You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA NGOẠI NGỮ

BÀI TẬP LỚN


Bình đẳng giới – hướng tới tương lai

Môn: Giáo dục vì sự phát triển bền vững


Giảng viên: Tô Thị Quỳnh Giang
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng
Mã sinh viên: 220000598
Lớp: NNA D2020A
Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.............................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................4
NỘI DUNG...............................................................................................................5
Chương 1: Định nghĩa.........................................................................................5
1.1 Giới là gì?...................................................................................................5
1.2 Thế nào là bình đẳng giới.........................................................................6
Chương 2: Thực trạng........................................................................................8
1.1 Bình đẳng giới trong kinh tế.....................................................................8
2.2 Bình đẳng giới trong lao động..................................................................9
2.3 Bình đẳng giới trong gia đình.................................................................10
2.4 Bình đẳng giới trong chính trị................................................................11
2.5 Bình đẳng giới trong văn hóa giáo dục..................................................12
Chương 3: Một số nguyên nhân bình đẳng giới vẫn chưa hoàn toàn đi vào
đời sống...............................................................................................................13
Chương 4: Tại sao chúng ta cần thực hiện bình đẳng giới............................17
Chương 5: Biện pháp thực hiện bình đẳng giới..............................................21
Nguyên tắc cơ bản của bình đẳng giới.........................................................21
5.1 Bình đẳng giới trong kinh tế và môi trường làm việc..........................21
5.2 Bình đẳng giới trong xã hội và giáo dục................................................22
5.3 Bình đẳng giới trong gia đình.................................................................24
KẾT LUẬN............................................................................................................27
Tài liệu tham khảo.................................................................................................28

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
 “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”  là một câu nói vô cùng quen thuộc với ý nghĩa là
"một con trai thì là có nhưng mười con gái vẫn là không có", thể hiện cách đánh giá con
là nam hay nữ trong Nho giáo1. Rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã bị ảnh hưởng
bởi tư tưởng này và để lại rất nhiều câu chuyện thương tâm và hậu quả của tư tưởng ấy
vẫn được thể hiện rõ trong xã hội hiện nay. Nổi bật và vẫn đang tiếp diễn đó là tỷ lệ mất
cân bằng giới tính: Việt Nam vào năm 2019 là 111,5 bé trai trên 100 bé gái, chỉ sau
Trung Quốc và Ấn Độ - hai quốc gia đông dân nhất thế giới. Chúng ta đã phải đối mặt
với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh từ năm 2006. 2

Chúng ta đang bước vào thời đại mới, xu hướng mới của thế kỉ XXI với những tiến bộ
khoa học kĩ thuật vượt bậc, tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp kéo theo sự thay
đổi về đời sống, kinh tế, văn hóa xã hội. Thế nhưng vẫn đề bình đẳng giới giữa nam và
nữ chưa được giải quyết, nó đang đi lệch với mong muốn của chúng ta. Ngay cả ở những
nước phát triển có đời sống cao, nhận thức và tư duy vượt bậc, trình độ học vấn cao vẫn
còn tồn tại tình trạng bất bình đẳng giới. Ở những nước kém phát triển, tình trạng ấy diễn
ra càng phổ biến, thường xuyên thậm chí là nghiêm trọng bởi ảnh hưởng của Nho giáo,
tình độ thấp, tư duy cổ hủ, duy trì những phong tục tập quán sai lầm.

Sự bất bình đẳng giữ nam và nữ đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững kinh tế,
xã hội, văn hóa của thế giới nói chung và đặc biệt là các nước chậm và kém phát triển. Sự
bất bình đẳng ấy đã kéo chân các nước này khiến chất lượng cuộc sống thấp, bệnh tật, đói
nghèo, đời sống khổ cực… Vì vậy, đấu tranh vì bình đẳng giới là việc đã trở thành một
phong trào rộng khắp trên thế giới cả về lí thuyết và thực tiễn.

1
Là đạo Nho hay đạo Khổng (Nhơn đạo) là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết
học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội
hài hòa, trong đó con người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức, đất nước thái bình, thịnh vượng. Nho giáo rất
có ảnh hưởng tại ở các nước Đông Á là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt
Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho, Nho sĩ hay Nho sinh.

2
Theo Qũy Dân số Liên hợp quốc

2
Việt Nam ta vốn đi lên từ đất nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, chịu ảnh hưởng vô
cùng nặng nề của tư tưởng trọng nam khinh nữ đang trong quá trình hội nhập với nền
kinh tế thế giới với phương châm phát triển bền vững. Để làm được điều đó, không thể
thiếu đi nguồn lực dồi dào cả nam giới và nữ giới. Thực hiện bình đẳng giữa nam và nữ
là vẫn đề mang tính cấp bách và lâu dài góp phần tạo ra sự phát triển bền vững toàn diện
cho đất nước. Bởi vậy, em chọn đề tài “Bình đẳng giới – hướng tới tương lai” cho bài tiểu
luận của mình.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài


- Phân tích đề tài đem đến những thông tin về thực trạng, nguyên nhân đồng thời đưa ra
những giải pháp tích cực và thiết thực nhất để xây dựng bình đẳng giới. Từ đó giúp bạn
đọc nhận thức chính xác thế nào là bình đẳng giới, tránh bị ảnh hưởng bởi những thông
tin sai lệch dẫn đến cách hành xử phân biệt giới nam nữ trong tương lai.

- Bình đẳng giới có ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của một cộng động, một quốc
gia trên mọi mặt: kinh tế, xã hội, môi trường sống, văn hóa ứng xử… Trong khi đó, thế
hệ trẻ sẽ là những người góp phần xây dựng đất nước trong tương lai nên cần phải có
những nhận thức và tư tưởng đúng đắn, loại bỏ những điều cổ hủ, lạc hậu, làm trì trệ sự
phát triển. Việc phân tích những mặt của đề tài bình đẳng giới sẽ hướng không chỉ thế hệ
trẻ mà mọi người nói chung đến hành động tích cực xây dựng bình đẳng giới. Qua đó sẽ
đóng góp vào việc phát triển đất nước lâu dài, lành mạnh và bền vững.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng: Bình đẳng giới là vấn đề chúng của mọi người, của mọi quốc gia. Nó có thể
xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào và đã từng là những tư tưởng ăn sâu vào tâm hồn một bộ
phận ông bà, cha mẹ thậm chí ảnh hưởng đến cả thế hệ trẻ hiện nay. Đề tài này hướng
đến mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ, đưa ra những thực trạng, giải pháp, đánh thức và
cảnh tỉnh họ nhằm hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai.

3
- Phạm vi: Bình đẳng đã xuất hiện từ xa xưa, không bao giờ là vấn đề lỗi thời 3mà luôn
xuất hiện trong một không gian, thời gian nào đó ở bất kì đất nước nào. Chúng ta sẽ
nghiên cứu đề tài này chủ yếu ở Việt Nam và một vài nước tiêu biểu trên thế giới.

4. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như quan sát thực tế, nghiên cứu tài liệu,
phân tích và tổng hợp…

3
Lạc hậu, không hợp với giai đoạn hiện tại
4
NỘI DUNG
Chương 1: Định nghĩa
1.1 Giới là gì?
Khái niệm giới dùng để chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối
quan hệ xã hội. Giới không mang tính bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình sống,
học tập của con người từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Nói cách khác, giới được thể
hiện thông qua các hành vi được hình thành từ sự dạy dỗ và thu nhận từ gia đình, cộng
đồng và xã hội, là vị trí, vai trò của nam và nữ mà xã hội mong muốn, kỳ vọng ở phụ nữ
và nam giới liên quan đến các đặc điểm và năng lực nhằm xác định thế nào là một người
nam giới hay một phụ nữ trong một xã hội hay một nền văn hóa nhất định.

Những khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ là không thể thay đổi được.

Ví dụ:

+ Nam giới không thể mang thai và sinh con như nữ giới.

Nhưng chúng ta sẽ có những đặc điểm có thể hoán đổi cho nhau giữ nam và nữ và được
người ta gọi là giới.

Ví dụ:

+ Phụ nữ cũng có thể mạnh mẽ và quyết đoán. Họ có thể trở thành lãnh đạo, phi
công, thợ máy/kỹ sư...
+ Nam giới có thể dịu dàng, tỉ mỉ và kiên nhẫn, có thể làm những ngành nghề như
đầu bếp, nhân viên đánh máy, thư ký...

Những đặc điểm có thể hoán đổi đó là những khái niệm, nếp nghĩ và tiêu chuẩn mang
tính chất xã hội. Đó là sự khác biệt về giới với giới tính và nó thay đổi theo thời gian,
không gian... Chúng thay đổi theo, từ nước này sang nước khác, từ nền văn hoá này sang
nền văn hoá khác trong một bối cảnh cụ thể của một xã hội, nhận ảnh hưởng từ các yếu tố
xã hội, lịch sử, tôn giáo, kinh tế….

Ví dụ:

5
Địa vị của người phụ nữ phương Tây khác với địa vị của người phụ nữ phương Đông, địa
vị xã hội của phụ nữ Việt Nam khác với địa vị xã hội của phụ nữ Hồi giáo, địa vị của phụ
nữ nông thôn khác với địa vị của phụ nữ vùng thành thị.

Quá trình thay đổi các đặc điểm giới thường cần nhiều thời gian bởi vì nó đòi hỏi một sự
thay đổi trong tư tưởng, định kiến4, nhận thức, thói quen và cách cư xử vốn được coi là
mẫu mực của cả xã hội. Sự thay đổi về mặt xã hội này thường diễn ra chậm và phụ thuộc
vào mong muốn và quyết tâm thay đổi của con người.

1.2 Thế nào là bình đẳng giới

Theo Điều 26 của Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi
mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội
và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong
xã hội. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

Một cách hiểu khác đầy đủ hơn và tương đối phổ biến thì bình đẳng giới là “sự thừa nhận
và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa nữ giới và nam giới.” Nam
giới và nữ giới đều có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau:

“Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ
hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ
hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”5

Bình đẳng giới đòi hỏi phụ nữ và nam giới được hưởng bình đẳng về hàng hóa, cơ hội,
nguồn lực và phần thưởng có giá trị xã hội. Ở những nơi tồn tại bất bình đẳng, phụ nữ
thường bị loại trừ hoặc bị thiệt thòi trong việc ra quyết định và tiếp cận các nguồn lực

4
xu thế tâm lí (tâm thế) tiêu cực đối với một nhóm xã hội, một cá nhân hay một sự vật, là hiện tượng nhất định có
tính chất định hình, khó thay đổi bằng những thông tin, nhận thức duy lí.

5
theo quy định tại Điều 5 Luật bình đẳng giới năm 2006

6
kinh tế và xã hội. Do đó, một khía cạnh quan trọng của thúc đẩy bình đẳng là trao quyền
cho phụ nữ. Trong đó tập trung vào việc xác định và khắc phục sự mất cân bằng quyền
lực và trao cho phụ nữ quyền tự chủ nhiều hơn trong việc quản lý cuộc sống của họ. 

Khái niệm này không có nghĩa là nam và nữ trở nên giống nhau mà nó chỉ ra rằng khả
năng tiếp cận các cơ hội và thay đổi cuộc sống không phụ thuộc và cũng không bị ràng
buộc bởi giới tính của họ. Để đạt được bình đẳng đòi hỏi sự trao quyền của phụ nữ, đảm
bảo rằng việc ra quyết định giữa công tư và tiếp cận các nguồn lực không còn nghiêng về
phía nam giới. Để cả phụ nữ và nam giới đều có thể tham gia bình đẳng như những đối
tác bình đẳng trong đời sống sản xuất và sinh sản.

Ví dụ: Anh A và Chị B đều là nhân viên văn phòng tại Công ty X, do công ty có nhiều
việc nên phải huy động nhân viên làm ngoài giờ và tiền làm ngoài giờ của nam và nữ là
như nhau không có sự phân biệt giữa người nam và người nữ.

7
Chương 2: Thực trạng

Như đã đề cập ở trên, vấn đề bình đẳng giới vẫn luôn là vấn đề “nhức nhối” thu hút sự
quan tâm. Cùng với sự tiến bộ xã hội, ngày càng có nhiều công cụ lao động và các điều
kiện giúp giảm bớt công việc nặng. Mặc dù tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ đã
dần mất đi nhưng nghịch lí vẫn tồn tại đó là quan niệm việc nội trợ, nuôi dưỡng con cái,
chăm sóc các thành viên tỏng gia đình là công việc của người phụ nữ và vẫn có quan
niệm rằng các hoạt động này không mang lại giá trị kinh tế. Một bộ phận gia đình vẫn
còn tồn tại định kiến về giới, thích con trai hơn con gái với mục đích nối dõi tông đường,
con trai là người trụ cột, quyết định chính trong gia đình và đóng vai trò chính trong các
quan hệ xã hội bên ngoài gia đình còn con gái gả ra ngoài như “bát nước hất đi”.

1.1 Bình đẳng giới trong kinh tế

Thế giới cần đến 257 năm để có thể hoàn toàn loại bỏ sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa
hai giới. Chỉ có 55% phụ nữ từ 15-64 tuổi tham gia vào lực lượng lao động trong khi nam
giới chiếm đến 78% và đặc biệt, ở vị trí lãnh đạo cấp cao trên toàn cầu, phụ nữ chiếm ít
hơn một phần ba (khoảng 29%). 6Một con số đáng chú ý đã chỉ ra hiện nay có đến 72
quốc gia không cho phép phụ nữ mở tài khoản ngân hàng hoặc lấy tín dụng.

Việt Nam đang đứng thứ 87 trên tổng số 153 quốc gia về thu hẹp khoảng cách giới, hiện
thu nhập của nữ giới ít hơn trung bình 3 triệu đồng so với nam giới mỗi năm. Tỷ lệ nữ
doanh nhân tại Việt Nam chiếm 31,3% trong khi nam giới nắm quyền ở vị trí cấp cao giữ
một tỷ lệ vượt trội - 77,6%. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phụ nữ dành nhiều hơn 14
giờ mỗi tuần so với nam giới để làm việc nhà, chăm sóc con cái và người cao tuổi.

