You are on page 1of 28

I.

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài:

Trong những năm qua, sự tăng trưởng liên tục về kinh tế, sự phát triển
mở rộng giao lưu văn hóa, xã hội…. đã tạo ra cục diện mới cho đất nước.
Các hoạt động của xã hội ngày càng trở nên sôi động vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Nhưng bên cạnh đó, một
thách thức hiện nay là sự bùng phát tệ nạn xã hội, trong đó có bạo lực học
đường.

Tình trạng bạo lực học đường hiện nay đang trở nên phổ biến tại hầu
hết những quốc gia trên thế giới. Báo cáo của cơ quan phòng, chống tội
phạm Liên hợp quốc, mỗi năm trên thế giới có khoảng 4 - 6 triệu học sinh có
liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường. Số liệu này ngày càng tăng, khiến
bạo lực học đường trở thành vấn nạn chung của giáo dục quốc tế.

Tại Việt Nam, bạo lực học đường cũng đang dần trở nên nhức nhối
hơn khi hàng loạt các hành động vi phạm xảy ra nhanh chóng được đăng lên
các phương tiện truyền thông đại chúng. Theo số liệu của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, chỉ trong thời gian ngắn toàn quốc đã xảy ra gần 1600 vụ học sinh
đánh nhau trong và ngoài trường học.

Từ những thực trạng trên, nhóm 4408A3 lựa chọn đề tài “Nhận thức
và thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường của sinh viên
trường Đại học Luật Hà Nội”. Qua đó, nhận ra được tính cấp thiết cả về lý
luận và thực tiễn.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:

2.1: Mục đích nghiên cứu của đề tài


Cuộc thăm dò của chúng tôi thực hiện với mục đích tìm hiểu về tình
trạng bạo lực học đường nhằm giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn, đề
xuất những giải pháp cần thiết và thiết thực hơn để hạn chế tình trạng này.
Cùng với đó, cuộc khảo sát này sẽ là một hình thức truyền thông hữu ích để
tuyên truyền, phổ biến ý thức thực hiện, tuân thủ pháp luật để giảm thiểu
những con số đáng báo động về bạo lực học đường hiện nay.

2.2: Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Làm rõ những vấn đề lý luận về bạo lực học đường và phòng chống
bạo lực học đường trong các trường học hiện nay
- Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ ưu điểm, hạn chế và
nguyên nhân phòng chống bạo lực học đường tại đh luật
- Đề xuất giải pháp khả thi nhằm nâng cao nhận thức và thực hiện
pháp luật về phòng chống bạo lực của sv đại học luật
3. Giả thuyết nghiên cứu đề tài
- Đề tài góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về bạo lực học
đường và phòng chống bạo lực học đường trong các trường học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là cơ sở kiến nghị một số giải
pháp nâng cao nhận thức và thực hiện pháp luật. Đề tài cũng có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên
luật.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1: Phương pháp chung
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac Le-nin, về phòng chống bạo lực học
đường
4.2: Phương pháp cụ thể
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp thu thập số liệu thông tin tài liệu trên mạng internet
- Phương pháp điều tra xã hội học (anket)
5. Chọn mẫu điều tra:
- Phương pháp chọn mẫu: Làm online trên google biểu mẫu
- Tham gia trả lời cuộc khảo sát: Sinh viên trường Đại học Luật Hà
Nội
- Số lượng phiếu phát ra: 100 phiếu
- Số lượng phiếu thu về: 100 phiếu
- Cách xử lý thông tin: Phân tích, tính toán, trình bày dưới dạng bảng
II. NỘI DUNG
1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài:

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp
công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về
tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm
đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo
lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao
gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ
khí đến trường.

Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn gian
như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh
nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục
nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay
clip bêu rếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn.
Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ
chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.
Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây
có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá
nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân
kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ganh ghét đố kị về những điều mà người
khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là
đối với học sinh trung học cơ sở với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất
và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn,
đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân.
Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh
bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game
hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối
sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở. Do hành vi lây lan
của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất
quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển
nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo
lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được
trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ
không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động
dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.
Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho
những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần.
Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ
có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường
học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù
ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đến với người học sinh.
Vì vậy việc chỉ góp một chút công sức và ý chí của bạn, vấn nạn
chung của xã hội này phần nào được giảm thiểu. Trên hết, gia đình sẽ là nơi
yêu thương và giáo dục các bạn học sinh đầu tiên. Nếu được sống trong một
môi trường giáo dục tốt, những suy nghĩ và hành động của các bạn sẽ ôn hòa
và tình cảm hơn. Bên cạnh đó, vai trò của nhà trường và thầy cô cũng vô
cùng quan trọng.
Nhà trường cần giáo dục các em về đạo lý và cách cư xử giữa người
với người. Thầy cô cần răn đe và chỉ rõ cho các bạn những gì mình đã làm
chưa đúng. Riêng bản thân các bạn học sinh, cần nói không với bạo lực học
đường. Không tham gia đánh nhau hoặc tổ chức đánh nhau mà hãy tập trung
học và vui chơi lành mạnh.
1.2. Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài
Theo quy định của pháp luật hành vi bạo lực hoc đường có thể bị xử lí
tuỳ theo độ tuổi của người gây ra hành vi và mức độ nghiêm trọng của hành
vi đối với người bị hại. Được xử lí theo hai cách: Xử phạt hành chính & Xử
lí hình sự.

