You are on page 1of 61

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÁO CÁO THỰC HÀNH MÔN CTXH NHÓM

NGƯỜI THỰC HIỆN : Mai Huyền Nhi

LỚP : CT15A

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Nguyễn Thị Phương Mai

CƠ SỞ THỰC HÀNH: Tổ dân phố Tân Lập I – phường Trung Minh–


TP.Hòa Bình – Tỉnh Hòa Bình

Thời gian thực hành : 25/11/2021-12/12/2021

1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................4
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................6
A.TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH Ở ĐỊA PHƯƠNG.................................7
I. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................7
II. Quá trình hình thành và phát triển của địa phương...................................8
1. Kinh tế.............................................................................................................9
2. Chính trị..........................................................................................................9
3. Văn hóa , xã hội............................................................................................11
4. Các nhóm hội, câu lạc bộ trong tổ dân phố Tân Lập I....................................11
5. Các hoạt động phát triển cộng đồng đã phát triển khai tại Tổ dân phố Tân
Lập I -phường Trung Minh..................................................................................11
B. BÁO CÁO VỀ TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM.......................12
I. Giới thiệu về nhóm đối tượng...........................................................................12
1. Lý do chọn nhóm đối tượng, loại hình nhóm, tên nhóm..................................12
1.1. Lý do chọn nhóm đối tượng.......................................................................12
1.2. Tuyển chọn thành viên, loại hình nhóm, tên nhóm....................................13
2. Đặc điểm chung của nhóm..........................................................................14
3. Đặc điểm riêng của nhóm.............................................................................14
4. Vấn đề của nhóm...........................................................................................15
II.Tiến trình sinh hoạt nhóm.............................................................................15
1.Phúc trình buổi sinh hoạt nhóm thứ nhất......................................................17
2. Phúc trình buổi sinh hoạt nhóm thứ 2:.........................................................27
3. Phúc trình buổi sinh hoạt nhóm thứ 3..........................................................31
4. Phúc trình buổi sinh hoạt nhóm thứ 4..........................................................36
5. Phúc trình buổi sinh hoạt thứ 5..................................................................42
2
III. Đánh giá kết quả hoạt động của CTXH nhóm.............................................53
1. Về phía nhóm đối tượng.............................................................................53
2. Về phía sinh viên.........................................................................................53
2.1. Về kiến thức...............................................................................................53
2.2. Về Kỹ năng.................................................................................................53
2.3. Một số kỹ năng và phương pháp CTXH sinh viên đã vận dụng được.......53
2.4. Một số hạn chế của sinh viên khi đi thực hành CTXH...............................56
IV. Thuận lợi, khó khăn trở ngại và đề xuất kiến nghị..................................56
1. Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên khi triển khai công tác xã
hội nhóm tại địa phương.................................................................................56
1.1 Thuận lợi.....................................................................................................56
1.2. Khó khăn....................................................................................................56
2. Kiến nghị.........................................................................................................57
2.1. Đối với nhóm đối tượng.............................................................................57
2.2. Đối với chính quyền địa phương, các tổ chức hội đoàn thể......................57
2.3. Đối với Trường - Khoa CTXH...................................................................58
2.4. Đối với sinh viên đi thực hành...................................................................58
V. BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH CỦA SINH VIÊN:..........................59
KẾT LUẬN............................................................................................................59

3
HÒA BÌNH, tháng 11 năm 2021

LỜI MỞ ĐẦU

Công tác xã hội (CTXH) là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự
thay đổi của xã hội, bằng sự tham gia vào giải quyết các vấn đề xã hội, quá trình
tăng cường năng lực, giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng.
CTXH đã giúp cho con người phát triển đầy đủ và hài hòa hơn đem lại cuộc sống
tốt đẹp hơn cho mọi người dân.

CTXH nhóm là quá trình người nhân viên CTXH sử dụng tiến trình sinh
hoạt nhóm (tập hợp những đối tượng có cùng vấn đề lại thành nhóm) thông qua
những tương tác nhóm để giúp đỡ các thành viên trong nhóm giao tiếp, tác động
qua lại, học tập lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao nhận thức... nhằm thay đổi
hành vi, tăng cường khả năng đáp ứng các nhu cầu khó khăn và giải quyết các vấn
đề của nhóm đối tượng.

Đến với cộng đồng tổ dân phố Tân Lập I – phường Trung Minh– TP.Hòa
Bình thực hành bộ môn công tác xã hội nhóm, được áp dụng các kiến thức đã học
được ở nhà trường vào thực tế. Cùng với đó giúp cho sinh viên trải nghiệm và học
hỏi thêm những điều bổ ích từ cuộc sống để sau này phục vụ tốt nhất cho nghề
nghiệp của bản thân. Sinh viên đã nhanh chóng thành lập được nhóm giải trí với
đối tượng là các cô chú trung niên với độ tuổi từ 40 tuổi – 60 tuổi để giải quyết nhu
cầu của nhóm đối tượng. Sinh viên thành lập nhóm để giúp các cô chú chia sẻ kỹ
năng, kinh nghiệm và các hoạt động, phong trào tại địa phương. Trong quá trình
làm việc nhóm tuy có gặp phải những khó khăn, trở ngại không mong muốn nhưng
được sự ủng hộ của người dân và hỗ trợ kịp thời từ ban lãnh đạo ở UBND phường

4
Trung Minh – TP.Hòa Bình sinh viên đã thực hiện tiến độ công việc tốt nhất theo
tiến trình của bộ môn.

Em muốn giửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ban lãnh đạo, các ban ngành
đoàn thể cũng như người dân tại Tổ dân phố Tân Lập I - phường Trung MInh –
TP.Hòa Bình đã tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên có thể về thực hành tại địa
phương. Thông qua quá trình thực hành CTXH, sinh viên được rèn luyện kĩ năng,
vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Chính vì thế, nên đợt thực hành
này rất quan trọng và nó sẽ đưa lại cho em nhiều bài học thực tế trong công tác xã
hội cá nhân. Bản báo cáo cho em cũng như các thầy cô trong khoa nhìn lại quá
trình làm việc của em. Để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho những lần
thực hành lần sau và trong công tác chuyên môn sau này. Để có được kết quả như
vậy em xin trân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn Cô Nguyễn Thị Phương Mai
và toàn thể giảng viên Khoa Công tác xã hội, trường Đại học Công Đoàn với sự
giảng dạy và quan tâm của các quý thầy cô.

Với kiến thức và kinh nghiệm còn ít ỏi nên bài báo cáo của em không thể
tránh khỏi sự thiếu sót. Dưới đây là bài báo cáo chi tiết của em, rất mong được
nhận được sự góp ý của các thầy cô khoa CTXH trường Đại Học Công Đoàn để
bài báo cáo của nhóm được hoàn thiện nhất có thể.

Em xin chân thành cảm ơn!

5
LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện tập có thể được thực hiện tốt và hoàn thành đúng thời hạn, trước
tiên, em xin phép bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy, cô giáo tận tình
hướng dẫn, giờ ngày trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở trường
Đại Học Công Đoàn

Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Phương
Mai người tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian kiểm tra
kết quả và thực hiện tốt các bài tập của mình.

Em xin chân thành cảm ơn thầy, Cô thuộc Khoa Công Tác Xã Hội Đại Học
Công Đoàn tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu trong các năm học tại
trường tạo nên nền tảng cho quá trình Nghiên cứu, thực hiện tập tốt nghiệp mà còn
là hành trang để giúp em vững bước trên con đường lập nghiệp sau này.

Ngoài ra, em xin gửi lời cảm ơn chân thành với sự giúp đỡ của cán bộ UBND
Phường Trung Minh cùng toàn thể người dân tại cộng đồng đã giúp đỡ tạo điều
kiện tốt nhất để cho em trong suốt quá trình thực hành.

Vì kiến thức còn hạn chế, trong quá trình thực hành, hoàn thiện báo cáo này em
không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của
thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn!

6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ Nghĩa

NTV Nhà tham vấn

CTXH Công tác xã hội

NVCTXH Nhân viên công tác xã hội

SV Sinh viên

A.TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH Ở ĐỊA PHƯƠNG.


I. Điều kiện tự nhiên

Thông qua quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin từ người dân địa phương, sinh
viên đã tổng hợp được bản báo cáo tổng quan về tổ dân phố Tân Lập I – phường
Trung Minh như sau :

Phường Trung Minh nằm ở phía bắc thành phố Hòa Bình, có vị trí địa lý:

 Phía đông giáp phường Kỳ Sơn và xã Độc Lập


 Phía tây giáp phường Tân Hòa và xã Yên Mông với ranh giới là sông Đà
 Phía nam giáp các phường Thịnh Lang, Đồng Tiến và Quỳnh Lâm
 Phía bắc giáp phường Kỳ Sơn.

Phường có diện tích 14,57 km², dân số năm 2020 là 7.071 người, mật độ dân số đạt
485 người/km²

Tổ dân phố Tân Lập I – Phường Trung Minh có 142 hộ dân và 612 nhân khẩu.

7
Dân tộc Mường có 354 nhân khẩu chiếm 57,84%.

Dân tộc kinh có 285 nhân khẩu chiếm 42,15%.

Nghề nghiệp chính là lao động tự do và sản xuất nông nghiệp.

II. Quá trình hình thành và phát triển của địa phương

Thời gian Sự kiện Tác động

Khoảng Có 7 hộ dân đầu tiên sinh sống Bắt đầu có sự hình thành thôn
200 năm
trước

1945 Sau khi hòa bình lặp lại Đời sống nhân dân bắt đầu phát
triển

1993 trở về Mỗi 1 nhân khẩu được cấp 12 Hình thành kinh tế sản xuất
trước thước ruộng nông nghiệp là chủ yếu

2010 Đạt danh hiệu làng văn hóa lần Đời sống người dân văn minh
đầu tiên hơn

2020 Đạt danh hiệu làng văn hóa lần 2 Tinh thần đoàn kết của người
dân được nâng cao

2021 Đạt danh hiệu lao động tiên tiến Đời sống người dân ngày càng
được phát triển và cải thiện

8
Nhận xét:

Từ lược sử cộng đồng trên chúng ta có thể thấy rằng Tổ dân phố Tân Lập I –
phường Trung Minh – TP.Hòa Bình là một địa phương có bề dày lịch sử lâu đời và
có sự phát triển lâu đời. Phát triển từ cơ sở hạ tầng của địa phương chúng ta có thể
thấy rằng nơi đây được chính quyền địa phương quan tâm, người dân sẵn sàng chi
trả về nhân lực và vật lực để giải quyết vấn đề.

