You are on page 1of 45

HÌNH SỰ HỌC PHẦN CHUNG

Chương 1: Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc của LHS


Ngành luật: Luật HS: hệ thống các quy phạm pháp luật xác định những hành vi nguy
hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm, đồng thời xác định hình phạt đối với tội phạm ấy.

Đối tượng điều chỉnh: những quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước với người phạm tội
(pháp nhân phạm tội) khi người này thực hiện tội phạm. (=QHPLHS)
(Chủ thể 1 bên phải là nhà nước – 1 bên là người phạm tội)
- QHXH được luật hình sự bảo vệ (khách thể): chủ quyền quốc gia, an ninh đất nước,quyền
con người, quyền công dân,….(Đ1 BLHS; đ8 blhs 2015) khác với QHXH bị LHS điều
chỉnh
- Điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất -> chế tài nghiêm khắc nhất
1. ĐTĐC của LHS là những QHXH được LHS bảo vệ. => Sai. QHXH được LHS bảo vệ là
khách thể, chỉ khi qhe đó bị xâm hại thì mới phát sinh quan hệ xh bị lhs điều chỉnh
2. ĐTĐC của LHS là tất va các QHXH phát sinh khi có 1 tội phạm được thực hiện. => Khi
có 1 tôji phạm được thực hiện thì sẽ phát sinh nhiều quan hệ. Nhưng chỉ những quan hệ
nào thoả mãn dấu hiệu của QHXH bị LHS điều chỉnh thì mới là ĐTĐC của LHS (1 bên là
ng phạm tội – 1 bên là nhà nước).
3. Chỉ có việc thực hiện hành vi phạm tội là sự kiện pháp lý làm phát sinh QH PLHS .
Sự kiện pháp lý làm phát sinh QHPL -> (hành vi pháp lý (do con ng); sự biến pháp lý
(không phải do con người))
=> Đúng. Trong pháp luật HS chỉ có hành vi pháp lý chứ không có sự biến pháp lý. Hành
vi phạm tội do con người thực hiện mới phát sinh quan hệ PLHS.

Phương pháp điều chỉnh: PP Quyền uy phục tùng


Bất bình đẳng (1 trong 2 bên chủ thể là nhà nước, NN sử dụng các thiết chế của mình để
kiểm soát người phạm tội (công an, toà án).

II. BẢN CHẤT CỦA LHS


- Tính giai cấp
- Tính xã hội
IV. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LHS
NHỚ 2 VĐ: ĐTĐC LHS, PP ĐC LHS (pp quyền uy phục tùng)
CHƯƠNG 2: NGUỒN VÀ HIỆU LỰC CỦA LHS VIỆT NAM CẤU TẠO CỦA
BLHS
I. Khái niệm ĐLHS
- Là văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực cao nhất ban hành (Quốc hội) quy định về tội
phạm và hình phạt.
Cấu tạo của QĐPLHS
- Giả định: chủ thể
- Quy định:
+ Quy định giản đơn (Đ171 BLHS): chỉ nêu tên, không mô tả dấu hiệu phạm tội,
+ Quy định mô tả (Đ168):
+ Quy định viện dẫn (đ260): viện dẫn đến 1 vbpl khác
- Chế tài;
+Chế tài tương đối dứt khoát
+Chế tài lựa chọn:
+Chế tài xác định tuyệt đối (bây giờ không còn nữa)
III. HIỆU LỰC CỦA ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1. Hiệu lực theo không gian
- Trong lãnh thổ vn: Đ5 BLHS2015
Lãnh thổ vn: Đ1 HP2013: vùng đất, vùng nước (nội địa, nội thuỷ, lãnh hải), vùng trời,
vùng lòng đất, lãnh thổ di động (tàu bày, tàu biển mang cờ việt nam)
- Hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ vn:
+Hành vi phạm tội thực hiện trọn vẹn trên lãnh thổ vn
+ Tội phạm được bắt đầu, hoặc diễn ra hoặc kết thúc trên lãnh thổ việt nam
- Ngoài lãnh thổ vn: Đ6 BLHS2015
2. Hiệu lực theo thời gian: điều 7 blhs2015
- Hành vi phạm tội diễn ra ở thời điểm nào thì dùng bộ luật có thời điểm thi hành ở thời
điểm đó. Còn nếu chưa xét xử mà có đạo luật mới có lợi hơn (cho ng bị xét xử) thì sử dụng
đạo luật mới.
Hồi tố: sử dụng đạo luật hiện tại để xét xử hành vi xảy ra trước khi có luật. Trong luật hình
sự việt nam không có hồi tố bất lợi.

Bài tập trang 16


1. ĐTĐC của PLHS không phải là QHXH được LHS bảo vệ
12. Sai. Đ6 BLHS 2015. Có ngoài lãnh thổ vn: khi ng thực hiện hành vi phạm tội là ng việt
nam ở nước ngoài, ng nước ngoài thực hiện hành vi phạm tội ở nước ngoài xâm phạm lợi
ích, quyền lợi hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm phạm lợi ích nước CHXHCN
VN.
CHƯƠNG 3: TỘI PHẠM
I. Khái niệm tội phạm:
Định nghĩa hình thức: Tội phạm là hành vi vi phạm PLHS
Định nghĩa nội dung: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái PLHS và phải
chịu hình phạt

Các đặc điểm của tội phạm:


o Tính nguy hiểm cho xã hội:
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Nguy hiểm = gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đáng kể cho các QHXH được
LHS bảo vệ
* Đặc điểm cơ bản, quan trọng nhất
* Thuộc tính khách quan của tội TP
* Là một trong những tiêu chí để phân biệt TP với các hành vi VPPL khác

- Căn cứ đánh giá tính nguy hiểm:


+ Tính chất của QHXH mà tội phạm xâm hại
+ Tính chất của HVKQ bao gồm cả tính chất của PP, thủ đoạn, công cụ, phương
tiện phạm tội
+ Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe doạ gây ra cho các QHXH bị xâm hại (cùng tính
chất thì đánh giá dựa trên mức độ)
+ Tính chất và mức độ lỗi
+ Động cơ, mục đích phạm tội
+ Hoàn cảnh chính trị, xã hội và địa điểm phạm tội
+ Nhân thân (toàn bộ đặc điểm của 1 con người) của người có hành vi PT
o Tính có lỗi:
- Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi của mình và hậu quả mà
hành vi đó gây ra, biểu hiện dưới hình thứ cố ý hoặc vô ý, thể hiện sự phủ định các
yêu cầu của xã hội
Tội phạm = hành vi do sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể
-> có lỗi
Không có lỗi : tâm thần (làm không biết mình làm gì), chưa đủ tuổi dưới 14 tuổi,
nhận thức được là sai, không muốn làm nhưng bị cưỡng ép làm
o Tính trái pháp luật hình sự
- Trái pháp luật = vi phạm pháp luật hình sự
K2 Đ11 Tuyên ngôn nhân quyền thế giới; Điều 2 BLHS 2015
o Tính phải chịu hình phạt
- Chỉ có tội phạm mới phải chịu hình phạt, không một loại hành vi VPPL nào
II. PHÂN LOẠI TỘI PHẠM
Một số căn cứ phân loại TP phổ biến:
1) Các QHXH mà LHS bảo vệ và bị TP xâm hại (khách thể)
- Có 13 loại tội phạm tương ứng với 13 nhóm khách thể
2) Phân loại TP căn cứ vào TÍNH CHẤT, MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI
CỦA HVPT (Đ9 BLHS2015)