Những con số trên đã một lần nữa chỉ ra rằng, mặc dù nền kinh tế trên thế giới nói chung
và tại Việt Nam nói riêng đang có những bước tiến mạnh mẽ nhưng bình đẳng giới vẫn
đang là một vấn đề nhức nhối khi nữ giới đang gặp phải những rào cản nhất định trên con
6
Theo Báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu 2020 (Global Gender Gap Report 2020)
8
đường phát triển sự nghiệp và còn tồn tại những chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền kinh tế của phụ nữ.  

2.2 Bình đẳng giới trong lao động

Khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ ngày càng tăng ở Việt Nam trong khi tỷ lệ phụ nữ
tham gia lực lượng lao động trong nước ở mức cao so với thế giới. Khoảng 72% phụ nữ
tham gia lực lượng lao động ở Việt Nam và tỷ lệ này cao hơn phần lớn các nước khác
trên toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam lại là một trong số ít quốc gia có khoảng cách lương
về giới ngày càng tăng, ngược với xu hướng giảm ở phần lớn các nước khác trong giai
đoạn 2008-2011 so với giai đoạn 1999-2007.

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Cả nước 2.591 3.105 3.757 4.120 4.473 4.716 5.066

Nam 2.668 3.277 3.923 4.286 4.645 4.925 5.304

Nữ 2.297 2.848 3.515 3.884 4.235 4.430 4.739

2.1 Thu nhập bình quân của lao động làm công ăn lương của Việt Nam (triệu đồng)

Nguồn: Báo cáo Điều tra Lao động – Việc làm các năm của Tổng cục Thống kê

Theo số liệu năm 2011 của Tổng cục thống kê, thu nhập của phụ nữ thấp hơn nam giới
13%. Khảo sát lương công nhân trong các doanh nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam (TLĐLĐ) thực hiện trong năm 2012 cũng cho thấy lương của nữ công nhân ít
chỉ bằng 70-80% các đồng nghiệp nam. Khoảng cách thu nhập theo giới trung bình trên
toàn cầu ở mức 17%. Ngay cả trong các ngành nghề chủ yếu tuyển dụng phụ nữ như y tế,
công việc xã hội và bán hàng, phụ nữ vẫn chịu mức lương thấp hơn các đồng nghiệp
nam. Điều kiện an sinh, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội còn rất nhiều hạn chế thậm chí

9
không được thực hiện bởi sự trốn tránh của các công ty, các doanh nghiệp. Trong nông
thôn, lao động nữ chưa được hưởng những chính sách pháp luật phù hợp mặc dù họ
chiếm đa số lực lượng lao động ở đây. Sự bất bình đẳng phát sinh ngay giữa các nhóm
lao động nữ trong một môi trường lao động.

2.3 Bình đẳng giới trong gia đình

Bình đẳng giới trong gia đình không chỉ thể hiện ở tư tưởng, suy nghĩ hay cách hành
động của những người làm cha, làm mẹ đối xử với nhau mà còn thể hiện trong chính thế
hệ con trẻ mà chúng ta đang nuôi dưỡng. Nếu trong gia đình có sự bất bình đẳng giới, nó
sẽ được thể hiện qua tư tưởng, suy nghĩ, hành vi, mối quan hệ của ông bà, bố mẹ trong
gia đình và tiếp tục truyền sang đời các con qua cách nuôi dưỡng, giáo dục, đối xử với
con trẻ hàng ngày của người lớn.

Giờ đây cuộc sống đã thay đổi khá nhiều và phụ nữ có quyền đứng lên để quyết định số
phận của mình mà không bị quá phụ thuộc vào ai cả. Xã hội hiện đại không còn quá đặt
nặng vấn đề này mà thay vào đó là vị thế của phụ nữ trong gia đình được nâng cao hơn,
tham gia quyết định công việc, quản lí tài chính…

Tuy nhiên vẫn có sự thiếu bình đẳng mà chúng ta có thể thấy ngay trong gia đình mình đó
là làm việc nhà.  Việc nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, chăm con cái trong gia đình người
Việt hiện nay đa số vẫn là do phụ nữ đảm nhiệm, mặc dù rất nhiều chị em vẫn phải ra
đường kiếm tiền như người chồng của họ. Nếu chị em làm việc nhà trong tâm thế vui vẻ,
hạnh phúc và người chồng của họ tôn trọng, ghi nhận công sức của họ thì điều này không
phải là bất bình đẳng giới. Nhưng, nếu chị em chấp nhận làm những công việc vì mình là
phụ nữ hoặc vì mình kiếm ít tiền hơn chồng nhưng trong lòng bức bối, khó chịu. Và
người chồng lại không có thái độ đúng đắn, thiếu tôn trọng vợ, thậm chí là coi thường, sỉ
nhục, bạo lực với vợ thì đây là một vấn đề bất bình đẳng giới. Ngoài ra, phụ nữ còn gặp
phải những vấn đề khác như nạn nhân của buôn bán người, bóc lột lao động, xâm hại tình
dục.

10
Thêm vào đó, chúng ta vẫn thấy có nhiều gia đình vẫn duy trì quan niệm trọng nam khinh
nữ. Việc những gia đình, dòng họ không có con cháu trai nối dõi hiện nay vẫn bị xem là
tuyệt tự và khi bố mẹ hoặc ông bà chết đi sẽ không có người và nơi thờ cúng là một thực
tế. Thế nên phần lớn các gia đình hiện nay vẫn phải cố đẻ cho được con trai.

Mặc dầu vẫn tuyên truyền không được trọng nam, khinh nữ nhưng không chuyển biến là
mấy, dân số vẫn tăng cao. Thiết nghĩ cần phải có một cuộc cách mạng để tháo gỡ những
vướng mắc mà các tư tưởng phong kiến vẫn trói buộc chúng ta bấy lâu nay.

2.4 Bình đẳng giới trong chính trị

2.2 Tỉ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy

Cấp cơ sở

Cấp huyện

Cấp tỉnh

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00%

Nhiệm kì 2015-2020 Column1

Nguồn: Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Đơn vị %

Nữ giới Việt Nam có tổ chức chính trị riêng, đó là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Và tỷ
lệ nữ giới đại diện trong cơ quan lập pháp của Việt Nam luôn thuộc nhóm có thứ hạng
cao nhất trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung và tỷ lệ này ngày càng tăng.
Điển hình, quán triệt tinh thần Đại hội XII của Đảng: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời
sống vật chất, tinh thần của phụ nữ; thực hiện tốt bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ

11
nữ phát triển tài năng” thì tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội luôn duy trì ở mức cao và có xu
hướng ngày càng tăng lên.

Tỷ lệ nữ giới làm công tác quản lý, lãnh đạo tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp so
với các vị trí quản lý, lãnh đạo nói chung, so với sự gia tăng của lực lượng lao động nữ
nói riêng.

2.5 Bình đẳng giới trong văn hóa giáo dục


Phụ nữ và trẻ em trong xã hội hiện nay được tạo điều kiện học tập và tham gia các hoạt
động xã hội nhằm nâng cao trình độ văn hóa, trình độ nhận thức. Giáo dục đóng vai trò
quan trọng giúp họ nhận thức về bình đẳng giới và các vấn đề khác mở cho họ cánh cửa
đến thế giới mới. Nhận thức được tầm quan trọng của nữ giới, ngành giáo dục đã thực
hiện tương đối bình đẳng giới trong giáo dục.

