You are on page 1of 8

CHƯƠNG 4:

VI PHẠM PHÁP LUẬT - TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ – THỰC HIỆN PHÁP


LUẬT

4.1. Vi phạm pháp luật (la dérogation de droit)


4.1.1. Khái niệm và dấu hiệu của vi phạm pháp luật :
 Khái niệm :
Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật, có lỗi do
chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ
xã hội được pháp luật bảo vệ
 Dấu hiệu của vi phạm pháp luật : 
- Là hành vi xác định của con người : Chỉ những hành vi (biểu hiện dưới dạng hành động
hoặc không hành động) cụ thể mới có thể bị coi là những hành vi vi phạm pháp luật; những
ý nghĩ dù xấu cũng không thể coi là những vi phạm pháp luật.
- Trái pháp luật
- Có lỗi
- Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
4.1.2.Cấu thành vi phạm pháp luật (la composition de la dérogation de droit) :
Là một sự kiện pháp lý, vi phạm pháp luật được cấu thành bởi : mặt khách quan, mặt chủ
quan, chủ thể và khách thể vi phạm pháp luật.
a. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật :
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngòai của vi phạm pháp
luật mà con người có thể nhận thức bằng trực quan
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật bao gồm những yếu tố sau :
 Hành vi trái pháp luật.
- Bất kỳ một hành vi vi phạm pháp luật nào cũng được cấu thành bởi hành vi trái pháp
lụât, nghĩa là nếu trong thực tế không tồn tại hành vi trái pháp lụât của cá nhân hoặc họat
động trái pháp luật của tổ chức cụ thể nào đó thì không có hành vi vi phạm pháp luật xảy
ra.
- Hành vi trái pháp luật được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
- Tính trái pháp luật được biểu hiện dưới các hình thức như :
+ Thực hiện hành vi mà pháp luật cấm.
+ Thực hiện hành vi vượt quá giới hạn pháp luật cho phép.
+ Không làm hoặc làm khác đi so với yêu cầu của pháp luật.