Tính chất, mức độ nguy hiểm Loại tội phạm Mức cao nhất của
khung hình phạt
Không lớn Ít nghiêm trọng Phạt tiền/ cải tạo không
giam giữ/ tù đến 3 năm
Lớn nghiêm trọng >3 đến 7 năm tù
Rất lớn Rất nghiêm trọng > 7 đến 15 năm tù
Đặc biệt lớn Đặc biệt nghiêm >15 đến 20 năm tù/ tù
trọng chung thân/ tử hình
Phân biệt tội phạm với những hành vi vi phạm pháp luật khác:
- Giống: hành vi nguy hiểm cho xã hội vì xâm hại đến các QHXH được NN xác lập và bảo
vệ

Có lỗi
Trái pháp luật

Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện

- Khác: Về nội dung: tính nguy hiểm cao hơn


Về hình thức pháp lý: chỉ tội phạm được quy định trong PLHS
Về hậu quả pháp lý: người phạm tội phải chịu hình phạt
CHƯƠNG 4: CẤU THÀNH TỘI PHẠM
I. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI PHẠM
Phải đáp ứng đủ 4 yếu tố sau mới cấu thành tội phạm:
1. Khách thể của tội phạm
- Những QHXH mà luật HS bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. (được luật hs bảo vệ và bị tội
phạ xâm hại)
- Nếu không có những QHXH được luật hình sự bảo vệ bị xâm hại thì cũng không có tội
phạm.
2. Chủ thể của tội phạm
- Con người cụ thể, pháp nhân thương mại (công ty thương mại) đã được thực hiện tội
phạm.
*Pháp nhân TM: tổ chức nhân danh chính nó thực hiện những giao dịch, tài sản riêng,..
theo Luật DS
*Con người: có năng lực trách nhiệm hình sự; đạt độ tuổi chịu TNHS
3. Mặt khách quan
- Những biểu hiện bên ngoài của tội phạm hiện diện trong thế gioiws khách quan
+Hành vi nguy hiểm cho xh
+ Hậu quả nguy hiểm cho xh
+Các biểu hiện khách quan khác: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thgian, địa
điểm, hoàn cảnh phạm tội
- Nếu không có các biểu hiện khách quan của TP (ít nhất là hành vi khách quan) thì không
có tội phạm.
4. Mặt chủ quan
Những biểu hiện bên trong của tội phạm:
+ Lỗi
+Mục đích
+Động cơ phạm tội
- Nếu không có các biểu hiện chủ quan của TP (ít nhất là lỗi) thì không có tội phạm.
Vdu tội cướp tsan
Khách thể: quan hệ sở hữu tài sản, quan hệ nhân thân (quyền được bảo vệ tính mạng, sức
khoẻ) (đe doạ dùng vũ lực)
Chủ thể: con người (có NLTNHS + đạt độ tuổi nhất định)

Mặt khách quan: Hành vi: dùng vũ lực/ đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc thủ đoạn
khác làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự được

Mặt chủ quan: Lỗi: cố ý


Mục đích: chiếm đoạt tài sản

=> Cấu thành tội phạm = mô hình pháp lý của một tội phạm cụ thể

(Mô hình vì không thể nào mô tả chi tiết được)


*Đặc điểm của các dấu hiệu CTTP:

- Do luật định: các dấu hiệu CTTP đều do luật định

- Có tính đặc trưng: vừa phản ánh bản chất nguy hiểm cho xã hội của một loại tội phạm và
phân biệt tội phạm này với tp khác (không có 2 cttp giống hệt nhau)

- Có tính bắt buộc: một hành vi bị coi là tội phạm khi thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu CTTP
được quy định trong luật HS

*Các dấu hiệu bắt buộc trong mọi CTTP:

Khách thể: QHXH bị TP xâm hại

Chủ thể: NLTNHS + đạt độ tuổi nhất định

Mặt khách quan: Hành vi

Mặt chủ quan:

3.1 Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xh của hành vi PT

CTTP cơ bản:

• Chỉ có dấu hiệu định tội


• Phản ánh trường hợp TP hoàn thành

• Mỗi tội danh chỉ có một CTTP cơ bản

CTTP tăng nặng:

• Dấu hiệu định tội + dấu hiệu phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên đáng kể

• CTTP CƠ BẢN + DH ĐỊNH KHUNG TĂNG NẶNG

CTTP giảm nhẹ:

• Dấu hiệu định tội + dấu hiệu phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội giảm đi đáng kể

• CTTP CƠ BẢN + DH ĐỊNH KHUNG GIẢM NHẸ

3.2 Dựa theo đặc điểm cấu trúc của CTTP

CTTP vật chất:

• Dấu hiệu bắt buộc của MKQ: hành vi, hậu quả, quan hệ nhân quả

• TP được coi là hoàn thành khi hành vi đã gây ra hậu quả luật định
CTTP Hình thức:

• Dấu hiệu bắt buộc của MKQ: hành vi

• TP được coi là hoàn thành khi hành vi được thực hiện (không đòi hỏi hậu quả)

CTTP cắt xén: 1 loại cttp hình thức dưới dáng đặc biệt chỉ cần 1 phần của hành vi thôi

• Dấu hiệu bắt buộc của MKQ: hành vi

• Hành vi mô tả trong CTTP chỉ là một phần hay một giai đoạn của hành vi mà NPT muốn
thực hiện

TIÊU CHÍ ĐỂ XÂY DỰNG CTTP VẬT CHẤT/ HÌNH THỨC

*Tính nguy hểm của hvi phạm tội

- đầy đủ: CTTP vật chất

- chưa đầy đủ: CTTP hình thức


*Tính chất của thiệt hại

– yêu cầu của kĩ thuật lập pháp

- Thiệt hại xác định (người, tài sản): CTTP vật chất

- Thiệt hại không xác định được: CTTP hình thức

*Yêu cầu đấu tranh phòng chống TP:

- nguy hiểm cao, cần can thiệp: CTTP hình thức

- nguy hiểm thấp: CTTP vật chất


CHƯƠNG 5: KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM

2. Các loại khách thể

- Khách thể chung: tất cả qhxh mà luật hs bve và bị tội phạm xâm hại

- Khách thể loại: nhóm qhxh có cùng tính chất được nhóm các qpplhs bảo vệ và bị nhóm tp
xâm hại (chia thành các loại khác nhau có 13 loại)

- Khách thể trực tiếp: là qhxh cụ thể được plhs bảo vệ và bị một tp cụ thể trực tiếp xâm hại

Thông thường mỗi tp có 1 khách thể trực tiếp (một số ít tội có nhiều hơn: tội cướp tài sản
có 2 khách thể quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu)

