You are on page 1of 17

*1TÓM TẮT LÝ THUYẾT LUẬT HÌNH SỰ 1

I. Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc của luật hình sự, khoa học Luật hình
sự
1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự
- Luật hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật xác định những hành vi nguy hiểm
cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định hình phạt có thể áp dụng cho người đã thực
hiện các tội phạm đó.
- Đối tượng điều chỉnh của ngành Luật hình sự là quan hệ xã hội giữa Nhà nước và
người phạm tội.
- Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật hình sự là phương pháp mệnh lệnh – phục
tùng.

2. Nhiệm vụ của Luật hình sự Việt Nam


- Nhiệm vụ bảo vệ
- Nhiệm vụ chống và phòng ngừa tội phạm
- Nhiệm vụ giáo dục

3. Các nguyên tắc của Luật hình sự Việt Nam


- Nguyên tắc pháp chế
- Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật
- Nguyên tắc nhân đạo
- Nguyên tắc công minh
- Nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm
- Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi
- Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự

4. Lịch sử của Luật hình sự Việt Nam

5. Khoa học Luật hình sự


- Khoa học Luật hình sự là bộ phận của khoa học pháp lý, nghiên cứu những vấn đề lý
luận của ngành Luật hình sự, bao gồm các nhóm vấn đề cốt lõi sau:
+ nhóm vấn đề chung về ngành Luật hình sự
+ nhóm vấn đề về tội phạm
+ nhóm vấn đề về hình phạt
+ nhóm vấn đề về khoa học áp dụng Luật hình sự
- Mối liên hệ với một số ngành khoa học pháp lý khác:
+ tội phạm học (nghiên cứu tội phạm dưới góc độ tình hình, nguyên nhân và biện
pháp phòng ngừa).
+ khoa học Luật TTHS (nghiên cứu trình tự và thủ tục pháp lý của quá trình truy cứu
TNHS người phạm tội).
+ khoa học điều tra tội phạm (nghiên cứu các phương pháp, kĩ thuật phục vụ việc điều
tra tội phạm).

II. Nguồn của Luật hình sự Việt Nam


1. Khái niệm nguồn của Luật hình sự
- Do tính chất quan trọng và đặc điểm đặc biệt của đối tượng điều chỉnh của ngành
Luật hình sự nên nguồn của nó chỉ có thể là VBQPPL do cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất ban hành. Do đó nguồn của ngành luật hình sự có thể là BLHS, luật hình sự
và luật có quy phạm pháp luật hình sự.
- Ở Việt Nam, BLHS là nguồn duy nhất của ngành Luật hình sự.

2. Hiệu lực của Luật hình sự


2.1. Hiệu lực về thời gian
- Luật hình sự chỉ có hiệu lực để truy cứu TNHS đối với hành vi được thực hiện sau
khi luật được ban hành và có hiệu lực thi hành.
- Không áp dụng quy định hiệu lực trở về trước trong trường hợp không có lợi cho
người bị áp dụng.
- Được áp dụng quy định hiệu lực trở về trước trong trường hợp có lợi cho người bị áp
dụng.

2.2. Hiệu lực về không gian


Dựa trên 4 nguyên tắc:
- Nguyên tắc lãnh thổ: luật hình sự của mỗi quốc gia có hiệu lực đối với tất cả các tội
phạm xảy ra trên lãnh thổ của mình.
- Nguyên tắc quốc tịch: luật hình sự của mỗi quốc gia có hiệu lực đối với tất cả các tội
phạm do công dân của mình thực hiện, không kể tội phạm đó xảy ra ở đâu, trong hoặc
ngoài lãnh thổ quốc gia.
- Nguyên tắc phổ cập: luật hình sự của quốc gia sẽ có hiệu lực đối với tội phạm xảy ra
bên ngoài lãnh thổ và do người không phải là công dân của quốc gia mình thực hiện
nếu tội phạm đó là tội phạm mà quốc gia có nghĩa vụ phải chống theo cam kết của
quốc gia trong các điều ước quốc tế.
- Nguyên tắc bảo dảm an ninh quốc gia: luật hình sự của một quốc gia sẽ có hiệu lực
đối với tội phạm xảy ra bên ngoài lãnh thổ và do người không phải là công dân của
quốc gia mình thực hiện khi tội phạm đó đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của quốc
gia.

3. Bộ luật hình sự Việt Nam


3.1. Hiệu lực của BLHS Việt Nam
- Hiệu lực về thời gian: điều 7 BLHS
- Hiệu lực về không gian: điều 5, điều 6 BLHS

3.2. Cấu tạo của BLHS Việt Nam


Gồm: lời nói đầu, phần chung và phần các tội phạm
- Lời nói đầu của BLHS xác định chức năng của ngành luật HS và BLHS, khẳng định
tính kế thừa của BLHS VN đòng thời xác định trách nhiệm thi hành Bộ luật thuộc về
tất cả các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân.
- Phần chung của BLHS gồm 10 chương bao gồm các điều luật quy định những vấn
đề chung về Bộ luật, tội phạm, TNHS, và hình phạt.
- Phần các tội phạm bao gồm các điều luật quy định về các tội phạm cụ thể và các
khung hình phạt cụ thể áp dụng đối với các tội phạm đó.