Xử phạt hành chính:

- “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành
chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp
dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành
chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.
Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.” (Điề u 22 Luâ ̣t xử lý vi pha ̣m
hành chính 2012).
- Bên cạnh đó nếu hành vi này gây xâm pha ̣m tới sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩ m nên có thể phải bồ i thường thiêṭ ha ̣i dân sự do xâm pha ̣m sức
khoẻ.

- Nếu hành vi này gây gây ảnh hưởng nghiêm tro ̣ng đế n danh dự,
nhân phẩ m của trẻ khác thì phải có trách nhiê ̣m bồ i thường thiêṭ ha ̣i do danh
dự, nhân phẩ m bi ̣xâm pha ̣m.

- Ngoài ra, còn phải bồ i thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn
thất về tinh thần như: Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn
cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha,
mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản
riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy
định tại Điều 599 (Bộ luật dân sự 2015). Người từ đủ mười lăm tuổi đến
chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của
mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần
còn thiếu bằng tài sản của mình.

Biện pháp xử lí hình sự:

- Theo Điều 12 Bô ̣ luâ ̣t hình sự thì: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải
chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên,
nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

- “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương khác thể hiện qua dấu
vết để lại trên cơ thể hoặc không thể hiện bằng dấu vết để lại trên cơ thể.”
(Điề u 104 Bô ̣ luâ ̣t hình sự)

- Ngoài ra, cũng có thể phạm tô ̣i làm nhu ̣c người khác: “Người nào
xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt
cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến
hai năm”. (Điều 121 Bộ luật hình sự năm 2015)

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;


Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về môi trường giáo dục an
toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường:
“1. Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường:
a) Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và
cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách
nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa
và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả
năng của bản thân;
b) Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại
người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường
mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo
dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho
người học;
c) Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh
tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;
d) Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan
đến bạo lực học đường;
đ) Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối
với người học.
2. Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường:
a) Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo
lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường;
b) Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có
biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể;
c) Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và
gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực.
3. Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường:
a) Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định
về tình trạng hiện thời của người học;
b) Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối
với người học bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo
lực;
c) Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lý;
trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì
thông báo kịp thời với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp
luật.”
(Điều 6 Chương II: Phòng, chống bạo lực học đường)
2. Thực trạng của vấn đề bạo lực học đường
Kết quả xử lý thông tin các câu hỏi trên có thể được trình bày bằng
bảng như sau:

Câu 1: Theo anh/chị, bạo lực học đường có phải là tình trạng xảy ra phổ
biến hiện nay không?

STT Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ

1 Có 89 89%

2 Không 11 11%

Tổng cộng 100 100%

Từ số liệu điều tra, cho thấy phần lớn sinh viên trường Đại học Luật
đều cho rằng bạo lực học đường đang là vấn nạn xảy ra phổ biến trong xã
hội hiện nay (89%). Như vậy, tình trang bạo lực học đường đang ở rất gần
với mỗi chúng ta, nó hiện hữu từng ngày từng giờ và là vấn đề vô cùng đáng
lo ngại. Tuy nhiên, 11 phiếu không đồng ý với quan điểm bạo lực học đường
đang xảy ra phổ biến, nguyên nhân có thể là do môi trường học tập, môi
trường sống của họ không thường xuyên xảy ra bạo lực học đường, hoặc họ
thiếu tiếp cận với thông tin đại chúng nên không biết quá nhiều về những vụ
việc bạo lực đang xảy ra ngày một nhiều hơn.

Câu 2: a) Anh chị đã bao giờ chứng kiến hành vi bạo lực học đường chưa?
Hành vi đó xảy ra ở đâu? (chỉ chọn một phương án trả lời)