Các sự kiện trên diễn ra trong các năm chúng ta có thể thấy rằng đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân trong thôn ngày càng nâng cao,các hoạt động trong
thôn ngày càng phát triển và lớn mạnh.

Sự phát triển qua các năm của địa phương cho thấy kinh tế ngày càng nâng cao và
phát triển, hộ nghèo được xóa bỏ, cận nghèo giảm dần.

1. Kinh tế.
Tổ dân phố Tân Lập I – phường Trung Minh với kinh tế chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp trong đó có:

- 100 hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 70,4%.

- 42 hộ kinh doanh khác chiếm 29,6%.


- Những người trong độ tuổi lao động có việc làm và có thu nhập ổn định với
nam giới có 335 khẩu và tổng số nữ giới trong độ tuổi lao động là 157
người.
- Thu nhập bình quân / đầu người : 46 triệu 38 ( 1 người/ 1 năm ).
- Cây nông nghiệp chủ chốt: lúa, dong riềng ( đót) .

9
2. Chính trị
 Cơ cấu tổ chức phường Trung Minh :

 Chính quyền: Chịu sự quản lý của chính quyền xã, bảo đảm sự lãnh đạo của cấp
ủy Đảng, sự hướng dẫn, triển khai của mặt trận Tổ quốc, chính quyền xã công
khai, minh bạch. Tổ trưởng tổ dân phố là lãnh đạo dưới sự quản lý của ban công
tác mặt trận có sự tham gia, đóng góp ý kiến của: Chi bộ Đảng, bí thư, phó bí
thư, chi ủy viên và các cán bộ của thôn.

 Lãnh đạo tổ dân phố Tân Lập I:

- Bí thư: Nguyễn Thị Hằng


- Tổ trưởng : Lê Quang Cường.
- Phó bí thư: Nguyễn Văn Quang.

10
- Chi ủy viên: Phạm Thị Thêu.
 Các ban ngành:
- Chi hội người cao tuổi: Nguyễn Xuân Trầm.
- Chi hội cựu chiến binh : Đinh Xuân Hiền.
- Chi hội phụ nữ : Phạm Thị Thêu.
- Chi hội nông dân: Đinh Văn Quyền.
- Chi đoàn thanh niên : Nguyễn Hồng Quân.

3. Văn hóa , xã hội


Lĩnh vực văn hóa - xã hội được chăm lo và có nhiều chuyển biến tích cực.
Trong những năm qua, tổ dân phố đã thực hiện tốt các hoạt động gìn giữ những nét
văn hóa truyền thống của người dân gốc tại tổ dân phố Tân Lập I, văn hóa cồng
chiêng cũng đã được khôi phục lại. Công tác an sinh xã hội được quan tâm, hàng
năm số hộ nghèo giảm rõ rệt, công tác giáo dục từng bước được nâng lên.

4. Các nhóm hội, câu lạc bộ trong tổ dân phố Tân Lập I.
- Nhóm văn nghệ tổ.

- CLB cồng chiêng.

- CLB dưỡng sinh.

- CLB văn nghệ người cao tuổi.

5. Các hoạt động phát triển cộng đồng đã phát triển khai tại Tổ dân phố Tân
Lập I -phường Trung Minh.
- Năm 2010 là 1 năm đánh dấu sự phát triển toàn diện của tổ dân phố Tân Lập I khi
được công nhận danh hiệu làng văn hóa lần đầu tiên.

- Năm 2020, đại dịch covid hoành hành nhưng không ảnh hưởng quá nhiều tới tình
hình khinh tế- xã hội và sự phát triển của tổ dân phố, minh chứng rõ ràng nhất khi

11
thôn được đánh giá là thôn lao động tiên tiến và cùng với đó là danh hiệu làng văn
hóa lần 2.

- Năm 2021 đạt danh hiệu lao động tiên tiến.

B. BÁO CÁO VỀ TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM.

I. Giới thiệu về nhóm đối tượng


1. Lý do chọn nhóm đối tượng, loại hình nhóm, tên nhóm
1.1. Lý do chọn nhóm đối tượng
Đất nước ta đang bước vào thời kì hội nhập và đổi mới kéo theo đó là
những thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống. Sự phát triển của xã hội
hiện đại làm cho chất lượng cuộc sống của con người ngày một nâng cao. Song
song với sự phát triển đó cũng kéo theo nhiều nhu cầu giải trí. Đặc biệt là ở lứa
tuổi trung niên. Thông qua hoạt động giải trí, con người tái sản suất sức lao động,
hòa nhập vào cộng đồng, tạo mối liên hệ với cộng đồng. Xã hội ngày nay phát triển
làm xuất hiện rất nhiều loại hình giải trí, mỗi loại giải trí mang những đặc điểm và
sự bổ ích khác nhau, lượng người tham gia vào các loại hình khác nhau. Với lứa
tuổi trung niên nhu cầu giải trí ngày càng cao. Vì vậy sinh viên đã đưa ra quyết
định lựa chọn đối tượng trung niên và thành lập nhóm nhằm giao lưu văn hóa, văn
nghệ tại tổ dân phố Tân Lập I, phường Trung Minh, thành phố Hòa Bình, Tỉnh
Hòa Bình.

Khi hoạt động nhóm sẽ được nhân rộng mô hình và các thành phần nhóm
tương đối mở, là những đối tượng có đặc điểm sau:

- Độ tuổi 40-60 tuổi


- Đang sinh sống và làm việc tại tổ dân phố Tân Lập I – phường Trung Minh
– TP.Hòa Bình

12
- Nhóm trung niên bao gồm các thành viên có nhu cầu về: Giao lưu văn hóa,
văn nghệ, kết bạn với mọi người.

I.2. Tuyển chọn thành viên, loại hình nhóm, tên nhóm
Trong bước tuyển chọn thành viên nhóm, sinh viên đã sử dụng phương pháp
trực tiếp liên hệ với những thành viên tương lai của nhóm, theo các nghiên cứu đây
là phương pháp tuyển chọn hiệu quả nhất

Tên nhóm: nhóm văn nghệ tổ dân phố Tân Lập I

Loại hình: giải trí

Mục đích: Giúp các cô chú chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm và tham gia vào
các hoạt động, phong trào trong tổ dân phố.

Về loại hình nhóm: Sinh viên lựa chọn loại hình nhóm mở. Tức các thành
viên mới có thể gia nhập gia thêm trong quá trình nhóm. Việc này để tạo cơ hội
cho những người biết đến sau có mong muốn được tham gia.

Do đây là nhóm giải trí nên quy mô nhóm ban đầu sẽ là 15-20 người. Việc
chọn nhóm có quy mô nhỏ như vậy sẽ giúp cho sinh viên có thể dễ dàng điều hành
cho nhóm đối tượng. Giúp cho nhóm người trung niên phát triển được khả năng
của mình, tạo lập sân chơi ngày càng vững mạnh.

Danh sách thành viên chính thức của nhóm


(Thường xuyên tham gia, là thành viên nòng cốt duy trì nhóm):

STT Họ và tên Năm sinh Điểm mạnh Ghi chú

1 Nguyễn Thị Tình 1958 Nhiệt tình, vui vẻ Nhóm trưởng

13
2 Nguyễn Thị Vui 1958 Sôi động

3 Nguyễn Thị Trường 1958 Thân thiện, vui vẻ

4 Nguyễn Thị Bào 1958 Hòa đồng, thân thiệt

5 Đinh Thị Thu 1957 Nhiệt tình, vui vẻ

6 Nguyễn Thị Quý 1957 Có tinh thần, trách


nhiệm trong công việc

7 Nguyễn Thị Lợp 1958 Nhiệt tình, hòa đồng

8 Nguyễn Thị Lành 1958 Sôi động, vui vẻ

9 Đinh Thị Thuận 1957 Hăng hái tham gia đầy


đủ trong các buổi sinh
hoạt

10 Hoàng Thị Quýnh 1960 Tham gia đầy đủ các


buổi sinh hoạt

11 Đinh Thị Bình 1955 Thân thiện, sôi động

2. Đặc điểm chung của nhóm


Các thành viên của nhóm đều có chung mong muốn được giao lưu, kết bạn với
nhau. Muốn tham gia các hoạt động văn nghệ, giải trí vào những thời gian rảnh để
thư giãn. Đa số các thành viên đều phải đi làm vào ban ngày. Chính vì vậy, moi
người chỉ có thời gian rảnh vào buổi tối. Do đó, hoạt động nhóm sẽ được diễn ra
vào chiều muộn và buổi tối

14
3. Đặc điểm riêng của nhóm
Nhóm thành viên không có cùng độ tuổi với nhau, đều có ưu điểm riêng,
khác biệt nhau tạo nên sự thú vị cho nhóm. Mỗi thành viên có một sở thích và tài
năng riêng: Có thành viên có tài năng trong lĩnh vực hát và có thành viên tài năng
trong lĩnh vực múa.

4. Vấn đề của nhóm


Sau những cuộc khảo sát đối tượng, tiến hành phỏng vấn người dân trong
thông và đặc biệt là các cô phụ nữ trong tổ dân phố Tân Lập I. Sinh viên
đã nhận thấy nhóm đối tượng có những vấn đề sau:
- Chưa có sự gắn kết giữa mọi người với nhau
- Ở đây đa phần mọi người đều làm nông nên họ mệt, ngại đi lại
- Có vài thành viên nhà ở xa, đi lại không thuận tiện
- Điều phối hoạt động văn nghệ ttrong nhóm còn chưa tốt
- Chưa có nhiều buổi sinh hoạt nhóm để mọi người thể hiện tài năng

II.Tiến trình sinh hoạt nhóm.