Mối liên hệ giữa kt chung, kt loại, kt trực tiếp

- Cùng thuộc tính

- Tính đơn lẻ

1. Khái niệm Đối tượng tác động của TP

Đối tượng tác động của TP là một bộ phận của KT, bị hành vi PT tác động đến để gây thiệt
hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho QHXH là KT của Luật hình sự

Các bộ phận hợp thành khách thể

- Chủ thể của QHXH: con người (cá nhân, tổ chức)

- Nội dung của QHXH: hdong của chủ thể

- Đối tượng vật chất của QHXH: vật, hiện tượng liên quan đến hđ của chủ thể

VDU: A giật dây chuyền B


Khách thể: quan hệ sở hữu của chị B với sợ dây chuyền
Đối tượng tác động: sợi dây chuyền
Vdu: A giết B
Khách thể: quyền được sống của B
Đối tượng tác động: chị B
Lưu ý:
đối tượng tác động là một khái niệm độc lập nhất định với khách thể của tội phạm
Sự tác động của tội phạm lên đối tượng tác động:
Luôn làm xấu đi tình trạng của QHXH
Không phảu lúc nào cũng làm xấu đi tình trạng của đối tượng tác động
Một số loại đối tượng tác động của TP
+Con người

Con người đang sống nói chung


Con người với những đặc điểm nhất định:

- Độ tuổi
- Chức năng công tác
- Quan hệ với người phạm tội

+Đối tượng vật chất


- Tài sản nói chung
- Tài sản với đặc điểm nhất định về lượng hoặc chất
+Hoạt động bình thường của các chủ thể: ví dụ: tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ
PHÂN BIỆT ĐTTĐ VỚI CÔNG CỤ, PHƯƠNG TIỆN PT

- Công cụ, phương tiện phạm tội là những vật mà người phạm tội sử dụng để tác động lên
đối tượng tác động của tội phạm

- Công cụ, phương tiện phạm tội không phải là một bộ phận của khách thể, không phải là
đối tượng được luật hình sự bảo vệ
CHƯƠNG 6: MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
I. KHÁI NIỆM MKQ CỦA TỘI PHẠM
1. 1. Định nghĩa
Là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại
bên ngoài thế giới khách quan.
MKQ của tội phạm bao gồm:
- Hành vi nguy hiểm cho xh
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
- Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện tội phạm như: thời gian, địa điểm, phương
tiện, công cụ thực hiện tội phạm,...
1.2 Ý nghĩa

Định tội
- HVKQ: dấu hiệu bắt buộc của mọi CTTP
- Hậu quả, mối QHNQ: bắt buộc đối với CTTP vật chất
- Dấu hiệu khác (thời gian, địa điểm, công cụ,...): dấu hiệu định tội của một số TP

Định khung hình phạt


Xác định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS

II. HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM (hvi phạm tội)

HVKQ của tội phạm là những xử sự có ý thức và ý chí của con người được thể hiện ra thế
giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ

3 ĐẶC ĐIỂM CỦA HVKQ CỦA TP

- Xử sự có ý thức và ý chí:

 Ý thức: khả năng nhận thức ý nghĩa xã hội của hành vi

Ý chí: khả năng điều khiển hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật

- Biểu hiện của con người trong tình trạng không nhận thức được và không điều khiển
được xử sự của mình hoặc tuy nhận thức được nhưng không điều khiển được thì không
phải là hành vi phạm tội

=>Biểu hiện của con người không phải là hành vi phạm tội:

 Biểu hiện không có chủ định như phản xa không điều kiện, mộng du, phản ứng trong
tình trạng choáng,...

 Tình trạng rối loạn tâm thần nghiêm trọng làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển
hành vi
 Tình trạng bất khả kháng
 Tình trạng bị cưỡng bức về thân thể hoặc tinh thần

- Nguy hiểm cho xã hội

Nguồn gốc: xuất phát từ tính nguy hiểm cho xã hội của TP
Giúp phân biệt tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác

Thể hiện qua tính chất của QHXH bị xâm hại, thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra,
phương thức, thủ đoạn thực hiện, công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm thực hiện hành
vi...
- Trái pháp luật hình sự

2.2 CÁC HÌNH THỨC THỂ HIỆN CỦA HVKQ

1. Hành động phạm tội

Chủ thể làm một việc bị PL cấm


là hình thức phổ biến nhất của hành vi PT

2. Không hành động phạm tội

Chủ thể không thực hiện một xử sự tích cực, cần thiết cho xh mặc dù có đkien để làm.

Vdu: trốn nghĩa vụ quân sự, trốn thuế,..

Nghĩa vụ hành động phát sinh do:


- Luật định

- Quyết địnhcủa CQNN có thẩm quyền

Chức năng, nghề nghiệp

Xử sự trước đó của chủ thể

3. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội

Phân loại

Thiệt hại về vật chất


- sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng vật chất
- mức độ thiệt hại thường được quy đổi thành tiền

Thiệt hại về thể chất


- sự biến đổi tình trạng bình thường của con người

- mức độ thiệt hại được tính bằng số người bị thiệt mạng hoặc tỷ lệ (%) thương tật của
người bị hại

Thiệt hại phi vật chất


- thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, tự do hoặc thiệt hại về an ninh chính trị và an toàn xã
hội dô hành vi PT gây ra

Các loại thiệt hại khác

4. MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ GIỮA HÀNH VI VÀ HẬU QUẢ

Mối quan hệ nhân quả trong Luật hình sự được hiểu là mối liên hệ giữa một hiện tượng là
hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội đóng vai trò là nguyên nhân với một hiện tượng
là hậu quả nguy hiểm cho xã hội đóng vai trò là kết quả.

 Điều kiện để truy cứu TNHS một người về HQNH cho xã hội: có QHNQ giữa HV và
HQ đó.

Khi nào tồn tại mối quan hệ nhân quả?

 Về thời gian: Hành vi PT xảy ra trước hậu quả


Quan hệ nội tại: HV chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả

- khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động

- khả năng để cho sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động tiếp tục diễn
ra
Quan hệ tất yếu: hậu quả là kết quả tất yếu, không tránh khỏi

HV được coi là nguyên nhân khi HQ đã xảy ra là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm
phát sinh hậu quả của HV (phản ánh xu thế phát triển của hành vi)

4.2 Các dạng mối quan hệ nhân quả

ĐƠN TRỰC TIẾP: là dạng mối QHNQ trong đó chỉ có một HV trái pháp luật đóng vai trò
là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

KÉP TRỰC TIẾP: là dạng mối QHNQ trong đó có nhiều HV trái pháp luật cùng đóng vai
trò là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Hai trường hợp:

 Mỗi HV đã có khả năng thực tế trực tiếp phát sinh HQ
 Mỗi HV đều chưa có khả năng thực tế làm phát sinh HQ. Khả năng này chỉ hình thành
khi các HV đó kết hợp lại với nhau trong điều kiện nhất định
 DÂY TRUYỀN: dạng mối QHNQ trong đó HV trái pháp luật giữ vai trò là nguyên nhân
làm phát sinh HV trái pháp luật thứ hai và HV trái pháp luật thứ hai này đã trực tiếp làm
phát sinh hậu quả.