STT Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ

1 Đã chứng kiến ở cấp 1 12 12%

2 Đã chứng kiến ở cấp 2 42 42%


3 Đã chứng kiến ở cấp 3 39 39%

4 Chưa từng chứng kiến 4 4%

5 Chứng kiến ở đại học 3 3%

Tổng cộng 100 100%

Với tỉ lệ là 42% và 39%, có thể thấy cấp 2, cấp 3 là những môi trường
nguy hiểm nhất, dễ nảy sinh bạo lực học đường. Bởi vì trong độ tuổi cấp 2,
cấp 3, đây chính là độ tuổi dậy thì, mới lớn, những nhận thực sai lệch chuẩn
mực và suy nghĩ muốn khẳng định mình khiến cho những cô cậu học trò dễ
dàng nảy sinh mẫu thuẫn lẫn nhau. Các em có xu hướng thoát ra khỏi những
quy tắc của người lớn, gia đình và nhà trường, để thể hiện cá tính bản thân.
Không chỉ riêng con trai mà ngay cả con gái, có thể chỉ vì một xích mích
nhỏ, chẳng hạn như không cho chép bài, “giật bồ” của nhau hay nhìn mà
không chào, nhìn “đểu”… cũng có thể là nguyên nhân khởi phát cho một
cuộc chạm trán bên ngoài cổng trường. Nếu là những xích mích dẫn đến xô
xát, va chạm nhỏ, các nạn nhân thường có xu hướng bỏ qua, không kể với
bố mẹ hay thầy cô, để mọi chuyện qua đi êm thấm. Tuy nhiên, với những
cuộc ẩu đả lớn, có thể thiệt hại lớn về thể chất và tinh thần cho nạn nhân thì
nó không còn là câu chuyện nhỏ của riêng các em nữa. Nhưng bên cạnh đó,
cũng vì độ tuổi mới lớn, nghịch ngợm phá phách nên thầy cô giáo cũng đã
áp dụng những biện pháp trừng phạt mà không nghĩ rằng nó là một trong
những hành vi bạo lực học đường.

Xếp thứ 3 với 12% cho rằng bạo lực học đường ở cấp 1, các em còn
đang nhỏ tuổi, mới tiếp xúc với môi trường mới, dễ dàng nảy sinh những
mâu thuẫn khi ganh ghét nhau từ những điều nhỏ nhặt nhất, bên cạnh đó,
những giáo viên ở cấp 1 thường hay quát mắng và phạt học sinh thật nặng
với lí do rèn luyện kỉ luật.

b) Nạn nhân của hành vi anh/chị từng chứng kiến là?

STT Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ

1 Bạn bè 80 80%

2 Chính bản thân mình 16 16%

3 Bỏ trống 4 4%

Tổng cộng 100 100%

Từ số liệu điều tra, phần lớn người làm phiếu đều đã từng chứng kiến
hành vi bạo lực học đường xảy ra với bạn bè của mình(80%). Bạo lực học
đường không phải từ những hành động đấu, đá hay đấm đánh nhau mà nó
còn bộc lộ rõ ở những hành động nhỏ như bắt bạn chép bài, đòi mượn đồ
dùng của bạn,… Song 16% thẳng thắn thừa nhận mình đã từng là nạn nhân
của vấn nạn này. Bạo lực học đường không ở đâu xa mà nó có thể hiện diện
ngay trong chính cuộc sống của mình, không thể tránh khỏi trong môi
trường học tập còn nhiều vấn đề trong xã hội ngày nay.

Câu 3: a) Là sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, anh/chị đã từng gặp các
hành vi nào dưới đây xảy ra trong trường hay chưa? (Có thể lựa chọn nhiều
đáp án)

STT Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ

1 Thầy cô chấm điểm không công bằng 30 30%


2 Bắt bạn đi học hộ, chép bài hộ trong khi bạn 36 36%
đó không tình nguyện

3 Nói xấu bạn bè, chia bè kéo phái trong lớp 11 11%
học

4 Thầy cô giáo bắt sinh viên/ học sinh học 20 20%


nhiều

5 Chưa từng gặp 25 25%

Từ số liệu qua cuộc khảo sát, tỉ lệ cao nhất là 36% là hành vi bắt bạn
học hộ, chép bài hộ xảy ra rất phổ biến trong môi trường sư phạm ngày nay.
Có những nhóm, tổ chức bắt nạt bạn một cách công khai, khi thì hùa vào
đánh, chửi bới, quay video bạn đăng lên mạng xã hội, hay có trường hợp bắt
bạn chép bài cho mình, làm bài tập, đi học hộ,… khiến cho người bị hại bị
tổn thương nhưng không dám lên tiếng, chịu đựng sự bóc lột nặng nề cả tinh
thần lẫn sức khỏe,… Bên cạnh đó, việc thầy cô chấm điểm không công bằng
cũng xảy ra ở nhiều điểm trường học (30%). 20% cho rằng do thầy cô bắt
sinh viên/ học sinh học nhiều. Ở một số trường học đè nặng thành tích thi
đua, giải và bằng khen khiến cho các thầy cô giáo cũng ít nhiều ảnh hưởng.
Điều này tác động trực tiếp đến các bạn học sinh theo tâm lý đi phải mang
được giải về cho trường, cho thầy cô. Đây cũng là một trong số những hành
vi của vấn nạn bạo lực học đường. Năm 2013, Báo Giáo dục Việt Nam có
nhận được lời tâm sự của một độc giả tại Bắc Giang kể lại cuộc trò chuyện
với người cháu của mình là một học sinh lớp 3. Trong cuộc trò chuyện này,
em học sinh lớp 3 đã kể lại, em bị cô giáo đánh vì không cho bạn chép bài
trong giờ kiểm tra. Vì lý do tế nhị nên tòa soạn không đưa tên trường, tên
lớp, tên cô giáo vào trong bài viết. Từ đó cho thấy, trong lớp học, giáo viên
có sự ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý học sinh, hoặc có những điều tốt đẹp học
sinh thấy và lấy đó làm gương nhưng ta không phủ nhận được rằng những
ảnh hưởng xấu ấy cũng có tác động lớn trong con mắt trẻ thơ. 11% khác cho
rằng bạo lực học đường diễn ra theo hình thức nói xấu bạn bè, chia bè kéo
phái trong lớp học. Song hiện nay, tình trạng này xảy ra khá phổ biến trong
môi trường sư phạm. Có thể một bạn không thích bạn kia, nói xấu với nhiều
người mà chia bè kéo phái, tụ tập nói xấu nhau ảnh hưởng đến nhân phẩm,
danh dự của nhau. Nhưng nhìn chung, phần lớn các hành vi được chứng
kiến đều xuất phát từ giữa những bạn học với nhau.