Tuy vậy, ở những vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, việc học tập không dễ dàng.
Có những gia đình sẽ lựa chọn giữa cho con trai hay con gái đi học và họ đã chọn con
trai. Hay trên các nước nghèo trên thế giới như khu vực châu Phi, dù sự bình đẳng trong
giáo dục đã được cải thiện nhưng vẫn còn chênh lệch rất lớn vì đa số thuộc diện có thu
nhập thấp. Phụ nữ vẫn bị đe dọa, phân biệt đối xử và tước quyền. Thậm chí có những
phong tục tập quán bắt buộc người phụ nữ hay trẻ em gái phải lấy chồng sớm, cắt bỏ bộ
phận sinh dục hay bị bán đi làm gái…

Chương 3: Một số nguyên nhân bình đẳng giới vẫn chưa hoàn toàn
đi vào đời sống.
12
3 .1 Nhận thức và tư tưởng
Bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại cả trong ý thức và hành động của một bộ phận dân cư
được coi là nguyên nhân đầu tiên và có ý nghĩa quyết định dẫn đến tình trạng mất cân
bằng giới tính khi sinh. Nguồn gốc sâu xa của bất bình đẳng giới, khi Việt Nam là một xã
hội Châu Á với chế độ gia tộc phụ hệ truyền thống, con mang họ của cha, con trai mới
được nối dõi tông đường, mới được vào nơi thừa tự… đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá
nhân, các cặp vợ chồng, gia đình và dòng họ.
Ví dụ:
Anh Lê Hoàng 30 tuổi tham gia chương trình: “Hành lí tình yêu” đã đưa ra tiêu chuẩn về
người vợ tương, lai của mình phải sinh được con trai nếu không sẽ li hôn. Trong xã hội
hiện đại, gia đình anh vẫn luôn giữ lệ mâm trên, mâm dưới, đồ ngon hơn cho đàn ông,
phụ nữ chỉ ngồi mâm dưới. Câu chuyện này đã gây bức xúc cho rất nhiều người.
Tư tưởng trọng nam khinh nữ, thích con trai hơn con gái, mong muốn có con trai để nối
dõi tông đường, tạo nguồn thu nhập chính trong gia đình và chăm sóc bố mẹ khi tuổi già.
Cùng với việc thực hiện chính sách quy mô gia đình nhỏ, đã có tác động mạnh dẫn đến
việc nhiều cặp vợ chồng mong muốn sinh con trai, đặc biệt là những cặp vợ chồng chỉ có
con gái trong những lần sinh trước đó. Kết quả điều tra biến động Dân số, Lao động và
Kế hoạch hóa gia đình năm 2006 cho thấy, có tới 39% số bà mẹ sinh con thứ ba là do
chưa có con trai trước đó.
Nhận thức của người dân, đặc biệt là những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ về pháp
luật liên quan tới việc lựa chọn giới khi sinh và hậu quả do mất cân bằng giới tính khi
sinh gây ra còn rất hạn chế do chưa được tăng cường tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng
giới, hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh đối với gia đình và xã hội.
      Sự hiểu biết thiên lệch về giá trị của con trai và con gái, dẫn đến tâm lý muốn có thêm
con trai để phòng ngừa các trường hợp rủi ro cũng làm tăng thêm mong muốn sinh được
con trai hơn con gái. Thực tế hiện nay cho thấy, nếu con gái được chăm sóc giáo dục tốt,
học hành đầy đủ thì sẽ có hiếu với cha mẹ không kém gì con trai, có thể còn hơn cả con
trai.

13
     Mong muốn có con trai dẫn đến nhiều phụ nữ chỉ sinh con gái phải chịu sức ép sinh thêm
con trai từ phía cha mẹ chồng, đặc biệt khi người phụ nữ đó là con dâu trưởng hay con
dâu độc nhất trong gia đình. Nhiều người chồng cũng đứng về phía cha mẹ mình để đòi
hỏi vợ phải sinh thêm con trai.
3.2 Chế độ an sinh xã hội còn hạn chế
Chế độ an sinh xã hội chưa bảo đảm, đặc biệt là người già không được hưởng
lương hưu, dẫn đến tư tưởng coi con trai là chỗ dựa tốt hơn về mặt tài chính. Con trai mới
là người chăm sóc cha mẹ khi về già, con gái khi lấy chồng sẽ không sống trong gia đình
mình, không thể thường xuyên đỡ đần cho cha mẹ đẻ. Đây cũng là nguyên nhân khiến
nhiều cặp vợ chồng mong muốn có con trai để có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ khi về
già.
3.3. Tiếp cận giáo dục không đồng đều
Trên thế giới, phụ nữ vẫn ít được tiếp cận với giáo dục hơn nam giới. ¼ phụ nữ trẻ
từ 15-24 sẽ không học hết tiểu học. Nhóm này chiếm 58% số người không hoàn thành
chương trình giáo dục cơ bản đó. Trong tất cả những người mù chữ trên thế giới, ⅔ là
phụ nữ. Khi trẻ em gái không được giáo dục ngang bằng với trẻ em trai, điều đó có ảnh
hưởng rất lớn đến tương lai của các em và các loại cơ hội mà các em sẽ có được.
3.4. Sự phân biệt công việc
Một trong những nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới trong việc làm là sự
phân chia công việc. Trong hầu hết các xã hội, có một niềm tin cố hữu rằng đàn ông chỉ
đơn giản là được trang bị tốt hơn để giải quyết một số công việc nhất định. Hầu hết thời
gian, đó là những công việc được trả lương cao nhất. Sự phân biệt đối xử này dẫn đến thu
nhập của phụ nữ thấp hơn. Phụ nữ cũng chịu trách nhiệm chính về lao động không được
trả công, vì vậy ngay cả khi tham gia vào lực lượng lao động được trả lương, họ vẫn có
thêm công việc mà không bao giờ được công nhận về mặt tài chính.
3.5. Thiếu sự bảo vệ của pháp luật
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, hơn một tỷ phụ nữ không được pháp
luật bảo vệ chống lại bạo lực tình dục gia đình hoặc bạo lực kinh tế gia đình. Cả hai đều

