You are on page 1of 3

1. Cấu thành tội phạm là gì?

Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu cần và đủ, đặc trưng cho tội phạm
cụ thể được quy định trong luật.
Trong đó, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng,
an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm
quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực
khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị
xử lý hình sự.

2. Các yếu tố cấu thành tội phạm


Mặc dù mỗi tội phạm có thể khác nhau về tính chất và mức độ thể hiện, nhưng trong
tất cả các tội phạm có thể rút ra được bốn yếu tố cấu thành chung nhất mà bất kỳ
một tội phạm nào cũng phải có, đó là:
- Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm
hại. Nếu quan hệ xã hội không bị xâm hại thì không có hành vi nguy hiểm cho xã hội
và tất yếu không có tội phạm. Do đó, khi đề cập đến tội phạm thì trước tiên cần phải
xác định quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ bị xâm hại.
- Mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện
bên ngoài của tội phạm, bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi
nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ,
phương tiện, hoàn cảnh phạm tội… Thông qua biểu hiện bên ngoài ở mặt khách
quan của tội phạm có thể đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm.
Mặt khách quan của tội phạm bao gồm:
+ Hành vi: Hành vi là dấu hiệu bắt buộc ở tất cả các tội phạm. Hành vi bao gồm hành
vi hành động (ví dụ: hành vi của tội giết người, tội cướp tài sản,…) và hành vi không
hành động (ví dụ: hành vi của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng,…)
+ Hậu quả: Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc ở tất cả tội phạm. Ví dụ, tội hiếp
dâm thì hậu quả không phải là dấu hiệu định tội, tội vứt bỏ con mới đẻ thì hậu quả là
dấu hiệu định tội.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm.
- Mặt chủ quan của tội phạm: Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lý
bên trong của tội phạm được phản ánh qua hình thức động cơ, mục đích của tội
phạm. Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm:
+ Lỗi: Lỗi là dấu hiệu bắt buộc ở tất cả các tội phạm. Lỗi bao gồm:
Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng
vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Lỗi vô ý vì quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra
hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể
ngăn ngừa được.
Lỗi vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra
hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả
đó.
- Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi phạm tội.
Người phạm tội (chủ thể của tội phạm) phải là người có đủ năng lực trách nhiệm
hình sự và đạt độ tuổi nhất định mà Bộ luật hình sự quy định đối với mỗi loại tội
phạm.
1. What constitutes a crime?
Constituting a crime is a combination of necessary and sufficient signs, specific to a
particular crime, specified in the law.
In particular, "crime" is an act that is dangerous to society as defined in the Penal
Code, committed by a person with criminal capacity or a commercial legal entity
intentionally or unintentionally, infringing upon the independence of the
community. , sovereignty, unity, territorial integrity of the Fatherland, infringing
upon the political regime, economic regime, culture, national defense, security,
order, social safety, legitimate rights and interests of organizations, infringing upon
human rights, legitimate rights and interests of citizens, infringing upon other areas
of the socialist legal order, which, according to the provisions of this Code, must be
criminally handled.
2. Elements constituting a crime
Although each crime can be different in nature and extent of manifestation, in all
crimes, four most common constituent elements can be drawn that any crime must
have, which are: :
- The object of the crime: The object of the crime is the social relationship that is
infringed by the criminal. If social relations are not violated, then there will be no
dangerous behavior for society and, of course, there will be no crime. Therefore,
when it comes to crime, it is first necessary to determine the social relations that the
criminal law protects are violated.
- The objective side of the crime: The objective side of the crime is the external
manifestations of the crime, including: acts that are dangerous to society,
consequences of acts dangerous to society, human relationships, etc. The result
between the behavior and the consequences, tools, means, and circumstances of
the crime... Through the external manifestation of the objective side of the crime, it
is possible to assess the nature and degree of danger of the crime. The objective side
of the crime includes:
+ Behavior: Behavior is a mandatory sign in all crimes. Acts include acts of action (for
example, the act of murder, robbery, ...) and inaction (for example, the act of failing
to help someone in danger. life-threatening, etc.)
Consequences: Consequences are not mandatory in all crimes. For example, the
crime of rape, the consequences are not a sign of guilt, the crime of abandoning the
newborn baby, the consequences are a sign of condemnation.
The causal relationship between the behavior and the consequences of the crime.
- The subjective side of the crime: The subjective side of the crime is the internal
psychological manifestations of the crime which are reflected in the form of motives
and purposes of the crime. The subjective side of crime includes:
+ Error: Error is a mandatory sign in all crimes. Errors include:
Direct intentional error: The offender is well aware that his/her act is dangerous to
society, foresees the consequences of that act and wishes the consequences to
happen;
Indirect intentional error: The offender is well aware that his or her behavior is
dangerous to society, foresees the possible consequences of that act, but does not
want it, but still has the sense to let the consequences go. happen.
Unintentional error due to overconfidence: The offender, although he foresees that
his behavior may cause harmful consequences to society, thinks that such
consequences will not happen or can be prevented.
Negligence due to negligence: The offender did not foresee that his or her behavior
could cause harmful consequences for society, even though such consequences must
be foreseen and can be foreseen.
The subject of the crime: The subject of the crime is the person who commits the
crime. The offender (the subject of the crime) must be a person who has the capacity
for penal liability and reaches a certain age specified by the Criminal Code for each
type of crime.

You might also like