You are on page 1of 6

Chương 3 TỘI PHẠM

Khái niệm tội phạm


Các kiểu định nghĩa về tội phạm
- Định nghĩa hình thức: tội phạm là hành vi vi phạm PLHS.
- BLHS pháp 1810 quy định: tội phạm là hành vi bị luật hình sự cấm hoặc là hành
vi bị đạo luật hình sự trừng trị.
- BLHS thụy sĩ 1937 tội phạm là hành vi do luật hình sự cấm bằng nguy cơ xử phạt
 Không thể hiện sự nguy hiểm của tội phạm.
- Định nghĩa về nội dung: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái
pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.
- Định nghĩa tội phạm theo BLHS 2015 (khoản 1 Điều 8 BLHS 2015).
- Phải xử lý hình sự khác phải chịu hình phạt.
Các đặc điểm của tội phạm
Tính nguy hiểm cho xã hội
- Định nghĩa: được thể hiện ở chỗ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể
cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
- Những hành vi tuy có dấu hiệu tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội
không đáng kể thì không phải là tội phạm (khoản 2 Điều 8 BLHS).
- Là đặc diểm cơ bản quan trọng nhất, thuộc tính khách quan của tội phạm, là tiêu
chí để phân biệt tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Căn cứ để xác định tính nguy hiểm
 Tính chất của quan hệ xã hội luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại
 Tính chất của HVKQ bao gồm cả tính chất của phương pháp, thủ đoạn,
công cụ, phương tiện PT.
 Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra cho các QHXH bị xâm hại
 Tính chất và mức độ lỗi
 Động cơ, mục đích phạm tội
 Hoàn cảnh chính trị, xã hội và địa điểm phạm tội
 Nhân thân của người có hành vi phạm tội
 Những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác
Tính có lỗi
- Khái niệm: lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi của mình và
hậu quả mà hành vi đó gây ra, biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý, thể hiện sự
phủ định các yêu cầu của xã hội.
Tính trái pháp luật hình sự
- Biểu hiện của tính trái pháp luật hình sự: Tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật
hình sự khoản 2 điều 11 tuyên ngôn nhân quyền thế giới: “không ai xét xử về một
hành vi mà lúc họ thực hiện pháp luật quốc gia hay quốc tế không coi là tội phạm”
Tính phải chịu hình phạt
- Là đặc điểm của tội phạm vì:
 Tội phạm là nguy hiểm nhất, quy định trong BLHS kèm theo sự đe dọa áp
dụng hình phạt
 Bản chất của tội phạm, nêu cao tính răn đe, phòng ngừa tội phạm
 Tội phạm là cơ sở áp dụng hình phạt, tội phạm luôn gắn với hình phạt
tương ứng
 Bất kỳ hành vi

