đối tượng tại địa bàn.
- Đánh giá về việc vận dụng kỹ năng của sinh viên trong việc thành lập nhóm,
tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm. Những thành công, hạn chế của bản thân
trong việc vận dụng kỹ năng CTXH nhóm vào hoạt động thực tiễn.
Yêu cầu về viết nhật ký về thực hành PTCĐ
- Sinh viên ghi lại những hoạt động của nhóm sinh viên liên quan đến phần
thực hành PTCĐ của nhóm theo mốc thời gian và sự kiện: Cảm xúc suy nghĩ
của sinh viên về các hoạt động đó.
- Đánh giá về việc áp dụng các kiến thức lý thuyết đã học vào các công việc cụ
thể tại cộng đồng. Thuận lợi, khó khăn…
- Đánh giá về việc thực hiện vị trí, nhiệm vụ của cá nhân được giao trong các
công việc được phân công để tổ chức các hoạt động tại cộng đồng.
- Đánh giá về việc vận dụng kỹ năng của sinh viên trong việc tiếp cận và làm
việc với cộng đồng. Những thành công, hạn chế của bản thân trong việc vận
dụng kỹ năng vào hoạt động thực tiễn tại địa phương.

12
Đại học Lao động Xã hội

Yêu cầu về viết báo cáo trước thực địa của mỗi sinh viên
Sinh viên báo cáo lại sự chuẩn bị của bản thân cho mỗi học phần trước khi đi
xuống địa bàn thực hành bao gồm:
- Chuẩn bị về tinh thần, tâm lý
- Chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng: Nghe giảng viên hướng dẫn trên lớp trước
khi đi thực hành, sinh viên nhận thấy cần chuẩn bị những gì về lý thuyết để đi
thực hành tốt nhất? Ví dụ nắm chắc tiến trình làm việc của mỗi môn: Trình
btf tóm lược tiến trình làm việc của mỗi học phần.
- Chuẩn bị về thái độ làm việc, mức độ sẵn sàng của bản thân…
- Chuẩn bị về cơ sở vật chất

Phụ lục 1 : Mẫu kế hoạch hoạt động của sinh viên và nhóm sinh viên
trong quá trình thực hành môn học (Theo tuần, tháng)
Phần kế hoạch này sinh viên và nhóm sinh viên phải xác định ngay sau khi xuống cơ
sở được một tuần và nộp lại cho giảng viên hướng dẫn, kiểm huấn viên và người phụ
trách ở cơ sở.
Chủ đề/ nội Mục tiêu Hoạt động Người Thời Kết quả
dung thực hiện gian Dự kiến
1. Tìm hiểu
cơ sở thực tế

2. Tìm hiểu
đối tượng, xây
dựng kế hoạch
giúp đỡ đối
tượng...

3. Tham gia
các hoạt động
tình nguyện.
------

Phụ lục 2. MẪU BÌA BÁO CÁO THỰC HÀNH CTXH CÁ NHÂN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG-XÃ HỘI


KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

13
Đại học Lao động Xã hội

Phụ lục 3: Mẫu ghi chép phúc trình diễn tiến CTXH cá nhân tại hiện
trường:
Họ và tên đối tượng............... tuổi............... giới tính...................................
Địa chỉ đối tượng .........................................................................................
Địa điểm thực hiện......... Giờ........ Ngày…....... Tháng.......... năm 20.......
Phúc trình lần thứ:
Mục tiêu cuộc vấn đàm:.................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Sinh viên thực hiện: ………………………………………………………

Mô tả Phúc trình Nhận xét cảm xúc, hành vi của Tự đánh giá cảm
vấn đàm tại hiện trường đối tượng xúc, kỹ năng của
SV

Phụ lục 4: Mẫu lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng (cá nhân, nhóm)
Vấn đề của đối tượng: 1).................
2)..................
3)...................