KÉP GIÁN TIẾP: dạng mối QHNQ trong đó HV trái pháp luật phải thông qua hành vi trái
pháp luật khác mới gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. (A canh cho B ăn trộm – A có
mqh kép gián tiếp)

5. Những biểu hiện khác thuộc MKQ

Phương tiện phạm tội


Phương pháp, thủ đoạn phạm tội Thời gian phạm tội
Địa điểm phạm tội
Hoàn cảnh phạm tội

Ý nghĩa của những biểu hiện khác thuộc MKQ

Dấu hiệu định tội


Dấu hiệu định khung tăng nặng

Quyết định hình phạt


CHƯƠNG 7: CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM

1. Khái niệm chủ thể của TP

- Con người/ pháp nhân TM

Thoả mãn 2 điều kiện:

+có năng lực TNHS

+Đủ tuổi chịu TNHS

2. Các dấu hiệu chủ thể cua TP

- Năng lực TNHS: (Ko có năng lực TNHS – Đ21 BLHS2015) khả năng của 1 người tại
thời điểm thực hiện hành vi nguy hiêm cho XH nhận thức được tính nguy hiểm cho XH
của hành vi do mình thực hiện và điều khiển hành vi

- Tuổi chịu TNHS: đ12 blhs2015 đạt đến 1 độ tuổi nhất định là tiền đề/ điều kiện có nl tnhs

LƯU Ý:

Nếu mắc bệnh tâm thần nhưng vẫn có khả năng nhận thức/ điều khiển hành vi (mức độ hạn
chế) :

- vẫn có NL TNHS nên họ là chủ thể của tội phạm và phải chịu TNHS về hành vi của mình

-> Tình tiết giảm nhẹ TNHS: điểm q khoản 1 điều 51 BLHS2015

TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Đ12 BLHS 2015

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những
tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu tn hình sự về tội phạm rất nghiêm
trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại 1 trong các điều 123, 134, 141, 142,
143,144,150,151,168,169,170,171,173,178,248,249,250,251,252,265,266,286,287,289,290
,299,303,304 BLHS2015.

CÁCH TÍNH TUỔI

- Tuổi tròn: “đủ 14t” hoặc “đủ 16t”

- Căn cứ vào các giấy trờ có giá trị pháp lý: giấy khai sinh, chứng sinh, cmnd, hộ khẩu,..
- Nếu không có đủ thông tin:

Chỉ xác định được tháng: lấy ngày cuối của Tháng

Chỉ xác định được quý: lấy ngày cuối của quý

Chỉ xác định đầu/ cuối năm: lấy 30/6 hoặc 31/12

Chỉ xác định được năm: lấy 31/12 của năm

3. CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA TỘI PHẠM

- Con người/ pháp nhân TM

- Có năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi

- Đạt độ tuổi nhất định


CHƯƠNG 8: MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM

I. Khái niệm

Mặt chủ quan của tội phạm là những hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội liên
quan đến việc thực hiện tội phạm

Các dấu hiệu trong MCQ của tội phạm:

- Lỗi

- Động cơ

- Mục đích

II. Lỗi

“Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và
đối với hậu quả do hành vi đó gây ra thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý”

Đ10, 11 BLHS 2015: lỗi cố ý, lỗi vô ý

2.1 Lỗi cố ý trực tiếp

Là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm, thấy trước hậu quả và mong muốn hậu quả xảy ra

Lý trí:

- Đối với HV: nhận thức rõ tính nguy hiểm


- Đối với HQ: thấy trước hậu quả của HV đó tất yếu hay có thể xảy ra

Ý chí:

Trực tiếp mong muốn hậu quả phát sinh

2.2. Lỗi có ý gián tiếp

Là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm, thấy trước hậu quả, tuy không mong muốn nhưng để mặc hậu quả xảy ra

Lý trí

- Đối với HV: nhận thức được tính nguy hiểm

- Đối với HQ: thấy trước hậu quả của HV đó có thể xảy ra
Ý chí

Không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra

Vdu: phụ huynh vứt bỏ con mới đẻ nhưng đứa bé bị chết dù không muốn giết nhưng sẽ bị
liệt vào lỗi cố ý gián tiếp

2.3 Lỗi vô ý vì quá tự tin

Tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy
ra hoặc có thể ngăn ngừa được và đã gây ra hậu quả đó

- Lý trí

Đối với HV: nhận thức được tính nguy hiểm

Đối với HQ: thấy trước hậu quả của HV có thể xảy ra, cho rằng sẽ không xảy ra hoặc có
thể ngăn ngừa được

- Ý chí

Không mong muốn hậu quả xảy ra

(A vs B đi săn, A nhắm bắn con gà cách đó 3,4 m có C đi lụm củi, B khuyên A đừng bắn,
A gạt đi và vẫn tự tin tin vào khả năng của mình, khi A bắn thì mũi tên trúng C (trượt tay,
giật mình,..) -> Lỗi vô ý vì quá tự tin)

2.4. Lỗi vô ý do cẩu thả

Người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy
trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy
trước (hậu quả này)

(Bác sĩ phẫu thuật để quên dao/ kéo/ bông gòn vào bụng bệnh nhân/ kê đơn thuốc sai cho
bệnh nhân do không tập trung làm việc dẫn đến sốc phản vệ)

2.5. Trường hợp hỗn hợp lỗi

Là trường hợp trong CTTP tăng nặng có hai loại lỗi (cố ý và vô ý) được quy định đối với
những tình tiết khách quan khác nhau của mặt khách quan

=> chỉ có thể xảy ra đối với tội phạm cố ý khi người phạm tội đã gây ra hậu quả nghiêm
trọng mà theo quy định của pháp luật phải chịu hình phạt nghiêm khắc hơn và thái độ đối
với hậu quả đó là vô ý

(Vdu: cướp giật tài sản nhưng làm cho người ta chết , không muốn điều đó xảy ra -> cố ý
với hành vi cướp giật, vô ý với hành vi giết người)
2.6. Sự kiện bất ngờ

Người thực hiện hành vi gây nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường
hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó thì
không phải chịu TNHS

 Không thể thấy trước HOẶC

 Không buộc phải thấy trước

Vdu: tàu lửa chạy trên đường ray -> bất ngờ có xe xông lên

3.1. ĐỘNG CƠ PHẠM TỘI

Động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý.

=> Không phải là dấu hiệu định tội trong mọi CTTP
=> Ảnh hưởng đến tính nguy hiểm của hành vi phạm tội (có thể là tình tiết tăng nặng hoặc
giảm nhẹ TNHS, tình tiết định khung hình phạt, xem xét khi QĐHP,...)

Vdu: A thuê B giết người với giá 100tr, động cơ của B là vì tiền

3.2. Mục đích phạm tội: mục đích trong đầu, hậu quả là trên thực tế

Kết quả trong ý thức mà người phạm tội mong muốn đạt được khi thực hiện tội phạm

 Chỉ đối với những tội phạm có lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội mới có mục đích phạm
tội

 Phân biệt với hậu quả của tội phạm?