3.3. Giải thích BLHS Việt Nam


- Là làm sáng tỏ về mặt tư tưởng, nội dung và ý nghĩa của các QPPL hình sự, đảm bảo
cho sự nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất PLHS.
- Gồm:
+ giải thích chính thức: giải thích có hiệu lực pháp lý bắt buộc do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trong việc giải thích pháp luật thực hiện.
+ giải thích không chính thức: các giải thích của cá nhân, tổ chức không có thẩm
quyền giải thích chính thức và có thể công bố dưới sạng các bài viết, công trình
nghiên cứu …

III. Khái niệm tội phạm và phân loại tội phạm


1. Khái niệm tội phạm
1.1. Bản chất xã hội – pháp lý của tội phạm
Tội phạm là một hiện tượng xã hội – pháp lý gắn liền với sự ra đời của nhà nước và
pháp luật, cũng như với sự xuất hiện của sở hữu tư nhân và sự phân chia xã hội thành
các giai cấp đối kháng

1.2. Khái niệm và các đặc điểm của tội phạm


a. Khái niệm
- Định nghĩa lập pháp: Khoản 1 Điều 8 BLHS
- Định nghĩa khoa học: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái PLHS, do
người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện một cách có lỗi.

b. Các đặc điểm của tội phạm


- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm thể hiện về chất lượng và số lượng. Sự thể hiện về chất lượng là đại lượng để
so sánh tính nguy hiểm cho xã hội của các nhóm tội phạm khác nhau về khách thể
loại, thông thường được xác định bằng ý nghĩa và tầm quan trọng của các nhóm khách
thể loại tương ứng bị tội phạm xâm hại đến. Sự thể hiện về số lượng là đại lượng để
so sánh tính nguy hiểm cho xã hội các tội phạm cụ thể cùng khách thể loại, thông
thường được xác định bằng thiệt hại do chính mỗi tội phạm tương ứng được thực hiện
gây nên hoặc có thể gây nên.
- Tội phạm là hành vi trái PLHS: chỉ có hành vi nguy hiểm cho xã hội nào bị luật
hình sự cấm - bị nhà làm luật coi là tội phạm và quy định hình phạt đối với hành vi đó
trong PLHS thì việc thực hiện một cách có lỗi hành vi tương ứng mới bị coi là phạm
tội.
- Tội phạm là hành vi được thực hiện một cách có lỗi
- Tội phạm là hành vi do người có năng lực TNHS thực hiện: Người có năng lực
TNHS là người mà tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị LHS cấm
ở trong trạng thái bình thướng và hoàn toàn có khả năng nhận thức được đầy đủ tính
chất thực tế và tính chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện, cũng như khả năng
điều khiển được đầy đủ hành vi đó.
- Tội phạm là hành vi do người đủ tuổi chịu TNHS thực hiện: điều 12 BLHS.
=> Chỉ khi nào có sự tổng hợp của 5 đặc điểm trên với tính chất là các đặc điểm bắt
buộc cần và đủ, thì một hành vi mới bị coi là tội phạm, nếu như thiếu dù chỉ là 1 trong
5 đặc điểm đó thì một hành vi nhất thiết không thể bị coi là tội phạm.

1.3. Sự khác nhau giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác
- Về nội dung: Tội phạm là những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội ở mức độ
đáng kể. Các VPPL khác tuy cũng có tính nguy hiểm cho xã hội nhưng còn ở mức độ
chưa đáng kể.
- Về hình thức: Tội phạm được quy định trong luật hình sự, các VPPL khác được quy
định trong các văn bản của các ngành luật khác.

2. Phân loại tội phạm


2.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc phân loại tội phạm
- Phân loại tội phạm trong LHS là chia những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị LHS
cấm thành từng loại (nhóm) nhất định theo các tiêu chí để làm tiền đề cho việc cá thể
hóa TNHS và hình phạt hoặc tha miễn TNHS và hình phạt.
- Ý nghĩa của việc phân loại tội phạm:
+ là tiền đề cho việc áp dụng chính xác các biện pháp tư pháp
+ là căn cứ quan trọng để phân hóa TNHS và hình phạt

2.2. Những tiêu chí phân loại tội phạm trong LHS
- Trong Phần chung: tiêu chí tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, tiêu chí
mức độ gây nguy hại cho xã hội của tội phạm, tiêu chí tính chất lỗi của tội phạm, tiêu
chí chế tài do luật định đối với việc thực hiện loại tội phạm tương ứng.
- Trong Phần riêng: tiêu chí tính chất và tầm quan trọng của các khách thể loại được
bảo vệ bằng PLHS, tiêu chí – mức độ gây nguy hại cho xã hội đã vượt quá giới hạn tối
đa bị xử phạt bằng chế tài hành chính đối cới chính vi phạm ấy.