Mục tiêu Hoạt động Người Thời Kinh Kết quả


tham gia gian phí Dự kiến
Mục tiêu 1

14
Đại học Lao động Xã hội

Mục tiêu 2

Mục tiêu 3:

Phụ lục 5: Bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống thân chủ

Thân chủ và Mối quan hệ Điểm mạnh Điểm yếu


thành viên với TC
1. Thân chủ

2. Gia đình

3.Những
người có
ảnh hưởng

15
Đại học Lao động Xã hội

Phụ lục 6: Mẫu “Báo cáo buổi sinh hoạt nhóm CTXH”
1. Tên nhóm –Loại nhóm
2. Tên NVCTXH (hoặc nhóm NVCTXH)
3. Ngày sinh hoạt……….
4. Thời gian: Ngày giờ……..Từ ………đến ….giờ
5. Địa điểm sinh hoạt ………
6. Nhóm viên có mặt…………nhóm viên vắng……., lý do….
7. Chủ đề buổi sinh hoạt nhóm
8. Mục tiêu của buổi sinh hoạt nhóm….
9. Các hoạt động để đạt mục tiêu……
10. NVCTXH phân tích buổi sinh hoạt theo tiến trình và tương tác nhóm
(Phúc trình)
11. Kế hoạch cho buổi sinh hoạt lần sau
12. Điều gì cần quan tâm cho buổi sinh hoạt lần sau?
13. Đánh giá kỹ năng của NVCTXH, kỹ năng nào thực hiện được, kỹ năng
nào chưa?

Phụ lục 7. Mẫu phúc trình trong CTXH nhóm


Dùng phúc trình tóm lược để trình bày lại các buổi sinh hoạt nhóm đối tượng
do nhóm sinh viên tổ chức.

Phụ lục 8. BìaTRƯỜNG ĐẠI HỌC


“Báo cáo thực hành LAO
CTXHĐỘNG-XÃ
nhóm” HỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

16
Đại học Lao động Xã hội

BÁO CÁO
Thực hành Công tác xã hội nhóm

Nhóm……………………
Lớp thực hành
Địa điểm thực hành: Thôn………..Xã……..…
Huyện…...........Tỉnh……………
Thời gian thực hành: Từ……..đến…..
Giảng viên hướng dẫn:…………………… ………………

Địa điểm, ngày…. tháng…. năm 2020

Phụ lục 9. Kế hoạch sinh hoạt nhóm đối tượng


Mục đích:
Thời gian Mục tiêu Hoạt động Người Kinh phí Kết quả
tham gia Dự kiến
Tuần 1 Mục tiêu 1

17
Đại học Lao động Xã hội

Từ ngày…
đến ngày….

Tuần 2 Mục tiêu 2

Tuần 3

Tuần 3

Tuần 3

Ngày..... tháng....... năm


Người lập
Ký ghi rõ họ tên

18
Đại học Lao động Xã hội

Phụ lục 8. BìaTRƯỜNG


“Nhật ký ĐẠI
thựcHỌC
hànhLAO
CTXHĐỘNG-XÃ
nhóm” HỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

Nhật ký
Thực hành Công tác xã hội nhóm

Họ và tên sinh viên..............................................................


Nhóm……………………
Lớp………………………
Địa điểm thực hành: Thôn………..Xã……..…
Huyện…...........Tỉnh……………
Thời gian thực hành: Từ……..đến…..
Giảng viên hướng dẫn:…………………… ………………

Địa điểm, ngày…. tháng…. năm 2020

19
Đại học Lao động Xã hội

II/ NHÓM PHỤ LỤC VỀ PHẦN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

Phụ lục 1
Mô tả lược sử cộng đồng: Từ 1945 đến nay

Tên gọi của cộng đồng......................................................................................


Ý nghĩa của tên gọi...........................................................................................