1
 Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra:
Hành vi trái pháp luật ở những mức độ khác nhau đều nguy hiểm và gây hại cho xã hội.
Tính nguy hiểm của hành vi trái pháp luật thể hiện ở chỗ nó đã hoặc có nguy cơ gây ra
những thiệt hại về vật chất, về tinh thần và những thiệt hại khác cho xã hội. Mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi trái pháp luật được xác định phụ thuộc vào tính chất và mức
độ thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ gây hại cho xã hội mà hành vi trái pháp luật đó gây ra.
 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả mà nó gây ra cho xã hội (la
causalité entre cet acte et la conséquence qui affecte la société).
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả mà nó gây ra cho xã hội
thể hiện ở chỗ sự thiệt hại cho xã hội là hậu quả tất yếu của hành vi trái pháp luật.
- Nếu giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại của xã hội không có mối quan hệ nhân
quả thì sự thiệt hại cho xã hội không phải do hành vi trái pháp luật đó trực tiếp gây ra mà
có thể là do nguyên nhân khác.
Ví dụ: 1 người triệu phú được phóng viên hỏi bí quyết để trở thành triệu phú. Ông ta trả
lời rằng: Khi ông tôi còn nghèo, tôi bắt đầu sự nghiệp bằng xe bánh mỳ. Tôi mua 1 ổ 1
đồng thì tôi bán 1 đồng rữa. Hằng ngày tôi thức khuya dậy sớm và đúng 6h sáng tôi đẩy
xe bánh mỳ ra đầu đường bán. Tôi chăm sóc khách hàng chu đáo lắm, tôi làm thân với
khách hàng, phục vụ họ tận tình, những dịp lễ tết, tôi tự tay viết thiệp chúc mừng họ.
Thời gian cứ vậy trôi qua thì đến năm thứ 8 tôi trở thành triệu phú.
Có 1 người hỏi là thưa ông, mỗi ổ bánh mỳ ông lời được ½ đồng thì mỗi ngày ông bán
được bao nhiêu ổ để đến năm thứ 8 ông trở thành triệu phú? Ông triệu phú mới nói rằng:
không phải. Đến năm thứ 8 thì tôi dùng tiền bán bánh mỳ mua sổ số và trúng độc đắc nên
trở thành triệu phú.
 Ngoài ra trong mặt khách quan của hành vi vi phạm pháp luật còn có các yếu tố khác như
công cụ thực hiện hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm, cách thức vi phạm...
b. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật:
mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện tâm lý bên trong của của chủ thể
vi phạm pháp luật, bao gồm các yếu tố sau :
 Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật :
- Lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp
luật của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra.
- Dựa vào mức độ tiêu cực trong thái độ của chủ thể, khoa học pháp lý chia lỗi ra thành
hai loại : lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp, lỗi vô ý
có thể là vô ý do quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả.
+ Lỗi cố ý trực tiếp :
2
Về mặt lý trí : chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho
xã hội và thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra
Về mặt ý chí : chủ thể vi phạm mong muốn hậu quả xảy ra.
+ Lỗi cố ý gián tiếp :
Về mặt lý trí : chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi vi phạm của mình là nguy
hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của
mình gây ra.
Về mặt ý chí : chủ thể tuy không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng lại có thái độ
bàng quang để mặc cho hậu quả xảy ra.
+ Lỗi vô ý do quá tự tin :
Về mặt lý trí: chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do
hành vi của mình gây ra
Về mặt ý chí: chủ thể không mong muốn hậu quả xảy ra và tin tưởng rằng hậu
quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
+ Lỗi vô ý do cẩu thả:
Về mặt lý trí: do khinh suất, cẩu thả nên chủ thể vi phạm không nhận thấy trước
hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra mặc dù có thể hoặc
cần phải thấy trước hậu quả đó.
Về mặt ý chí: không đặt ra vấn đề ý chí.
 Động cơ vi phạm: Động cơ đựợc hiểu là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật. Thông thường khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật chủ thể thường được
thúc đẩy bởi một động cơ nhất định nào đó. Động cơ đó có thể là vụ lợi, trả thù, đê
hèn...
 Mục đích vi phạm: mục đích là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ của mình chủ thể
mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Mục đích vi phạm của
chủ thể cũng thể hiện tính chất nguy hiểm của hành vi. Tuy nhiên không phải lúc nào
kết quả mà chủ thể vi phạm đạt được trên thực tế cũng trùng với mục đích mà họ mong
muốn đạt được.
c. Chủ thể vi phạm pháp luật:
- Là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý.
- Năng lực trách nhiệm pháp lý: là khả năng của chủ thể tự chịu trách nhiệm về hành vi
của mình trước nhà nước
d. Khách thể của vi phạm pháp luật:
Khách thể của vi phạm pháp lụật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, nhưng
bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại.
3
4.2. Trách nhiệm pháp lý
4.2.1.Khái niệm - căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý – phân lọai trách nhiệm pháp lý :
a. Khái niệm trách nhiệm pháp lý :
+ Trong lĩnh vực chính trị đạo đức trách nhiệm  được hiểu theo nghĩa bổn phận vai trò,
nó luôn mang nghĩa tích cực.
+ Trong lĩnh vực pháp lý thuật ngữ trách nhiệm  được sử dụng theo hai nghĩa : theo nghĩa
tích cực, trách nhiệm được hiểu là nghĩa vụ ; trách nhiệm theo nghĩa thứ hai là phải gánh chịu
những hậu quả bất lợi vì đã vi phạm pháp luật. Ở đây chúng ta nghiên cứu về trách nhiệm pháp
lý theo nghĩa hậu quả bất lợi. Theo đó, trách nhiệm pháp lý được hiểu như sau : « trách nhiệm
pháp lý là hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt
giữa nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều
chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện
pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật ».
b. Các căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý :
Để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức hay cá nhân nào đó cần phải xác định
được cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý làm căn cứ cho việc truy cứu.
 Cơ sở thực tiến của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật
Trách nhiệm pháp lý chỉ xuất hiện khi trong thực tế xảy ra vi phạm pháp luật. Nếu trong
thực tế không có vi phạm pháp luật thì không được truy cứu trách nhiệm pháp lý
 Cơ sở pháp lý của trách nhiệm pháp lý là những quy định pháp luật hiện hành có liên
quan đến vi phạm pháp đó và thẩm quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết vụ việc đó.
c. Phân loại trách nhiệm pháp lý :
Căn cứ vào việc phân loại vi phạm pháp luật, có bốn loại trách nhiệm pháp lý :
- Trách nhiệm hình sự
- Trách nhiệm hành chính
- Trách nhiệm dân sự
- Trách nhiệm kỷ luật
4.2.2.Công tác phòng chống vi phạm pháp luật :
a. Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng vi phạm pháp luật trong xã hội ta
 Nguyên nhân khách quan :
+ Những tàn dư của xã hội cũ để lại trong kinh tế và sinh hoạt
+ Ảnh hưởng của lối sống và sinh hoạt không lành mạnh từ các nước khác
+ Xã hội phát triển chưa cao, năng suất lao động còn thấp nên dẫn tới tình trạng nghèo nàn
lạc hậu của một số không nhỏ những người lao động trong xã hội
+ Sự chống phá của các thế lực thù địch...
4
 Nguyên nhân chủ quan :
+ Sự yếu kém trong công tác quản lý xã hội
+ Hệ thống pháp luật chưa thực sự hoàn thiện và đồng bộ
+ Công tác giáo dục chính trị, pháp luật và đạo đức chưa tốt
+ Tện nạn và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội còn nhiều
+ Hoạt động của các cơ quan chuyên môn đấu tranh phòng chống tội phạm và những hiện
tượng tiêu cực trong xã hội còn thiếu sót và hiệu quả thấp.
+ Những nguyên nhân khác
b. Những phương hướng cơ bản để phòng và chống vi phạm pháp luật trong xã hội ta :
 Nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích những nguyên nhân, những điều kiện dẫn tới tình trạng
nảy sinh hiện tượng vi phạm pháp luật trong xã hội để từng bước có kế hoạch xoá bỏ
những nguyên nhân và điều kiện đó.
 Củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm, các viện nghiên cứu về khoa
học pháp lý nói chung, nghiên cứu về tội phạm học và các loại vi phạm pháp luật nói
riêng.
 Thường xuyên xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật .
 Đấy mạnh hoạt động phổ biến, giáo dục, giải thích, hướng dẫn việc thi hành pháp luật.
 Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật, phát hiện và xử lý kịp
thời các hiện tượng vi phạm pháp luật.
  Kiện toàn và củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật.
 Tạo ra môi trường xã hội, tập thể và gia đình lành mạnh, an toàn, mang tính nhân văn
cao..........
4.3. Thực hiện pháp luật
4.3.1.Khái niệm thực hiện pháp luật – Các hình thức thực hiện pháp luật
a. Khái niệm :
Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của
pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật
b. Các hình thức thực hiện pháp luật :
 Tuân theo pháp luật :
+ Nội dung : chủ thể kiềm chế mình không thực hiện điều pháp luật cấm
+ Dạng hành vi : không hành động
+ Quy phạm tương ứng : quy phạm cấm
+ Loại chủ thể thực hiện : mọi chủ thể
 Thi hành pháp luật :