- Đánh giá về nhu cầu thành lập nhóm:
+ 100% thành viên có nhu cầu tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn
nghệ của tổ dân phố.
+ 100% thành viên cam kết tham gia vào các buổi sinh hoạt của nhóm.
- Địa điểm: Nhà văn hóa tổ dân phố Tân Lập I
Sinh viên và các thành viên thống nhất lựa chọn địa điểm này vì đây là trung tâm
của xóm, có chỗ ngồi, có đủ cơ sở vật chất. Phù hợp cho việc sinh hoạt nhóm.
- Bố trí không gian: sắp xếp chỗ ngồi theo hình vòng tròn hoặc hình vòng cung
tùy theo từng buổi sinh hoạt.
- Lập kế hoạch :

15
Bảng kế hoạch hoạt động của nhóm theo dự kiến

Buổi Thời Mục tiêu Chủ đề Số lượng Người Nguồn


gian,địa sinh hoạt thành thực hiện lực
điểm viên
1 Thứ 6, ngày -Thiết lập mối quan Sinh hoạt 20 người Sinh viên. Các
26/11/2021 hệ. chủ đề và thành thành
(16h00) tại -Ra mắt, giới thiệu quê hương viên tổ viên
nhà văn hóa thành viên nhóm Đất nước dân phố trong
tổ dân phố (nhóm giải trí). Tân Lập I nhóm.
Tân Lập I -Nêu ra quy định
cũng như là cách thức
hoạt động của nhóm.
- Sinh hoạt theo chủ
đề
2 Thứ 2, ngày -Cho mọi người Chủ đề 43 người Sinh viên Các
28/11/2021 thể hiện sân chơi làm thơ, và thành thành
(20h00) tại của bản thân nhạc cách viên tổ viên
nhà văn hóa mạng dân phố trong
- Tự tin tham gia
tổ dân phố Tân Lập I nhóm.
các hoạt động
Tân Lập I
văn nghệ

3 Thứ 4, ngày -Cho các thành viên Văn hóa 39 người sinh viên Các
01/12/2021 trong CLB cồng cồng và thành thành
(20h00) tại chiêng thể hiện bản chiêng viên tổ viên

16
nhà nhà văn thân dân phố trong
hóa tổ dân Tân Lập I nhóm.
phố Tân
 
Lập I

4 Thứ 6 ngày -Hiểu biết thêm về Chủ đề 41 người sinh viên Các
03/12/2021, các hoạt động văn Bác Hồ và thành thành
(20h00) tại hóa của tổ dân phố viên tổ viên
nhà văn hóa - Người dân và sinh dân phố trong
tổ dân phố viên tham gia hoạt Tân Lập I nhóm.
Tân Lập I động văn nghệ cùng
 
nhau
5 Thứ 6, ngày -Tổng kết nội dung Chia sẻ, 46 người sinh viên Các
10/12/2021 các buổi đã trải qua. giao lưu và thành thành
(20h00) tại -Giao lưu văn nghệ văn nghệ, viên tổ viên
nhà văn hóa -Chia tay. chia tay dân phố trong
tổ dân phố Chuyển giao. nhóm Tân Lập I nhóm.
Tân Lập I

1.Phúc trình buổi sinh hoạt nhóm thứ nhất.

Bảng kế hoạch của buổi sinh hoạt đầu tiên

17
Mục tiêu Hoạt động Người thực hiện Kết quả dự kiến
Thiết lập mối Hát múa Thành viên sinh Tất cả thành viên đều
quan hệ. viên, nhóm văn hợp tác.
nghệ

Ra mắt, giới -Giới thiệu tên các Thành viên sinh Tạo được mối quan hệ
thiệu thành viên thành viên trong viên, nhóm văn với các thành viên.
nhóm (nhóm nhóm nghệ.
giải trí). -Bầu ra nhóm
trưởng, nhóm phó,
đặt tên nhóm “Nhóm
văn nghệ tổ dân phố
Tân Lập I”.

Nêu ra quy định Thành lập các nội Thành viên sinh Thành lập được các quy
cũng như là quy, mục tiêu nhóm. viên, nhóm văn tắc nhóm
cách thức hoạt nghệ.
động của nhóm.

Đưa ra bảng kế -Các thành viên Thành viênsinh Hoàn thành được bảng kế
hoạch hoạt động nhóm đóng góp ý viên, nhóm văn hoạch hoạt động nhóm
nhóm. kiến. nghệ.
-Triển khai kế hoạch
nhóm.

18
-Kết thúc buổi sinh
hoạt đầu tiên..

Tên nhóm: Nhóm văn nghệ tổ dân phố Tân Loại nhóm: Nhóm giải trí
Lập I

Ngày sinh hoạt: 26/11/2021 Thời gian: Từ 16h00

Địa điểm sinh hoạt: Tại nhà văn hóa

Mục đích của nhóm: Thành lập được nhóm giải trí dành cho người trung niên

Mục tiêu của buổi sinh hoạt nhóm: Thiết lập mối quan hệ, ra mắt, giới thiệu.
Nêu ra quy định cũng như là cách thức hoạt động của nhóm.

Chủ đề của buổi sinh hoạt nhóm: Giới thiệu làm quen và thành lập nhóm. Đưa ra
mục đích, mục tiêu hoạt nhóm.

Các hoạt động để đạt mục tiêu:

- Ra mắt nhóm: văn nghệ tổ dân phố Tân Lập I.


- Giới thiệu tên các thành viên trong nhóm văn nghệ và giới thiệu sinh viên.
- Bầu ra nhóm trưởng, nhóm phó.
- Thông qua các nội quy, mục tiêu nhóm.
- Các thành viên nhóm đóng góp ý kiến.
- Triển khai kế hoạch nhóm.
- Kết thúc buổi sinh hoạt đầu tiên.

19
Diễn tiến buổi sinh hoạt Kỹ năng đã vận dụng
và đánh giá kỹ năng
của nhóm sinh viên
Đúng 17h tất cả các thành viên sinh viên và các cô
nhóm văn nghệ có mặt tại nhà văn hóa tổ dân phố Tân
Lập I. Nhóm văn nghệ gồm: 20 người.
Khi đã ổn định tổ chức, sinh viên lên phát biểu: “ Để
giúp đỡ sinh viên khoa Công Tác Xã Hội, trường Đại
học Công Đoàn về tổ dân phố để thực hành môn học
đạt được hiệu quả tốt nhất thì hôm nay chúng ta có mặt
ở đây để tham gia buổi sinh hoạt đầu tiên.Cháu mong
rằng nhóm văn nghệ cố gắng hợp tác cùng cháu để
cháu có thể hoàn thành kỳ thực hành suôn sẻ”.
(tất cả mọi người vỗ tay) Kỹ năng điều phối
SV: “ Trước hết, để làm quen với nhau, cháu xin giới
thiệu các thành viên nhóm sinh viên để các cô nắm rõ
ạ”.
Nhóm văn nghệ: “Đồng ý” Kỹ năng lắng nghe
( cùng vỗ tay) Kỹ năng tạo lập mối
SV: “ Đầu tiên, cháu xin tự giới thiệu, cháu tên là Nhi quan hệ
hiện đang là sinh viên năm cuối trường đại học Công
Đoàn ạ. Cháu ở phường Đồng Tiến ạ. Và bây giờ chúng
ta sẽ chọn ra tên nhóm và bầu ra nhóm trưởng, nhóm
phó nhé. Có cô nào tự ứng cử hay đề cử không?
Cô Vui: Cô đề cử cô Tình làm nhóm trưởng và cô

20
Quỳnh là nhóm phó !
SV: Mọi người có đồng ý không ạ? Ai đồng ý thì giơ
tay ạ.
Mọi người: (Đều giơ tay)
SV: Nếu vậy thì cô Tình sẽ là nhóm trưởng và cô
Quỳnh là nhóm phó ạ.
Mọi người: (Vỗ tay)
SV: Nhóm trưởng và nhóm phó đã bầu xong rồi vậy
còn tên nhóm có ai có ý kiến gì không ạ?
Cô Tình: Nhóm văn nghệ tổ dân phố Tân Lập I cho
đơn giản.
SV: Có ai có ý kiến khác không ạ?
Mọi người: đồng ý
SV: Vậy thì tên nhóm sẽ là nhóm “Văn nghệ tổ dân phố
Tân Lập I” ạ
Mọi người: (Vỗ tay)
SV: Bây giờ để nhóm có thể hoạt động một cách hiệu
quả thì cần phải có nội quy chung cho tất cả mọi người.
Mọi người có thể đưa ra một vài quy tắc mà các cô cho
Kỹ năng hỏi
rằng là cần thiết được không ạ?
Cô Tình: Mọi người phải đi tập đúng giờ. Nhà ai có
việc thì nhắn tin báo cáo cho nhóm trưởng hoặc nhóm
phó
Cô Vui: Không được chê bai hay có thành kiến với bất
kỳ ai ở trong nhóm
Cô Lành: Khi có mâu thuẫn xảy ra thì phải bình tĩnh
giải quyết
21
Mọi người: Đồng ý với tất cả ý kiến trên
SV: Qua tất cả các ý kiến mà các cô đã đưa ra, cháu xin
phép được tổng hợp lại một số quy tắc như sau:
Thứ nhất, mọi người phải đi tập đúng giờ. Nhà ai có
việc thì nhắn tin báo cáo cho nhóm trưởng hoặc nhóm
phó
Thứ hai, không được chê bai hay có thành kiến với
bất kỳ ai ở trong nhóm.
Thứ ba, khi có mâu thuẫn xảy ra thì bình tĩnh giải
quyết.
Có ai còn có ý kiến gì không ạ?
Mọi người: Như vậy là đủ rồi.
Sinh viên và các cô trò chuyện vui vẻ và tham gia văn
nghệ cùng nhau. Qua đó hiểu thêm về tính cách các
Kỹ năng tóm lược
thành viên trong nhóm
SV: Vậy là ngày hôm nay chúng ta đã cùng nhau xây
dựng xong các quy tắc chung cho nhóm. Buổi sau
chúng ta sẽ tiếp tục sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề
cách mạng ạ. Các cô muốn chọn ngày nào để bắt đầu
buổi tiếp theo ạ?
Mọi người: Hầu hết mọi người đều rảnh vào các buổi
tối hàng tuần thì các cháu cứ sắp xếp ngày mà các cháu
cho là phù hợp.
SV: Vậy các cô có đồng ý buổi sinh hoạt tiếp theo của
nhóm sẽ là thứ 2 tức ngày 28/11/2021 và vào lúc 20h00
có được không?