2.3. Phân loại tội phạm trong BLHS 2015


Khoản 1 và 2 Điều 9 BLHS

IV. Cấu thành tội phạm, các yếu tố cấu thành tội phạm, các trường hợp loại trừ
TNHS của hành vi
1. Khái niệm, ý nghĩa của CTTP và phân loại CTTP
1.1. Khái niệm CTTP
- CTTP là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể
được quy định trong LHS.
- Đặc điểm của các dấu hiệu trong CTTP: do luật định, có tính đặc trưng, và tính bắt
buộc.

1.2. Ý nghĩa của CTTP


- CTTP là cơ sở pháp lý của TNHS
- CTTP là căn cứ pháp lý để định tội

1.3. Phân loại CTTP


- Theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được CTTP phản ánh: CTTP cơ bản,
CTTP tăng nặng, CTTP giảm nhẹ.
- Theo đặc điểm cấu trúc của CTTP: CTTP vật chất, CTTP hình thức

2. Khách thể của tội phạm


2.1. Khái niệm và ý nghĩa của khách thể của tội phạm
- Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được LHS bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.
- Ý nghĩa khách thể của tội phạm: là một trong 4 yếu tố CTTP có vị trí đặc biệt, có ý
nghĩa nghiên cứu trong công tác lập pháp và thực tiễn áp dụng.
2.2. Các loại khách thể của tội phạm
- Khách thể chung của tội phạm: là tổng hợp các quan hệ xã hội được LHS bảo vệ
khỏi sự xâm hại của tội phạm.
- Khách thể loại của tội phạm: là nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất được nhóm các
QPPL hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của nhóm tội phạm.
- Khách thể trực tiếp của tội phạm: là quan hệ xã hội cụ thể bị loại tội phạm cụ thể
trực tiếp xâm hại.

2.3. Đối tượng tác động của tội phạm


- Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi
phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã
hội được LHS bảo vệ.
- Một số loại đối tượng tác động của tội phạm: con người, hoạt động bình thường của
chủ thể …

3. Mặt khách quan của tội phạm


3.1. Khái niệm và ý nghĩa mặt khách quan của tội phạm
- Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu
hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan
- Ý nghĩa: là 1 trong 4 yếu tố CTTP, không có mặt khách quan thì không có tội phạm;
có ý nghĩa trong việc định tội, định khung hình phạt và phân hóa TNHS..

3.2. Hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội phạm


- Hình thức: hành động hoặc không hành động
- Tội ghép: là tội phạm mà hành vi khách quan được hình thành bởi nhiều hành vi
khác nhau xảy ra đồng thời, xâm hại các khách thể khác nhau
- Tội kéo dài: là tội phạm mà hành vi khách quan có khả năng diễn ra không gián đoạn
trong khoảng thời gian dài
- Tội liên tục: là tội phạm có hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi cùng loại xảy
ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, xâm hại cùng khách thể và đều bị chi phối bởi ý định
phạm tội cụ thể thống nhất.

3.3. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội


- Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tôi gây ra cho quan hệ xã hội là
khách thể bảo vệ của LHS.
- Thể hiện dưới các dạng: thiệt hại về vật chất, thể chất, tinh thần và các biến đổi khác.
3.4. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm
cho xã hội của tội phạm
- Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời
gian
- Hành vi trái pháp luật độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp với một hoặc nhiều
hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm
cho xã hội.
- Hậu quả nguy hiểm đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm
phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật.

3.5. Các dấu hiệu khác của mặt khách quan của tội phạm
- Phương tiện phạm tội là những đối tượng được chủ thể của tội phạm sử dụng để thực
hiện hành vi phạm tội của mình. Công cụ phạm tội là dạng cụ thể của phương tiện
phạm tội.
- Phương pháp, thủ đoạn phạm tội là cách thức thực hiện hành vi phạm tội, trong đó
có cách thức sử dụng công cụ, phương tiện.
- Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội

4. Chủ thể của tội phạm


4.1. Khái niệm
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định và đã thực
hiện hành vi phạm tội cụ thể

4.2. Năng lực TNHS


- Năng lực TNHS là điều kiện cần thiết để có thể xác định con người có lỗi khi họ
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ người có năng lực TNHS mới có thể là
chủ thể của tội phạm.
- Tình trạng không có năng lực TNHS: điều 13 BLHS
- Vấn đề năng lực TNHS trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích khác:
điều 14 BLHS.