b) Theo anh/chị, đó có phải là hành vi bạo lực học đường không?

STT Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ

1 Có 65 65%

2 không 35 35%

Tổng cộng 100 100%

Qua đây, rõ ràng việc nhận thức của sinh viên trường Đại học Luật Hà
Nội cũng đã có sự giới hạn nhất định. 65% cho rằng những tình huống
chứng kiến trên là hành vi bạo lực học đường. 35% còn lại có cách nhìn
nhận về vấn đề này khác nhau. Song có thể thấy các bạn sinh viên trường
Đại học Luật Hà Nội đã có những kiến thức để tránh gặp phải những tình
huống bạo lực học đường xảy ra đối với mình. Tuy nhiên, hiện nay việc
tuyên truyền phổ biến kiến thức về bạo lực học đường chưa thực sự tiếp cận
đến toàn thể xã hội vì rất nhiều lí do cả khách quan lẫn chủ quan nên nhận
thức về vấn đề trên của một số bộ phận học sinh, sinh viên còn hạn chế.
Câu 4: Nếu chính bản thân mình là nạn nhân của bạo lực học đường,
anh/chị sẽ làm gì?

STT Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ

1 Tìm cách trả thù 7 7%

2 Báo cho gia đình, nhà trường, hoặc nhờ giúp 79 79%
đỡ từ bạn bè

3 Tự mình chịu đựng 8 8%

4 Nghỉ học hoặc chuyển trường 5 5%

5 Tự giải quyết

6 Đứng ra tố cáo, báo cơ quan chức năng 1 1%

7 Bỏ qua

Tổng cộng 100 100%

79% các sinh viên được khảo sát đều cho rằng tìm kiếm sự giúp đỡ từ
nhà trường, gia đình và bạn bè là cách giải quyết tối ưu nhất và phổ biến
nhất nhất. Đó là nơi ta dễ chia sẻ, tìm được sự đồng cảm, thấu hiểu và quan
tâm từ những người xung quanh. Có 7% phiếu ủng hộ giải pháp tự tìm cách
trả thù. Song đây là giải pháp không an toàn, mang nhiều nguy hiểm không
chỉ cho cá nhân người bị hại mà còn ảnh hưởng đến những người thân xung
quanh như có thể bị uy hiếp,… 8% chọn cách tự mình chịu đựng. Với xã hội
hiện nay, giải quyết bằng cách tự chịu đựng không thể là giải pháp hiệu quả.
Thậm chí, nó còn khiến người bị hại tổn thương về tinh thần và thể xác. 5%
sinh viên khảo sát lựa chọn giải quyết bằng cách nghỉ học hoặc chuyển
trường, trốn tránh sự việc đang gặp phải. Tuy nhiên, đây không hẳn là giải
pháp hay và nên làm. Bởi, có những điều ta cố tình trốn tránh, phớt lờ không
có nghĩa nó sẽ không tự tìm đến. Và bạo lực học đường ở đây cũng vậy, điển
hình là xích mích giữa học sinh trong lớp với nhau, tâm lý chỉ có thể giải
quyết bằng cách hành hung thể xác,… Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp xã
hội mà không có sự can thiệp của pháp luật. Trong khi đó, biện pháp báo
cho cơ quan chức năng lại nhận được số lượng phiếu bầu không đáng kể
(chưa đến 1%), cho thấy mức độ can thiệp của cơ quan chức năng cũng như
pháp luật trong vấn đề bạo lực học đường trong xã hội chưa thực sự hiệu
quả, còn gặp nhiều hạn chế.

Câu 5: Nếu bắt gặp một bạn trong lớp là nạn nhân của bạo lực học đường,
anh/chị sẽ làm gì?