- về thời gian

- Về yếu tố CTTP

Ví dụ:

A thuê B giết người với giá 100tr, động cơ của B là vì tiền, mục đích của B là giết người,
hậu quả: 1 người chết

Nếu người đó không chết: mục đích giết người, hậu quả là người đó bị thương, không chết
IV. SAI LẦM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SAI LẦM

2 Loại sai lầm:


-Sai lầm về pháp luật: hiểu lầm của người phạm tội về mặt pháp lý (1 ng cho rằng mình là
tội phạm nhưng không phải là tội phạm, 1 k=ng không nghĩ mình là tội phạm nhưng lại là
tội phạm, đánh giá sai hậu quả pháp lý của hành vi phạm tội của mình)
- Sai lầm về thực tế
CÁC DẠNG SAI LẦM THỰC TẾ
1. Sai lầm về khách thể

Là sự hiểu lầm của chủ thể về tính chất của QHXH mà HV của họ xâm hại tới

- không định xâm phạm KT A, nhưng thực tế đã xâm phạm -> chịu TNHS về tội vô ý (nếu
có lỗi vô ý)
- định xâm hại KT A, nhưng không xâm hại được -> phải chịu TNHS về tội cố ý định
phạm
- định xâm hại KT A, nhưng xâm hại KT B -> phải chịu TNHS về tội cố ý định phạm

2. Sai lầm về đối tượng

- Là sự hiểu lầm của chủ thể về đối tượng tác động khi thực hiện TP
- Phân biệt với sai lầm về khách thể: trong trường hợp sai lầm về đối tượng, người phạm
tội không có sai lầm về khách thể dự định xâm hại

-> không ảnh hưởng đến TNHS

Vdu: A giết B, nhưng B không chế C chết -> khách thể: quyền được sống, chủ thể: sai lầm
từ B thành C

3. Sai lầm về quan hệ nhân quả

Là sự hiểu lầm của chủ thể trong việc đánh giá sự phát triển của hành vi đã thực hiện của
mình

-> chịu TNHS về tội cố ý định phạm và tội vô ý đã thực hiện (nếu có lỗi vô ý)

Vdu: tưởng mình trộm được 2 tỷ nhưng thật ra không có tiền

4. Sai lầm về công cụ, phương tiện

Là sự hiểu lầm của chủ thể về tính chất của công cụ, phương tiện sử dụng khi thực hiện
hành vi
 Đánh giá sai của chủ thể về tính chất của công cụ, phương tiện sử dụng  chịu TNHS về
tội cố ý định phạm
 Cho rằng công cụ, phương tiện mình sử dụng không có khả năng xâm hại các QHXH
nhưng trên thực tế công cụ, phương tiện này đã xâm hại QHXH được LHS bảo vệ  chịu
TNHS về tội vô ý (nếu có lỗi vô ý)
Câu 1/34

NHẬN ĐỊNH SAI


Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì phân loại tội phạm dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này. Nói cách khác, căn cứ phân loại
tội phạm phải dựa trên mức cao nhất của khung hình phạt (do Điều luật quy định), còn
mức hình phạt do Tòa án áp dụng là hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án, không phải
căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS.

Câu 2/34

SAI

Điểm B khoản 1 điều 9 BLHS 2015 mức cao nhất từ trên 3 năm đến 7 năm.Để xác định
thuộc loại tội nào thì dựa vào luật quy định không phải toà tuyên án mà dựa vào mức cao
nhất của khung hình phạt được luật quy định. Không phải ít nghiêm trọng thì toà án mới
tuyên án 3 năm tù, có thể là nghiêm trọng.

Câu 6/34

Sai. CTTP hình thức hay CTTP vật chất xác định dựa vào luật định chứ không dựa vào hậu
quả trên thực tế.

Câu 4/34

Trong một tội danh luôn có cả ba loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ bản, cấu thành tăng
nặng, cấu thành giảm nhẹ.

Nhận định sai.

Trong một tội danh không bắt buộc có đủ 3 loại CTTP. Ví dụ: Điều 173 quy định về tội
trộm cắp tài sản. Theo đó, Khoản 1 là CTTP cơ bản, Khoản 2 và Khoản 3 là CTTP tăng
nặng, Khoản 5 là hình phạt bổ sung. Điều luật này không quy định về CTTP giảm nhẹ

Câu 5/34

Trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ không có dấu hiệu định tội

Sai. • Dấu hiệu định tội + dấu hiệu phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội giảm đi đáng kể

• CTTP CƠ BẢN + DH ĐỊNH KHUNG GIẢM NHẸ

Câu 8/34

Mỗi tội phạm chỉ có 1 khách thể trực tiếp.

Nhận định Sai.


Vì trong BLHS, một số tội phạm có nhiều khách thể trực tiếp – đó là trường hợp hành vi
phạm tội trực tiếp xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được Luật hình sự bảo vệ
ấy.VD: hành vi cướp tài sản trực tiếp xâm hại hai quan hệ xã hội là quan hệ sở hữu và quan
hệ nhân thân.
=> Tổng hợp lại mới phản ánh đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm xã hội của hành vi phạm
tội
Khách thể trực tiếp là gì? Một số trường hợp có khách thể trực tiếp?

9. Mỗi tội phạm, suy cho cùng, đều xâm hại đến khách thể chung
Nhận định đúng.
Vì khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ khỏi sự xâm phạm
của tội phạm. Bất kể tội phạm nào khi được thực hiện đều đã xâm phạm đến các mối quan
hệ đó. Vì vậy, suy cho cùng đều xâm phạm đến một khách thể chung là các quan hệ xã hội
được pháp luật Hình sự bảo vệ.

Khách thể chung là gì?


Khách thể trực tiếp là gì?
Mọi tội phạm đều xâm hại ít nhất 1 quan hệ xã hội cụ thể và qhxh đó là khách thể trực tiếp.
1 tội phạm có khách thể trực tiếp, khách thể trực tiếp là 1 bộ phận của khách thể chung.

10. Một tội phạm nếu trên thực tế đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm tốt hơn so
với tình trạng ban đầu thì không bị coi là gây thiệt hại cho xã hội.
Nhận định sai.
Thông thường, hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác
động, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm. Có những trường
hợp hành vi phạm tội không làm xấu đi tình trạng của đối tượng tác động, nhưng vẫn gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể.
Ví dụ: A trộm xe của B. A mang về, sửa lại và không làm gì hư hại đến chiếc xe. Nhưng
hành vi trộm cắp tài sản của A đã gây thiệt hại cho quyền sở hữu của B. Nên hành vi của A
vẫn gây nguy hiểm cho xã hội và cấu thành tội phạm.

15. Phương tiện phạm tội của Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS) là xe ô tô, xe máy
hoặc các loại xe khác có gắn động cơ.

Đúng. Vì phương tiện phạm tội là đối tượng vật chất được chủ thể của tội phạm sử dụng
trợ giúp cho việc thực hiện hành vi phạm tội. Ở điều 266 BLHS quy định về tội đua xe trái
phép thì phải có phương tiện phạm tội là xe máy, ô tô hoặc các loại xe khác có gắn động cơ
thì mới có thể quy định bản chất nguy hiểm của tội phạm.