22
Mọi người: Được.
SV: Theo sự đồng ý của các cô thi buổi tiếp theo sẽ là
từ 20h00 ngày 28/11 tức tối thứ 2 tuần tới nhé ạ. Và
trong các buổi sinh hoạt thì cháu sẽ kết hợp tổ chức văn
nghệ và giao lưu để buổi sinh hoạt sẽ thoải mái và thú
vị hơn.
Cô Tình: Được
SV: Vậy là hôm nay chúng ta đã làm quen với nhau và
thành lập được nhóm. Buổi sinh hoạt của chúng ta sẽ
kết thúc ở đây ạ. Chúc các cô buổi tối vui vẻ ạ
Mọi người: Chào cháu

Sơ đồ tương tác nhóm:

23
Đinh Thị
Nguyễn Thuận
Thị Vui
Nguyễn Thị
Trường
Hoàng Thị
Quýnh
Nguyễn
Đinh Thị Thị Tình
Thu

Nguyễn Đinh Thị


Nguyễn
Thị Quý Bình
Thị Bào

Nguyễn Nguyễn
Thị Lành Thị Lợp
Lành

Chú thích:

: Thành viên

: Tương tác hai chiều ở mức mạnh

: Tương tác hai chiều ở mức tương đối

: Tương tác một chiều

Nhận Xét:

24
Qua sơ đồ tương tác ở trên chúng ta có thể thấy, đầu tiên nhóm sinh viên bắt
đầu tương tác với các thành viên trong nhóm theo kiểu tương tác vai trò trung tâm.
sinh viên tương tác lần lượt với tất cả các thành viên trong nhóm. Trong quá trình
tương tác có cô Tình, cô Lành và cô Quýnh có sự tương tác lại rất tích cực thể hiện
sự tương tác rất mạnh. Quá trình tương tác vai trò trung tâm đã làm cho nhóm sinh
viên và các thành viên trong nhóm trao đổi thông tin và tương tác qua lại để hiểu
nhau hơn.
Sau khi tương tác vai trò trung tâm, để các thành viên tương tác và hiểu nhau
hơn, sinh viên tiếp tục thực hiện kiểu tương tác vòng tròn, qua kiểu tương tác này,
các thành viên tương tác qua lại với nhau. Tuy nhiên trong quá trình tương tác, có
vài cô gần như không có sự tương tác đối với các thành viên còn lại trong nhóm.
Vì vậy, NVCTXH cần có sự điều chỉnh, nhắc nhở để các cô có thể tương tác với
các thành viên khác trong nhóm.

Đánh giá kỹ năng của NVCTXH


Mặt tích cực:

- Bước đầu tạo lập được mối quan hệ giữa các thành viên và sinh viên
- Thành lập được nhóm, bầu ra được nhóm trưởng.
- Đặt tên nhóm “Văn nghệ tổ dân phố Tân Lập I”
- Đưa ra được nội quy của nhóm và tất cả các thành viên nhất trí ủng hộ.
- Một số thành viên rất tích cực, luôn ủng hộ ý kiến.

Mặt hạn chế:

- Một số thành viên trong nhóm còn rụt rè và e ngại vì đây là buổi đầu sinh
hoạt.
25
- Sự tương tác giữa các thành viên chưa nhiều.
- Không khí của buổi sinh hoạt còn khá trầm.
Kế hoạch cho buổi sinh hoạt lần sau: Cho các thành viên tập văn nghệ và làm
thơ giao lưu với nhau

Điều gì cần quan tâm cho buổi sinh hoạt lần sau: sinh viên chuẩn bị đầy đủ các
kế hoạch cho buổi sinh hoạt lần tới.

Hình ảnh của buổi sinh hoạt đấu tiên

26
2. Phúc trình buổi sinh hoạt nhóm thứ 2:

Kế hoạch triển khai buổi sinh hoạt thứ 2

Mục tiêu Hoạt động Người thực hiện Kết quả dự kiến

Cho mọi người Hát múa Thành viên sinh Thành viên cảm thấy
thể hiện sân viên , nhóm văn thư giãn, hứng khởi
chơi của bản nghệ . hơn để bắt đầu vào
thân buổi sinh hoạt văn
nghệ .
Tự tin tham gia Đọc thơ , hát múa Thành viên sinh Tất cả thành viên
các hoạt động viên , nhóm văn nhóm được tham gia
văn nghệ nghệ . và thể hiện bản thân

Tên nhóm: Nhóm văn nghệ thôn Bưởi Loại nhóm: Nhóm giải trí
Ngày sinh hoạt: 28/11/2021 Thời gian: Từ 20h
Địa điểm sinh hoạt: Tại nhà văn hóa

Mục đích: Cho mọi người thể hiện sân chơi của bản thân

Mục tiêu của buổi sinh hoạt nhóm: Cho các thành viên trong nhóm thể hiện
trình độ thơ ca , thơ văn , tìm hiểu về các bài thơ cách mạng

Chủ đề buổi sinh hoạt nhóm: Làm thơ , nhạc cách mạng .

Các hoạt động để đạt mục tiêu:

27
- Tổ chức hát và đọc thơ cho các cô thể hiện tài năng thơ ca về cách mạng
- Các cô chia sẻ về cách mạng
- Sinh viên cùng tham gia văn nghệ với các cô

Diễn biến buổi sinh hoạt nhóm Kĩ năng đã vận dụng

(Đúng 20h, các cô đã tập trung đầy đủ ở nhà văn Kĩ năng giao tiếp
hóa tổ dân phố Tân Lập I)
Sinh viên : Cháu chào các cô ạ !
Nhóm văn nghệ : Cô chào cháu !
Sinh viên: Để khởi động cho buổi sinh hoạt hôm nay
chúng ta bắt đầu bằng một tiết mục văn nghệ được
không ạ ?
Mọi người : ( vỗ tay ) Kỹ thuật tổ chức buổi sinh
Sinh viên : Bây giờ cháu có thể mời cô Thu lên giao hoạt tạo bầu không khí vui
lưu một bài thơ được không ạ ? vẻ hợp tác
Cô Thu: Rồi… ( cười to )
( Cô Thu đọc xong bài thơ , mọi người vỗ tay )
Sinh viên : Các cô chú có thể chia sẻ một chút về
lịch sử cách mạng được không ạ ?
Chú Canh ( giơ tay lên kể chuyện cho mọi người
nghe )
Sinh viên : Cháu cám ơn chú ạ . Sau đây cháu xin Kỹ năng lắng nghe
mời nhóm cô chú lên sân khấu biểu diễn tiết mục của
mình ạ .
Mọi người ( lần lượt lên sân khấu )

28
Sinh viên: Vậy chúng ta cùng hướng mắt đón xem
và cổ vũ tiết mục cho các cô chú nhé.

Sinh viên: Các cô chú cảm thấy buổi sinh hoạt ngày Kỹ năng đặt câu hỏi
hôm nay có vui không ạ ?
Mọi người : Vui lắm cháu ạ . (Cười to)
Sinh viên : Cũng muộn rồi ạ , cháu xin kết thúc buổi
giao lưu tại đây ạ
Mọi người ( đồng ý )
Sinh viên: Buổi sinh hoạt tiếp theo của nhóm mình
diễn ra vào ngày thứ 4 ngày 01/12 ạ . Vẫn từ 20h ở
nhà văn hóa thôn mình nhé mọi người . Buổi sinh
hoạt hôm nay đến đây là kết thúc ạ , các cô chú cố
gắng đến đông đủ ạ . Cháu cám ơn các cô chú rất
nhiều ạ

Lương giá buổi sinh hoạt thứ 2


Mặt tích cực
- Các thành viên tham gia đầy đủ , đúng giờ
- Không khí buổi sinh hoạt vui vẻ , hòa đồng
- Sinh viên đã tương tác được hơn với các thành viên trong nhóm , không còn
cảm giác ngại của buổi đầu nữa , mọi người mở lòng hơn
- Sinh viên đã chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để có thể chia sẻ cùng các
thành viên trong lần sinh hoạt này
Mặt tiêu cực
- Một số thành viên còn chưa sôi nổi , chưa tự tin phát biểu ý kiến của mình
- Sinh viên chưa sắp xếp được buổi sinh hoạt cho khoa học

29
Kế hoạch cho buổi sinh hoạt lần sau:

Tổ chức sinh hoạt cồng chiêng cùng với CLB công chiêng có sẵn của tổ dân phố
Tân Lập I

Điều gì cần quan tâm cho buổi sinh hoạt sau: tập dược cồng chiêng cùng các
thành viên trong nhóm và trong CLB. Các thành viên trong nhóm chuẩn bị kế
hoạch, dụng cụ cho buổi sinh hoạt lần tới.

30
Hình ảnh của buổi sinh hoạt thứ 2

3. Phúc trình buổi sinh hoạt nhóm thứ 3

Bảng kế hoạch triển khai cụ thể


Mục tiêu Hoạt động Người thực Kết quả dự kiến
hiên

Cho các thành Văn hóa cồng chiêng sinh viên và Thành viên gắn kết
viên trong câu thành viên tổ với nhau, hiểu nhau
lạc bộ cồng dân phố Tân hơn, không khí vui vẻ
chiêng thể Lập I. hơn.
hiện bản thân.