14
có tác động đáng kể đến khả năng phát triển và sống trong tự do của phụ nữ. Ở nhiều
quốc gia, cũng thiếu các biện pháp bảo vệ pháp lý chống lại hành vi quấy rối ở nơi làm
việc, trường học và nơi công cộng. Những nơi này trở nên không an toàn và không có sự
bảo vệ, phụ nữ thường phải đưa ra các quyết định thỏa hiệp và hạn chế mục tiêu của họ.
3. 6. Chăm sóc y tế kém
Ngoài khả năng tiếp cận các biện pháp tránh thai bị hạn chế, phụ nữ nhìn chung
được chăm sóc y tế chất lượng thấp hơn nam giới. Điều này có liên quan đến các lý do
bất bình đẳng giới khác như thiếu giáo dục và cơ hội việc làm, dẫn đến nhiều phụ nữ rơi
vào cảnh nghèo hơn. Họ ít có khả năng được chăm sóc sức khỏe tốt. Cũng có ít nghiên
cứu về các bệnh ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới, chẳng hạn như rối loạn tự
miễn dịch và tình trạng đau mãn tính. Nhiều phụ nữ cũng bị bác sĩ phân biệt đối xử và sa
thải, làm gia tăng khoảng cách giới về chất lượng chăm sóc sức khỏe.
3.7. Thiếu tự do tôn giáo
Khi quyền tự do tôn giáo bị tấn công, phụ nữ phải chịu đựng nhiều nhất. Theo
Diễn đàn Kinh tế Thế giới, khi các hệ tư tưởng cực đoan (như ISIS) xâm nhập vào một
cộng đồng và hạn chế tự do tôn giáo, bất bình đẳng giới sẽ trở nên tồi tệ hơn. Trong một
nghiên cứu do Đại học Georgetown 7và Đại học Brigham Young 8thực hiện, các nhà
nghiên cứu cũng có thể kết nối sự không khoan dung tôn giáo với khả năng tham gia vào
nền kinh tế của phụ nữ. Khi có nhiều tự do tôn giáo hơn, nền kinh tế trở nên ổn định hơn
nhờ sự tham gia của phụ nữ.
3.8. Phân biệt chủng tộc
Sẽ không thể nói đến bất bình đẳng giới mà không nói đến phân biệt chủng tộc.
Nó ảnh hưởng đến những công việc mà phụ nữ da màu có thể nhận được và số tiền họ
được trả, cũng như cách họ được hệ thống pháp luật và chăm sóc sức khỏe nhìn nhận. Bất
bình đẳng giới và phân biệt chủng tộc đã có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong một thời
gian dài. Theo Sally Kitch, một giáo sư và tác giả, những người định cư châu Âu ở
7
 là một trường đại học nghiên cứu tư thục tại thủ đô Washington (Hoa Kỳ) được thành lập năm 1789 dưới hiến
chương liên bang của Quốc hội Hoa Kỳ. Georgetown hiện có 10 trường đào tạo cử nhân và cao học.
8
 nằm ở thành phố Provo, bang Utah nước Mỹ, là trường đại học tư thục lớn thứ 2 nước Mỹ và được sở hữu hoàn
toàn và điều hành bởi Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau Của Chúa Giê Su Ky Tô. Mục đích chính của trường là
giáo dục trình độ đại học, tuy nhiên trường vẫn có 68 chương trình thạc sĩ và 25 chương trình tiến sĩ.
15
Virginia quyết định tác phẩm nào có thể bị đánh thuế dựa trên chủng tộc của người phụ
nữ thực hiện tác phẩm. Công việc của phụ nữ Châu Phi là “lao động”, vì vậy nó phải chịu
thuế, trong khi công việc do phụ nữ Anh thực hiện là “công việc gia đình” và không phải
chịu thuế. Khoảng cách về lương giữa phụ nữ da trắng và phụ nữ da màu tiếp tục là di sản
của sự phân biệt đối xử và góp phần vào bất bình đẳng giới.

Chương 4: Tại sao chúng ta cần thực hiện bình đẳng giới
Thực hiện bình đẳng giới là đảm bảo quyền con người. Mọi người sinh ra đều có quyền
bình đẳng. Thực hiện bình đẳng giới đem lại lợi ích cho phụ nữ và xã hội. Bình đẳng giới
16
là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam được quy định cụ
thể trong các văn bản quy phạm pháp luật và trong các Công ước Quốc tế mà Việt Nam
đã tham gia ký kết.

4.1. Bình đẳng giới cứu sống con người

Do không được trao quyền và nguồn lực ở nhiều nơi, phụ nữ và trẻ em gái phải đối mặt
với những nguy cơ đe dọa tính mạng. Thiên tai là một trong những ví dụ. Tại Hội nghị
Thế giới về Giảm nhẹ Thiên tai năm 2005, các chuyên gia đã thảo luận về hậu quả của
bất bình đẳng giới đối với tử vong và thương tật. Các dữ liệu cho thấy biến đổi khí hậu,
khiến thiên tai trở nên nguy hiểm hơn, đặt phụ nữ và trẻ em gái vào vị trí dễ bị tổn thương
hơn. Đưa quan điểm về giới vào các cuộc thảo luận cho phép phụ nữ đóng một vai trò lớn
hơn trong việc bảo vệ chính họ.

4.2. Nó giúp chăm sóc sức khỏe tốt hơn

Nghiên cứu cho thấy nhìn chung, phụ nữ được chăm sóc y tế kém hơn nam giới. Có
nhiều lý do cho điều này, bao gồm cả thiếu giáo dục và thu nhập thấp hơn. Phân biệt giới
tính trong cộng đồng nghiên cứu y tế cũng dẫn đến việc chăm sóc kém hơn. Các bệnh ảnh
hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới (chẳng hạn như tình trạng đau mãn tính) không
được nghiên cứu kỹ lưỡng. Chúng thường không được các chuyên gia y tế coi trọng. Khi
phụ nữ được bình đẳng trong xã hội, sức khỏe của họ sẽ được tác động tích cực.

4.3. Bình đẳng giới giúp các doanh nghiệp

Khi phụ nữ nhận được sự giáo dục và cơ hội việc làm như nam giới, họ có thể cải thiện
bất kỳ tổ chức nào mà họ tham gia. Các nghiên cứu cho thấy rằng sự đa dạng của tất cả
các loại (giới tính, chủng tộc, nhận dạng giới tính, v.v.) làm tăng năng suất và sự đổi mới
của tổ chức. Một nghiên cứu năm 2016 của Đại học California đã xem xét các công ty
lớn ở bang có một số phụ nữ giữ các vị trí lãnh đạo cao nhất. Họ hoạt động tốt hơn so với
các công ty chủ yếu là nam giới đứng đầu.

4.4. Bình đẳng giới tốt cho nền kinh tế

17
Tác động của phụ nữ không chỉ dừng lại ở các công ty và tổ chức cá nhân. Các nghiên
cứu cho thấy rằng sự tham gia của phụ nữ vào nền kinh tế ngày càng tăng là tốt cho nền
kinh tế. Ở các nước OECD9, nếu tỷ lệ việc làm nữ được nâng lên tương đương với Thụy
Điển, thì GDP10 sẽ tăng tương đương 6 nghìn tỷ USD. Khoảng cách lương giữa các giới
sẽ khiến nền kinh tế phải trả giá.

4.5. Trẻ em khỏe mạnh hơn

Khi phụ nữ tự lựa chọn sinh sản, họ sẽ chăm sóc tốt hơn cho những đứa con mà họ có.
Với các lựa chọn thu nhập ngang bằng nam giới, các bà mẹ có thể cung cấp giáo dục,
chăm sóc sức khỏe và thực phẩm lành mạnh hơn cho con cái của họ. Các nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm có liên quan đến trình độ học vấn cao
hơn. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường bình đẳng giới sẽ làm tốt hơn
những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường bất bình đẳng.

4.6. Bình đẳng giới tạo ra các biện pháp bảo vệ pháp lý tốt hơn

Theo luật, phụ nữ không được bảo vệ tốt khỏi bạo lực kinh tế và tình dục trong gia đình.
Cả hai loại bạo lực này đều ảnh hưởng đến sự an toàn và tự do của phụ nữ. Việc tăng
cường quyền hợp pháp của phụ nữ giúp họ an toàn và có thể xây dựng cuộc sống hạnh
phúc hiệu quả.

