You are on page 1of 19

BÀI TẬP PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP

Tình huống 1
Họ Nguyễn có ngôi nhà thờ họ toạ lạc trên mảnh đất 250 m2 ở thôn Đoài, hiện do ông
Nguyễn Tuềnh là trưởng họ trông coi việc thờ cúng. Mảnh đất này được UBND huyện cấp sổ
đỏ vào năm 1994 mang tên ông Nguyễn Tuềnh. Được người bạn thân là Trần Toàng gợi ý nên
Nguyễn Tuềnh muốn mang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngôi nhà thờ góp vốn cùng
Trần Toàng thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn.
Theo anh (chị) giá trị quyền sử dụng đất cùng ngôi nhà thờ họ do Nguyễn Tuềnh đứng
tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể đem góp vốn thành lập doanh nghiệp
không ? Vì sao?

Đem góp vốn được vì mảnh đất này thuộc quyền sở hữu của ông ấy. Về mặt pháp lý hoàn
toàn hợp pháp.

Tình huống 2
Hoang, Phí là những người bạn thân từ nhỏ. Khi lớn lên muốn cùng nhau tạo dựng cơ
nghiệp bằng việc kinh doanh. Hoang góp vốn bằng ngôi nhà và giá trị quyền sử dụng đất
mang tên Hoang, Phí góp vốn bằng 100.000 USD. Theo anh (chị), khi nhận góp vốn bằng
USD/ngoại tệ tự do chuyển đổi, công ty và các thành viên/cổ đông có gặp rủi ro gì không?
Câu hỏi : Anh chị hãy chỉ rõ những lưu ý về phương diện pháp lý đối với tài sản góp
vốn?
Tình huống 3
Tình, Lãng, Du dự định thành lập một doanh nghiệp. Trong những tình huống nào Tình,
Lãng, Du không được góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp?
Tình huống 4
Phiêu hiện đang là trưởng phòng kinh doanh của một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. Do không muốn chịu áp lực trong công việc cũng như muốn tự mình tiến hành kinh
doanh. Phiêu có thể lựa chọn những mô hình doanh nghiệp nào? Hồ sơ đăng kí doanh nghiệp
bao gồm những giấy tờ gì và nộp đến đâu?
Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH 1 thành viên.
Giả sử Phiêu thành lập doanh nghiệp lấy tên là Doanh nghiệp tư nhân Phát Tài. Trong
quá trình hoạt động, Doanh nghiệp tư nhân Phát Tài muốn cùng với Lưu, Tình, Ái thành lập
một công ty cổ phần. Hỏi, Doanh nghiệp tư nhân Phát Tài có thể góp vốn thành lập công ty cổ
phần được không? Tại sao? Không đc điều 188 luật doanh nghiệp 2020 đã quy định Doanh
nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong
công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần
Do làm ăn thua lỗ, Doanh nghiệp tư nhân Phát Tài muốn sáp nhập vào Công ty cổ phần
Phát Lộc. Hỏi, doanh nghiệp tư nhân có thể sáp nhập vào Công ty cổ phần Phát Lộc được
không? Tại sao?
Tình huống 5
Tình, Yêu cùng nhau thành lập công ty cổ phần Mê Trai. Sau khi được cấp giấy chứng
nhận đăng kí doanh nghiệp, công ty làm ăn ngày càng phát triển. Công ty cổ phần Mê Trai đã
cùng với CTTNHH TYPN dự định thành lập CTTNHH Môi Hồng, anh chị chỉ rõ những thủ
tục pháp lý cần thiết để thành lập CTTNHH Môi Hồng.
Trong quá trình tiến hành các công việc thành lập CTTNHH Môi Hồng, CTTNHH
TYPN đã ký hợp đồng thuê nhà số 55 đường Thuận Thành, tỉnh BN để đặt trụ sở chính với
giá 5 triệu đồng/tháng và thanh toán 6 tháng một lần. CTTNHH TYPN đã ký hợp đồng thuê
nhà và thanh toán tiền thuê nhà 6 tháng đầu tiên. Tuy vậy, CTTNHH Môi Hồng đã không
được thành lập. Anh (chị) hãy cho biết trách nhiệm của các thành viên sáng lập CTTNHH
Môi Hồng về số tiền thanh toán hợp đồng thuê trụ sở chính do CTTNHH TYPN thực hiện?
Giả thiết, CTTNHH Môi Hồng được thành lập hợp pháp và hoạt động có lãi trong 3
năm liên tiếp. Do mâu thuẫn giữa các thành viên nên công ty không thể tiếp tục hoạt động.
Theo đề xuất của các thành viên, công ty sẽ tiến hành thủ tục giải thể theo quy định của Luật
doanh nghiệp 2014, biết rằng tại thời điểm tiến hành thủ tục giải thể, công ty vẫn còn khoản
nợ 1 tỷ đồng chưa thanh toán. Theo các anh chị, công ty có tiến hành thủ tục giải thể được
không? Tại sao?
Giả sử việc các thành viên công ty TNHH Môi Hồng bảo đảm việc thanh toán khoản nợ
1 tỷ đồng và công ty đã được giải thể theo quy định của pháp luật. Nhưng sau khi tiến hành
thủ tục giải thể, tài sản còn lại của công ty không đủ thanh toán khoản nợ 1 tỷ này.
Theo các anh (chị), các chủ nợ có căn cứ pháp lý để khởi kiện thành viên của công ty
này để đòi khoản nợ còn thiếu không? Vì sao?
Tình huống 6
Nguyễn Văn A là chủ sở hữu DNTN Hải Hà kinh doanh vật liệu xây dựng và xăng dầu.
Trong quá trình hoạt động, có kí nhiều hợp đồng mua xi măng của công ty xi măng Bút Sơn
và hiện còn nợ công ty này 500 triệu đồng. Doanh nghiệp đang hoạt động bình thường thì ông
A chết, không để lại di chúc. Ông có hai con, một đang là công chức của Chi nhánh Ngân
hàng Nhà nước tỉnh B, một đang làm trưởng phòng kinh doanh một công ty có vốn đầu tư
nước ngoài.
1. Công ty xi măng Bút Sơn có quyền kiện đòi lại khoản nợ trên không? Giải thích cụ
thể. Ai sẽ phải trả khoản nợ trên?
2. Giả sử vợ và hai con ông A muốn duy trì hoạt động của DNTN Hồng Hà, anh chị tư
vấn cho gia đình ông A cách xử lý, biết rằng, họ vẫn muốn giữ muốn giữ loại hình và tên
doanh nghiệp như trên.
3. Giả sử vợ và hai con ông A muốn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, anh (chị) cần
làm rõ những vấn đề pháp lý gì để đáp ứng yêu cầu của họ? Họ có thể lựa chọn những loại
hình doanh nghiệp nào?
Tình huống 7
Công ty TNHH hai thành viên Vẻ Vang hiện có 50 thành viên. Đẹp là thành viên công
ty, do cần tiền nên đã chào bán phần vốn góp của mình cho các thành viên còn lại trong công
ty nhưng không có thành viên nào mua. Đẹp quyết định chuyển nhượng một phần vốn góp
của mình cho Đẽ.
Đẹp có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho Đẽ không? Vì sao?
Chuyển nhượng được. Vì các thành viên trong công ty không mua nên Đẹp có quyền
chuyển nhượng cho người khác.
Giả sử Hội đồng thành viên công ty TNHH Vẻ Vang ra Nghị quyết không cho
phép/cấm Đẹp chuyển nhượng phần vốn góp.
Theo anh (chị), quyết định của Hội đồng thành viên công ty có hợp pháp không? Vì
sao?