Tên nhóm: văn nghệ tổ dân phố Tân Lập I Loại nhóm: Nhóm giải trí

31
Ngày sinh hoạt: 01/12/2021 Thời gian: Từ 20h đến 21h
Địa điểm sinh hoạt: Tại nhà văn hóa

Mục đích của nhóm: tìm hiểu, chia sẻ kiến thức về văn hóa cồng chiêng.

Chủ đề sinh hoạt: Chia sẻ, tìm hiểu về văn hóa, phong tục và hoạt động cồng
chiêng tổ dân phố Tân Lập I – Phường Trung Minh – TP.Hòa Bình

Kế hoạch cho buổi sinh hoạt lần sau: tìm hiểu về văn hóa, phong tục của địa
phương.

Nội dung Kỹ năng vận dụng

Kỹ năng giao tiếp ngôn


ngữ
Sinh viên: “ Các cô đang rất vui đúng không nào? Bây
 
giờ cháu sẽ tiếp thêm bầu không khí bằng việc giao
 
lưu văn nghệ Các cô có đồng ý không ạ”
 
(Các cô đồng thanh): “Được”
 
Sinh viên: “ Hôm nay cháu có mời bạn cháu ( Minh  
Đức ) đến và sẽ hát trước một bài để giao lưu ạ”  

Minh Đức : cháu xin tự giới thiệu cháu tên là Minh  

Đức bạn của Nhi.Sau đây cháu sẽ hát bài Gặp nhau Kỹ năng giao tiếp phi ngôn
ngữ
giữa rừng mơ ạ”
 
…….. (Sau khi Minh Đức hát xong)

Sau đây cháu xin mời các cô lên giao lưu cùng bọn

32
cháu về các văn hóa của môn cồng chiêng được không
ạ?

Nhóm cồng chiêng: Mời các cô lên biểu diễn một bài
múa cồng chiêng.

(Sau khi các cô múa xong…..)

Sinh viên “ Còn ai có đóng góp bài múa nào nữa


không ạ”

Nhóm cồng chiêng : “ Không “

Sinh viên: Sau khi thưởng thức tiết mục mọi người có  
thấy vui không ạ ? Kỹ thuật tổ chức buổi sinh
hoạt tạo bầu không khí vui
Mọi người: rất vui ( vỗ tay)
vẻ và hợp tác.

Kỹ năng thấu cảm


Qua đây cháu mong rằng mọi người sẽ phát huy tốt
khả năng của mì nh có được . rèn luyện ngày càng
nhiều để có những tiết mục biểu diễn tuyệt vời.

( Các cô đồng thanh) “ok”

Sinh viên : “ Giờ cũng đã muộn rồi chúng ta sẽ kết


thúc buổi sinh hoạt tại đây. Hẹn gặp lại các cô ở buổi
sinh hoạt sau”.

33
Lượng giá buổi sinh hoạt thứ 3

Mặt tích cực:

Tất cả các thành viên dần tích cực , cởi mở hơn. Hoạt động sôi nổi , tích cực hơn
Không khí buổi sinh hoạt vui tươi, thoải mái.

Khá đông người dân đến tham gia sinh hoạt văn nghệ

sinh viên đã tương tác với các thành viên nhóm một cách nhịp nhàng bằng việc vận
dụng các kỹ năng quan sát, kỹ năng hỏi, kỹ năng khích lệ, động viên cho các thành
viên, năng lực cho tổ chức và điều hành cho các thành viên nhóm.

Mặt hạn chế:

34
Sinh viên còn lúng túng trong việc tổ chức hoạt động. Sinh viên cần chuẩn bị nhiều
hoạt động để thu hút mọi người tham gia sôi nổi và nhiệt tình, vui vẻ hơn nữa. Đôi
lúc đặt câu hỏi vẫn còn lúng túng.

4. Phúc trình buổi sinh hoạt nhóm thứ 4

Mục tiêu Hoạt động Người thực hiện Kết quả dự Kiến

35
Hiểu biết thêm về Kể chuyện, đọc thơ Sinh viên, Sinh viên có thêm
các hoạt động văn thành viên nhóm nhiều hiểu biết hơn
hóa của tổ dân phố về tổ dân phố và
Tân Lập I người dân trong tổ
dân phố Tân Lập I

Người dân và sinh Hát, múa  sinh viên, Không khí buổi
viên tham gia hoạt thành viên nhóm sinh hoạt trở lên
động văn nghệ cùng vui vẻ, sôi nổi, hào
nhau hứng

Đánh giá mức độ hài Đánh giá mức độ sinh viên, Giúp các thành
lòng qua các buổi chia làm 4 mức độ: thành viên nhóm viên trong nhóm
-Rất hài lòng
sinh hoạt hoàn thiện hơn
-Hài lòng
Đóng góp của mọi -Bình thường trong buổi sinh

người để nhóm hoàn -Không hài lòng hoạt tiếp theo

thiện hơn trong buổi Đóng góp ý kiến Giúp nhóm đoàn
cuối cùng Cùng nhau đưa ra ý kết hơn
kiến , kế hoạch cho
buổi sinh hoạt sau

Tên nhóm: nhóm văn nghệ tổ dân phố Tân Lập I Loại nhóm: Nhóm giải trí
Ngày sinh hoạt: 03/12/2021 Thời gian: Từ 20h đến 21h

36
Địa điểm sinh hoạt: Tại nhà văn hóa

Mục đích của nhóm: Hiểu biết thêm một số hoạt động văn hóa trong tổ dân phố
Tân Lập I

Mục tiêu của buổi sinh hoạt nhóm: Các thành viên trong nhóm đoàn kết hơn

Chủ đề buổi sinh hoạt nhóm: Chủ đề Bác Hồ

37
Hình ảnh sinh hoạt của nhóm văn nghệ tổ dân phố Tân Lập I

Nội dung Kỹ năng vận dụng

38
Sinh viên: Xin chào mọi người. Thời tiết hôm
nay thật dễ chịu đúng không nào? Không khí mát
mẻ như vậy có lẽ chúng ta nên cùng nhau hát một
bài để khởi động cho vui được không ạ?
Mọi người: ok (vỗ tay)
Kỹ thuật: sử dụng liệu pháp
Sinh viên: Không biết ở đây có cô chú nào có thể thư giãn
hát tặng cháu và mọi người ở đây một bài được
không ạ?
Cô Tình: Mọi người cùng hát đi. Hát bài “Nối
vòng tay lớn” đi
Sinh viên: Vậy cháu mời cô Tình bắt nhịp để cả
nhóm chúng ta cùng nhau hát bài “Nối vòng tay
lớn”.
(Cả nhóm hát)
Sinh viên: Trong buổi sinh hoạt ngày hôm nay,
cháu muốn biết thêm một vài hoạt động văn hóa
của tổ dân phố mình. Mọi người có thể chia sẻ
cho cháu nghe được không ạ?
Cô Thu: Tổ dân phố mình có rất nhiều hội nhóm,
đều hoạt động rất sôi nổi như nhóm cồng chiêng,
hội phụ nữ, hội văn hóa người cao tuổi,… Kỹ năng đặt câu hỏi
Sinh viên: Còn ai có ý kiến gì nữa không ạ?
Kỹ năng lắng nghe
Cô Bào: Trong thôn thì tết đến hay những ngày lễ
thường sẽ có rất nhiều hoạt động. hay những buổi
chiều mọi người đi làm về sẽ ra nhà văn hóa đánh
bóng chuyền,…
Sinh viên: Cảm ơn những chia sẻ của các cô ạ!
Để cho không khí thêm phần sôi nổi thì
39 chúng ta
Lượng giá buổi sinh hoạt thứ 4

Mặt tích cực:

- Các thành viên có mặt đầy đủ và đúng giờ sinh hoạt.


- Không khí buổi sinh hoạt vui tươi, thoải mái.
- Các thành viên trong nhóm rất vui vẻ, thoải mái, mối quan hệ giữa các thành
viên được siết chặt hơn.
- sinh viên đã có sự chuẩn bị kỹ càng cho buổi sinh hoạt, tổ chức được các
hoạt động, thu hút được sự tham gia của các thành viên

Mặt tiêu cực:

- Một số thành viên vẫn còn ngại chia sẻ về bản thân và tham gia hoạt động
nhóm.
- sinh viên có một số trục trặc trong quá trình tổ chức hoạt động cho nhóm
- Sự tương tác giữa các thành viên nhóm trong các hoạt động thảo luận lấy ý
kiến còn chưa thực sự tích cực, cần phải tương tác nhiều hơn nữa để đảm
bảo hiệu quả của buổi sinh hoạt nhóm.

Kế hoạch cho buổi sinh hoạt lần sau: Tổng kết các buổi sinh hoạt văn nghệ, chia
tay

Điều gì cần quan tâm cho buổi sau: Thông báo cho các thành viên buổi sau là
buổi cuối nhóm hoạt động để các thành viên chuẩn bị tâm lý khi chia tay.

5. Phúc trình buổi sinh hoạt thứ 5

Bảng kế hoạch triển khai cụ thể


40
Mục tiêu Hoạt động Người thực hiện Kết quả dự Kiến

-Tạo không khí vui -Giao lưu văn nghệ, - Sinh viên điều -Thành viên cảm thấy
vẻ, thoải mái trước chia sẻ tâm tư cảm phối Chi và các cởi mở vui vẻ , hào
buổi sinh hoạt . và cùng nhau dự thành viên nhóm. hứng để bắt đầu vào
buổi chia tay thành buổi sinh hoạt.
viên

-Đưa ra các điểm -Sẽ ghi các điểm - Sinh viên điều - Các thành viên thẳn
mạnh và điểm yếu , mạnh vào một tờ phối và các thành thắn chia sẻ về những
những cái làm được giấy đã có sẵn và sẽ viên nhóm. hoạt động diễn ra
và chưa làm được được thu lại. trong suốt thời gian
trong quá trình tham - cùng nhau chia sẻ vừa qua.
gia nhóm của các các điểm mạnh và  
thành viên điểm yếu trong quá
trình tham gia
nhóm.