STT Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ

1 Không quan tâm vì đó không phải việc của 6 6%


mình

2 Nói chuyện với bạn đó để tìm ra nguyên nhân 22 22%


và giải pháp khắc phục

3 Lên tiếng bảo vệ khi bạn ấy bị bắt nạ 14 14%

4 Báo cho giáo viên, nhà trường để giải quyết 58 58%

Tổng cộng 100 100%

Qua đây, 58% chọn báo cho giáo viên, nhà trường để giải quyết đã
cho thấy sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đã có nhận thức nhất định về
việc giải quyết bạo lực học đường. Đặc biệt, đây là giải pháp tối ưu và nhanh
nhất ở môi trường sư phạm để thầy cô có phương pháp phù hợp giải quyết.
Bên cạnh đó, biện pháp nói chuyện với nạn nhân để tìm ra cách giải quyết
cũng nhận được số phiếu bầu 22. Đối với những người là nạn nhân của bạo
lực học đường, thường sẽ rất sợ bị kỳ thị, xa lánh nên không muốn bất cứ ai
biết được sự việc của mình. Do vậy, đây một trong những cách để giúp họ
giảm bớt áp lực, giải tỏa được lo lắng, uất ức và nỗi sợ hãi trong lòng. Đồng
thời, tạo sự tin tưởng, yên tâm cho nạn nhân tránh những tình huống tâm lý
xấu.

Câu 6: Theo anh/chị, tại sao bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến
hiện nay? (Có thể lựa chọn nhiều đáp án )

STT Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ

1 Do những văn bản phạm pháp luật về nhận 47 47%


thức và thực tiễn pháp luật bạo lực học đường
chưa được truyền tải rộng rãi tới mọi người

2 Độ tuổi mới lớn, chưa hiểu biết về pháp luật 61 61%


dẫn đến hành vi sai trái

3 Nhà trường còn nới lỏng trong việc kiểm soát 40 40%
học sinh và tổ chức tuyên truyền giáo dục học
sinh về vấn nạn bạo lực học đường còn kém

4 Do chính người bị hại có hành vi cư xử 39 39%


không đúng mực hoặc do người thực hiện bạo
lực muốn thể hiện chính mình

5 Do bệnh thành tích mà một số nhà trường 38 38%


xem nhẹ, bao che cho các hành vi bạo lực học
đường.

Từ khảo sát trên, 61% cho rằng bạo lực học đường ngày càng phổ
biến hiện nay do độ tuổi mới lớn, chưa hiểu biết về pháp luật dẫn đến hành
vi sai trái. Nó dễ xảy ra ở học sinh lứa tuổi dậy thì khiến các em phát triển
mạnh về thể chất, hưng phấn cao, khả năng kiềm chế kém, cái tôi cá nhân
cao nên sẽ không chịu khuất phục ai, dễ dàng ra tay xử lý bạn khi không vừa
ý. Theo các nhà tâm lý học, nhiều người “thích” bắt nạt bạn bè chỉ vì cảm
thấy mình có thừa khả năng làm điều đó. Đôi khi, nhiều em trở thành mục
tiêu bạo lực chỉ vì những việc rất nhỏ. Quá xấu xí, quá xinh đẹp, hay có
những hành động ngớ ngẩn như “nhìn đểu” cũng vô tình trở thành cái gai
trong mắt người khác, khiến xung đột nổ ra. 47% khác lại cho rằng bạo lực
học đường phát triển mạnh mẽ theo hướng tiêu cực là do những văn bản
phạm pháp luật về nhận thức và thực tiễn pháp luật bạo lực học đường chưa
được truyền tải rộng rãi tới mọi người. Pháp luật hiện nay đã đưa ra và giải
quyết một số vụ việc về vấn đề này song chế tài xử lý hành vi trên còn nhiều
bất cập. Bên cạnh đó, nhiều nguyên nhân khác như về khâu quản lý của nhà
trường, bệnh thành tích hay do chính người bị hại có cách cư xử chưa đúng
đắn đã càng khiến cho bạo lực học đường hiện nay gia tăng nhanh.

Câu 7: Anh/ chị nghĩ sao về việc những nạn nhân của bạo lực học
đường không dám lên tiếng phản ánh, chống lại?