Không hợp pháp. Vì thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo đúng pháp luật.
Phần chuyển nhượng góp vốn không bị mất đi, cản trở miễn là thủ tục chuyển nhượng
được thực hiện theo đúng trình tự.

Khi thành viên bị vượt quá thì 1. Các thành viên trong công ty phải tìm cách mua
lại.
2. Công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Tình huống 8
Nhiễu, Nhương là thành viên công ty TNHH Quan Liêu. Trong quá trình hoạt động kinh
doanh, Công ty TNHH Quan Liêu đã nợ công ty cổ phần Mẫn Cán 500 triệu đồng. Công ty cổ
phần Mẫn Cán đã yêu cầu Công ty TNHH Quan Liêu thanh toán nhiều lần mà không được.
Công ty cổ phần Mẫn Cán đã yêu cầu Nhiễu, Nhương thanh toán nợ thay cho công ty.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Nhiễu, Nhương có phải chịu trách nhiệm trả nợ
thay cho công ty không? Vì sao? Theo anh (chị) trong những trường hợp nào thì Nhiễu và
Nhương phải chịu trách nhiệm trả nợ thay cho công ty?
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
Câu hỏi: Vì sao nói, chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn trong kinh doanh của công ty
TNHH là nguyên nhân dẫn đến tình trạng công ty ma và lừa đảo?
Dễ đẫn đến tình trạng trốn trách nhiệm, gây thiệt hại cho đối tác.
Tình huống 9
Tình, Ái hiện đang là thành viên của Công ty TNHH thành viên Đong Đưa. Theo cam
kết trước khi thành lập công ty, Tình góp vốn bằng một giấy nhận nợ trị giá 1 tỷ đồng được
các thành viên nhất trí định giá 800 triệu đồng, Ái góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất ở
do Ái là chủ sử dụng được các thành viên nhất trí định giá 1,5 tỷ đồng.
Để hoàn thành nghĩa vụ góp vốn, Tình, Ái phải làm như thế nào?
Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn
phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty( điều
35 luật doanh nghiệp 20020).
Tình và Ái chuyển quyền sử dụng cho công ty

Sau một thời gian hoạt động, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên Đong Đưa đã
kết nạp thêm hai thành viên là Tương và Tư. Theo cam kết, Tương cam kết góp 500 triệu
đồng bằng một dây chuyền máy móc được các thành viên nhất trí định giá 200 triệu đồng
ngay khi là thành viên công ty, 300 triệu đồng còn lại sẽ góp bằng tiền mặt sau 1 năm nữa. Tư
góp bằng tiền mặt. Tuy nhiên, khi đến hạn góp vốn, Tương đã thay đổi tài sản góp vốn bằng 5
chiếc xe ô tô tải.
Theo anh (chị) Tương có thể thay đổi tài sản góp vốn được không? Tại sao?
Thay đổi được. Vì điều 47: Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng
loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên
còn lại.
Giả thiết khi đến hạn góp vốn, Tương đã không góp đủ số vốn theo cam kết, các thành
viên còn lại trong công ty đã cùng nhau góp đủ theo tỷ lệ vốn góp.
Anh (chị) xử lý phần vốn mà Tương đã góp vào trong công ty?
Điều 47 khoản 3: Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo
nghị quyết, quyết đinh của hội đồng thành viên.
Điều 47 khoản 4: Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn
đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành
viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần
vốn góp.