4.3. Tuổi chịu TNHS


Điều 12 BLHS

4.4. Chủ thể đặc biệt của tội phạm


Là chủ thể ngoài có hai dấu hiệu như trên thì phải có thêm dấu hiệu đặc biệt khác mới
có thể thực hiện được hành vi phạm tội mà CTTP phản ánh.

4.5. Nhân thân người pham tội


Nhân thân người phạm tội trong LHS là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của
người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề TNHS của họ.

5. Mặt chủ quan của tội phạm


5.1. Khái niệm
Mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội, bao gồm lỗi, mục
đích và động cơ.
5.2. Lỗi
- Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình
và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
- Phân loại
+ lỗi cố ý: cố ý gián tiếp, cố ý trực tiếp
+ lỗi vô ý: vô ý vì quá tự tin, vô ý do cẩu thả
- Hỗn hợp lỗi: trường hợp trong CTTP có 2 loại lỗi (cố ý và vô ý) được quy định đối
với những tình tiết khách quan khác nhau

5.3. Động cơ và mục đích phạm tội


- Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi
phạm tội cố ý.
- Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải
đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.

5.4. Sai lầm và TNHS đối với sai lầm


- Sai lầm về pháp luật: là sự hiểu lầm của chủ thể về tính chất pháp lý của hành vi của
mình.
- Sai lầm về sự việc: là sự hiểu lầm của chủ thể về những tình tiết thực tế của hành vi
của mình. Gồm sai lầm về khách thể, sai lầm về đối tượng, sai lầm về quan hệ nhân
quả, sai lầm về công cụ, phương tiện.

6. Các tình tiết loại trừ TNHS của hành vi


6.1. Phòng vệ chính đáng (Điều 15 BLHS)
- Cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ là sự tấn công đang hiện hữu, xâm phạm lợi ích
ủa Nhà nước, tập thể, quyền hoặc lợi ích chính đáng của công dân. Khi đã có cơ sở
cho phép phòng vệ, người phòng vệ có quyền chống trả lại một cách cần thiết người
đang có hành vi tấn công ngay cả trong trường hợp có biện pháp khác tránh được sự
tấn công.
- Vượt quá giới hạn PVCĐ là tình tiết giảm nhẹ TNHS.
6.2. Tình thế cấp thiết (Điều 16 BLHS)
- Mỗi công dân có quyền được hành động trong tình thế cấp thiết khi có một nguy cơ
đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của
mình hoặc người khác. Khi có sơ sở này, người hành động được phép gây thiệt hại mà
không phải chịu TNHS về việc gây thiệt hại này khi thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt
hại bị đe dọa gây ra.
- Vượt quá yêu cầu của TTCT là tình tiết giảm nhẹ TNHS

6.3. Một số tình tiết khác


- Bị cưỡng bức
- Rủi ro
- Thi hành lệnh cấp trên

V. Các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm


V.1. Các giai đoạn thực hiện tội phạm.
1. Khái niệm: là các bước trong quá trình thực hiện tội phạm do cố ý (trực tiếp) được
quy định trong LHS, phản ảnh tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ở
từng thời điểm.
2. Các giai đoạn thực hiện tội phạm
2.1 Chuẩn bị phạm tội
-Khái niệm: là quá trình chuẩn bị những điểu kiện vật chất và tinh thần cho việc thực
hiện tội phạm
-Đặc điểm:
+Chưa bắt tay thực hiện hành vi phạm tội
+Chưa thực hiện xâm hại đến quan hệ xã hội được LHS bảo vệ, chưa thay đổi, biến
dạng đối tượng tác động của tội phạm.
-Hậu quả của tội phạm chưa xảy ra.
-TNHS: được quy định trong điều 17 và điều 52 BLHS

2.2 Phạm tội chưa đạt


-Phạm tội chưa đạt là việc người phạm tội cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực
hiện tội phạm được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội
-Đặc điểm:
+Đã thực hiện hành vi được quy định trong mặt khách quan của CTTP
+Hậu quả của tội phạm chưa xảy ra hoặc xảy ra nhưng hậu quả chưa phù hợp trong
quy định trong CTTP.
+Nguyên nhân của việc không thực hiện tội phạm đến cùng là nguyên nhân khách
quan ngoài ý muốn của người phạm tội,
-Phân loại:
+Căn cứ vào mức độ thực hiện hành vi: phạm tội chưa đạt chưa thành và phạm tội
chưa đạt đã thành.
+Căn cứ vào nguyên nhân dẫn tới chưa đạt: phạm tội chưa đạt do vô hiệu hoặc phạm
tội chưa đạt do nguyên nhân khác
-Trách nhiệm hình sự: Điều 18 và điều 52.