16. Mọi xử sự của con người gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho xã hội đều được
coi là hành vi khách quan của tội phạm.
Nhận định sai. Hành vi khách quan của tội phạm phải là hành vi có ý thức và ý chi của
con người được thể hiện qua thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định gây thiệt
hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Hành vi
khách quan của tội phạm phải là xử sự có ý thức và ý chí, gây hại cho xã hội, trái với pháp
luật quy định. Như vậy, đáp ứng đủ 3 yếu tố sau thì mới được coi là hành vi khách quan
của tội phạm. Nếu chỉ là hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho xã hội thì chưa
đủ để được coi là hành vi khách quan của tội phạm. Giả sử một người bị tâm thần hay bị
mộng du không kiểm soát được hành động của mình để rồi gây thiệt hại cho người khác thì
không được xem là hành vi phạm tội.

18. Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu luôn được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản.
Nhận định: Sai
Giải thích: CTTP cơ bản chứa đựng dấu hiệu định tội. trong cttp cơ bản có hậu quả thì đó
là cấu thành cơ bản của tội phạm cấu thành vật chất. Trong cttp cơ bản không có hậu quả
thì là cấu thành cơ bản của tội phạm cấu thành hình thức. Nếu loại tội phạm có cấu thành
hình thức thì trong cấu thành cơ bản không quy định dấu hiệu hậu quả. Còn nếu loại tội
phạm có cấu thành vật chất thì cấu thành cơ bản luôn có dấu hiệu hậu quả. Và ở các cấu
thành định khung tăng nặng và giảm nhẹ của hai loại tội phạm đều có thể có dấu hiệu hậu
quả.
CTTP cơ bản? hậu quả?

Ví dụ Điều 168 Tội cướp tài sản chỉ quy quy định hành vi trong cấu thành cơ bản, không
có quy định hậu quả trong cấu thành cơ bản.

20. Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong
BLHS thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Nhận định: Sai


Giải thích: Không phải mọi trường hợp mắc bệnh tâm thần đều rơi vào tình trạng không
có năng lực TNHS. Chỉ những người mắc bệnh tâm thần đến mức độ “không có khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình (nghĩa là phải thỏa mãn cả hai dấu
hiệu y học và tâm lý) thì mới được coi là không có năng lực TNHS, không phải là chủ thể
của tội phạm và không phải chịu TNHS.
Theo điểm q khoản 1 điều 51 BLHS2015: “người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế
khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”
Nếu người bị mắc bệnh tâm thần nhưng vẫn có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển
hành vi của mình (ở mức độ hạn chế) thì họ vẫn có năng lực TNHS nên họ là chủ thể của
tội phạm và phải chịu TNHS về hành vi của mình, nhưng ở mức độ hạn chế hơn so với
những người người bình thường khác.

22.Người 15 tuổi thực hiện hành vi được quy định tại khoản 2 điều 128 BLHS thì không
phải chịu trách nhiệm hình sự.

Nhận định đúng. Theo K2 Đ12 blhs 2015:

“2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu tn hình sự về tội phạm rất nghiêm
trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại 1 trong các điều 123, 134, 141, 142,
143,144,150,151,168,169,170,171,173,178,248,249,250,251,252,265,266,286,287,289,290
,299,303,304 BLHS2015.”
Các loại tội mà người từ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm trong k2 đ12 blhs2015
không có đề cập đến hành vi ở điều 128 nên không chịu trách nhiệm hình sự. Người 15
tuổi thực hiện hành vi khoản 2 điều 128 không phải là chủ thể của tội phạm.
27. Người bị cưỡng bức về tinh thần thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về xử sự gây
thiệt hại cho xã hội được quy định trong BLHS.

Nhận định sai. Uy hiếp tinh thần đến mức tê liệt về mặt ý chí thì mới không phải chịu trách
nhiệm hình sự. Người thực hiện hành vi không còn ý chí, không thể tính là hành vi khách
quan của tội phạm, nên không có lỗi, không chịu trách nhiệm về mặt hình sự.
Ví dụ: cướp ngân hàng kề súng vào đầu giám đốc bắt nhân viên phải đưa tiền thì khi đưa
tiền cho cướp ng nhân viên không bị coi là tội phạm.
Còn theo Điểm k Khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về những tình tiết
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

“ Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1.Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;”
Vậy nên nếu không trong tình thế cấp thiết, thì người bị cưỡng ép tinh thần chưa đến mức
bị tê liệt về mặt ý chí thực hiện hành vi gây hại cho xã hội thì vẫn là tội phạm nhưng sẽ
được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
28. Tuổi chịu TNHS là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội.
Nhận định: Đúng

Các dấu hiệu chủ thể cua TP

- Năng lực TNHS: (Ko có năng lực TNHS – Đ21 BLHS2015) khả năng của 1 người tại
thời điểm thực hiện hành vi nguy hiêm cho XH nhận thức được tính nguy hiểm cho XH
của hành vi do mình thực hiện và điều khiển hành vi

- Tuổi chịu TNHS: đ12 blhs2015 đạt đến 1 độ tuổi nhất định là tiền đề/ điều kiện có nl tnhs

Lỗi là thái độ tâm lý của 1 người đối với hành vi nguy iểm cho xã hội của mình đối hậu
quả do hành vi đó gây ra thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.Cùng với sự phát triển về
thể chất, trí tuệ, sự giáo dục và tích lũy kinh nghiệm sống, khi đạt đến một độ tuổi nhất
định, người ta mới nhận thức được đầy đủ các đòi hỏi, chuẩn mực của xã hội và điều khiển
hành vi của mình theo những chuẩn mực đó. Khi đó nhà làm luật mới quy định con người
đủ tuổi chịu TNHS.

Bài tập 6/39

Có. Căn cứ theo K2 Đ12 blhs 2015:

“2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu tn hình sự về tội phạm rất nghiêm
trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại 1 trong các điều 123, 134, 141, 142,
143,144,150,151,168,169,170,171,173,178,248,249,250,251,252,265,266,286,287,289,290
,299,303,304 BLHS2015.”

Khoản 1 điều 168 khung phạt là 3 – 10 năm từ, dựa theo mức cao nhất ở khung hình phạt
tại K1 Đ168 thuộc trong mức 7 năm – 15 năm tù của tội phạm rất nghiêm trọng.
Và căn cứ theo khoản 2 điều 12 BLHS , A 15 tuổi 6 tháng thuộc nhóm người từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội phạm rất nghiêm trọng.