4.7. Nó dẫn đến bình đẳng chủng tộc tốt hơn

Bình đẳng giới và bình đẳng chủng tộc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong các vấn
đề như chênh lệch lương theo giới, chủng tộc đóng một vai trò lớn. Phụ nữ da trắng và
châu Á kiếm được nhiều tiền hơn phụ nữ da đen, gốc Tây Ban Nha và phụ nữ bản địa.
Tại Hoa Kỳ, phụ nữ da đen đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn do các nguyên nhân liên
quan đến thai nghén. Khi bình đẳng giới coi chủng tộc là một yếu tố thì đồng thời cũng
cải thiện bình đẳng chủng tộc.

9
là tên viết tắt của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and
Development) là một tổ chức quốc tế hoạt động nhằm xây dựng các chính sách tốt hơn cho cuộc sống tốt đẹp hơn
cho toàn thế giới.
10
là một thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế, GDP danh nghĩa có nghĩa là chỉ số tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa
18
4.8. Nó làm giảm nghèo đói

Tỷ lệ nghèo đói cao nhất ở các cô gái trẻ. Khi trẻ em trai và trẻ em gái già đi, khoảng
cách nghèo đói theo giới càng lớn. Điều này có thể là do trẻ em gái không được giáo dục
và có cơ hội việc làm như trẻ em trai và khi các em gái kết hôn, họ thường không đi làm.
Bất bình đẳng giới khiến phụ nữ và gia đình của họ bị mắc kẹt trong chu kỳ đói nghèo.
Khi phụ nữ được giáo dục, chăm sóc sức khỏe và cơ hội việc làm tốt hơn, họ có thể phát
triển mạnh mẽ. Đầu tư cho bất bình đẳng giới là một cách giảm nghèo bền vững, hiệu quả
cao.

4.9. Bình đẳng giới làm giảm nạn buôn người

Dù nam giới cũng là nạn nhân của nạn buôn người thì phụ nữ và trẻ em gái chiếm phần
lớn. Họ dễ bị tổn thương hơn và những kẻ buôn người coi họ là mục tiêu dễ dàng hơn.
Với các lựa chọn việc làm và giáo dục tốt hơn, phụ nữ và trẻ em gái không thường xuyên
rơi vào các tình huống buôn người. Bình đẳng giới cũng có thể giúp củng cố một quốc
gia, giảm nghèo đói và bất ổn. Những động cơ buôn người.

4.10. Bình đẳng giới có thể dẫn đến hòa bình

Nghiên cứu cho thấy bình đẳng giới có liên quan đến hòa bình, thậm chí còn hơn cả GDP
hoặc mức độ dân chủ của một quốc gia. Các quốc gia có bình đẳng giới tốt hơn thường ít
sử dụng vũ lực hơn. Khi một quốc gia giải quyết các lĩnh vực chính của bất bình đẳng
giới như giáo dục và việc làm, thì quốc gia đó sẽ thúc đẩy hòa bình.

Như vậy, bình đẳng giới đóng một vai trò to lớn tác động tới nhiều mặt của đời sống, ảnh
hưởng tới sự phát triển bền vững của xã hội. Xây dựng được bình đẳng giới có nghĩa
chúng ta đã đem đến an toàn, sức khỏe của trẻ em và phụ nữ. Đồng thời thúc đẩy nền
kinh tế phát triển, xóa đói giảm nghèo, làm giảm đi khoảng cách của phân biệt chủng tộc
và bảo vệ nền hòa bình độc lập. Tất cả những mặt ấy đều hướng tới sự tiến bộ, hạnh phúc
lâu dài của thế giới trong tương lai.

19
Chương 5: Biện pháp thực hiện bình đẳng giới
Nguyên tắc cơ bản của bình đẳng giới
+ Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình 

20
+ Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
+ Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
+ Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
+ Bảo đảm lồng ghép giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.

5.1 Bình đẳng giới trong kinh tế và môi trường làm việc
5.1.1. Lập danh sách rút gọn dài hơn khi tuyển dụng

Bất bình đẳng giới có thể tồn tại trong các quy trình tuyển dụng không chính thức, đặc
biệt là trong các ngành do nam giới thống trị.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà tuyển dụng nên làm cho danh sách rút gọn không chính
thức của họ dài hơn, các nhà nghiên cứu đề xuất viết trên Harvard Business Review.
Nghiên cứu của họ cho thấy, việc bổ sung thêm ba ứng cử viên vào danh sách rút gọn ban
đầu gồm ba người đã chứng kiến tỷ lệ phụ nữ trên nam giới tăng từ 1: 6 trong danh sách
ban đầu, lên 1: 4 trong danh sách mở rộng.

5.1.2. Xóa bỏ khoảng cách trả lương theo giới

Khoảng cách trả lương theo giới đo lường sự khác biệt về thu nhập trung bình giữa nhân
viên nam và nữ. Vào năm 2020, phụ nữ trên toàn thế giới kiếm được 81 xu cho mỗi đô la
Mỹ mà nam giới kiếm được, theo Statista. Mặc dù điều này đã được cải thiện trong
những năm qua - tăng từ 74 xu vào năm 2015 - vẫn cần nhiều việc hơn, đặc biệt vì phụ
nữ vẫn ít có khả năng thương lượng về mức lương của họ. Người sử dụng lao động có thể
thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc bằng cách minh bạch về tiền lương, để đảm bảo
phụ nữ không nhận được ít hơn nam giới ở các vai trò tương đương. Khung lương có thể
khuyến khích các ứng viên nữ và nhân viên thương lượng mức lương của họ bằng cách
đưa ra dấu hiệu về kỳ vọng hợp lý cho một vai trò cụ thể.

5.1.3. Có phụ nữ cố vấn cho nam giới

21
Một cách khác để cải thiện bình đẳng giới tại nơi làm việc là để phụ nữ cố vấn cho nam
giới. Sự kèm cặp ở nơi làm việc có thể chứng tỏ là vô giá trong việc giúp nhân viên phát
triển sự nghiệp của họ. Lợi ích của việc các nữ doanh nhân cấp dưới có một người cố vấn
giúp phá bỏ những rào cản mà họ gặp phải đã được ghi nhận rõ ràng. Nhưng đặc biệt để
phụ nữ cố vấn cho nam giới có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên và toàn xã hội, bằng
cách cho phép mọi người tìm hiểu thêm về các phong cách làm việc và lãnh đạo khác
nhau, theo nghiên cứu được báo cáo trên Mạng nghiên cứu Khoa học Xã hội.

5.1.4. Ưu tiên cân bằng công việc và cuộc sống

Cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống có thể mang lại lợi ích cho cả nam
giới và phụ nữ. Bình đẳng giới tại nơi làm việc cũng mở rộng đáng kể sau khi phụ nữ có
con - một vấn đề có thể được giải quyết bằng chính sách nghỉ phép chung của cha mẹ và
tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ đang đi làm chia sẻ việc chăm sóc con cái một cách
bình đẳng hơn.