-Kết thúc và lượng - Liên hoan chia tay - Sinh viên điều - Lượng giá sự tiến bộ
giá quá trình hoạt kết hợp với giao lưu phối và các thành nắng lực nâng cao của
động. văn nghệ giữa các viên nhóm. các thành viên trong
thành viên trong nhóm.
nhóm.

41
-Giải quyết các cảm - Chỉa sẻ cảm xúc - Sinh viên điều - Các thành viên trong
xúc của các thành của các thành viên. phối và các thành nhóm người xúc động
viên và giảm sự phụ viên nhóm người vui vẻ khi chia
thuộc khi không còn tay nhóm.
nhóm.

-Duy trì phát huy - Các thành viên - Sinh viên điều - Chuyển giao nhóm
những nỗ lực thay chia sẻ những mặt phối và các thành cho nhóm trưởng: Bác
đổi, lập kế hoạch đạt được tròng quá viên nhóm Chằm và Cô Tình
hành động cho tương trình tham gia nhóm trong các buổi sinh
lai và chuyển giao. , cùng nhau lập kế hoạt mọi thành viên
hoạch hoạt động thay nhau lên chia sẻ ý
cho tương lai. kiến.

- Các thành viên đồng


ý với kế hoạch hoạt
động trong tương lai ,
duy trì hoạt động
nhóm.

Tên nhóm: Nhóm văn nghệ tổ dân phố Tân Lập I Loại nhóm: Nhóm giải trí

Ngày sinh hoạt: 10/12/2021 Thời gian: Từ 20h00 đến 22h00


Địa điểm sinh hoạt: Tại nhà văn hóa

Mục đích của nhóm: Tạo không khí vui vẻ trước khi chia tay nhóm. Duy trì phát
huy những nỗ lực thay đổi, lập kế hoạch hành động cho tương lai và chuyển giao.
42
Chủ đề sinh hoạt: Lượng giá các hoạt động đã thực hiện trong 4 buổi vừa qua,
kết thúc và chia tay nhóm.

Nội dung phúc trình Kỹ năng vận dụng

Sinh viên: Chào các cô các bác, buổi sinh hoạt trước
cháu có thông báo rằng hôm nay là buổi cuối chúng ta
làm việc cùng nhau rồi nhỉ? Là buổi cuối nên cháu muốn
bắt đầu đặc biệt hơn những buổi trước một chút được
không?
Bác Tình: Buồn quá cháu ạ, nhưng không sao, quãng thời
gian qua cô thấy vui lắm
Kỹ năng lắng nghe tích
Sinh viên: Trước khi bắt đầu vào buổi sinh hoạt hôm nay
cực.
cháu sẽ cho các cô các bác xem 1 đoạn video cháu làm
dành tặng mọi người ạ!.
Các cô các bác: ồ, hay đấy cháu…
Sau khi xem xong đoạn video, ai nấy đều trầm trồ xen lẫn
xúc động….
Cô Thu: Được quá, các cháu quay lại đẹp thế…
Sinh viên: Cháu muốn lưu giữ những khoảnh khắc này,
đây là kỉ niệm không quên của cháu ạ
Các cô: Vỗ tay
Sinh viên: bây giờ cháu và các cô bắt đầu vào buổi sinh
hoạt hôm nay nhé! Vì đây là buổi cuối rồi nên cháu mong
Kỹ năng
mọi người có thể cùng nhau vui vẻ nhất, thoải mái nhất.
Sinh viên: Hát thì hát mãi rồi, hôm nay cháu sẽ xung
phong dành tặng cho mọi người một bài nhảy dân vũ ạ:

43
bài Việt Nam ơi!
(Chương trình văn nghệ)

Cô Trường: Eo ôi, không ngờ cháu nhảy đẹp thế. Cô


cũng biết mấy động tác bài này đấy… À hay đội mình
múa cho cháu ý 1 bài

Cô Vui: Được, lên đi mấy chị em

(Chương trình văn nghệ)

Sinh viên: Tuyệt quá ạ, hôm nay vui thật các cô ơi, hay
cả nhóm chúng ta hát bài nào thật sôi động được không ạ?
Bài “ Đất nước trọn niềm vui” Cháu đang thấy hay quá ạ.

(Chương trình văn nghệ)

Sinh viên: Bây giờ cháu xin phép vào nội dung chính của
buổi hôm nay luôn ạ. Suốt 5 buổi sinh hoạt, qua quá trình
quan sát và đánh giá, cháu nhận thấy rằng các cô các bác Kỹ năng hỏi giúp cho
đã tiến bộ rất nhiều so với buổi đầu tiên. Các cô các bác các thành viên trực diện
tự tin hơn, vui vẻ hòa đồng nhiệt tình hơn .Cháu rất vui vì với các vấn đề.
thấy các cô các bác tiến bộ như ngày hôm nay. Cháu đánh
Kỹ năng tóm lược giúp
giá rất cao sự tự giác của mọi người. Bây giờ, các cô các
các thành viên trong
bác có tự nhận xét về ưu và khuyết điểm của chính bản
nhóm nhìn nhận lại một
thân mình tróng quá trình tham gia nhóm nhé. Các cô các
lần nữa vấn đề.
bác đã học được những gì và thấy rằng mình vẫn chưa
làm được gì? Bắt đầu cháu mời bác nhóm trưởng là bác
Tình ạ !
44
Bác Tình: (im lặng một lát) Bác tự cảm thấy rằng bản
thân có trách nhiệm hơn rất nhiều. Sinh ra và lớn lên ở
đây từ bé, bản thân ít được giao lưu học hỏi nên các kỹ
năng sống của bác còn hạn chế, trong các vấn đề đôi lúc
thấy còn khá lúng túng . Từ lúc sinh hoạt cùng nhóm, bác
dần tự tin hơn, học hỏi được nhiều thứ hơn. Tinh thần
cũng vui vẻ sảng khoái.
Sinh viên: Cháu cảm ơn những chia sẻ của bác, mọi
người ai có ý kiến nữa không ạ
Cô trường: cô thấy rất vui khi được cùng nhóm sinh hoạt.
Và từ bây giờ, cô cũng cảm tự tin hơn , vui vẻ hơn . Thích
hát múa lắm nên cô thấy nhóm sinh hoạt này thật ý nghĩa
Cô Lợp : Cô tự nhận thấy cô vẫn còn chưa chủ động lắm
khi tham gia, đôi khi cô còn rụt rè ngại giao tiếp với mọi
người. Cô sẽ cố gắng hơn ạ.
Cô lành: Trong 5 buổi sinh hoạt cùng các chị em đã học
hỏi được rất là nhiều điều bổ ích mà tưởng chừng nó
không cần thiết cho bản thân lắm. Cô thấy tự tin
hơn ,không còn rụt rè, không dám nhận ca hát múa như
trước nữa
Cô Thu: Điều cô muốn nói thì các bạn nói hết rồi ạ. Cô
rất vui vì được sinh hoạt cùng cả nhóm và các cháu, thế
thôi hihi
Cô Thuận: cô chỉ muốn nói là cô thực sự đã xúc động
được rất nhiều điều chứ không phải chỉ riêng về vấn đề
văn nghệ. Trước đây cô chỉ ở nhà quanh quẩn , giờ được
vui vẻ cùng mọi người nó tuyệt vời lắm. Ngoài ra cô học
45
được cách làm việc nhóm, cách nói trước đám đông , cách
nói năng, giao tiếp với mọi người.
Cô Quỳnh: Cô cũng có suy nghĩ giống cô thuận .
Sinh viên: Cháu cảm ơn vì những chia sẻ của các cô các
bác. Bây giờ cháu muốn mọi người tự đánh giá rằng
nhóm mình đã đạt được bao nhiêu % so với mục đích ban
đầu mình đặt ra. Mọi người hãy thống nhất và cho cháu
một con số ạ
( 5 phút sau)
Cô Tình : Cô và nhóm thống nhất rằng nhóm mình đạt
80% kết quả ạ.
Sinh viên: Vậy các cô các bác có thể đánh giá năng lực và
cách làm việc của cháu. Ưu và khuyết điểm. Các cô các
bác cứ chia sẻ thật lòng ạ. Cháu rất mong nhận được đóng
góp đó của các cô để hoàn thiện bản thân.
Các cô đồng thanh: ok!!!!
Bác tình: Cháu đã làm rất tốt. Đối với bọn cô là như vậy.
Mỗi buổi cháu điều hành một khác, hỗ trợ nhau để người
điều hành hoàn thành tốt buổi sinh hoạt của mình. Nội
dung mà cháu làm, truyền tải đến bọn cô cũng rất đầy đủ.
Sinh viên: cháu cảm ơn cô, Còn điều gì nữa không ạ? Có
khó khăn gì trong quá trình sinh hoạt với nhóm mà các cô
cảm thấy khó chia sẻ với nhóm sinh viên không ạ?.
Cô Vui: Không sao đâu cháu, các cô thực sự thấy ý nghĩa
và vui vẻ lắm
Cô Tình: Theo như chia sẻ của chị em thì trước khi tham
gia nhóm, chị em nhiêu người vẫn chưa tự tin, bây giờ thì
46
ok quá rồi chứ nhỉ?
Cả nhóm: Tất nhiên chị ơi
Cô Lợp: em về kể cho nhà em nghe suốt, vui mà hay
tuyệt, ý nghĩa… chắc chắn nhóm chúng ta còn lớn mạnh
hơn nữa
Sinh viên: Cháu cảm ơn đóng góp của mọi người. Còn gì
nữa không ạ?
Các cô: Không, hết rồi…
Sinh viên: Cháu còn một vấn đề nữa. Đó là nhóm của
mình đang hoạt động khá tốt thì sau khi cháu hết kì thực
hành các cô muốn nhóm của chúng ta tiếp tục sinh hoạt
hay dừng lại ở đây? Chúng ta cùng thảo luận ạ.
Cô Bào : Cô chỉ thắc mắc một điều thôi , Nếu nhóm tiếp
tục sinh hoạt thì ai sẽ là người dẫn dắt.
Sinh viên: Nếu cả nhóm đồng ý tiếp tục duy trì thì chúng
ta sẽ cùng bàn kế hoạch tương lai cho cả nhóm. Nếu
không thì nhóm sẽ dừng hoạt động sau buổi hôm nay ạ
Cô Tình: Thay mặt nhóm cô xin phép có ý kiến , cũng
như trả lời câu hỏi của bào. Theo như thống nhất của các
thành viên thì chúng ta sẽ tiếp tục duy trì nhóm . Theo tôi
biết trong khoảng thời gian này tất cả chúng ta đều rất vui
nên chúng ta vẫn tiếp tục duy trì nhóm. Và người hướng
dẫn không phải là ai khác, đó chính là mỗi thành viên
chúng ta. Tất cả sẽ cùng nhau sinh hoạt và đua hoạt động
giải trí thôn ta phát triển, Chúng ta cũng sẽ kết nạp thêm
các thành viên khác để cho nhóm được phát triển mạnh
hơn.
47
Sinh viên: Cháu rất vui khi nghe được điều này. Cảm ơn
các cô vì đã duy trì nhóm, theo như các cô đã quyết định
thì cháu xin tuyên bố nhóm “Văn Nghệ Tổ Đân Phố Tân
Lập I” chúng ta sẽ tiếp tục duy trì hoạt động. Cháu mong
rắng các cô có thể làm tốt công việc của mình để có thể
nâng cao khả năng ca múa văn nghệ của bản thân mình,
học hỏi, trau dồi cho bản thân mình nhiều kỹ năng hơn, tự
tin và nhiệt huyết nhé. Còn bây giờ cả nhóm ta cùng nhau
liên hoan, văn nghệ chia tay được không ạ
Kỹ năng thấu cảm.
Các cô: Nhất trí luôn
Sinh viên và các cô cùng nhau liên hoan, văn nghệ để Kỹ năng khuyến khích
làm rõ ý.
chia tay nhóm sinh viên tại đây)
Kỹ năng lắng nghe tích
Sinh viên: Cháu cảm ơn các cô rất nhiều. Bây giờ cũng cực.
muộn rồi, chúng ta kết thúc ở đây ạ!
Các cô: chào tạm biệt các cháu nhé, về giữ gìn sức khỏe,
vui vẻ nhiệt huyết thành công nha
Cô Tình: Cô thấy buồn quá, bao giờ gặp lại các cháu.
Sinh viên: Cô ơi cháu cũng thế ạ nhưng cháu sẽ cố gắng
về đây thường xuyên để xem các cô hoạt động và đã thay
đổi như thế nào. Nên cô đừng buồn nữa nhé!
Cô Bình: Thôi cũng muộn rồi cho cháu nó về nghỉ chào
các chị em về ạ!