NHẬN ĐỊNH

B1: NÊU KHÁI NIỆM ĐÚNG? CƠ SỞ LÝ LUẬN? CÁCH HIỂU ĐÚNG

B2: ĐƯA RA QUAN ĐIỂM. SAI CHỖ NÀO? TẠI SAO SAI? KHI NÀO THÌ ĐÚNG

B3: KẾT LUẬN LẠI


CHƯƠNG 9: CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM

I. KHÁI NIỆM CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM

Định nghĩa:

+ Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình cố ý thực hiện tội phạm
(lỗi cố ý), bao gồm:

1) Chuẩn bị phạm tội (Đ14 BLHS)

2) Phạm tội chưa đạt (Đ15 BLHS)

3) Tội phạm hoàn thành

+ Thông thường có 5 bước THỰC HIỆN TỘI PHẠM:

1) Hình thành ý định phạm tội

2) Biểu lộ ý định phạm tội

(Không được coi là giai đoạn thực hiện tội phạm)

(Ngoại lệ: một vài trường hợp đặc biệt, chỉ biểu lộ ý định phạm tội đã gây nguy hiểm cho
xã hội vdu: trong trường hợp ng A có mâu thuẫn vs ng B, và biểu lộ ra cho mọi người rằng
A rất ghét B và sẽ giết B;

- Những qhxh đặc biệt quan trọng chỉ mới biểu lộ ý định phạm tội cũng phải xử lý hình sự
(An ninh quốc gia, tính mạng con người))

3) Chuẩn bị phạm tội

4) Phạm tội chưa đạt

5) Tội phạm hoàn thành

=> Trên thực tế có 5 bước nhưng hai bước đầu chưa đủ gây nguy hiểm cho xã hội nên chỉ
tính 3 giai đoạn thực hiện tội phạm

Ý nghĩa của các giai đoạn thực hiện tội phạm:

- Xác định TP và truy cứu TNHS đối với chủ thể phạm tội

- Xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, làm cơ sở để xđịnh mức độ TNHS
đối với ng phạm tội

- Đấu tranh và phòng ngừa tội phạm


II) CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM

2.1. Chuẩn bị phạm tội

2.1.1. Khái niệm

K1 Đ14 BLHS

Biểu hiện khách quan của chuẩn bị phạm tội:

- Tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội

- Tạo các điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm

- Thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ những trường hợp được quy định tại Đ109, điểm
a khoản 2 Đ113 hoặc điểm a K2 điều 299 của BLHS. (quy định mới theo điều ước quốc tế)

Đặc điểm thứ 1:

Thời điểm sớm nhất của gđoạn chuẩn bị phạm tội là thời điểm tội phạm tạo ra những điều
kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để thực hiện hành vi phạm tội

Đặc điểm thứ 2:

Thời điểm muộn nhất của gđoạn chuẩn bị phạm tội là thời điểm trước lúc người phạm tội
bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được phản ánh trong CTTP hoặc trước lúc người
phạm tội bắt tay vào việc thực hiện những hành vi đi liền trước hành vi khách quan
được mô tả trong CTTP.

-> Đây là đặc điểm để phân biệt giai đoạn chuẩn bị phạm tội với phạm tội chưa đạt

- Hành vi đi liền trước là hành vi xảy ra trước hành vi khách quan được mô tả trong quy
định tội phạm, mà ngay sau đó là hành vi khách quan.

Ví dụ: A lấy trộm cái xe trong nhà thì hành vi đi liền trước là hành vi A mở cửa nhà ra (đột
nhập vào nhà)

- A vào nhà giết người bằng dao thì hành vi đi liền trước là hành vi giơ dao lên

- A vào nhà giết người bằng súng thì hành vi đi liền trước là hành vi nạp đạn

Đặc điểm thứ 3: Người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng là do những
nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của ho

2.1.2. Trách nhiệm hình sự đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội:

-Đánh giá tính nguy hiểm của giai đoạn chuẩn bị phạm tội: tính nguy hiểm thấp nhất
- Về phạm vi TNHS đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội:

+ Người cbi phạm một tội được liệt kê tại k2 đ14 blhs mới phải chịu TNHS

+ Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại điều 123 và điều 168
BLHS mới phải chịu TNHS

- Về mức độ TNHS: K2 Đ57 BLHS

- Vấn đề xác định TNHS đối với trường hợp hành vi chuẩn bị phạm tội cấu thành một tội
độc lập

+Nếu hành vi chuẩn bị phạm tội lại cấu thành một tội độc lập thì họ phải chịu TNHS về tội
đó

2.2. Phạm tội chưa đạt

2.2.1. Khái niệm: Đ15 BLHS

ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT:

ĐĐ1: Người PT đã bắt đầu thực hiện tội phạm:

- Đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP

- Đã thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan

ĐĐ2: Người phạm tội chưa thực hiện tội phạm được đến cùng

- Chưa thoả mãn hết các dấu hiệu của CTTP (đối với tội phạm có Cấu thành vật chất, hậu
quả không phải là hậu quả luật định; Đối với tội phạm có cấu thành hình thức: tội nào 1
hành vi thì không có giai đoạn này (tội hiếp dâm): quy định nhiều hành vi mà chưa thực
hiện hết các hành vi được mô tả trong CTTP thì tính là chưa thực hiện tội phạm được đến
cung )

- Các trường hợp:

1) Chủ thể chỉ mới thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan mà chưa kịp thực
hiện hành vi khách quan

2) Chủ thể đã thực hiện hành vi khách quan những chưa thực hiện trọn vẹn hành vi đó

3) Chủ thể đã thực hiện xong hành vi khách quan nhưng chưa gây hậu quả

ĐĐ3: Người phạm tội chưa thực hiện tội phạm được đến cùng do các nguyên nhân
ngoài ý muốn

2.2.2 Phân loại các TH phạm tội chưa đạt


Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: Người phạm tội vì. những nguyên nhân khách quan
chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây hậu quả của TP

Ví dụ: A giơ súng, nạp đạn, nhắm vào B nhưng chưa bắn được vì bị ngươi khác phát hiện

Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: đã thực hiện được hết các hành vi cho là cần thiết để gây
ra hậu quả nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn hậu quả vẫn không xảy ra

Ví dụ: A giơ súng, nạp đạn, nhắm vào B nhưng do bắn chệch đi nên đạn không trúng B,
không giết được B

2.2.4. Vấn đề TNHS đối với giai đoạn phạm tội chưa đạt

- Đánh giá tính nguy hiểm đối với hành v i phạm tội chưa đạt: nguy hiểm hơn giai đoạn
chuản bị phạm tội

- Phạm vi TNHS đối với phạm tội chưa đạt: Đ15 BLHS

- Mức độ TNHS đối với phạm tội chưa đạt : K3 Đ57 BLHS.

(Phải xem xét độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự K2 Đ12)

VDU: 15 năm x ¾ = 11.025 = 11 NĂM 3 (0.25*12) THÁNG

2.3. Tội phạm hoàn thành

Thời điểm TP hoàn thành đối với tội phạm có CTTP hình thức: TP hoàn thành khi người
phạm tội thực hiện hết những hành vi được mô tả trong CTTP

Thời điểm TP hoàn thành đối với tội phạm có CTTP vật chất: TP hoàn thành khi hậu quả
luật định đã xảy ra và có mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội.

Vdu: A ăn cắp xe mà mới đột nhập vô nhà chưa lấy được xe thì không tính là tội phạm
hoàn thành

Phân biệt thời điểm hoàn thành của tội phạm và thời điểm kết thức của tội phạm

Thời điểm hoàn thành TP: Hành vi phạm tội thoả mãn hết các dấu hiệu của CTTP

Thời điểm kết thúc TP: Hành vi phạm tội chấm dứt trên thực tế

Ý nghĩa của sự phân biệt: Xác định hiệu lực của đạp luật hình sự theo thời gian, xác định
đồng phạm, xác định cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng, xác định thời hiệu truy
cứu TNHS.