STT Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ

1 Do họ sợ lên tiếng sẽ bị bạo lực nhiều hơn, 66 66%


mạnh hơn.
2 Do bị ép buộc không được lên tiếng 3 3%

3 Do sợ dư luận xã hội, bạn bè bàn tán 18 18%

4 Họ đã lên tiếng nhưng không ai quan tâm 8 8%

5 Không quan tâm 1 1%

6 Tất cả ý kiến trên 4 4%

Tổng cộng 100 100%

Có thể thấy hầu hết mọi người đều cho rằng những nạn nhân của bạo
lực học đường không dám lên tiếng chống lại việc mình bị học đường bạo
lực là do sợ hãi khi bản thân lên tiếng tố cáo hành vi bạo lực trong học
đường thì bản thân nạn nhân sẽ phải chịu hậu quả bạo lực mạnh hơn nữa,
chiếm tới 66%. Tại một buổi lễ “Phòng ngừa bạo lực học đường – Xây dựng
môi trường an toàn cho trẻ”, em Nguyễn Quý D – học sinh THPT Ban Mai
đã nêu ra băn khoăn của mình cũng như nhiều học sinh khác, chuyện em D
không dám lên tiếng tố cáo bạo lực học đường đó là tâm lí rụt rè, e sợ bản
thân tố cáo sẽ bị chủ thể bạo lực phát hiện và hành động bạo lực đáng sợ hơn
trước để “trả thù”. Vì vậy mỗi học sinh nên trang bị cho mình sức khỏe tốt
để có thể phong thân tự vệ trước những tình huống xấu nhất, cần có sự hiểu
biết về lĩnh vực bạo lực học đường để có thể bình tĩnh, khôn ngoan tìm ra
hướng giải quyết tốt nhất. 18% cho rằng nạn nhân của bạo lực học đường
không dám lên tiếng bởi họ sợ dư luận xã hội, bạn bè bàn tán. Theo nghiên
cứu tâm lí học cho rằng đó là tâm lí giấu diếm của nạn nhân, khi nạn nhân
của bạo lực học đường sẽ trở nên tổn thương không chỉ về thể chất mà đặc
biệt nghiêm trọng tổn thương về mặt tâm lí, đó là những nỗi sợ vô hình bên
ngoài xã hội tác động vào nạn nhân làm cho nạn nhân của bạo lực học
đường tổn thương nặng nề hơn . Cụ thể là nỗi sợ về sự bàn tán, tai tiếng, hèn
nhát, yếu đuối, xấu hổ của chủ thể nạn nhân. Từ đó bị bạn bè giễu cợt, xa
lánh. Đặc biệt, sau khi gặp những tình huống này, các bạn trẻ nên học cách
ổn định tâm lí. Đừng quá thu mình, hãy đi tìm những người bạn mới, tham
gia các hoạt động xã hội. Như thế, bạn mới có thể gạt bỏ đi chướng ngại tâm
lí trên và “bóng ma” về những người bạn xấu hay là những kẻ bắt nạt. Bên
cạnh đó, 8 % có suy nghĩ khác về nạn nhân của bạo lực học đường không
dám lên tiếng chống lại là do nạn nhân đã lên tiếng nhưng không ai quan
tâm. Đây là một trong những nguyên nhân tiêu cực, trở thành lỗ hổng khá
lớn trong môi trường học đường. Cha mẹ và thầy cô không chịu lắng nghe
học sinh và con em mình hoặc có nghe nhưng không quan tâm tới vụ việc
hay chỉ giải quyết qua loa cho xong chuyện. Họ cần phải có trách nhiệm hơn
về quyền và nghĩa vụ bảo vệ các bạn trẻ thoát ra khỏi tình trạng bạo lực tiêu
cực của học đường. Cần có công tác chuyên nghiệp trong việc hiểu, phòng
và tránh tình trạng bạo lực học đường hiện nay.Và chiếm 8% số người còn
lại cho rằng nạn nhân của bạo lực học đường không dám lên tiếng chống lại
do bị ép buộc không lên tiếng được và một số ý kiến riêng nhỏ khác. Có thể
thấy ý kiến này cũng gần giống và có liên quan đến ý kiến thứ nhất . Việc
nạn nhân không dám lên tiếng do bị chủ thể bạo lực ép buộc và dọa nạt và sẽ
bạo lực mạnh mẽ hơn trước nếu nạn nhân có tố cáo sự việc.

Câu 8: Theo quan điểm anh/chị, mức độ điều chỉnh của pháp luật đối với
vấn nạn bạo lực học đường hiện nay như thế nào?

STT Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ

1 Có mức độ điều chỉnh sâu sắc, tác động đến 19 19%


mọi quy tắc xử sự liên quan đến vấn nạn bạo
lực học đường

2 Đã có sự tác động nhưng chưa thật sự sâu 69 69%


sắc, chưa mang lại hiệu quả điều chỉnh

3 Chưa có sự tác động 12 12%

Tổng cộng 100 100%

Có thể nói và thấy rằng từ truớc đến nay vấn nạn bạo lực học đường
luôn có sự điều chỉnh của pháp luật , pháp luật đi đầu trong việc phòng và
chống bạo lực học đường nhưng hiện nay vấn nạn này vẫn tiếp tục gia tăng
là do đâu ? Chỉ có 12% không công nhận pháp luật không có tác động gì đến
bạo lực học đường và số phần trăm còn lại đều công nhận pháp luật có sự
điều chỉnh bạo lực học đường. Có đến 69% người cho rằng mức độ điều
chỉnh của pháp luật đối với vấn nạn bạo lực học đường là đã có sự tác động
nhưng chưa thật sâu sắc, chưa mang lại hiệu qủa điều chỉnh. Có thể nói luật
phòng chống bạo lực học đường Việt Nam trên giấy tờ pháp lí khá là đầy đủ
và đúng đắn nhưng khi luật áp dụng vào thực tế thì còn những điều hạn chế
đó là xử lí những trường hợp bạo lực học đường chưa đủ nghiêm minh, cứng
rắn hay những hình thức tuyên truyền pháp luật về bạo lực học đường còn
hạn chế, ít được biết đến tại những trường nông thôn, vùng khó khăn. 19 %
còn lại thực sự công nhận pháp luật có mức độ điêu chỉnh sâu sắc, tác động
đến mọi quy tắc xử sự liên quan đến vấn nạn bạo lực học đường. Nhìn
chung, pháp luật điều chỉnh quan hệ đối với bạo lực học đường có sự tác
động đến nhiều địa phương song còn bộc lộ nhiều hạn chế. Pháp luật cũng
chưa quy định rõ ràng chế tài xử phạt nghiêm minh hành vi bạo lực học
đường. Do vậy, việc phòng, chống vấn đề này trên thực tế mang tính chất
tương đối. Cần có những biện pháp, án phạt chặt chẽ, nghiêm minh hơn
những kẻ vi phạm bạo lực học đường, tích cực tuyên truyền hơn nữa một
học đường văn minh.