5.2 Bình đẳng giới trong xã hội và giáo dục


5.2.1. Chống lại những định kiến về giới

Trẻ em học được nhiều điều từ môi trường xung quanh - gia đình, bạn bè, trường học,
khu phố, phương tiện truyền thông và sách. Định kiến dựa trên giới tính và nội tại của nó
bắt đầu từ khi còn nhỏ. Trẻ em, những người lớn lên trong môi trường bình đẳng giới, có
xu hướng ít tin vào định kiến giới hơn so với các bạn cùng lứa tuổi, những trẻ lớn lên
trong môi trường không bình đẳng giới.

5.2.2. Thúc đẩy bình đẳng giới tại gia đình

Điều quan trọng là cha mẹ phải đối xử bình đẳng với trẻ em gái và trẻ em trai (thực
phẩm, thể thao, giáo dục, lễ kỷ niệm bình đẳng khi sinh ra, v.v.). Cha mẹ là hình mẫu đầu
tiên mà trẻ có. Vì vậy, nếu chúng lớn lên thấy bất bình đẳng giới được thực hiện hoặc
dung thứ trong mối quan hệ này, chúng có nhiều khả năng bị định kiến vai trò giới tiêu
cực hơn. Điều quan trọng là cha mẹ phải chia sẻ công việc nhà cũng như công việc bên

22
ngoài, tham gia bình đẳng vào các vấn đề tài chính, thể hiện việc cùng ra quyết định và
đối xử với nhau một cách tôn trọng.

5.2.3. Nói về các vấn đề giới tính bằng lăng kính phù hợp với lứa tuổi

Thông thường, cha mẹ cố gắng che chắn cho trẻ khỏi những sự cố liên quan đến bạo lực
trên cơ sở giới, nhưng trẻ vẫn biết về những vấn đề này thông qua bạn bè hoặc tiếp xúc
với các phương tiện truyền thông. Điều quan trọng là cha mẹ phải nói chuyện với trẻ về
các vấn đề liên quan đến giới theo cách phù hợp với lứa tuổi để trẻ lớn lên có nhận thức
về giới, có phản ứng và tôn trọng giới hơn.

5.2.4. Hòa nhập bình đẳng giới và tôn trọng như giá trị cốt lõi

Tôn trọng lẫn nhau đối với tất cả mọi người không phân biệt giới tính, đẳng cấp, địa vị
kinh tế xã hội, tôn giáo, khu vực và trình độ học vấn. Đây là những giá trị cốt lõi bắt đầu
ăn sâu vào tâm trí trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Do đó, điều quan trọng là phải thấm nhuần sự
tôn trọng, bình đẳng và cơ hội lẫn nhau và vô điều kiện để tạo nền tảng vững chắc cho
một xã hội bình đẳng giới.

5.2.5. Khai thác

Thông qua sự phát triển kiến thức, kỹ năng và khả năng lãnh đạo của trẻ em gái và phụ
nữ, chúng ta có thể xây dựng một thế hệ kiên cường, được trao quyền và có động lực.
Một thế hệ như vậy sẽ có khát vọng cao về bản thân và cam kết thực hiện bình đẳng giới
và công bằng.

5.2.6. Tham gia với đàn ông và con trai

Tất cả chúng ta phải chia sẻ trách nhiệm và cam kết hướng tới bình đẳng giới, không chỉ
phụ nữ và trẻ em gái. Nó cũng không nên chỉ tập trung vào phụ nữ và trẻ em gái. Tương
tác với nam giới và trẻ em trai đều quan trọng như nhau và giúp tạo ra một môi trường
thuận lợi cho một xã hội bình đẳng.

5.2.7. Nhà cung cấp dịch vụ nhạy cảm giới tính

23
Các nhà cung cấp dịch vụ - dù là giáo dục, y tế, tài chính hay pháp lý - đều đóng một vai
trò quan trọng trong việc củng cố định kiến giới. Họ cũng có thể cung cấp các dịch vụ
phân biệt giới tính như nhà vệ sinh riêng trong trường học cho nữ sinh. Hơn nữa, những
khu vực cụ thể ở những nơi công cộng dành cho các bà mẹ trẻ cho trẻ bú sẽ giúp ích rất
nhiều. Ngoài ra, nên có các cuộc thảo luận về các cơ sở chăm sóc trẻ sơ sinh tại nơi làm
việc cho các bà mẹ trẻ thiếu hệ thống hỗ trợ.

5.2.8. Tôn vinh và quảng bá ‘Những kẻ đi lệch tích cực’ trong xã hội

Việc phá vỡ các rào cản đòi hỏi cả phụ nữ và nam giới phải có những bước đi táo bạo, tạo
tiền đề cho một môi trường thuận lợi. Việc nhận ra những ‘người lệch lạc tích cực’ trong
xã hội của chúng ta như Mary Kom, Các chị em Phogat và cha của họ là điều quan trọng.
Chúng ta phải quảng bá những câu chuyện của họ để thúc đẩy những người khác thay đổi
tiến bộ.

5.2.9. Tuyên truyền

Tất cả các hình thức truyền thông phải thúc đẩy các mô hình vai trò giới tích cực và các
chuẩn mực bình đẳng về giới thông qua phim ảnh, chương trình, phim tài liệu và các bài
báo. Họ có thể giao tiếp với số đông và có tác động do chiều sâu của thông điệp và phạm
vi tiếp cận.

5.3 Bình đẳng giới trong gia đình


5.3.1 Nói về bình đẳng giới.
Hãy trò chuyện với con bạn về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ. Bằng cách trò
chuyện với con bạn về bình đẳng giữa các giới và những việc vẫn cần làm để chúng ta đạt
được một thế giới bình đẳng giới, bạn đang thiết lập chúng để dẫn đường cho một tương
lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.
Ca sĩ người Ukraine và thành viên ban giám khảo của chương trình truyền hình X-Factor
Ukraine, Dmytro Shurov đảm bảo rằng con trai mình hiểu rằng mọi thứ trong nhà của họ
là 50/50.