2.3 Phạm tội hoàn thành:


-Là hành vi phạm tội đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong CTTP
-Phân loại:
+CTTP vật chất: hành vi+ hậu quả+ mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả.
+CTTP hình thức: hành vi.
+CTTP cắt xén: biểu hiện ý định phạm tội.

3. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội:


-Điều kiện:
+Điều kiện khách quan: việc dừng thực hiện hành vi phạm tội phải xảy ra trong quá
trình thực hiện tội phạm (Tội phạm chưa đạt chưa thành hoặc chuẩn bị phạm tội)
+Điều kiện chủ quan: người phạm tội tự nguyện quyết định dừng lại tuy không có gì
ngăn cản
-TNHS: miễn TNHS đối với tội định phạm.
V. 2. Đồng phạm:
1. Khái niệm
-Định nghĩa: (Điều 20BLHS) đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cùng thực
hiện một tội phạm.
-Dấu hiệu
+Dấu hiệu khách quan:
 Có sự tham gia của hai người trở lên vào việc thực hiện tội phạm
 Cùng chung hành động của những người tham gia vào việc thực hiện tội phạm
+Dấu hiệu chủ quan:
 Có cùng sự cố ý của những người tham gia thực hiện tội phạm
a. Về lý trí: mỗi người nhận thức hành vi và hậu quả của mình gây ra; biết
hành động phạm tội của nhau và mong muốn những người đồng phạm
làm cùng mình
b. Về ý chí: thực hiện vì mong muốn có hành động phạm tội chúng, mong
muốn hoặc có ý thức để mặc
 Mục đích: có cùng mục đích.

2. Những loại người đồng phạm


-Người thực hành:
+Tự mình trực tiếp thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong CTTP
cụ thể.
+Không trực tiếp thực hiện hành vi mô tả trong CTTP (lợi dụng hoặc sử dụng người
khác-không có lỗi: không có NLTNHS, chưa đủ tuổi, sai lầm, hành động trong trạng
tháu cưỡng bức về thân thể hay tinh thần.
-Người tổ chức:
+Người chủ mưu: là người chủ động về mặt tinh thần gây ra tội phạm, có sáng kiến
thành lập băng nhóm, đề xuất âm mưu, vạch đườn lối.
+Người cầm đầu: đứng ra thành lập băng nhóm, soạn thảo kế hoạch để thực hiện tội
phạm, phân công đôn đốc và điều khiển mọi hoạt động.
+Người chỉ huy: trực tiếp điều khiển việc thực hiện tội phạm cụ thể.
-Người xúi giục:
+Tác động nghĩ ra việc phạm tội và thúc đẩy tội phạm được thực hiện thông qua một
người khác khiến người này từ có ý định phạm tội sang thực hiện tội phạm.
+Mối quan hệ: người xúi giục và người bị xúi giục: hành vi xúi giục là nguyên nhân
dẫn đến tội phạm và hành vi tội phạm là mục đích, kết quả của hành vi xúi giục.
-Người giúp sức:
+Tạo điều kiện cho người có ý định phạm tội quan tâm thực hiện tội phạm
+Tạo điều kiện về vật chất (công cụ, phương tiện, chỉ dẫn, chứa chấp, xóa dấu vết) và
điều kiện về tinh thần (góp ý, cung cấp tình hình, hứa hẹn…)

3. Các hình thức đồng phạm


-Dựa vào dấu hiệu khách quan:
+Đồng phạm giản đơn: thông thường chỉ có người thực hành
+Đồng phạm phức tạp: có sự phân công vai trò giữa người tổ chức, thực hành, xúi
giục và giúp sức
-Dựa vào dấu hiệu chủ quan:
+Không có thông mưu trước : không có sự thỏa thuận, bàn bạc từ trước
+Có thông mưu trước
-Phạm tội có tổ chức
+Cùng than gia một tổ chức phạm tội được hình thành với phương thức hoạt động lâu
dài, bền vững
+Cùng nhau phạm tội nhiều lần theo kế hoạch đã thống nhất.
+Thực hiện tội phạm một lần nhưng có kế hoạch tính toán cụ thể, kỹ càng, chu đáo
4. TNHS
-Nguyên tắc tất cả những người đồng phạm phải chịu TNHS chung về toàn bộ tội
phạm đã thực hiện.
-Nguyên tắc mỗi người đồng phạm phải chịu TN độc lập về việc cùng thực hiện đồng
phạm.
-Nguyên tắc cá thể hóa TNHS của những người đồng phạmn
5. Những hành vi liên quan đến tội phạm nhưng không phải là đồng phạm
mà là CTTP độc lập:
-Tội che giấu tội phạm
-Tội không tố giác tội phạm.