Câu 9: Mức độ hài lòng của anh/chị về công tác tuyên truyền, giáo dục về
phòng chống bạo lực học đường của nước ta hiện nay?

STT Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ

1 Rất hài lòng 4 4%

2 Hài lòng 37 37%

3 Khá hài lòng 23 23%

4 Không hài lòng 36 36%

Tổng cộng 100 100%

Qua số liệu trên, có thể thấy công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng
chống bạo lực học đường của nước ta hiện nay chưa thực sự đảm bảo. Mỗi
cá nhân có cảm nhận và đánh giá riêng song tùy trường hợp, hành vi ảnh
hưởng đến công tác tuyên truyền bạo lực học đường khó đạt hiệu quả cao.
Điển hình là tỉ lệ mức độ hài lòng và không hài lòng về vấn đề này ngang
nhau, mang tính chất tương đối (lần lượt là 37% và 36%). Trong khi đó, mức
độ đánh giá rất hài lòng chỉ dừng ở 4%. Như vậy, cho thấy mọi người đã có
sự nhìn nhận về vấn nạn này một cách nghiêm minh. Bạo lực học đường là
cần phải giải quyết triệt để hơn nữa. Nói “không” với bạo lực học đường

Câu 10: Anh (chị) đã từng hoặc đang tiếp cận những kiến thức về phòng,
chống bạo lực học đường qua những phương tiện nào?

STT Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ


1 Sự giáo dục từ gia đình 39 39%

2 Tuyên truyền, giáo dục từ phía nhà trường, 65 65%


các cơ sở rèn luyện kĩ năng sống

3 Qua internet, các mạng xã hội, phương tiện 60 60%


truyền thông, báo chí,…

4 Các phương tiện khác 12 12%

Nhìn chung, phòng, chống bạo lực học đường đã được phổ biến ở
nhiều địa phương, có nhiều biện pháp phòng, chống khác nhau. Song theo
khảo sát của chúng tôi, biện pháp tuyên truyền, giáo dục từ phía nhà trường,
các cơ sở rèn luyện kĩ năng sống và qua internet, các mạng xã hội, phương
tiện truyền thông, báo chí,… được nhiều người đề cập đến nhất chiến lần
lượt 65 % và 60%. Bên cạnh đó, sự giáo dục của gia đình cũng chiếm tỉ lệ
lớn (39%) bởi gia đình luôn là nơi mỗi cá nhân tự ý thức được bản thân một
cách rõ ràng nhất. Ngoài ra, bộ phận chính quyền địa phương, tổ chức đoàn
thể hay lực lượng công an cũng cần đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, nêu cao
ý thức cũng như tinh thần trách nhiệm, phát huy tối ưu vai trò của mình
trong hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường.

Câu 11: Theo anh/chị, biện pháp xử lý hình sự đối với người thực hiện hành
vi bạo lực học đường được áp dụng trong những trường hợp nào sau đây:

STT Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ

1 A 14 tuổi, A đánh B gây tổn hại sức khỏe 15% 23 23%

2 A 16 tuổi, A đánh B gây tổn hại sức khỏe 10% 22 22%


3 A 17 tuổi, dùng hung khí nguy hiểm gây nguy 44 44%
hại cho nhiều bạn trong lớp học

4 A xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh 11 11%


dự của B

Tổng cộng 100 100%

Nhìn chung, hầu hết mọi người có sự nhận thức và hiểu biết đúng đắn
đâu là hành vi bạo lực học đường. Ở tình huống thứ 3 “A 17 tuổi, dùng hung
khí nguy hiểm gây nguy hại cho nhiều bạn trong lớp học” nhận được tỉ lệ
lớn lượt bình chọn. Như vậy, ta thấy được tầm nguy hại của bạo lực học
đường trong xã hội hiện nay. Từ đó, mỗi cá nhân cần tạo cho mình tư duy
linh hoạt, bình tĩnh giải quyết tốt nhất trường hợp mình có thể gặp phải hoặc
phòng, trách những vấn đề xấu xảy ra đến bản thân bất cứ lúc nào.

