You are on page 1of 2

Phần 1. Nhận định đúng / sai và giải thích.

Câu hỏi 1:
Nhận định 1: Đấu tranh giai cấp là nguyên nhân hình thành nhà nước theo quan điểm
Mác-xít.
=> Đúng. Vì khi xã hội phát triển -> xuất hiện tư hữu ->xã hội phân hóa giai cấp ->
các giai cấp, tầng lớp mâu thuẫn gay gắt -> để duy trì trật tự và quản lí xã hội ->
phải có một tổ chức quyền lực thực hiện vai trò này -> sự hình thành nhà nước.

Nhận định 2: Chủ tịch nước là cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt
Nam
=> Đúng. Vì Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam là hệ thống các cơ quan Nhà nước được
tổ chức gồm: Chủ tịch nước, các cơ quan quyền lực Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà
nước, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát Nhân dân.

Nhận định 3: Quốc hội là cơ quan quản lí nhà nước cấp trung ương
=> Đúng.

Nhận định 4: Quy phạm pháp luật luôn gồm 3 thành tố: Giả định, quy định, chế tài
=> Sai. Vì trong một quy phạm có thể thiếu thành phần giả định hoặc chế tài. Chỉ
riêng thành phần quy định thì luôn có.
VD:“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp,
lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.” (Điều 25
Hiến pháp năm 2013) -> QPPL chỉ có phần quy định.

Nhận định 5: Cá nhân chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm pháp
luật
=> Sai. Vì khi vi phạm pháp luật chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý nhưng trong
quan hệ dân sự, hành chính chủ thể có thể phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý khi
không có hành vi vi phạm pháp luật.

Phần 2. Câu hỏi lý luận ( 4 điểm)

Câu hỏi 2: Theo anh/chị, quan điểm và hình thức thể hiện của hệ thống pháp luật
Việt Nam có khác biệt với các hệ thống pháp luật của Anh – Mỹ hay không? Vì sao? (1
điểm)
=> Theo em, quan điểm thể hiện của hệ thống pháo luật Việt Nam có khác biệt với hệ
thống pháp luật của Anh - Mỹ. Vì:
Hệ thống pháp luật Việt Nam được chia ra các ngành nhỏ theo đối tượng điều chỉnh và
phương pháp điều chỉnh (Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa). Còn hệ thống pháp
luật của Anh - Mỹ thì chia thành luật công và luật tư (có nguồn gốc từ luật La Mã).