VI: Trách nhiệm hình sự, hình phạt và các biện pháp tư pháp:
1. Trách nhiệm hình sự
1.1: Khái niệm
-Đặc điểm:
+TNHS là một dạng cụ thể của trách nhiệm pháp lý
+TNHS là hậu quả pháp lý tất yếu của việc thực hiện tội phạm
+Bản chất của TNHS là sự lên án của NN với hành vi phạm tội
+TNHS là quan hệ pháp luật đặc biệt giữa NN và người thực hiện tội phạm.
+TNHS mang tính công
+TNHS là trách nhiệm cá nhân
+TNHS được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế NN đặc biệt là hình phạt.
-Định nghĩa: TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm mà cá nhân người
phạm tội phải gánh chịu trước NN về hành vi phạm tội của mình và được thực hiện
bằng hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự khác theo quy định của BLHS.
1.2: Cơ sở trách nhiệm hình sự
-Cơ sở khách quan: khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
-Cơ sở chủ quan: lỗi
-Điều kiện của TNHS
+Đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
cho các quan hệ xã hội được LHS bảo vệ.
+Hành vi đó được BLHS quy định là tội phạm
+Người đó có năng lực TNHS, tức là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có
khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
+Người đó đủ tuổi chịu TNHS theo quy định tại điều 12 BLHS.
+Người đó có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

1.3: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.


-Thời hiệu truy cứu TNHS: là thời hạn do BLHS quy định mà khi thời hạn đó và có
những điều kiện mà BLHS quy định thì người phạm tội không bị truy cứu TNHS
-Các điều kiện để áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS:
+Kể từ khi thực hiện tội phạm đã trải qua một thời hạn do BLHS quy định (theo
khoản 2 điều 23 BLHS)
+Trong thời hạn được quy định trên, người phạm tội không phạm tội mới mà BLHS
quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 1 năm tù.
+Trong thời hạn nói trên người phạm tội không cố tình trốn trành mặc dù người phạm
tội trốn tránh nhưng không có lệnh truy nã của cơ quan có thẩm quyền
-Không áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS với các tội phạm thuộc chương XI và XXIV
của BLHS.

1.4 Miễn trách nhiệm hình sự


-Miễn TNHS là miễn những hậu quả pháp lỹ về các tội phạm đối với người thực hiện
tội phạm khi có những quy định của pháp luật.
-Miễn TNHS do sự chuyển biến tình hình
-Miễn TNHS do hành vi tích cực của người phạm tội
-Miễn TNHS do đại xá

2. Hình phạt
2.1: Khái niệm
-Là biện pháp cưỡng chế NN nghiêm khắc nhất trong hệ thống các biện pháp cưỡng
chế NN
-Hình phạt phải được quy định trong BLHS.
-Hình phạt do Tòa án áp dụng đối với chính cá nhân người đã thực hiện một tội phạm
và theo trình tự riêng biệt
-Hình phạt là công cụ đảm bảo cho luật hình sự có thể thực hiện được nhiệm vụ bảo
vệ cũng như nhiệm vụ đấu tranh phòng và chống tội phạm.
2.2 Mục đích của hình phạt:
-Hình phạt có mục đích trừng trị và mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội, ngăn
ngữa họ phạm tội mới.
-Hình phạt có mục đích ngăn ngừa những người “không vững vàng” trong xã hội
phạm tội
-Hình phạt có mục đích giáo dục các thành viên khác trong xã hội nâng cao ý thức
pháp luật, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm
2.3 Hệ thống hình phạt:
-Hệ thống hình phạt là tổng thể các loại hình phạt do NN quy định trong LHS có sự
liên kết chặt chẽ với nhau theo một trật tự nhất định do tính chất nghiêm khắc của
từng loại hình phạt quy định
-Hình phạt chính: là hình phạt được tuyên độc lập, đối với mỗi tội phạm Tòa án chỉ có
thể áp dụng một hình phạt chính.
+Cảnh cáo
+Phạt tiền
+Cải tạo không giam giữ
+Trục xuất
+Tù có thời hạn
+Tù chung thân
+Tử hình
-Hình phạt bổ sung: là hình phạt được áp dụng bổ sung cho hình phạt chính nhằm hỗ
trợ cho hình phạt chính đạt được mục đích của hình phạt. Với mỗi tội phạm cụ thể,
Tòa án có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung kèm hình phạt chính.
+Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
+Cấm cư trú
+Quản chế
+Tước một số quyền công dân
+Tịch thu tài sản
+Phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính
+Trục xuất khi không áp dụng là hình phạt chính