Câu 12: Theo anh/chị, đối với đối tượng tham gia hành vi bạo lực học
đường gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng chưa đủ 16 tuổi, nên đưa ra hình
thức xử phạt như thế nào?

STT Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ

1 Phạt tù không giam giữ từ 3-6 tháng 18 18%

2 Phạt tù từ 3-6 tháng. 9 9%

3 Buộc thôi học, đình chỉ học theo mức độ phạm 11 11%
tội

4 Áp dụng các biện pháp giáo dục tại địa 32 32%


phương, cơ sở giáo dục
5 Đưa ra các hình thức kỉ luật của nhà trường 30 30%
theo từng mức độ phạm tội

Tổng cộng 100 100%

Từ kết quả trên, cho thấy sự hiểu biết, nhận thức về pháp luật của mỗi
người là khác nhau. Nhìn chung các bạn sinh viên đều lên án hành vi này,
đưa ra các cách thức để giải quyết xử phạt nhằm giáo dục, răn đe tránh có
thêm những lần sai phạm sau. Trong đó, giải pháp “áp dụng các biện pháp
giáo dục tại địa phương, cơ sở giáo dục” và “đưa ra các hình thức kỉ luật của
nhà trường theo từng mức độ phạm tội” chiếm tỉ lệ cao hơn cả (32% và
30%). Song, các giải pháp như buộc thôi học, đình chỉ học, phạt tù,… vẫn có
tỉ lệ nhất định. Từ đó, thấy được sự nghiêm minh của mọi người trong xử lý
bạo lực học đường ngày nay.
Câu 13. Với tư cách là sinh viên trường Đại học Luật, anh/chị có những
biện pháp thực tiễn gì để khắc phục vấn nạn bạo lực học đường đang ngày
trở nên nghiêm trọng hiện nay?
Bạo lực học đường đã và đang trở thành một trong những vấn đề nhức
nhối mà xã hội đang lên án bởi vì các hình thức bạo lực học đường đã làm vi
phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá
nhân. Những hậu quả do nó gây ra làm xói mòn các giá trị truyền thống tốt
đẹp của giảng đường Việt Nam, gây ra những hậu quả về xã hội, đạo đức và
sự bền vững của học đường nước ta. Chính vì vậy, chúng tôi đã tìm hiểu về
một số giải pháp để hạn chế và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường
thông qua việc lấy ý kiến online trực tiếp từ các bạn sinh viên trường Đại
học Luật Hà Nội. Trong đó, có một số giải pháp nổi bật được đề cập tới như:

- Tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường.


- Tích hợp, lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực học đường vào
nội dung một số môn học và hoạt động giáo dục.

- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện phòng,
chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục.

III. KẾT LUẬN

Như vậy, bạo lực học đường ngày càng trở nên rất phổ biến trong xã
hội. Bạo lực học đường không chỉ gây thiệt hại về thể chất mà còn về cả tinh
thần, không chỉ của riêng mỗi cá nhân mà còn là cả cộng đồng nó để lại một
hệ lụy rất rất lâu dài về sau. Chính vì vậy, việc nhân thức và thực hiện pháp
luật về phòng và chống bạo lực học đường ngày một cấp thiết, chúng ta cần
phải chung tay để đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường trong xã hội ngày một
văn minh.
IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Bạo lực học đường – Wikipedia tiếng Việt

2. Bộ luật dân sự 2015

3. Bộ luật hình sự 2015

4. Báo Việt Nam net “ Quy định xử phạt đối với hành vi bạo lực học
đường” của tác giả Phạm Thị Bích Hảo.

5. Thư viên pháp luật, “ Quyết định 5886/QĐ – BGDDT 2017 Ban hành
chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở
giáo dục mầm non, giáo dực phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn
2017 – 2021 ”

6. “Các lý thuyết trong việc nghiên cứu bạo lực học đường ngày nay” -tác
giả Nguyễn Bá Đạt.

7. Trần Thị Minh Đức (2002), Tư vấn và tham vẩn - thuật ngữ và cách
tiếp cận, Tạp chí Tâm lý học, số 8/2002.

8. Espelage, & Rue, D.L (2012). School bullying: its nature and ecology.
Int J Adolesc Med Health, 24(1), 3 -1 0 . doi. 10.1515/ijamh.2012.002

9. PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn (Chủ biên) (2017), Kỹ năng phòng chổng
bạo lực học đường, nhà xuât bản Đại học Sư phạm thành phô Hô Chí Minh.

10. Tổ chức phát triển cộng đồng Plan International và Trung tâm nghiên
cứu quốc tế về Phụ nữ (2017).
11. Mayer, D. p. (2008). Overcoming School Anxiety: How to help your
child deal with separation, tests, homework, bullies, math phobia, and other
worries. New York: AMACOM.

12. Rigby K. (2008), Children and bullying. How parents and educators
can rereduce bullying at school. Boston : Wiley

You might also like