Tình huống 10
Hợp, Lý, Bất, Công hiện đang là thành viên công ty TNHH Kiện Tụng. Trong quá trình
hoạt động, do mâu thuẫn phát sinh và không có nhiều thiện cảm với Công, Lý đã tự động
chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho Hợp.
Giao dịch chuyển nhượng vốn góp của Lý cho Hợp có hợp pháp không? Vì sao?
Không hợp pháp. Vì Điều 52 khoản 1: chỉ được chào bán phần vốn góp đó cho các
thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty cùng điều
kiện chào bán
Ngày 01 tháng 07 năm 2017, Bất qua đời và di chúc để lại toàn bộ phần vốn góp của
mình tại Công ty cho Hòa.
Hòa có đương nhiên trở thành thành viên Công ty TNHH Kiện Tụng không? Vì sao?
Hòa trở thành thành viên của công ty được. Vì Điều 53 khoản 1: Trường hợp thành
viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành
viên đó là thành viên công ty.
Giả thiết Hòa không muốn trở thành thành viên Công ty TNHH Kiện Tụng phần di sản
thừa kế của Hòa trong Công ty sẽ được xử lý như thế nào?
Phần vốn góp của thành viên đó sẽ được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng( Điều
53 khoản 4)
Tình huống 11
An, Bình, Chương và Dung thành lập CTTNHH Phương Tây kinh doanh trong lĩnh vực
mua bán thủy sản, vật tư ngành thủy sản với vốn điều lệ là 1 tỷ VND. An góp 200 triệu bằng
tiền mặt; Bình góp vốn bằng 5 chiếc ô tô được định giá 200 triệu; Chương góp bãi xe kinh
doanh, một số vật tư và trang thiết bị khác được định giá 500 triệu, Dung góp bằng tiền mặt
100 triệu đồng.
Thỏa thuận góp vốn và tài sản góp vốn như trên có hợp pháp không? Tại sao?
Tài sản góp vốn Hợp pháp. Vì điều 34 khoản 1: Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam,
ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết
kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Thỏa thuận góp vốn hợp pháp. Vì điều 36 Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp
phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một
tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản
góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Theo Điều lệ công ty, Chương là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Bình làm Giám đốc, An
làm Phó Giám đốc, Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Việc thỏa thuận các chức danh quản lý, điều hành trong công ty như vậy có hợp pháp
không? Tại sao?
Không hợp pháp. Vì điều 64 khoản 2: Giám đốc, Tổng Giám Đốc phải Có trình độ
chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ
công ty quy định.
Sau một năm hoạt động đã phát sinh mâu thuẫn giữa Chương và Bình. Với tư cách chủ
tịch Hội đồng thành viên, Chương ra quyết định cách chức Giám đốc của Bình và bổ nhiệm
An làm Giám đốc thay thế.
Quyết định của Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty có hợp pháp không? Tại sao?
Không hợp pháp. Vì chỉ có hội đồng thành viên mới được điều 55 khoản 2 điểm đ :
quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc
Không đồng ý với Quyết định kể trên, Bình vẫn tiếp tục giữ con dấu của công ty. Với
danh nghĩa Giám đốc công ty, Bình ký hợp đồng vay 700 triệu của công ty Trường Xuân.
Theo hợp đồng, Công ty Trường Xuân chuyển trước 300 triệu đồng cho công ty Phương
Đông. Toàn bộ số tiền này được Bình chuyển sang tài khoản riêng của mình.
Bình tiếp tục giữa con dấu và ký hợp đồng vay tiền với công ty Trường Xuân trên danh
nghĩa công ty như vậy có hợp pháp không? Tại sao?
hợp pháp. Vì quyết định cách chức Bình là không hợp pháp
Chương kiện Bình ra tòa yêu cầu Bình nộp lại con dấu cho công ty, phải hoàn trả số tiền
300 triệu đồng cho công ty và bồi thường những thiệt hại phát sinh.
Theo anh (chị), Chương kiện bình ra tòa có hợp pháp không? Tại sao?
Hợp pháp. Vì điều 72:
Tình huống 12
Công ty cổ phần Bình Yên là công ty niêm yết. Để tránh tình trạng cổ phiếu của công ty
liên tục đi xuống, các thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) thỏa thuận với nhau rằng, để hạn
chế tình trạng xả hàng khiến giá cổ phiếu càng xuống thấp, họ sẽ cùng nhau không bán số cổ
phiếu mà mình nắm giữ trong thời hạn 06 tháng. Tuy nhiên, sau 03 tháng, vì cần tiền cho tiêu
dùng gia đình, Sóng là thành viên HĐQT dự định sẽ bán cổ phiếu và cho rằng, thỏa thuận
không bán trong thời hạn 06 tháng giữa các thành viên HĐQT là trái pháp luật. Sau khi yêu
cầu thành viên đó thực hiện cam kết không bán nhưng không được, một thành viên HĐQT
khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền của Việt Nam, yêu cầu tòa án buộc thành viên muốn bán cổ
phần phải thực hiện cam kết.
Thỏa thuận của các thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần Bình Yên có hợp
pháp không? Vì sao? Không hợp pháp. Vì vi phạm quyền tự dc chuyển nhượng
Theo anh (chị) việc thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần Bình Yên đã bán cổ
phần của mình có vi phạm cam kết giữa các cổ đông không?
Tình huống 13
Một nhà đầu tư X (có thể là nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài) dự định đầu tư vào
một công ty cổ phần (Công ty B) dưới hình thức mua cổ phần của Công ty B (và có thể của cả
một số cổ đông hiện hữu của Công ty B). Để tránh tình trạng các cổ đông khác tháo chạy khỏi
doanh nghiệp, một trong những điều kiện mà nhà đầu tư X đặt ra với Công ty B là nhà đầu tư
và toàn bộ cổ đông hiện hữu của Công ty B sẽ giao kết một thỏa thuận trong đó quy định
rằng, nếu một cổ đông muốn bán toàn bộ hoặc một phần số cổ phần mà cổ đông này sở hữu
trong Công ty B cho một bên thứ ba nào khác thì cổ đông này phải chào bán số cổ phần dự
định bán cho nhà đầu tư X trước.
Đòi hỏi của nhà đầu tư X có hợp pháp không? Vì sao?
Giả sử một cổ đông trong công ty muốn bán trực tiếp cổ phần của mình cho bên thứ ba
và không muốn phải chào bán cho nhà đầu tư X. Cổ đông này có thể chuyển nhượng cổ phần
của mình cho người khác không phải là nhà đầu tư X không? Vì sao?
Tình huống 14
Trường đại học Chu Văn An được thành lập năm 2006 với số vốn ban đầu là 15 tỷ đồng
do 10 thành viên góp vốn. Theo Điều 37, Quy chế của Trường đại học Chu Văn An quy định
về chuyển nhượng quyền sở hữu, "việc chuyển quyền sở hữu và rút vốn phải đảm bảo sự phát
triển và ổn định của nhà trường… Cổ đông muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn
góp trước hết phải chuyển nhượng phần vốn đó cho các cổ đông còn lại theo giá thỏa thuận tại
thời điểm chuyển nhượng; khi chuyển nhượng phải có đơn xin chuyển nhượng công khai, giá
chuyển nhượng, sau thời hạn 45 ngày, nếu các cổ đông của trường không mua hoặc mua
không hết, người chuyển nhượng có quyền bán ra ngoài…".
Nguồn, http://www.baomoi.com/Info/Tuyen-hop-dong-vo-hieu-thuoc-tham-quyen-cua-
toa-an/127/4495441.epi
Theo anh (chị), Quy chế về chuyển nhượng cổ phần của trường Đại học Chu Văn An có
hợp pháp không? Tại sao?
Tình huống 15
Trường, Sinh, Bất, Lão hiện đang là cổ đông sáng lập của CTCP Tiên Đan. Sau khi
công ty đi vào hoạt động được 01 năm, Bất, Lão không muốn là cổ đông của công ty nữa, giá
trị cổ phần mà Bất và Lão đang sở hữu được xử lý như thế nào?
Tình huống 16
Công ty cổ phần Toàn Mỹ gồm có 03 cổ đông sáng lập là ông Bùi Đức Nghĩa, Đinh Chí
Linh và ông Đỗ Đức Hiển. Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0103003649 đăng ký lần đầu ngày 05/01/2015. Đăng ký thay đổi lần một ngày 29/3/2015 tại
Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. Theo điều lệ, Công ty
được các cổ đông sáng lập thông qua ngày 15/12/2014 thì Công ty có vốn điều lệ là 10 tỷ
đồng chia thành 10.000 cổ phần. Sau đó thay đổi giảm còn 01 tỷ đồng. Ông Bùi Đức Nghĩa
cam kết góp 600 triệu động, tương ứng với 6000 cổ phần bằng 60% vốn điều lệ; ông Đinh Chí
Linh cam kết góp 300 triệu đồng tương ứng với 3000 cổ phần bằng 30% vốn điều lệ; ông Đỗ
Đức Hiển cam kết góp 100 triệu đồng tương ứng với 1000 cổ phần bằng 10% vốn điều lệ.
Ngày 22/9/2015 hai ông Bùi Đức Nghĩa và Đinh Chí Linh đã góp đủ số vốn cam kết
còn ông Đỗ Đức Hiển chưa góp. Công ty cổ phần Toàn Mỹ yêu cầu ông Đỗ Đức Hiển phải
thực hiện nghĩa vụ đóng góp 100 triệu đồng vốn cổ phần vào Công ty Toàn Mỹ như đã cam
kết tại Điều lệ Công ty. Tuy nhiên, ông Đỗ Đức Hiển trình bày tại tờ trình ngày 18/02/2016
công nhận chưa đóng tiền cổ phần vào Công ty cổ phần Toàn Mỹ. Theo ông Hiển, tiền vốn
của Công ty Toàn Mỹ chỉ là tượng trưng, khai để đủ thủ tục hành chính. Ông Bùi Đức Nghĩa
đi đăng ký vốn điều lệ là một tỷ đồng và phân cho ông Hiển đóng góp 10%, ông Hiển chưa
bao giờ cam kết góp tiền cổ phần điều lệ. Người đại diện được ủy quyền của ông Hiển lại
trình bày gia đình ông Hiển đã góp đủ 100 triệu đồng vốn điều lệ nhưng không có giấy tờ để
chứng minh.
Trên cơ sở quy định của LDN 2020, Anh Chị hãy:
1. Nhận xét quan điểm của ông Hiển khi cho rằng “tiền vốn của Công ty Toàn Mỹ chỉ
là tượng trưng, khai để đủ thủ tục hành chính”?
Đúng
2. Bình luận việc ông Hiển từ chối không thực hiện nghĩa vụ góp vốn theo cam kết.
Việc ông Hiển từ chối là vi phạm pháp luật tại điều 113 khoản 1 của luật DN 2020:
Các cổ đông phải thanh toán đủ số cp đã đăng ký mua trong 90 ngày kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận ĐKKD. Ông ấy còn là cổ đông của công ty nữa
3. Theo anh (chị) việc người đại diện được ủy quyền của ông Hiển trình bày gia đình
ông Hiển đã góp đủ 100 triệu đồng vốn điều lệ nhưng không có giấy tờ để chứng minh có
đáng tin cậy không? Anh (chị) rút ra được bài học gì từ việc góp vốn mà không có giấy tờ
chứng minh? Không đáng tin cậy vì tại tờ trình ông Hiển đã công nhận chưa đóng tiền cổ
phần vào CTCP. Có thể tích sổ đk cổ đông để xác nhận