5
+ Nội dung : chủ thể bằng hành vi của mình tích cực thực hiện điều pháp luật yêu
cầu.
+ Dạng hành vi : hành động
+ Quy phạm tương ứng : quy phạm bắt buộc
+ Loại chủ thể : mọi chủ thể
 Sử dụng pháp luật :
+ Nội dung : chủ thể thực hiện cách thức xử sự pháp luật cho phép.
+ Dạng hành vi : hành động hoặc không hành động
+ Quy phạm tương ứng : quy phạm cho phép
+ Loại chủ thể thực hiện : mọi chủ thể
 Áp dụng pháp luật :
+ Nội dung : là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước, thông qua cơ quan,
cán bộ nhà nước có thẩm quyền, hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền, tổ
chức cho các chủ thể thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp luật quy định.
+ Dạng hành vi : hành động
+ Quy phạm tương ứng : các loại quy phạm
+ Loại chủ thể thực hiện : cơ quan, cán bộ nhà nước có thẩm quyền, hoặc tổ chức xã
hội được nhà nước trao quyền
4.3.2.Hoạt động áp dụng pháp luật - Đặc điểm :
a. Khái niệm áp dụng pháp luật :
Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước, thông qua cơ quan, cán bộ nhà nước
có thẩm quyền, hoặc tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền, tổ chức cho các chủ thể thực
hiện quyền, nghĩa vụ pháp luật quy định.
b. Đặc điểm :
 Mang tính tổ chức, quyền lực nhà nước:
+ Do cơ quan nhà nước thực hiện (hoặc được trao quyền)
+ Mang tính tổ chức
+ Là trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan nhà nước
 Có hình thức, thủ tục chặt chẽ :
+ Theo quy trình, thủ tục nhất định. Để đảm bảo tính khách quan trong hoạt động áp
dụng pháp luật các thủ tục được pháp luật quy định cụ thể và chặt chẽ, nếu cơ quan
có thẩm quyền thực hiện sai, tuỳ tiện  bị xác định vi phạm thủ tục (thủ tục giải quyết
vụ án dân sự trong Bộ luật tố tụng dân sự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự trong Bộ
luật tố tụng hình sự).