Các mốc thời gian Những sự kiện chính Tác động đến đời sống cộng
theo các mốc thời gian đồng
Năm thành lập
cộng đồng
1945 Cách mạng tháng 8 thành Nông dân được chia ruộng đất
công ấm no, hạnh phúc...
1954 Có đường ô tô liên xã .....
1975 Có trường Cấp 3 ở huyện ......
1986 Hạn hán Mất mùa, người dân
đời sống khó khăn....
2000

2005

2010

Xu hướng tương lai và ý


kiến chung cho kế hoạch
phát triển dài hạn của
cộng đồng

Phụ lục 2:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG-XÃ HỘI

20
Đại học Lao động Xã hội

KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

Nhật ký

Thực hành Phát triển cộng đồng

Họ và tên sinh viên.............................................................


Nhóm:
Địa điểm thực hành: Thôn………..Xã……..…
Huyện…...........Tỉnh……………
Thời gian thực hành: Từ……..đến…..
Giảng viên hướng dẫn:…………………… ……………

21
Đại học Lao động Xã hội

Phụ lục 3:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG-XÃ HỘI


KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

Báo cáo

Thực hành Phát triển cộng đồng

Nhóm:
Lớp:
Địa điểm thực hành: Thôn………..Xã……..…
Huyện…...........Tỉnh……………
Thời gian thực hành: Từ……..đến…..
Giảng viên hướng dẫn:………

Địa điểm, Ngày…. tháng…. năm 2020

22
Đại học Lao động Xã hội

Phụ lục 4: Một số chủ đề lựa chọn cho thực hành PTCĐ

1. Các chủ đề liên quan đến cơ sở hạ tầng


- Cải tạo đường liên thôn, xóm
- Cải tạo các công trình phúc lợi nhỏ: Nghĩa trang, nhà văn hóa, sân thể thao,
khu vui chơi giành cho cộng đồng
- Cải tạo hệ thống dẫn nước thải, nguồn nước
- Cải tạo môi trường
- Lắp đặt hệ thống đèn giao thông của thôn, xóm...
3. Các chủ đề liên quan đến các nhóm yếu thế trong cộng đồng
- Nhóm trẻ em
- Nhóm người già
- Nhóm phụ nữ
- Nhóm những người tàn tật
- Nhóm những người bị HIV/AIDS
- Nhóm những người là nạn nhân bị buôn bán
- Người thiểu số
- Nhóm những người thất nghiệp
- Nhóm người nghèo
Các chủ đề liên quan đến việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sáng kiến
giải quyết vấn đề cộng đồng:
- Phối kết hợp và tăng cường năng lực cho các tổ chức đoàn thể: Đoàn, hội
phụ nữ, hội cựu chiến binh, người cao tuổi...
- Tìm kiếm lựa chọn những thành viên tích cực, phối kết hợp với những
người có thẩm quyền tập huấn nâng cao năng lực cho các nhóm người dân trong
cộng đồng.

Mẫu đánh gía xếp loại sự tham gia của các thành viên trong nhóm
STT Họ và tên Nhiệm vụ Mức độ tham gia trong nhóm
được giao Rất tích Tích Bình
cực cực thường
1. Nguyễn Văn A Trưởng nhóm 10
2. Nguyễn Văn B Phó nhóm 9
3. Nguyễn Thị C Thư ký 6
4. Nguyễn Văn D Thủ quỹ 8
5. Thành viên
nhóm
6.
7.

Địa phương, Ngày ....tháng ... năm 2020


Trưởng nhóm

23
Đại học Lao động Xã hội

Ký, ghi rõ họ tên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG-XÃ HỘI


KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

Báo cáo
Trước thực địa
Học phần:………

Họ và tên sinh viên:


Lớp:
Địa điểm thực hành: Thôn………..Xã……..…
Huyện…...........Tỉnh……………
Thời gian thực hành: Từ……..đến…..
Giảng viên hướng dẫn:………

Địa điểm, Ngày…. tháng…. năm 2020

24
Đại học Lao động Xã hội

25

You might also like