Tình huống 17
Cty cổ phần Bạch Đằng (Cty Bạch Đằng) thành lập từ tháng 10 năm 2015, vốn điều lệ
8,92 tỷ đồng, chia thành 89.200 cổ phần mệnh giá 100.000 đồng, 67 cổ đông sáng lập.
Ngày 23 tháng 12 năm 2015, ĐHĐCĐ công ty được triệu tập và bầu ra HĐQT 5 người
gồm ông Phúc, ông Lâm và các bà Phương, Hiền, Oanh. Các thành viên HĐQT đều là cổ
đông sáng lập của Cty.
Ngày 2 tháng 1 năm 2016, ông Phúc – Chủ tịch HĐQT đã đứng ra bán 17.602 cổ phần,
bán cho người ngoài doanh nghiệp là ông Cường với giá hơn 3,363 tỷ đồng. Bà Hiền, kế toán
trưởng cũng đã chuyển nhượng 1.000 cổ phần trong tổng số 1.353 cổ phần của mình cho
người khác. Việc mua bán cổ phần này bị các cổ đông phát giác và đề nghị tổ chức đại hội cổ
đông bất thường.
Bình luận của anh (chị) về việc chuyển nhượng cổ phần của ông Phúc, bà Hiền trên cơ
sở các quy định của pháp luật hiện hành?
Theo điều 120 khoản 3 thì cđ sáng lập chỉ đc chuyển nhượng cho cđ sáng lập khác và
chuyển nhượng cho người không phải cđ sáng lập khi đc sự chấp thuận đại hội cđ
Yêu cầu triệu tập Đại hội đồng cổ đông của các cổ đông khi phát giác việc chuyển
nhượng cổ phần của ông Phúc, bà Hiền có hợp pháp không? Vì sao? Để Đại hội đồng cổ
đông của công ty được tiến hành một cách hợp pháp cần có những điều kiện gì?
Hợp pháp vì theo điều 140 khoản 1: HĐQT họp bất thường khi xét thấy cần thiết vì
lợi ích của công ty.
Kể từ khi được thành lập cho đến hết Quý II năm 2017, Cty Bạch Đằng đã không tiến
hành đại hội đồng cổ đông.
Bình luận của các anh (chị) về việc CTCP Bạch Đằng không tổ chức ĐHĐCĐ từ khi
thành lập cho đến hết Quý II năm 2017?
Vi phạm pl, phải triệu tập 1 lần mỗi năm.
Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty có phải chịu trách nhiệm về việc
không triệu tập Đại hội đồng cổ đông công ty không? Nếu có thì là trách nhiệm gì?
HĐQT bồi thường thệt hại phát sinh cho công ty.
Ngày 4 tháng 5 năm 2017, nhóm cổ đông nắm giữ 52,41% cổ phần liên tục sáu tháng đã
gửi đơn đề nghị HĐQT triệu tập Đại hội cổ đông bất thường. Ngày 13 tháng 5 năm 2017, Phó
Chủ tịch HĐQT công ty đã có thông báo không triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường. Ngày 17
tháng 6 năm 2017, nhóm cổ đông nắm giữ 52,41% cổ phần đã đứng ra triệu tập Đại hội cổ
đông bất thường vào ngày 2 tháng 7 năm 2017.
Chỉ rõ những sự kiện pháp lý phát sinh trong tình huống này?