3. Các biện pháp tư pháp


-Khái niệm: là những biện pháp cưỡng chế hình sự được quy định trong luật hình sự
do Viện kiểm sát hoặc Tòa án áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội hoặc
có dấu hiệu của tội phạm trong các giai đoạn tố tụng hình sự.
-Các biện pháp:
+Tích thu vật và tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm
+Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
+Buộc công khai xin lỗi người bị hại
+Bắt buộc chữa bệnh
XII: Quyết định hình phạt
1. Khái niệm hình phạt
Quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn loại hình phạt cụ thể (bao gồm cả hình
phạt chính và hình phạt bổ sung) với mức độ cụ thể trong phạm vi luật định để áp
dụng đối với người phạm tội
2. Căn cứ quyết định hình phạt
-Căn cứ vào quy định của BLHS
+Căn cứ vào các quy định của Phần chung khi quyết định hình phạt là căn cứ vào
+Căn cứ vào các quy định của Phần các tội phạm khi quyết định hình phạt.
-Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
+Tính chất, tầm quan trọng và giá trị của quan hệ xã hội bị tội phạm câm hại hoặc bị
đe dọa xâm hại
+Hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện
+Tính chất và mức độ hậu quả thiệt hại đã gây ra hoặc đe dọa gây ra
+Mức độ thực hiện tội phạm như chuẩn bị tội phạm, phạm tội chưa đạt, tội phạm hoàn
thành
+ Phạm tội riêng lẻ hay đồng phạm, đồng phạm giản đơn hay đồng phạm có tổ chức
+Công cụ, phương tiện phạm tội, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn
cảnh thực tế phạm tội.
+Hình thức lỗi, mức độ lỗi, mục đích phạm tội và động cơ phạm tội
+Nguyên nhân, điều kiện phạm tội
+Những đặc điểm nhân thân có ảnh hướng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm
tội
-Nhân thân người phạm tội
Nhân thân là một phạm trù xã hội phức tạp được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như:
triết học, xã hội học, tâm lý học, luật học… Trong luật hình sự, nhân thân người phạm
tội là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt nói lên tính chất của một con người/
+Những đặc điểm nhân thân liên quan trực tiếp (hữu cơ) với việc thwujc hiện tội
phạm
+Những đặc điểm nhân thân khác tuy không mang tính chất pháp lý, không liên quan
đến việc phạm tội nhưng có quan hệ đến các đối tượng của các chính sách của Đảng
và Nhà nước như: người phạm tội thuộc dân tộc ít người, những người làm nghề tôn
giáo, những người có công với quốc gia, đất nước…
+Những đặc điểm nhân thân người phạm tội phản ảnh hoàn cảnh đặc biệt mà Tòa án
cần phải xem xét như: người bị mắc bệnh hiểm nghèo, người già, phụ nữ có thai…
-Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
+Tình tiết giảm nhẹ:
 Người phạm tội đã ngăn cản, làm giảm bớt tác hại của tội phạm
 Người phạm tội đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu
quả
 Phạm tội trong trường hợp vượt quá phòng vệ chính đáng
 Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
 Phạm tội do bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật gây ra bởi người
bị hại hoặc của người khác
 Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không phải do mình gây ra
 Phạm tội chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn
 Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng
 Phạm tội vì vị người khác đe dọa, cưỡng bức
 Phạm tội do lạc hậu
 Người phạm tội là người phụ nữ có thai
 Người phạm tội là người già
 Người phạm tội là người bị bệnh hạn chế khả năng nhận thức và điều khiến
hành vi
 Người phạm tội đã tự thú
 Người phạm tội đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải
 Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện và điều
tra tội phạm
 Người phạm tội lập công chuộc tội
 Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, học tập, làm
việc và công tác
+Tình tiết tăng nặng:
 Phạm tội có tổ chức
 Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp
 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội
 Phạm tội có tính chất côn đồ
 Phạm tội vì động cơ đê hèn
 Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng
 Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm
 Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng
không thể tự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, công
tác hoặc các mặt khác.
 Xâm phạm tài sản nhà nước
 Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
 Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai và những khó
khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội
 Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tang ác trong khi phạm tội hoặc thủ đoạn có khả
năng nguy hại cho nhiều người
 Xúi giục người chưa thành niên phạm tội
 Sau khi phạm tội đã có những hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh,
che giấu tội phạm.

3. Quyết định hình phạt trong những trường hợp đặc biệt
-Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS
-Quyết định trong trường hợp phạm nhiều tội
-Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án
-Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
-Quyết định hình phạt đối với trường hợp đồng phạm

XII: Các biện pháp miễn, giảm hình phạt.


1.Thời hiệu thi hành bản án
-Khái niệm: là thời hạn do luật định mà khi hết thời hạn đó, người bị kế án không phải
chấp hành bản án đã tuyên
-Ý nghĩa:
+Đề cao tinh thần trách nhiệm của Tòa án và cơ quan tổ chức có nhiệm vụ thi hành án
để bản án, quyết định thi hành kịp thời, đúng pháp luật
+Tính nhân đạo của LHS VN
-Điều kiện: khoản 2 điều 55.
-Không áp dụng: điều 56 (tội phạm thuộc chương XI và XXIV)
2. Miễn hình phạt
-Khái niệm: không buộc người phạm tội phải chịu hình phạt về tội mà người đó đã
thực hiện
+Thẩm quyền: Tòa án
+Người được miễn hình phạt phảu chịu án tích
-Ý nghĩa: tính nhân đạo của pháp luật
-Điều kiện: điều 54 BLHS
3. Miễn chấp hành hình phạt:
-Khái niệm: Không buộc người bị kết án phải chấp hành toàn bộ hoặc một phần còn
lại của hình phạt mà Tòa án đã tuyên đối với họ
-Điều kiện: Điều 57 BLHS

4. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt


-Thông thường: điều 58
+Điều kiện chung:
 Chấp hành một thời gian
 Có nhiều tiến bộ
 Cơ quan tổ chức đề nghị
+Điều kiện xét giảm lần đầu
 Cải tạo không giam giữ, phạt tù từ 3 năm trở xuống nếu người đó đã chấp hành
được 1/3 thời hạn
 Tù chung thân: nếu đã chấp hành được 12 năm tù
+Mức giảm
 Người bị phạt nhỏ 30 năm tù, mỗi lần giảm 1 tháng đến 3 năm tù (bảo đảm
phải chấp hành đủ ½ thời hạn)
 Người chung thân: giảm 30 năm tù ( bảo đảm chấp hành 20 năm tù)
-Đặc biệt: điều 59:
+Người bị kết án lập công
+Người bị kết án quá già yếu hoặc bệnh hiểm nghèo
-Đã được giảm một phần hình phạt: Tòa án xét giảm lần sau khi người đó chấp hành
được 2/3 mức hình phạt chung hoặc 20 năm (chung thân)
5.Xóa án tích
-Người đương nhiên được xóa án tích:
+Người được miễn hình phạt
+Đối với người bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù
nhưng cho hưởng án treo được đương nhiên xóa án tíc khi có đầy đủ các điều kiện:
 Không phạm các tội được quy định trong chương XI và XXIV
 Đã chấp hành xong hình phạt chính, bổ sung, khác…
 Đã qua thời hạn:
 1 năm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ
 3 năm: tù 3 năm
 5 năm: tù 3-15 năm
 7 năm: trên 15 năm
-Xóa án tích theo quyết định của tòa án (các tội thuộc chương XI và XXIV)
-Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt:
+Có tiến bộ rõ nét
+Đã lập công chuộc tội
+Được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc cơ quan nơi cư trú để đề nghị
+Đã đủ 1/3 thời hạn quy định tại điều 64
6. Án treo
a, Khái niệm và ý nghĩa
-Án treo được hiểu là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện
-Ý nghĩa: là một chế định pháp lý tiến bộ, là một trong những biểu hiện cụ thể nhất
của phương châm: trừng trị kết hợp với giáo dục và tính nhân đạo sâu sắc trong chính
sách hình sự NN
b, Điều kiện để hướng án treo:
-Mức phạt tù không quá 3 năm
-Nhân thân người phạm tội
-Có nhiều tình tiết giảm nhẹ
-Là trường hợp không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù giam
c, Thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách:
-Thời gian thử thách: 1-5 năm, không được ít hơn mức hình phạt tù đã tuyên
-Cách tính: từ ngày Tòa án tuyên bản án cho hưởng án treo.
7. Tạm, hoàn chấp hành hình phạt tù
Áp dụng trong các trường hợp:
-Người bị kết án bị bệnh nặng
-Người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ
-Là người lao động duy nhất trong gia đình
-Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầu công tác thì được hoãn đến 1 năm

IX. TNHS của người chưa thành niên phạm tội


1. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội và đặc điểm tâm lí của người chưa
thành niên
- Người chưa thành niên phạm tội trong PLHS Việt Nam bao gồm những người đã đủ
14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi (Điều 12 BLHS)
- Hai khuynh hướng nổi bật trong đặc điểm tâm sinh lí của người chưa thành niên liên
quan đến tội phạm và giáo dục, cải tạo của họ là dễ bị người khác dụ dỗ, kích động,
thúc đẩy vào việc thực hiện tội phạm nhưng do ý thức phạm tội chưa cao và chưa chắc
chắn nên cũng dễ uốn nắn, cải tạo, giáo dục họ thành người có ích cho xã hội.

2. Các nguyên tắc xử lí người chưa thành niên phạm tội


- Việc xử lí nười chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa
chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
- Người chưa thành niên có thể được miễn TNHS nếu người đó phạm tội ít nghiêm
trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được
gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
- Việc truy cứu TNHS người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với
họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của
hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa
tội phạm.
- Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội. Không áp
dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi. Khi xử phạt tù có thời hạn, tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được
hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương
ứng.

3. Các biện pháp tư pháp và hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội
3.1. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Đưa vào trường giáo dưỡng

3.2. Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
- Cảnh cáo
- Phạt tiền
- Cải tạo không giam giữ
- Tù có thời hạn

You might also like