You are on page 1of 3

BÀI KIỂM TRA PLDC E-LEARNING SỐ 2

Thời gian làm bài: 20 phút. Mở cổng thi 2 tiếng từ 19h00 đến 21h00 thứ 7 ngày
22/02/2020

Hiếu lưu ý chương 2 này theo lịch trình là 06 tiết vì vậy tuần sau tiếp tục học
online đó là phần cuối của chương 2, do đó, cô không gửi powerpoint chương 3
vội mà sẽ bổ sung tài liệu trong giáo trình thuộc về phần cuối của chương 2
(những kiến thức cơ bản về pháp luật).

Cảm ơn Hiếu

Anh/chị hãy chọn phương án đúng nhất trong các câu hỏi sau đây:
1. Tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực nhất định của đời sống
xã hội là:
*a. Ngành luật
b. Quy phạm pháp luật
c. Chế định pháp luật
d. Hệ thống pháp luật
2. Các yếu tố bên trong của hệ thống pháp luật gồm:
*a. Các ngành luật
b. Văn bản quy pham pháp luật
c. Hình thức pháp luật
d. Câu a và c đúng.
3. Ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam là:
*a. Luật Hiến pháp
b. Luật Dân sự
c. Luật Hành chính
d. Luật Hình sự.
4. Văn bản pháp luật có giá trị cao nhất ở nước ta là:
*a. Hiến pháp
b. Lệnh của Chủ tịch nước
c. Nghị quyết của Quốc hội
d. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
5. Tổ chức xác lập và ban hành quy phạm pháp luật là:
*a. Nhà nước
b. Tôn giáo
c. Trường học
d. Tất cả đều đúng.
6. Thiên tai gây hậu quả nghiêm trọng cho con người luôn là:
*a. Sự biến pháp lý.
b. Hành vi pháp lý.
c. Vi phạm pháp luật.
d. Hiện tượng xã hội.
7. Sự kiện pháp lý sau đây được xem là sự biến pháp lý:
*a. Một người chết.
b. Lập di chúc thừa kế.
c. Đăng ký kết hôn.
d. Nhận nuôi con người
8. Hành vi có thể được coi là sự kiện pháp lý khi:
*a. Biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
b. Chỉ là hành vi bất hợp pháp.
c. Chỉ là hành vi hợp pháp.
d. Tất cả đều sai
9. Thái độ tiêu cực của chủ thể thuộc về:
*a. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật.
b. Khách thể của vi phạm pháp luật.
c. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật.
d. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật.
10. Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật là một nội dung của:
*a. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật.
b. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật.
c. Khách thể của vi phạm pháp luật.
d. Chủ thể của vi phạm pháp luật.
11. Một trong những nội dung sau đây không phải là dấu hiệu của vi phạm pháp
luật:
*a. Thiệt hại xảy ra cho xã hội
b. Hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội
c. Hành vi nguy hiểm cho xã hội.
d. Hành vi trái pháp luật.
12. Khả năng chủ thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước Nhà nước là:
*a. Năng lực trách nhiệm pháp lý.
b. Năng lực tự nhiên của con người.
c. Năng lực hành vi của chủ thể quan hệ pháp luật.
d. Năng lực pháp luật.
13. Tiền lệ pháp là việc cơ quan Nhà nước:
*a. Sử dụng văn bản áp dụng pháp luật đã có hiệu lực của cơ quan xét xử để giải quyết vụ
việc tương tự.
b. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
c. Căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết một vụ việc có ý nghĩa pháp lý.
d. Giải quyết một vụ việc dựa trên trình độ hiểu biết pháp luật của thẩm phán.
14. Quan hệ pháp luật được điều chỉnh bằng
*a. Quy phạm pháp luật.
b. Quy phạm đạo đức.
c. Quy phạm tập quán.
d. Nội quy của các tổ chức chính trị - xã hội.
15. Chủ thể của quan hệ pháp luật là:
*a. Mọi cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện luật định và tham gia vào quan hệ pháp luật.
b. Mọi tổ chức kinh tế, chính trị xã hội có nhu cầu tham gia quan hệ pháp luật.
c. Mọi cá nhân có nhu cầu tham gia quan hệ pháp luật.
d. Mọi cá nhân, tổ chức trực tiếp tham gia vào quan hệ xã hội

16. Quan hệ pháp luật hình thành do:


*a. Ý chí của Nhà nước và của các bên tham gia quan hệ.
b. Ý chí của các pháp nhân là tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị.
c. Ý chí của công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch.
d. Ý chí của tổ chức là đảng phái chính trị.
17. Năng lực pháp luật xuất hiện ở cá nhân khi:
*a. Cá nhân được sinh ra và còn sống.
b. Được đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân.
c. Có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi.
d. Đạt độ tuổi nhất định, do Nhà nước quy định.
18. Năng lực pháp luật xuất hiện ở pháp nhân khi
*a. Được thành lập hợp pháp, đăng ký hoặc công nhận.
b. Phải có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước.
c. Khi bắt đầu thực hiện các giao dịch dân sự, thương mại.
d. Phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh doanh.
19. Nhưng yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật là:
*a. Mặt chủ quan, chủ thể, khách thể và mặt khách quan của vi phạm pháp luật.
b. Chủ thể vi phạm, khách thể vi phạm.
c. Chỉ hành vi trái pháp luật và khách thể vi phạm pháp luật.
d. Chỉ chủ thể, mặt khách quan của vi phạm pháp luật.
20. Một trong những dấu hiệu của lỗi cố ý gián tiếp là:
*a. Có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.
b. Mong muốn hậu quả xảy ra.
c. Chủ thể không thấy trước hậu quả đó.
d. Tin tưởng hậu quả đó không xảy ra.

You might also like