24
“Theo quan điểm của tôi, cách tốt nhất để nuôi dạy một đứa trẻ là làm gương cho con bạn
theo đuổi bạn… Tôi thường nói chuyện với con trai tôi về vai trò giới tính vì chủ đề này
có liên quan.” Dmytro nói. “Con người sinh ra để được hạnh phúc và tất cả chúng ta đều
có quyền bình đẳng. Mọi thứ bắt đầu từ gia đình: Tôi nghĩ, những đứa trẻ nên nhận được
sự quan tâm của cha mẹ như nhau, chúng nên thấy cha chúng không sợ yếu đôi khi và mẹ
chúng không sợ mạnh mẽ.”
5.3.2 Chia sẻ công việc
Từ nấu nướng, dọn dẹp, lấy nước, củi hay chăm sóc trẻ em và người già, phụ nữ thực
hiện công việc chăm sóc và gia đình không được trả lương cao hơn nam giới ít nhất gấp
hai lần rưỡi. Hãy nêu gương bằng cách chia đều mọi công việc nội trợ và chăm sóc con
cái trong nhà của bạn. Cho các bé trai tham gia vào công việc chăm sóc và việc nhà ngay
từ khi còn nhỏ, cùng với các bé gái!
5.3.4 Trao quyền cho con bạn lên tiếng.
Thanh niên trên toàn thế giới đang thúc đẩy bình đẳng giới. Khi chúng ta trao quyền và
giáo dục những người ủng hộ trẻ tuổi về quyền của phụ nữ, chúng ta đang đảm bảo một
tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta.
Tại Kyrgyzstan, Aigul Alybaeva đang thực hiện vai trò của mình để thúc đẩy quyền của
phụ nữ và bình đẳng giới bằng cách hỗ trợ con gái mình tham gia vào một chương trình ở
trường học nhằm trao quyền cho trẻ em gái, tạo ra các cuộc đối thoại giữa các thế hệ và
thay đổi thái độ về tảo hôn.
5.3.5 Chống lại những định kiến, bao gồm cả định kiến của riêng bạn.
Giới không phải là về sự khác biệt sinh học giữa hai giới, mà là một cấu trúc xã hội —
mọi người xác định ý nghĩa của việc trở thành con trai hay con gái, và những quy định xã
hội này thường mong đợi trẻ em tuân theo các vai trò và kỳ vọng cụ thể và hạn chế về
giới tính từ khi còn nhỏ tuổi. Các nhà nghiên cứu cho biết, trẻ em bắt đầu tiếp thu những
định kiến từ năm 3 tuổi, khiến thế giới mở rộng đối với trẻ em trai và thu hẹp đối với trẻ
em gái khi tuổi lên 10. Đó là lý do tại sao chúng ta phải bắt đầu cuộc trò chuyện về vai
trò giới từ sớm, đồng thời thách thức các đặc điểm và tính cách được giao cho nam giới
và phụ nữ. ở nhà, trong thói quen hàng ngày của chúng ta, ở trường và ở nơi làm việc.
25
Tất cả chúng ta đều có những thành kiến về giới một cách vô thức. Đây là những vai trò
mà chúng tôi đã thực hiện dựa trên kỳ vọng đặt ra của xã hội về cách đàn ông và phụ nữ
nên ăn mặc, cư xử và thể hiện bản thân, và trong một số trường hợp, họ nên làm công
việc gì. Chúng ta phải nhận thức được những điều này thành kiến và thách thức những
định kiến mà con em chúng ta thường xuyên gặp phải, cho dù trên các phương tiện truyền
thông, trên đường phố hay ở trường học. Hãy cho con bạn biết rằng gia đình là không
gian an toàn để chúng thể hiện bản thân như hiện tại, bằng cách khẳng định những lựa
chọn của chúng, bằng cách trấn an chúng rằng có thể khác biệt và bằng cách khuyến
khích văn hóa chấp nhận.
5.3.6 Ngừng xấu hổ về cơ thể
Thế giới của chúng ta được xây dựng theo cách khiến chúng ta so sánh bản thân với các
tiêu chuẩn vẻ đẹp do truyền thông, văn hóa và xã hội đặt ra. Chúng ta liên tục so sánh bản
thân với người khác và cảm thấy bị đánh giá bởi ngoại hình của chúng ta. Body shaming
là một hành vi có thể học được, vì vậy điều quan trọng là cha mẹ phải làm gương cho trẻ.
Hãy cẩn thận để không chỉ trích hình ảnh cơ thể, bao gồm cả của bạn và bác bỏ những
định kiến tiêu cực về tiêu chuẩn cơ thể phi thực tế, phân biệt giới tính.
Nuôi dưỡng lối sống tích cực cho cơ thể tại nhà bằng cách cho con bạn thấy rằng chúng
không được xác định bởi vẻ ngoài của chúng mà bởi cách chúng hành động.
5.3.7 Lắng nghe và học hỏi
Thanh niên ngày nay - 1,8 tỷ mạnh mẽ - đại diện cho những khả năng vô hạn và tài năng
to lớn để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho thế giới. Nhưng để thực sự khai thác
được sức mạnh đó, chúng ta cần lắng nghe họ. Ngày nay, trẻ em gái và trẻ em trai đều có
vai trò nhất định trong việc đạt được bình đẳng giới.

26
KẾT LUẬN
Bình đẳng giới là một trong những vấn đề luôn được quan tâm trên toàn thế giới. Những
hình ảnh của bất bình đẳng vẫn còn tồn tại trong gia đình, trong xã hội, nới làm việc… và
gây ảnh hưởng đến tư tưởng, kinh tế, giáo dục, văn hóa, kìm hãm sự phát triển bền vững.
Chúng ta cần có những giải pháp phù hợp với những trường hợp khác nhau kết hợp giữa
cả nhận thức và hành động. Bản thân tôi đã chứng kiến được nhiều tình huống trọng nam
khinh nữ ngay tỏng chính gia đình của mình, trong xã hội và qua internet và xây dựng
cho mình suy nghĩ bài xích tư tưởng ấy. Nhưng có rất nhiều bạn đã sống tỏng tư tưởng ấy
và bị nó nuôt chửng, trở thành người nuôi dương tư tưởng bất bình đẳng trong tương lai.
Thử hỏi nếu các bạn trẻ tương lai suy nghĩ tiêu cực và lạc hậu như vậy thì liệu đất nước
có thể phát triển bền vững hay không?
Bình đẳng giới góp phần quan trọng giúp xã hội phát triển giàu mạnh và văn minh hơn.
Bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt Nam, là
một trong các yếu tố đểxác định một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phụ nữ là một
nửa thế giới, phải được tôn trọng, được công nhận giá trị, vai trò xã hội cũng như cống
hiến của họ. Việc xây dựng xã hội có bình đẳng giới, bảo đảm bình đẳng giới là lời kêu
gọi không chỉ của riêng nữ giới, mà của mọi người, là mục tiêu cần sớm hoàn thành của
các quốc gia, để từ đó góp phần xây dựng một thế giới phát triển bền vững.

27
Tài liệu tham khảo

Điệp, T. T. (2018, 10 22). Tạp chí lao động xã hội. Được truy lục từ Lao động xã
hội: http://laodongxahoi.net/binh-dang-gioi-o-viet-nam-thanh-tuu-va-thach-
thuc-trong-giai-doan-hien-nay-1310941.html
Dương, L. s. (2020, 16 12). Được truy lục từ Luật Dương Gia:
https://luatduonggia.vn/phap-luat-quy-dinh-the-nao-la-binh-dang-gioi/
Europe, U. N. (2009). In Measuring Gender Equality in the Economy (p. 36).
United Nation.
Fun, Q. D.-U. (2019).
Hambro, C. D. (2015, 12 10). partner.sciencenorway.nor. Retrieved from
https://partner.sciencenorway.no/forskningno-gender-and-society-
kilden/how-to-measure-gender-equality/1426189
Hương, T. (2015, 5 2). Được truy lục từ Công đoàn Công Thương Việt Nam:
http://congdoancongthuong.org.vn/tin-tuc/t1283/mot-so-khai-niem-co-ban-
lien-quan-ve-gioi.html
Jackson, R. M. (Fall 2018). nyu,edu. Retrieved from
https://pages.nyu.edu/jackson/causes.of.gender.inequality/
Thao, H. B. (không ngày tháng). Liên hợp quốc Việt Nam. Được truy lục từ
https://vietnam.un.org/vi/37263-binh-dang-gioi-yeu-tao-ra-su-thay-doi-cho-
xa-hoi-o-moi-he
VnExpress. (2007, 27 7). Được truy lục từ VnExpress: https://vnexpress.net/trong-
nam-khinh-nu-la-tu-tuong-phong-kien-2086389.html

28

You might also like