Lượng giá buổi sinh hoạt cuối cùng.


Mặt tích cực:

48
Mối quan hệ giữa sinh viên và các thành viên tại tổ dân phố Tân Lập I ngày
càng gắn bó thân thiết. Kết thúc thành công và để lại được ấn tượng tốt. Chuyển
giao tiếp tục duy trì hoạt động nhóm. Tiến độ hoàn thành tốt, đúng với dự kiến đã
đặt ra trước đó.
Sự tương tác giữa các thành viên tốt, đảm bảo hiệu quả của buổi sinh hoạt
Sinh viên đã biết vận đụng được các kiến thức, kỹ năng để trình bày cũng như
giao tiếp với nhóm trung niên, góp phần nâng cao nhận thức của bản thân sinh
viên và trau dồi thêm kiến thức sau khi kết thúc buổi sinh hoạt cuối cùng.
Buổi sinh hoạt đã đạt được mục tiêu đề ra: đã nêu được các hoạt động đã thực
hiện được, định hướng tương lai, chuyển giao nhóm cho nhóm trưởng.

Mặt tiêu cực:


Thời gian tổ chức các buổi sinh hoạt còn hạn chế nên không thể thực hành được
nhiều nội dung.
Cảm xúc chia ly ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng và cảm xúc của sinh viên và
các thành viên trong nhóm khi phải xa sinh viên.

49
Sơ đồ tương tác buổi sinh hoạt cuối cùng.

Nguyễn
Thị Vui

Đinh Thị
Thuận
Nguyễn Thị
Nguyễn
Trường
Thị Tình

Hoàng Thị
Đinh Quýnh
Thị Thu
Nguyễn
Nguyễn Thị Quý
Thị Bào

Nguyễn Đinh Thị


Nguyễn
Thị Lợp Bình
Thị Lành

Chú thích:

: Thành viên

: Tương tác hai chiều ở mức mạnh

: Tương tác hai chiều ở mức tương đối

50
*Nhận Xét:
Nhìn vào sơ đồ tương tác ta có thể dễ dàng nhìn thấy:
Trong buổi sinh hoạt này các thành viên nhóm văn nghệ tổ dân phố Tân Lập I
và sinh viên đều có sự tương tác tích cực với nhau.
Trong quá trình thảo luận với nhóm văn nghệ, sinh viên đưa ra những câu hỏi
để các thành viên nhóm đưa ra ý kiến của mình, góp ý cho quá trình học tập và
sinh hoạt nhóm đã thu nhận lại được những tương tác tích cực từ các thành viên
của nhóm.
Trong quá trình lượng giá lại kết quả làm được trong suốt quá trình sinh hoạt
nhóm vừa qua, điều phối viên đã khá linh hoạt trong việc đưa ra nhận xét và nhận
được những ý kiến phản hồi tích cực qua sự tương tác của các thành viên. Bên
cạnh đó việc chuyển giao cũng diễn ra thuận lợi bởi sự tương tác tích cực giữa sinh
viên và thành viên nhóm.

51
III. Đánh giá kết quả hoạt động của CTXH nhóm
1. Về phía nhóm đối tượng
Các thành viên trong nhóm quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong sinh
hoạt và trong cuộc sống hàng ngày. Các thành viên trong nhóm thống nhất được
thời gian vào buổi chiều hoặc tối mỗi ngày trong tuần để tập duyệt cũng như gặp
gỡ, giao lưu với nhau.

Các thành viên trong nhóm có thêm thời gian thư giãn, trò chuyện với nhau
sau ngày đi làm mệt mỏi

2. Về phía sinh viên


2.1. Về kiến thức
Qua học phần thực hành công tác xã hội sinh viên có thể vận dụng các kiến thức,
kỹ năng, kỹ thuật trong lý thuyết công tác xã hội nhóm đã được trang bị vào các
hoạt động trực tiếp đó là:

- Thứ nhất: phát hiện nhu cầu và khả năng thành lập nhóm.
- Thứ hai: Phát hiện vấn đề của nhóm trung niên
- Thứ ba: Tổ chức được buổi sinh hoạt nhóm để giải quyết các vấn đề của
nhóm có chung nguyện vọng tìm hiểu kiến thức, các bài phòng vệ tốt cho
bản thân và mọi người.

2.2. Về Kỹ năng
Sinh viên đã áp dụng được các kỹ năng đã học vào việc thành lập nhóm và điều
hành nhóm: kỹ năng lãnh đạo nhóm, kỹ năng hỏi, kỹ năng điều phối, kỹ năng tự
bộc lộ, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thu thập và đánh giá thông tin.

52
2.3. Một số kỹ năng và phương pháp CTXH sinh viên đã vận dụng được.
* Kĩ năng:
Sinh viên được áp dụng những kiến thức của mình vào thực tế cũng như sử dụng,
rèn luyện những kỹ năng công tác xã hội đã học như:
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Kỹ năng tổ chức trò chơi.
- Kỹ năng điều phối nhóm
- Kỹ năng lắng nghe.
- Kỹ năng giao tiếp và tạo lập mối quan hệ.
- Kỹ năng đặt câu hỏi.
- Kỹ năng tóm lược.
- Kỹ năng thuyết trình.
- Kỹ năng lắng nghe.
- Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Kỹ năng quan sát.
- Kỹ năng khích lệ.

Sinh viên đã được áp dụng vào thực tế vào những lý thuyết đã được học trên
trường. Qua đợt thực hành này sinh viên đã học hỏi được rất nhiều kỹ năng, đặc
biệt là kỹ năng tiếp cận và làm việc nhóm.

* Phương pháp CTXH:

- Phương pháp CTXH nhóm: là quá trình nhân viên CTXH sử dụng tiến trình
sinh hoạt nhóm (tập hơp những đối tượng có cùng vẫn đề lại với nhau để
thành lập nhóm) thông qua những tương tác nhóm để giúp đỡ các thành viên
trong nhóm giao tiếp, tác động qua lại, học tập lẫn nhau, chia sẻ kinh
nghiệm, nâng cao nhận thức... Nhằm thay đổi hành vi, tăng cường khả năng

53
đáp ứng các nhu cầu khó khăn và giải quyết các vẫn đề của nhóm đối tượng.
CTXH nhóm còn được sử dụng cho việc hình thành các nhóm nhà chuyên
môn làm công tác vận động chính sách hay hỗ trợ cá nhóm đối tượng tiếp
cận với những nguồn lực cần thiết. Trong công tác xã hội nhóm các kỹ thuật
về quản lý ca và tham vấn cũng được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu và trị
liệu tâm lý cho thành viên nhóm.
- Phương pháp CTXH cá nhân: là một phương pháp can thiệp (của CTXH)
quan tâm đến những vấn đề về nhân cách mà một thân chủ cảm nghiệm.
Mục đích của CTXHCN là phục hồi, củng cố và phát triển sự thực hành bình
thường của chức năng xã hội của cá nhân và gia đình. NVXH thực hiện điều
này bằng cách giúp tiếp cận các tài nguyên cần thiết.
- Phương pháp thu thập thông tin: Sử dụng những kĩ năng quan sát, lắng
nghe, phỏng vấn sâu, đặt câu hỏi,… để thu thập. Là quá trình tập hợp thông
tin theo những tiêu chí cụ thể nhằm làm rõ những vấn đề, nội dung liên quan
đến lĩnh vực nhất định. Thu thập thông tin là quá trình xác định nhu cầu
thông tin, tìm nguồn thông tin, thực hiện tập hợp thông tin theo yêu cầu
nhằm đáp ứng mục tiêu đã được định trước.
- Phương pháp phỏng vấn: là một phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ
sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc
phỏng vấn, người phỏng vấn nêu những câu hỏi theo một chương trình được
định sẵn dựa trên những cơ sở luật số lớn của toán học.