6
+ Theo cách thức, hình thức nhất định : hình thức của họat động áp dụng pháp luật
là văn bản áp dụng pháp luật
 Mang tính cá biệt, cụ thể :
+ Có chủ thể xác định
+ Nội dung hoạt động cụ thể
 Có tính sáng tạo : Pháp luật là những quy tắc xử sự chung không thể chỉ ra từng trường
hợp cụ thể, do vậy khi áp dụng pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người
có thẩm quyền phải nghiên cứu kỹ lưỡng vụ việc, làm sáng tỏ cấu thành pháp lý của nó
để từ đó lựa chọn quy phạm, ra văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành.
c. Các trường hợp cần áp dụng pháp luật :
 Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước đối với các chủ thể có hành vi vi
phạm pháp luật.
 Khi các quyền và nghĩa vụ của chủ thể không thể mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chấm
dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước
 Khi có tranh chấp mà các chủ thể không thể tự giải quyết được và yêu cầu nhà nước can
thiệp
 Khi Nhà nước thấy cần tham gia để kiểm tra, giám sát các bên trong quan hệ pháp luật
hoặc để xác nhận sự tồn tại hay không của một sự kiện thực tế nào đó. Chẳng hạn toà án
tuyên bố mất tích, tuyên dố chết đối với một người; tuyên bố không công nhận vợ
chồng đối với nam nữ sống chung với nhau không có đăng ký kết hôn hoặc đăng ký kết
hôn tại cơ quan không có thẩm quyền.
4.3.3.Văn bản áp dụng pháp luật :
- Hình thức thể hiện chủ yếu của hoạt động áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng pháp
luật. Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý cá biệt, mang tính quyền lực do các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội được nhà nước uỷ
quyền ban hành trên cơ sở những quy phạm pháp luật, nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ
pháp lý của các chủ thể cụ thể hoặc xác định những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ
thể vi phạm pháp luật
- Văn bản pháp luật có các đặc điểm sau :         
+ Một là, văn bản áp dụng pháp luật do những cơ quan (nhà chức trách, tổ chức) có thẩm
quyền ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
+ Hai là, văn bản áp dụng pháp luật có tính chất cá biệt, chỉ áp dụng một lần đối với các
cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trường hợp xác định.

7
+ Ba là, văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp và phù hợp với thực tế. Nó phải phù
hợp với luật và dựa trên những quy phạm pháp luật cụ thể, nếu không phù hợp thì văn bản áp
dụng pháp luật sẽ bị đình chỉ hoặc hủy bỏ.
+ Bốn là, văn bản áp dụng pháp luật được thể hiện trong những hình thức pháp lý xác
định như: bản án, quyết định, lệnh,...
+ Năm là, văn bản áp dụng pháp luật là một yếu tố của sự kiện pháp lý phức tạp, thiếu nó
nhiều quy phạm pháp luật không thể thực hiện được.

         

You might also like