You are on page 1of 3

BÀI TẬP

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI PHẠM PHÁP LUẬT, TRÁCH NHIỆM


PHÁP LÝ
Câu 1. Các nhận định sau đúng hay sai, giải thích tại sao?

1. Mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật.

 Sai. Vì hành vi trái pháp luật đó phải có lỗi, gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại cho xã hội của người có năng lực trách nhiệm pháp lý.

2. Mọi cá nhân khi thực hiện hành vi trái pháp luật đều là chủ thể của
vi phạm pháp luật.

 Sai. Phải là những cá nhân được nhà nước quy định năng lực trách
nhiệm pháp lý khi họ đến 1 độ tuổi nhất định, họ có khả năng nhận thức,
khả năng điều khiển hành vi của mình, có điều kiện lựa chọn và quyết định
cách xử sự cho mình và chịu trách nhiệm độc lập về hành vi của mình.
Ngoài ra những cá nhân bị mất nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
của mình ở thời điểm khi thực hiện hành vi đó thì pháp luật cũng quy định
họ không có năng lực trách nhiệm pháp lý.

3. Lỗi, động cơ, mục đích là các dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan
của vi phạm pháp luật.

 Đúng. Vì những hoạt động tâm lý trên đều liên quan đến hành vi vi
phạm mà họ thực hiện và chúng có sự gắn liền với mặt khách quan của
hành vi vi phạm từ đó thể hiện sự liên kết giữa 2 mặt thống nhất của 1 vấn
đề.

4. Chỉ có cá nhân mới là chủ thể của vi phạm pháp luật.

 Sai. Vì ngoài cá nhân ra còn có tổ chức (pháp nhân).

5. Khi chủ thể vi phạm pháp luật nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm
cho xã hội do hành vi của mình gây ra thì có lỗi cố ý.

 Đúng. Vì lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp thì đều nhận thức được hành vi
của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó tuy
nhiên ở lỗi cố ý trực tiếp thì mong muốn hậu quả xảy ra còn lỗi cố ý gián
tiếp thì không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

6. Khi một cá nhân thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhận
thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra thì
không có lỗi.
 Sai. Vì hành vi đó người vi phạm không thấy trước được hậu quả nguy
hiểm cho xã hội ở hành vi của mình, mặc dù pháp luật quy định họ buộc
phải thấy hoặc có thể thấy trước hậu quả đó nhưng chính sự cẩu thả, bất cẩn
nên đã để xảy ra hậu quả

7. Mọi hành vi trái pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.

 Vì trong một số trường hợp vi phạm pháp luật không truy cứu trách
nhiệm pháp lý như: Quá thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý.

8. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều do Tòa án giải quyết.

 Sai. Vì mọi hành vi vi phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền


và tòa án nhân dân các cấp giải quyết. Chỉ có trách nhiệm hành sự là
do Tòa án giải quyết.

9. Mọi tổ chức, cá nhân đều có thể thực hiện pháp luật theo mọi hình
thức.

 Sai. Vì mọi tổ chức, cá nhân đều có thể thực hiện pháp luật theo 3
hình thức: Tuân thủ pháp luật, Thi hành pháp luật và Sử dụng pháp
luật. Tuy nhiên, hình thức Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện
pháp luật chỉ dành cho các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có
thẩm quyền.

10. Mọi hành vi thực hiện pháp luật đều thể hiện dưới dạng hành động.

 Sai. Thể hiện bằng một hoặc nhiều hành vi hợp pháp, dưới dạng
hành động hoặc không hành động.

Câu 2. Bài tập

Trưa ngày 12/10/2019, Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B rủ nhau đi trộm chó. Tuy
nhiên, sau khi trộm được 4 con chó thì A và B bị người dân phát hiện và đuổi đánh. Sau
khi bắt được A và B thì Trần Văn C và Trần Văn D là hai người có chó bị trộm xông vào
đánh A và B làm cho A và B bị thương rất nặng với tỷ lệ thương tật là 63%.
1. Hành vi của C và D có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
 Có. Vì cả 2 đều xông vào đánh A và B dẫn đến cả 2 bị thương nặng với tỷ lệ
thương tật là 63 %.
2. Phân tích cấu thành vi phạm pháp luật của C và D (nếu có).
 - Mặt khách quan:
 Hành vi: Việc làm của C và D là đánh người trộm chó của mình .
 Hậu quả: Làm cho A và B bị thương tật đến 63%.
 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với hậu quả: Hành vi đánh người gây
thương tích.
 Các yếu tố khác: Trưa ngày 12/10/2019.
- Mặt chủ quan:
 Lỗi cố ý trực tiếp: C và D có thể đem A và B giao cho công an xử lý tuy nhiên
cả 2 đã đánh A và B dẫn đến thương tích và hành vi đó thì cả 2 đều nhận thức
được và mong muốn hậu quả là phải đánh A và B xảy ra.
 Động cơ vi phạm: A và B bắt trộm chó của mình.
 Mục đích vi phạm: Xoa dịu cơn giận.
- Chủ thể: C và D.
- Khách thể: Quyền bảo vệ nhân phẩm; quyền được đảm bảo về tính mạng, sức
khỏe và thân thể.

You might also like