- Phương pháp quan sát: Dùng các phân tích quan mà chủ yếu là phân tích
qua thị giác để thu thập các thông tin cần thiết nhằm xác định hiện tượng
tâm lý cần nghiên cứu.Phương pháp quan sát cho phép nghiên cứu các hiện
tượng tâm lý trung thực, khách quan và nghiên cứu tâm lý trong trạng thái
tồn tại tự nhiên của nó, đơn giản về thiết bị và ít tốn kém về kinh phí.

54
2.4. Một số hạn chế của sinh viên khi đi thực hành CTXH
Do các thành viên nhóm đều ở độ tuổi khác nhau và độ là độ tuổi trung niên vì
vậy đôi khi khó khăn trong việc tập hợp nhóm đối tượng.
Truyền đạt còn mang tính lý thuyết, cần tạo hứng thú hơn trong buổi sinh hoạt
nhóm.
Rèn luyện sự chủ động và linh hoạt hơn nữa trong những tình huống bất ngờ. Có
những trải nghiệm thực tế trong việc xử lý, ứng phó với các tình huống phát sinh
ngoài dự kiến.
IV. Thuận lợi, khó khăn trở ngại và đề xuất kiến nghị
1. Những thuận lợi và khó khăn của sinh viên khi triển khai công tác xã hội
nhóm tại địa phương.
1.1 Thuận lợi.
- Cơ sở thực hành luôn tạo điều kiện giúp đỡ để sinh viên hoàn thành tốt kỳ
thực hành.
- Giảng viên luôn có sự hướng dẫn, chỉ dạy để sinh viên đi đúng hướng trong
quá trình thực hành.
- Các cô các bác trong tổ dân phố nhiệt tình, cởi mở đón nhận sinh viên thực
hành.
- Mọi người có sự tương tác và hỗ trợ rất tốt để sinh viên hoàn thành tiến trình
Công tác xã hội nhóm.

55
1.2. Khó khăn
- Một số người dân vẫn chưa hiểu rõ mục đích thực hành của sinh viên nên
vẫn còn trường hợp nhóm không nhận được sự giúp đỡ. Nhu cầu của người
dân không cao nên khó khăn trong việc lựa chọn và thành lập nhóm đối
tượng.
- Thời gian thực hành ngắn, khi mà sinh viên mới bắt đầu thích ứng, hòa nhập
thì thời gian thực hành đã gần hết, nên sinh viên gặp nhiều khó khăn trong
việc làm báo cáo.
- Cách làm việc còn máy móc, chưa khoa học, vẫn còn áp dụng quá nhiều từ
sách vở.
- Đây là lần đầu tiên sinh viên được thực hành Công tác xã hội nhóm, lần đầu
tiên tiếp nhận và làm việc với nhóm nên chưa có nhiều kinh nghiệm và còn
nhiều bỡ ngỡ.

2. Kiến nghị
2.1. Đối với nhóm đối tượng
Duy trì các buổi sinh hoạt nhóm hàng tuần.
Thường xuyên tìm hiểu kiến thức về kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng
phòng, tự vệ cho bản thân.
Tích cực tham gia các hoạt động do địa phương tổ chức.
2.2. Đối với chính quyền địa phương, các tổ chức hội đoàn thể
Chính quyền địa phương, các tổ chức hội đoàn thể cần kết hợp chặt chẽ với
ban lãnh đạo toẻo dân phố hơn nữa. Nhằm giúp đỡ các sinh viên trong quá trình
xuống địa bàn. Tạo điều kiện cho sinh viên có thể thực hành một cách tốt nhất tại
mỗi thôn.

56
Cán bộ địa phương nên hợp tác chặt chẽ với sinh viên hơn nữa trong thời
gian mới xuống địa bàn. Nhằm giúp sinh viên có thể nắm bắt được tình hình hoạt
động của tổ dân phố và các vấn đề đang gặp phải một cách nhanh chóng hơn.
Các tổ chức đoàn thể nên tham gia vào quá trình lập kế hoạch và triển khai
các kế hoạch thành lập và duy trì nhóm tại địa bàn một cách chủ động và tích cực
hơn ví dụ như tham gia các buổi sinh hoạt, hưởng ứng các hoạt động của nhóm
sinh viên đã lựa chọn và triển khai.

Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để nhóm thiếu niên có thể phát huy tinh
thần thiếu niên, trung niên. Dành nhiều sự quan tâm hơn nữa đến độ tuổi trung niên
để có những định hướng tốt có thể hệ trẻ.
2.3. Đối với Trường - Khoa CTXH
- Trường nên tạo điều kiện để các thầy cô hướng dẫn hỗ trợ sinh viên nhiều
hơn. Xây dựng chương trình học lý thuyết trên lớp với chương trình thực
hành tại cơ sở liền kề nhau để tránh việc sinh viên quên kiến thức vì việc áp
dụng lý thuyết vào thực tế là không hề dễ dàng. Thời gian thực hành nửa
tháng là quá ngắn để sinh viên có thể áp dụng kiến thức kỹ năng vào thực
hành một tiến trình cho môn thực hành. Vì vậy, rất mong từ những khóa sau
khoa Công tác xã hội có thể kéo dài thêm thời gian thực hành.
- Cần tạo nhiều cơ hội hơn nữa để chúng em có điều kiện thực hành và đúc rút
kinh nghiệm từ quá trình thực hành để phục vụ cho việc làm việc sau khi ra
trường
- Theo dõi sinh viên thực hành cần sát sao hơn để tránh việc sinh viên đi sai
hướng so với quy định của môn học. Đồng thời xử lý kịp thời những sinh
viên có ý thức kém, không tham gia kiểm huấn và đi thực hành đầy đủ.

57
- Khoa nên tham mưu cho Thư viện nhà trường cung cấp cho sinh viên thêm
tài liệu tham khảo về Công tác xã hội để sinh viên bồi dưỡng thêm kiến thức
trước khi bước vào thực tế.

2.4. Đối với sinh viên đi thực hành.

- Cần phải nắm chắc tiến trình công tác xã hội nhóm.
- Phải thực hành với nhiều nhóm đối tượng khác nhau để có thêm kinh
nghiệm bởi mỗi nhóm đối tượng lại có một cách tiếp cận và làm việc khác
nhau.
- Rút kinh nghiệm cho đợt thực hành này để lần sau không mắc phải những
lỗi đã gặp phải.
- Trau dồi và học hỏi về đạo đức nghề nghiệp phục vụ cho quá trình làm việc
của bản thân.

V. BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH CỦA SINH VIÊN:


SINH VIÊN: Mai Huyền Nhi

LỚP: CT15A

STT NÔI DUNG LƯỢNG GIÁ ĐIỂM


1 Ứng dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn 9
2 Khả năng nhận thức vấn đề (Khả năng nhận diện, 9
phân tích và giải quyết vấn đề)
3 Thiết lập mối quan hệ làm việc hiệu quả 9,5

4 Tạo mối tương tác cho cá nhân và nhóm 9,5


5 Tinh thần làm việc nhóm 10

58
6 Giao tiếp và truyền thông 9

7 Áp dụng các quy điều đạo đức nghề nghiệp của 10


nhân viên xã hội

KẾT LUẬN
- Ngày nay Phát triển cộng đồng ngày càng được coi trọng và nhận được
nhiều sự quan tâm từ phía xã hội. Phát triển cộng đồng đã có những đóng
góp tích cực cho nền an sinh của nước nhà. Hoạt động phát triển cộng đồng
là một hoạt động có ý nghĩa với cả người hoạt động cộng đồng và cộng đồng
dân cư được tác động. Trong tất cả các lĩnh vực của phát triển cộng đồng,
người tác viên cộng đồng là cầu nối để các cá nhân trong cộng đồng có thể
cùng nhau giải quyết những vấn đề chung.
- Quá trình thực hành phát triển cộng đồng tại tổ dân phố Tân Lập I, phường
Trung Minh, TP.Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình tuy là không dài nhưng đã để lại
những kỷ niệm khó phai cũng như bài học đáng nhớ cho sinh viên. Dưới sự
hướng dẫn của cán bộ và người dân của địa phương cùng sự kết hợp hiệu
quả, sự quan tâm sát sao của thầy cô giáo khoa Công tác xã hội, sinh viên đã
hoàn thiện tiến trình phát triển cộng đồng và đạt được kết quả mong muốn.
Sinh viên rất vui và hạnh phúc khi được mang kiến thức, năng lực của bản
thân đóng góp vào sự thay đổi, phát triển của cộng đồng.
- Là một sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội và được học những môn
học có ý nghĩa như Phát triển cộng đồng thì với những kiến thức, kỹ năng
nghề nghiệp học được từ thầy cô và các anh chị khóa trước khiến chúng em
thực sự cảm thấy tự hào là một trong rất nhiều người sau này sẽ trợ giúp
những cộng đồng gặp khó khăn, góp phần vào sự ổn định an sinh xã hội.
Trong suốt thời gian học tập lý thuyết tại trường và được thầy cô tạo điều

59
kiện tham gia thực hành ngoài cộng đồng thì bản thân em đã đúc rút được
những kinh nghiệm, trải nghiệm quý giá để có hành trang tốt nhất khi tiếp
tục học và làm việc với ngành nghề em đã chọn.

60
61

You might also like