Nhóm cổ đông nắm giữ 52,41% cổ phần liên tục sáu tháng triệu tập ĐHĐCĐ bất
thường có hợp pháp không? Vì sao?
Tại đại hội, các cổ đông tham dự đã bỏ phiếu bãi miễn 3 thành viên HĐQT, trong đó có
ông Phúc, bà Hiền và bầu ông Quang giữ chức Chủ tịch HĐQT là cổ đông trong nhóm cổ
đông 53,04% nhóm cổ đông đã tham dự cuộc họp ngày 2 tháng 7 năm 2017.
ĐHĐCĐ bất thường có quyền bãi miễn thành viên HĐQT không? Vì sao?
Không. Vì đó là của ĐHĐCĐ thường niên
Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ông Quang đã có đơn yêu cầu Tòa án công
nhận kết quả Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 2 tháng 7 năm 2017 là hợp pháp. Buộc
các thành viên HĐQT bị bãi miễn, các thành viên Giám đốc điều hành bị bãi miễn phải bàn
giao quyền, nghĩa vụ quản trị, điều hành, kiểm soát Cty cho HĐQT, GĐ mới. Tuy vậy, ông
Phúc, bà Hiền lại đề nghị hủy bỏ toàn bộ nội dung ĐHĐCĐ bất thường ngày 2 tháng 7 năm
2017 vì cho rằng đây là hoạt động bất hợp pháp.
Tòa án có quyền công nhận kết quả ĐHĐCĐ bất thường không? Vì sao?
Với tư cách là ông Phúc, bà Hiền, anh (chị) lập luận như thế nào khi cho rằng ĐHĐCĐ
do nhóm cổ đông nắm giữ 52,41% cổ phần công ty triệu tập là không hợp pháp?
Tình huống 18
Bà Nguyễn  Thị Minh Hà, nguyên là thành viên HĐQT kiêm phó Giám đốc công ty
Hàm Long được công ty giao trực tiếp phụ trách kinh doanh tại Trung tâm Thương mại Hàm
Long, trong quá trình điều hành đã để trung tâm thua lỗ nặng.
Ngày 13 tháng 4 năm 2016, CTCP Hàm Long đã tiến hành họp ĐHĐCĐ thường kỳ và
ra quyết định bãi nhiệm chức danh thành viên HĐQT của bà Hà và đề ra phương án xử lý số
cổ phần của bà để thu hồi nợ. Nghị quyết của ĐHĐCĐ đã giao cho HĐQT tiến hành bán cổ
phần của bà Hà trong công ty. Tiếp đó HĐQT đã mang toàn bộ 2950 cổ phiếu gốc của bà Hà
ra bán cho người nhà của Chủ tịch HĐQT với giá 170.000 đồng/cổ phiếu.
Bà đã khởi kiện ra TAND thành phố Hà Nội. Tòa cho rằng, việc CTCP Hàm Long đem
bán cổ phần của bà Hà để trừ nợ trong tình trạng không có phiếu gốc, không có sự đồng ý của
người có tài sản là tước đi quyền làm cổ đông của bà Hà, trái với LDN. Còn việc bà Hà nợ
công ty, theo Tòa, công ty có thể sử dụng các quyết định hành chính buộc bà Hà phải trả nợ
hoặc khởi kiện ra Tòa chứ không thể xiết nợ bằng cổ phần như việc công ty Hàm Long đã làm
như trên.
Anh (chị) hãy làm rõ những vấn đề pháp lý phát sinh từ tranh chấp này và hướng xử lý
trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành?
Tình huống 19
Một số cổ đông của CTCP Nhiếp ảnh Hà Nội đã kiện Chủ tịch HĐQT (kiêm Giám đốc
CTCP) Phạm Thị Minh Ngọc vì bà đã có nhiều sai phạm trong điều hành, vi phạm Điều lệ
công ty và LDN như: Tổ chức thu mua cổ phiếu để thâu tóm quyền lực; tự ý giải tán và cho
thuê với giá thấp hai cửa hàng tại 18 Hàng Gai và 22 Tràng Thi; không thông qua ĐHĐCĐ
khi mua sắm máy phóng ảnh cỡ lớn hơn 1 tỷ đồng…Ngoài ra, bà Ngọc còn bị kiện về nội
dung bản Nghị quyết của ĐHĐCĐ do một mình bà dựng.       
Trên cơ sở các quy định của Luật doanh nghiệp 2014, anh (chị) hãy cho biết cổ đông
công ty cổ phần có quyền kiện Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty ra trước tòa án nhân dân
không? Vì sao?
Giả sử những tình tiết mà các cổ đông công ty nêu trên là có thực, cổ đông muốn bãi
miễn chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty của bà Phạm Thị Minh Ngọc thì phải làm
thế nào?
Tình huống 20
Tùng, Bách, Trúc, Linh đang cùng nhau tiến hành thủ tục thành lập một công ty TNHH
kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hành khách, lấy tên là công ty TNHH vận tải Tài Ba. Ngày
20 tháng 09 năm 2015, với danh nghĩa công ty TNHH, Tùng ký hợp đồng chở khách đi du
lịch tại Thừa Thiên Huế với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dương.
Theo anh (chị), công ty TNHH vận tải Tài Ba có quyền giao kết hợp đồng vận chuyển
hành khách trong trường hợp này không?
Giả sử trên đường vận chuyển hành khách vào tỉnh Thừa Thiên Huế, xe đã gặp tai nạn
trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh làm bị thương 5 người.
Theo anh (chị), ai sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho 5 người này?
Tình huống 21
Công ty TNHH Đại phát do công ty A,B,C thành lập với cơ cấu vốn góp như sau: A:
500 triệu; B: 300 triệu; C: 200 triệu và được phòng ĐKKD thuộc SởKH- ĐT Thành phố HCM
cấp GCNĐKKD vào ngày 20/11/2006. Cuối năm 2017, lợi nhuận sau khi nộp thuế và thanh
toán các nghĩa vụ tài chính khác còn 300 triệu, với tư cách là giám đốc A quyết định giữ lại
số lợi nhuận đó để mua sắm trang thiết bị cho công ty. B,C không đồng ý và yêu cầu chia lợi
nhuận đó cho các thành viên theo tỷ lệ quy định trong Điều lệ.
Hãy sử dụng các quy định của Luật doanh nghiệp để giúp họ giải quyết các vấn đề
trên.
Hội đồng thành viên mới phân chia lợi nhuận Điều 55
Điều 49 khoản 1 điểm c: Thành viên  được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp
sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của
pháp luật.
Vậy thì anh A hưởng 50% lợi nhuận: 150tr, anh B 30% lợi nhuận: 90 tr, anh C 20% lợi
nhuận: 60 tr.
Tình huống 22
Công ty TNHH Hào Nam, có 3 thành viên A,B,C, được phòng ĐKKD thuộc Sở Kế
hoạch-ĐT Thành phố Hà Nội cấp GCNĐKKD vào ngày 26/10/2016. Đầu năm 2017, C tự ý
chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình cho D và chuyển ra Sài gòn sinh sống. Cuối năm
2017, Chủ tịch HĐTV công ty triệu tập họp HĐTV để bàn về phương án phân chia lợi nhuận
năm 2017, nhưng không triệu tập D.
Hỏi:
1. Giao dịch chuyển nhượng vốn của C cho D có hợp pháp không? Tại sao?
Không hợp pháp vì C tự ý chuyển nhượng cho D. Trái với quy định tại điều 52. Phải
chào bán cho tất cả các thành viên còn lại. Nếu mọi người không mua mới chuyển
nhượng cho D
Chủ tịch HĐTV không triệu tập D họp HĐTV là đúng hay sai? Tại sao?
Là đúng vì giao dịch chuyển nhượng cho D là không hợp pháp nên D không phải là
thành viên của công ty
Tình huống 23
A,B,C dự định góp vốn thành lập một doanh nghiệp có đủ các điều kiện như sau:
- Thủ tục đăng ký kinh doanh đơn giản;
- Giới hạn rủi ro cho các thành viên trong phạm vi tài sản dự định góp vốn kinh doanh;
- Kiểm soát được sự tham gia góp vốn của người lạ.
Hỏi:
1) Hãy giúp A,B,C chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp ( có lý giải cụ thể)
2) Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp đó phải đáp ứng
những điều kiện gì?
3) Trong quá trình hoạt động, nếu một thành viên muốn rút vốn ( một cách hợp pháp)
thì cần phải làm như thế nào?
Tình huống 24
A,B và C có nhu cầu cùng góp vốn thành lập một công ty để kinh doanh dịch vụ pháp
lý. Nguyện vọng của họ là công ty được thành lập phải đáp ứng được những yêu cầu như sau:
- Các thành viên có thể hạn chế được người bên ngoài công ty thâm nhập vào công ty để
trở thành thành viên công ty;
- Các thành viên có quyền ngang nhau trong việc quyết định các vấn đề của công ty;
không phụ thuộc vào phần vốn góp của thành viên;
- Công ty có tư cách pháp nhân.
Hỏi:
1) Lựa chọn cho A,B và C, loại hình công ty thích hợp và giải thích tại sao?
2) Những điều kiện mà A,B và C phải đáp ứng để thành lập công ty theo loại hình đã
chọn.
Tình huống 25
Ông A là chủ doanh nghiệp tư nhân A ( đã được cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh
doanh, nghành nghề khai thác, chế biến thủy hải sản, trụ sở chính tại Hà Nội. hãy phân tích để
thấy rõ ông A có được phép thực hiện các hành vi sau đây hay không?
1) Góp vốn cùng với ông B để thành lập công ty TNHH AB, kinh doanh hàng điện tử.
2) Đầu tư 1 tỷ đồng để thành lập mới một doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội.
3) Chuyển nhượng một phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp cho ông B để chuyển đổi
doanh nghiệp tư nhân A thành công ty TNHH AB.
Tình huống 26
Điều lệ công ty hợp danh ABC có một số nội dung như sau:
a. Các thành viên hợp danh đều là người đại diện cho pháp luật của công ty.
b. Các thành viên hợp danh có quyền thảo luận và biểu quyết các vấn đề quản lý của
công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào công ty.
c. Các thành viên hợp danh hưởng lãi và chịu lỗ theo nguyên tắc ngang nhau, không phụ
thuộc vào tỉ lệ phần vốn góp trong công ty.
d. Các thành viên góp vốn có quyền tham gia thảo luận và biểu quyết về tất cả các công
việc của công ty;
Yêu cầu: Căn cứ vào pháp luật hiện hành, hãy xác định tính hợp pháp của các nội dung
trên trong Điều lệ của công ty hợp danh ABC và giải thích tại sao?
Tình huống 27
Điều lệ công ty cổ phần S có một số nội dung như sau:
a. Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.
b. Công ty có thể tổ chức Đại hội đại biểu cổ đông để thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ
của Đại hội toàn thể cổ đông;
c. Cổ đông hoặc đại diện nhóm cổ đông có quyền tham dự Đại hội cổ đông và có quyền
biểu quyết khi có ít nhất 10 cổ phần phô thông của công ty;
d. Thành viên Hội đồng quản trị công ty phải nắm giữ ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ
thông của công ty.
Yêu cầu: Căn cứ vào pháp luật hiện hành, hãy xác định tính hợp pháp của các nội dung
trên trong Điều lệ của công ty cổ phần S và giải thích tại sao?

KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG SAI PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP


1. Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh H có quyền từ chối cấp đăng ký kinh doanh cho
công ty TNHH X vì lý do các sáng lập viên không có hộ khẩu thường trú trên địa
bàn tỉnh H.
Sai. Vì pháp luật không có quy định bắt buộc phải có hộ khẩu tại tỉnh H theo
điều 27 luật doanh nghiệp 2020
2. Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh P có quyền từ chối cấp đăng ký kinh doanh cho
công ty cổ phần L, với nội dung nghành nghề đăng ký kinh doanh là: “ kinh doanh
mọi nghành nghề mà pháp luật không cấm kinh doanh”.
Đúng. Vì theo điều 31 luật doanh nghiệp 2020 Doanh nghiệp phải công bố ngành,
nghề kinh doanh rõ ràng.
3. Sau khi đã góp vốn là quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất vào công ty TNHH,
thành viên (đã góp vốn) vẫn chủ sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đó.
Sai vì lúc này quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất lúc này là tài sản của công ty
TNHH điều 35 luật doanh nghiệp 2020: thành viên góp vốn phải chuyển quyền sở hữu tài
sản thành tài sản của công ty
4. Cá nhân và tổ chức đều có thể thành lập và làm chủ sở hữu công ty TNHH một
thành viên.
Đúng vì theo điều 74
5. Giám đốc doanh nghiệp đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp.
Sai. Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà có những người đại diện theo pháp luật
khác nhau
6. Căn cứ duy nhất để chứng minh quyền sở hửu cổ phần của cổ đông trong mọi công
ty cổ phần là cổ phiếu.
Sai. Vì còn có sổ đăng ký cổ đông
7. Mọi hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết giữa một công ty cổ phần với cổ
đông của công ty đó phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị của
công ty chấp nhận.
Sai vì theo điều 111 khoản d: cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần
của mình. Vì theo luật doanh nghiệp chỉ có một số loại hợp đồng
8. Trong công ty cổ phần, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp
luật của công ty.
Sai vì theo điều 137 khoản 2: Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo
pháp luật thì Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc
đương nhiên là người đại diện; điều 12
9. Doanh nghiệp nhà nước là tất cả các doanh nghiệp có vốn nhà nước trong vốn điều
lệ của doanh nghiệp.
Sai vì theo điều 88 luật doanh nghiệp 2020: vốn nhà nước trên 50%.
10. Doanh nghiệp do một cá nhân đầu tư vốn thành lập phải chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo luật doanh nghiệp 2020 thì trong doanh nghiệp tư nhân chủ sở hữu mới
chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình còn công ty tnhh 1 thành viên chỉ chịu
trách nhiệm trong phần vốn điều lệ
11. Mọi cá nhân, tổ chức không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp đều
được quyền thành lập tất cả các loại hình doanh nghiệp theo quy định của luật này.
Sai. Vì chỉ có thể sở hữu cùng lúc một loại hình doanh nghiệp thôi
12. Công ty cổ phần có thể tổ chức Đại hội đại biểu cô đông để thực hiện quyền hạn và
nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông.
Đúng.

TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG, PHÁ SẢN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI

1. Tình huống phá sản Công ty TNHH Sao Mai


Ngày 22 tháng 3 năm 2016, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty TNHH Sao Mai. Sau đó Tòa án nhân dân Thành Phố
Hồ Chí Minh ra quyết định mở thủ tục phá sản công ty này vào ngày 29 tháng 3 năm 2016.
Dựa vào quy định của Luật phá sản (2014), anh, (chị) hãy phân tích một số sự kiện pháp
lý sau đây:
1. Ngày 22 tháng 4 năm 2016, công ty TNHH Sao Mai tiến hành thanh toán số nợ 293
triệu đồng (không có bảo đảm) cho công ty cổ phần Hoa Hồng.
2. Ngày 29 tháng 4 năm 2016,công ty TNHH Sao Mai tiến hành trả lương định kỳ hàng
tháng cho người lao động làm việc tại công ty.
3. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, tổ quản lý thanh lý tài sản phát hiện,
ngày 22 tháng 2 năm 2016, công ty TNHH Sao Mai tiến hành thanh lý một khoản nợ có giá
trị 500 triệu đồng cho Chi nhánh ngân hàng công thương Sài Gòn( theo hợp đồng vay tín
dụng ký giữa chi nhánh ngân hàng công thương Sài Gòn với công ty TNHH Sao Mai thì đến
30/6/2016 mới đến hạn công ty TNHH Sao Mai phải trả nợ).
4. Phân chia nợ cho các chủ nợ? Biết rằng:
- Chi phí phá sản là 50 triệu đồng;
- Nợ các chủ nợ có bảo đảm là 3 tỷ đồng;
- Nợ người lao động là 1 tỷ đồng( trong đó: nợ lương là 500 triệu đồng, nợ vốn vay
người lao động trong quá trnhf khôi phục là 500 triệu đồng);
- Nợ thuế là 1 tỷ đồng;
- Nợ các chủ nợ khác là 2 tỷ đồng( chủ nợ A: 1 tỷ đồng, chủ nợ B: 500 triệu đồng, chủ
nợ C: 500 triệu đồng;
Sau khi thanh toán xong cho các chủ nợ có bảo đảm, cơ quan có thẩm quyền đã phát
mại toàn bộ tài sản còn lại của công ty và thu được số tiền là 2 tỷ 300 triệu đồng.
Tình huống hợp đồng 1
Tháng 7 năm 2017, Công ty cổ phần thương mại A (trụ sở tại Hà Nội) có nhu cầu mua
một số lượng lớn phụ tùng xe ô tô Huyndai. Được biết chi nhánh Công ty nhà nước B9 kinh
doanh da giày) tại Thành phố Hồ chí minh có nhu cầu bán một số lô phụ tùng xe ô tô, Giám
đốc công ty A đã gặp gỡ và ký kết hợp đồng mua bán số 06/SA với giám đốc chi nhánh của
công ty B trong hợp đồng các bên thoả thuận:
1. Bên bán bán cho bên mua một lô hàng gồm 20 loại phụ tùng của xe tải Huyndai (có
phụ lục chi tiết kèm theo); hàng được sản xuất tại Hàn quốc và mới 100%.
2. Giá cả từng loại phụ tùng được qui định chi tiết trong phụ lục kèm theo hợp đồng và
được tính theo giá USD (đô la Mỹ). Tổng giá trị hợp đồng là 300.000usd; hàng được phép
giao làm nhiều đợt, trong đó đợt giao hàng đầu tiên trị giá 100.000USD.
3. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, bên mua phải ứng trước 25.000USD. Số
tiền còn lại phải được thanh toán trong vòng 30 ngày, kể từ ngày giao hàng.
4. Địa điểm giao hàng là Cảng Hải Phòng.Khi hàng đến cảng Hải Phòng, bên bán làm
lệnh giao hàng cho bên mua kèm bộ chứng từ hoàn hảo để bên mua thanh toán tiền và nhận
hàng.
5. Bên nào vi phạm hợp đồng sẽ phải nộp khoản tiền phạt hợp đồng là 10% tổng giá trị
hợp đồng; các bên không được viện dẫn bất cứ lý do nào, kể cả lý do bất khả kháng để được
miễn trách nhiệm tài sản.
6. Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng, nếu các bên không thương lượng, hoà giải
được với nhau, sẽ được giải quyết tại trọng tài thương mại.
Căn cứ vào pháp luật hiện hành, hãy cho biết:
1. Nguồn luật chủ yếu điều chỉnh quan hệ hợp đồng nói trên?
2. Cần phải làm rõ những khía cạnh pháp lý nào để xác định hợp đồng 06/SA có
hiệu lực hay vô hiệu?
3. Hợp đồng 06/SA với những nội dung như trên đã có đầy đủ những nội dung chủ yếu
theo pháp luật hay chưa?
4. Theo anh chị có nội dung nào các bên thoả thuận trái pháp luật không?
Tình huống hợp đồng 2
Công ty TNHH VITECO, trụ sở tại huyện K, tỉnh H, có chức năng sản xuất và kinh
doanh vật liệu xây dựng (gọi là bên B),trụ sở tại quận T, thành phố Hà Nội, có chức năng kinh
doanh vật liệu xây dựng.
Ngày 03/06/2017, Bên A do bà Thơm, phó Giám đốc làm đại diện ký hợp đồng bằng
văn bản số 01/HĐ với bên B do ông Tố là phó Giám đốc công ty làm đại diện, có ủy quyền
của ông Quang, Giám đốc kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị. Theo hợp đồng, bên A bán cho
bên B gạch bê tông lát nền. Hợp đồng có một số nội dung như sau:
*Tên hàng: Gach bêtông lát đường.
* Số lượng 300.000 viên.
*Thời hạn giao hàng :đợt 1: 100.000 viên vào ngày 7/7/2009; đợt 2: 200.000 viên vào
ngày 15/7/2017.
* Thanh toán: thanh toán bằng tiền mặt sau khi bên mua kiểm tra hàng hoá và trước
khi bốc hàng lên phương tiện vận chuyển của bên mua;
* Phạm vi hợp đồng (i)Hàng giao không đúng chất lượng: phạt 8% giá trị hợp đồng;
(ii) Giao hoặc nhận hàng chậm: phạt 5% tổng giá trị số hàng giao hoặc nhận chậm cho mỗi
đợt 5 ngày giao hoặc nhận hàng chậm.
*Giải quyết tranh chấp:Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này
sẽ được giải quyết tại trung tâm trọng tài thương mại có thẩm quyền theo qui định của pháp
luật.
Câu hỏi 1: Hợp đồng số 01/HĐ nói trên là loại hợp đồng nào? Nêu đặc điểm của loại
hợp đồng đó?
Câu hỏi 2: Nêu những văn bản pháp luật chủ yếu điều chỉnh hợp đồng số 01/HĐ nói
trên.
Tình tiết bổ sung
Ngày 10/06/2017, ông Quang nhân danh bên B gửi công văn yêu cầu huỷ hợp đồng số
01/HĐ, với lý do hợp đồng số 01/HĐ không có giá trị vì thiếu điều khoản chất lượng, giá cả
và địa điểm giao nhận hàng. Bên A phản đối yêu cầu của bên B và yêu cầu bên B phải thực
hiện hợp đồng theo thoả thuận.
Câu hỏi 3: Yêu cầu của bên B có căn cứ hợp pháp để được chấp nhận không? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Ngày 16/6/2017, hai công ty, với thành phần đại diện như khi ký hợp đồng ngày
03/06/2017, đã thoả thuận bổ sung nội dung của hợp đồng số 01/HĐ với những điều khoản
sau: chất lượng theo mẫu hàng; đơn giá 2.500đ/viên; tổng giá trị hợp đồng:750.000.000 đồng.
Do giá gạch lát bê tông trên thị trường tăng cao, ngày 26/6/2017 ông Hà, Giám đốc
kiêm chủ tịch HĐTV của bên A gửi công văn thông báo cho bên B với nội dung không chấp
nhận hợp đồng và yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng số 01/HĐ, vì người đại diện của bên A ký kết hợp
đồng không dúng thẩm quyền (hợp đồng này do phó giám đốc ký không có giấy uỷ quyền của
giám đốc). Bên B gửi công văn phản đối yêu cầu huỷ hợp đồng của bên A, vì trước khi ký
hợp đồng số 01/HĐ, ông Hà đã chấp thuận (qua điện thoại) để bà Thơm đại diện cho bên A
ký hợp đồng số01/HĐ với bên B.
Câu hỏi 4: Hợp đồng số 01/HĐ có vô hiệu hay không?Tại sao
Tình tiết bổ sung
Ngày03/07/2017,bên A thông báo cho bên B là sẽ giao hàng đợt 1( 100.000 viên ) vào
ngày 7/7/2017, nhưng bên B không trả lời từ chối nhận hàng vào vì chưa chuẩn bị được
phương tiện vận chuyển. Bên B đề nghị được nhận hàng vào ngày 15/7/2017, nhưng vì có khó
khăn về kho bãi nên beê A không chấp nhận, đồng thoìư yêu cầu bên B phải nhận hàng vào
ngày 7/7/2017 theo thoả thuận. đến ngày này do bên B không đến nhận hàng nên bên A gửi
thông báo yêu cầu bên B phải thanh toán cho minhg khoảng tiền phạt do vi phạm nghĩa vụ
tiếp nhận hàng theo thoả thuận trong hợp đồng.
Câu hỏi 5 : yêu cầu phạt vi phạm của bên A có căn cứ hợp pháp hay không? tại sao?
Tình tiết bổ sung :
Giả sử ngày 7/7/2017 bên B đến nhận hàng tại kho của bên A, sau khi kiểm tra hàng đã
phát hiện 50% số hàng giao đợt 1 (50.000 viên) không đảm bảo chất lượng theo đúng mẫu
hàng. Bên B đã thông báo cho bên A và được bên A chấp nhận.
Câu hỏi 6 : trong trường hợp này bên B có quyền áp dụng chế tài nào đối với bên A?
Nêu rõ căn cứ áp dụng?
Tình tiết bổ sung
Sau khi không thoả thuận được phương án giải quyết về tiền phạt vi phạm hợp đồng,
bên A làm đơn khỏi kiện công ty bên B đến trung tâm trọng tại quốc tế Việt Nam
Câu hỏi 7 : Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
giữa bên A và bên B nói trên hay không?

KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG SAI PHẦN PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG, PHÁ SẢN VÀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH
1. Lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại là điều khoản
bắt buộc trong hợp đồng kinh doanh thương mại.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh của Trọng tài thương mại và Toà án
nhân dân được xác định dựa trên sự thoả thuận lựa chọn của các bên tranh chấp.
3. Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại khi các bên
tranh chấp có thỏa thuận trọng tài.
4. Nếu các bên đã có thỏa thuận trọng tài thì vụ tranh chấp thương mại không thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án
5. Khi một bên không tự nguyện thi hành quyết định trọng tài thì hiệu lực của quyết
định trọng tài cần phải được Tòa án có thẩm quyền công nhận.
6. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại của trọng tài thương mại không phụ
thuộc trụ sở hay nơi cư trú của bị đơn.
7. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản sẽ bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản.
8. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại của trọng tài thương mại không phụ
thuộc vào trụ sở hay nơi cư trú của bị đơn.
9. Thủ tục phá sản không áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể.
10. Ở tất cả các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, tổng giá trị tài sản ghi trên
bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp nhỏ hơn tổng số nợ và các nghĩa vụ tài sản khác phải
trả.
11. Khi phát sinh tranh chấp thương mại, các bên tranh chấp bắt buột phải giải quyết
bằng hình thức tòa án.
12. Doanh nghiệp chỉ bị mở thủ tục phá sản khi gặp khó khăn thua lỗ trong hoạt động
kinh doanh, không thanh toán được các khoản nợ đến hạn và sau khi đã áp dụng các biện
pháp tài chính cần thiết để khắc phục.
13. Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp phát sinh trong
hoạt động thương mại.
14. Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ quốc phòng, an ninh quốc
gia không thuộc đối tượng áp dụng Luật phá sản.
15. Sau khi bị tuyên bố phá sản, nếu phát sinh tài sản mới, chủ Doanh nghiệp tư nhân
không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho các chủ nợ.
16. Các thành viên hợp danh đều là người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh.

You might also like