Câu hỏi 3: Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự và Luật Hôn nhân gia đình đều là
các mối quan hệ về nhân thân và tài sản. Vậy, tại sao 2 ngành luật này không được
kết hợp thành một ngành luật để thuận tiện hơn trong quá trình xây dựng luật, áp
dụng luật? (1 điểm)
=> Luật hôn nhân và gia đình được tách ra từ luật dân sự để điều chỉnh các quan hệ
nhân thân và tài sản giữa vợ - chồng và các thành viên trong gia đình.Quan hệ nhân
thân là nhóm quan hệ chủ đạo và có ý nghĩa quyết định trong các quan hệ hôn nhân và
gia đình, theo đó yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể là một đặc điểm trong
quan hệ hôn nhân – gia đình, các quyền và nghĩa vụ hôn nhân – gia đình bền vững lâu
dài, không mang tính chất đền bù ngang giá và gắn liền với nhân thân các chủ thể
không thể chuyển giao cho người khác được.
=> Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam và điều
chỉnh các quan hệ dân sự trong đó bao gồm cả quan hệ tài sản và quan hệ thân nhân.
Đặc điểm nổi bật của ngành luật dân sự là các quan hệ tài sản được điều chỉnh bởi
Luật dân sự mang tính chất hàng hoá tiền tệ và được hình thành theo quy luật giá
trị nói chung là sự đền bù ngang giá
Câu hỏi 4. Tại sao hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn chưa có chế định phá sản cá
nhân? (1 điểm)
Vì đây vẫn còn là một khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam và là một vấn đề bất cập
trong việc xây dựng Luật Phá sản. Mà việc đưa cá nhân vào đối tượng điều chỉnh và
hình thành nên các quy định liên quan đến đối tượng này trong Luật Phá Sản là cần
thiết. Nhưng chủ thể áp dụng của pháp luật phá sản Việt Nam là doanh nghiệp, công
ty, không áp dụng đối với chủ thể là cá nhân như được đề cập trong Luật Doanh
nghiệp tư nhân và Luật Công ty năm 1990 tại Điều 24. Có thể thấy rằng mặc dù trong
Hiến pháp đề cao vai trò bình đẳng giữa các chủ thể trong nền kinh tế tuy nhiên khi
xây dựng thì đối tượng là cá nhân vẫn không được đề cập đến.
Câu hỏi 5. Theo anh/ chị, “Pháp luật đi vào thực tiễn” hay “thực tiễn đi vào pháp
luật” sẽ là xu hướng đúng đắn và phù hợp? vì sao? Cho ví dụ. (1 điểm)
=> Theo em, thực tiễn đi vào pháp luật được coi là xu hướng đúng đắn và phù hợp hơn
là pháp luật đi vào thực tiễn. Nguyên nhân là mặc dù pháp luật thường được thiết kế
để điều chỉnh và quản lý hành vi của người dân, nhằm đảm bảo an toàn, công bằng và
sự phát triển bền vững trong xã hội. Tuy nhiên, thực tế đời sống thường xuyên thay
đổi và phát triển, do đó, pháp luật cần phải thích nghi và cập nhật để đáp ứng được
nhu cầu của xã hội.
Ví dụ:
Vụ tấn công WannaCry vào năm 2017 đã khiến nhiều công ty và tổ chức trên toàn thế
giới phải đối mặt với các thiệt hại về thông tin và tài chính. Từ đó, nhiều quốc
gia đã đưa ra các luật để bảo vệ khỏi các cuộc tấn công mạng và trừng phạt những
người phạm tội.

Phần 3. Bài tập tình huống. ( 4 điểm)

Câu 6. Ông A mua 500 kg gạo của Công ty B để làm từ thiện. Tuy nhiên, Công Ty B đã
giao gạo kém chất lượng cho ông A. Ông A phát hiện gạo kém chất lượng nên yêu cầu
công ty B phải đổi gạo đúng chất lượng mà hai bên đã thoả thuận. Tuy nhiên, công ty
B không đồng ý đổi gạo vì công ty này cho rằng gạo được giao là gạo đúng chất
lượng. Cuối cùng, Ông A đã khởi kiện công ty B ra Toà án quận X (nơi công ty B đặt
trụ sở chính).
a. Vụ án này là vụ án dân sự, hành chính hay thương mại? Vì sao?
=> Đây là vụ án dân sự. Vì ông A và công ty B là quan hệ tài sản thuộc đối tượng
điều chỉnh của luật dân sự (quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân)

b. Ai có nghĩa vụ chứng minh số gạo trên là kém chất lượng trước Toà án? Vì sao?
=> Ông A có nghĩa vụ chứng minh số gạo trên là kém chất lượng trước Tòa án, vì
trong khoản 1 điều 79 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004 có ghi: “Đương sự có yêu cầu
Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh
cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.”

c. Có quan điểm cho rằng Công Ty B sẽ có lợi thế hơn Ông A trong vụ kiện này vì
Công ty B là một tổ chức kinh tế, trong khi đó ông A chỉ là một cá nhân. Anh/ chị
có đồng tình với quan điểm này không? Vì sao?
=> Không đồng tình. Vì hiến pháp đề cao vai trò bình đẳng giữa các chủ thể trong
kinh tế nên công ty B ko có lợi hơn ông A vì là tổ chức kinh tế còn ông A chỉ là cá
nhân.

d. Nếu Ông A không muốn khởi kiện Công Ty B ra Toà án thì Ông A có thể làm gì để
bảo vệ quyền lợi của mình (Giả sử Công ty B giao gạo kém chất lượng thực sự)
=> Nếu Ông A không muốn khởi kiện Công Ty B ra Tòa án thì ông A có thể sử dụng các
phương pháp giải quyết tranh chấp khác như đàm phán, trọng tài hoặc giải quyết qua
trung gian.

You might also like