- Quan điểm khác: không phải là một dấu hiệu của tội phạm vì
 Không được quy định tại khoản 1 điều 8 BLHS
 Có trường hợp là tội phạm nhưng không áp dụng hình phạt (tòa án miễn
TNHS, miễn hình phạt hoặc miễn chấp hành hình phạt)
Ý nghĩa của khái niệm tội phạm
Phân loại tội phạm
- Định nghĩa: là phân chia các tội phạm được quy định trong BLHS thành các nhóm
khác nhau dựa trên một căn cứ xác định, nhằm
Các căn cứ để phân loại tội phạm
- Các loại qhxh mà luật hình sự bảo vệ
- Các hình thức lỗi: cố ý, vô ý
- Chủ thể thực hiện tội phạm: thông thường, đặc biệt
- Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
Quy định của BLHS về phân loại tội phạm
- Phân loại tội phạm căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi phạm tội
- Xác định tội phạm căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt
Chương 4: CẤU THÀNH TỘI PHẠM
Các yếu tố của tội phạm
- Chủ thể của tội phạm: người thực hiện tội phạm; pháp nhân thương mại
- Mặt khách quan của tội phạm: biểu hiện bên ngoài của tội phạm (hành vi, hậu quả,
quan hệ nhân quả, các tt khác)
- Mặt chủ quan của tội phạm: biểu hiện bên trong của tội phạm (lỗi, mục đích, động
cơ phạm tội)
- Khách thể của tội phạm: đối tượng bị tội phạm xâm hại
Cấu thành tội phạm
Định nghĩa
- Cttp là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho một loại tội
phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự.
Các đặc điểm dấu hiệu của cttp
- Đều do luật định
 Nguyên tắc không có tội, không có hình phạt nếu không có luật (đ2 BLHS)
 Điều 8: tội phạm là hành vi được quy định trong BLHS
- Có tính đặc trưng
 Có nghĩa là trong sự kết hợp với nhau, những dấu hiệu này vừa phản ánh
được đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội phạm nhất định vừa
đủ cần thiết cho phép phân biệt tội này với tội khác.
- Mang tính bắt buộc
 Để kết luận hành vi của người phạm tội cụ thể đòi hỏi phải xác định hành vi
được thực hiện đã thỏa mãn những dấu hiệu của cttp.
Phân loại cấu thành tội phạm
Phân loại theo mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được cttp phản ánh
- Cttp cơ bản là cttp chỉ có dấu hiệu định tội – dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép
phân biệt tội này với tội khác.
- Cttp tăng nặng là cttp mà ngoài những dấu hiệu định tội còn có những dấu hiệu
định khung tăng nặng.
- Cttp giảm nhẹ là cttp mà ngoài những dấu hiệu định tội còn có những dấu hiệu
định khung giảm nhẹ.
- Lưu ý: tình tiết định khung tăng nặng quy định tại điều khoản cụ thể và tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 51 và 52
Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của cttp
Các yếu tố tội phạm Ct vật chất Ct hình thức Ct cắt xén
Khách thể Các QHXH bị tội Các QHXH bị tội Các QHXH bị tội
phạm xâm hại phạm xâm hại phạm xâm hại
Mặt khách quan Hành vi nguy hiểm. Hành vi nguy hiểm Một phần của hành
Hậu quả (luật định) vi thực tế
nguy hiểm.
QHNQ giữa hành vi
và hậu quả.
Mặt chủ quan Lỗi cố ý hoặc vô ý Lỗi cố ý hoặc vô ý Lỗi cố ý hoặc vô ý
Chủ thể Người thực hiện tội Người thực hiện tội Người thực hiện tội
phạm phạm phạm
- 2 mô hình cấu thành vật chất?
- Mô hình 1 nếu hậu quả xảy ra trọn vẹn hoặc không trọn vẹn: giết người
- Mô hình 2 hậu quả là yếu tố bắt buộc xảy ra
MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
Khái niệm mặt khách quan của tội phạm
Khái niệm
Định nghĩa
- Mkq của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện bên
Dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
- Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện tội phạm: thời gian, địa điểm phương
tiện
- Có những tội yêu cầu phải có những dấu hiệu trên
Hành vi khách quan của tội phạm
Định nghĩa
- Hành vi khách quan được hiểu là những xử sự cụ thể của con người được thể
hiện ra thể giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây ra thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ
- Hay nói cách khác hành vi khách quan là những biểu hiện của con người ra bên
ngoài thế giới khách quan mà mặt thực tế của nó được ý thức kiểm soát và sự
điều khiển của ý chí
Các đặc điểm của hành vi khách quan
- Hành vi khách quan của tội phạm phải có tính nguy hiểm cho xã hội
- Hành vi khách quan của tội phạm phải là hành vi trái pháp luật hình sự
- Hành vi khách quan của tội phạm là hoạt động có ý thức và có ý chí
- Các trường hợp biểu hiện của con người không coi là hành vi trong nghĩa pháp lý
hình sự
 Biểu hiện của con người không có sự chủ định như phản xạ không điều
kiện, mộng du, phản ứng trong tình trạng choáng
 Biểu hiện của con người trong tình trạng bị rối loạn tinh thần nghiêm
trọng làm mất khả năng nhận thức và điểu khiển hành vi
 Biểu hiện của con ngưởi trong tình trạng bất khả kháng
 Biểu hiện của con người trong tình trạng bị cưỡng bức*
 Các trường hợp cưỡng bức
 Cưỡng bức thân thể là trường hợp dùng bạo lực vật chất tác động lên
thân thể của người khác (giam, trói), khiến người này không thể
hành động theo ý muốn của họ được. trường hợp này trách nhiệm
hình sự loại trừ (tuy nhiên phải xét xem họ có tự do ý chí hay không)
 Cưỡng bức tinh thần là trường hợp dùng lời nói hoặc bằng chách nào
khác đe dọa, uy hiếp tinh thần tác động đến ý chí người khác, nhằm
buộc họ phải làm hoặc không được làm 1 việc gì đó. Trách nhiệm
hình sự tùy thuộc từng trường hợp.
Các hình thức thể hiện của hành vi khách quan
Hành động phạm tội
- Hành động phạm tội là hình thức biểu hiện của hành vi phạm tội làm biến đổi tình
trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
cho khách thể
Không hành động phạm tội
- Không hành động phạm tội là hình thức biểu hiện của hành vi khách quan làm
biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hai cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể không làm
một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm
- 2 điều kiện xác định không hành động PT
 Điều kiện 1: có nghĩa vụ pháp lý thực hiện công việc nhất định.
 Điều kiện 2 có khả năng và điều kiện để thựce hiện nghĩa vụ pháp luật của
mình nhưng họ đã không thực hiện.
Các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan
- Tội ghép: là tội mà mặt khách quan của nó được hình thành từ nhiều hành vi khác
nhau xảy ra đồng thời, xâm hại các khách thể khác nhau.
- Tội liên tục: là tội phạm có hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi cùng loại
xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, xâm hại cùng một khách thể và đều bị chi
phối bởi ý định phạm tội cụ thể thống nhất.
- Tội kéo dài: là tội phạm mà hành vi khách quan có khả năng diễn ra không gián
đoạn trong khoảng thời gian dài.
- Cần phân biệt tội liên tục với trường hợp phạm tội nhiều lần.
Hành vi khách quan của tội phạm

You might also like