Vdu: A thực hiện hành vi giết B, B vào bệnh viện nhưng 3 ngày sau B mới chết thì thời
điểm hoàn thành sau thời điểm kết thúc
III. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

3.1. Định nghĩa: Đ16 BLHS

3.2. Các điều kiện tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

- Về giai đoạn: ở gđoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành

- Tự nguyện: việc chấm dứt phạm tội là do động lực bên trong, không phải do nguyên nhân
bên ngoài chi phối;

-Dứt khoát: việc dừng việc phạm tội phải thể hiện sự từ bỏ hẳn ý định phạm tội

3.3. Trách nhiệm hình sự đối với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Đ16 BLHS
CHƯƠNG 10: ĐỒNG PHẠM
I. Khái niệm
Khoản 1 Điều 17 BLHS
“Đồng phạm là trường hợp có 2 người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”
- Số lượng người: hai người trở lên + những người này phải có đủ các điều kiện của người
phạm tội
- Hành vi: cùng thực hiện một tội phạm:
+ Mỗi người đồng phạm phải có hành vi tham gia vào việc thực hiện tội phạm
+ Giữa những người đồng phạm có hoạt động chung: Hành vi của mỗi người đồng phạm
được thực hiện trong sự liên kết thống nhất với nhau, hành vi của người này hỗ trợ, bổ
sung và là điều kiện cho hành vi của người khác, hành vi của họ có tác động qua lại lẫn
nhau
- Hậu quả: là kết quả chung do sự phối hợp hoạt động những người tham gia vào việc
thực hiện TP đưa lại.
- Quan hệ nhân quả: tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của mỗi người tham gia
vào việc thực hiện TP với hậu quả phạm tội chung

LƯU Ý VỀ DẤU HIỆU KHÁCH QUAN:


Dấu hiệu “hậu quả chung” và “quan hệ nhân quả” chỉ đặt ra đối với tội phạm có cấu thành
vật chất

DẤU HIỆU CHỦ QUAN


Lỗi cùng cố ý:
+ Mỗi đồng phạm đều cố ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình
+ Biết và mong muốn sự cố ý tham gia của những người đồng phạm khác
Mục đích: cùng mục đích hoặc biết rõ và tiếp nhận mục đích đó nếu tội phạm có dấu hiệu
mục đích là dấu hiệu bắt buộc
Động cơ: cùng động cơ nếu tội phạm có dấu hiệu động cơ là dấu hiệu bắt buộc

CÁC DẤU HIỆU BẮT BUỘC TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP ĐỒNG PHẠM:
- Hai người trở lên
- Cùng thực hiện tội phạm
- Cùng cố ý

2. CÁC LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM


Khoản 3 điều 17
2.1. Người thực hành
- Người tự mình trực tiếp thực hiện toàn bộ hay một phần hành vi được mô tả trong
CTTP

 Nếu chỉ có một người thực hành: họ phải tự mình thực hiện toàn bộ HVKQ mô tả trong
CTTP
 Nếu có nhiều người thực hành: mỗi người có thể thực hiện một phần hành vi mô tả trong
CTTP nhưng tổng hợp hành vi của họ phải có đủ dấu hiệu của CTTP (*)

- Người không tự mình thực hiện hành vi trong CTTP mà có hành vi cố ý tác động đến
người khác để người này thực hiện hành vi mô tả trong CTTP nhưng người này không phải
chịu TNHS vì:
 Không có NLTNHS hoặc chưa đạt độ tuổi luật định

 Không có lỗi hoặc lỗi vô ý (do sai lầm)


 Bị cưỡng bức về tinh thần hoặc thân thể

(Ví dụ: bố mẹ xúi con nhỏ 10 tuổi mua xăng tưới đốt nhà hàng xóm vì tranh chấp …)

=> Sử dụng người khác như công cụ, phương tiện phạm tội

**Vai trò của người thực hành:


Vai trò quan trọng:
- Hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả phạm tội
chung

- Về mặt pháp lý, hành vi của người thực hành có vị trí trung tâm

2.2. Người tổ chức

2.2.1 Người chủ mưu chủ động về mặt tinh thần gây ra tội phạm

2.2.2. Người cầm đầu

 Đứng ra thành lập các băng nhóm, tổ chức tội phạm

Tham gia soạn thảo kế hoạch, phương hướng hoạt động của nhóm, phân công, giao trách
nhiệm cho những người đồng phạm; đôn đốc, điều khiển các hoạt động của nhóm

→ Có thể không phải là người sáng lập ra nhóm ĐP, tham gia khi nhóm ĐP đã hình thành
nhưng có hoạt động lãnh đạo nhóm.

2.2.3 Người chỉ huy

Trực tiếp điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang

Vai trò của người tổ chức:

Là hành vi nguy hiểm nhất trong vụ đồng phạm

 Chính sách hình sự: “Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy” (Điều 3 BLHS).
Lưu ý: có những TP mà hành vi khách quan là dạng hành vi tổ chức → người thực hiện
hành vi khách quan của TP chỉ là người thực hành.

Ví dụ: tội tổ chức đánh bắt, tổ chức đua xe trái phép là tội phạm có hành vi tổ chức thì
những người tổ chức đành bài, tổ chức đua xe trái phép đó là người thực hành

2.3. Người xúi giục


Khoản 3 điều 17 BLHS

“Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm”

Các đặc điểm của người xúi giục

• Không trực tiếp thực hiện HVPT mô tả trong CTTP

• Tác động đến tư tưởng, ý chí của người khác

- Làm cho họ nảy sinh ý định phạm tội


- Làm cho họ quyết định phạm tội từ một ý tưởng đã manh nha trước đó
• Thủ đoạn thực hiện: kích động, lôi kéo, dụ dỗ, cưỡng ép, lừa phỉnh
• Giữa hành vi của người xúi giục và người bị xúi giục có quan hệ nhân quả với nhau

Yêu cầu đối với hành vi xúi giục

 Trực tiếp nhằm vào một hoặc một số người xác định

 Cụ thể nhằm gây ra một tội phạm cụ thể


 Có ý định rõ ràng thúc đẩy người khác phạm tội (mặt chủ quan).

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI XÚI GIỤC

Là tác giả tinh thần của tội phạm

Hành vi xúi giục có mức độ nghiêm trọng khác nhau phụ thuộc vào bản chất của người
xúi giục và người bị xúi giục, mối quan hệ giữa họ với nhau

Ngoại lệ: người xúi người khác tự tử là người thực hiện hành vi khách quan tội xúi người
khác tự tử

2.4. Người giúp sức

1. Giúp sức về vật chất cung cấp công cụ, phương tiện, kỹ thuật, khắc phục những trở
ngại để người thực hành thực hiện tội phạm thuận lợi hơn

2. Giúp sức về tinh thần tạo điều kiện về tinh thần cho việc thực hiện tội phạm: góp ý, chỉ
dẫn cách thức thực hiện tội phạm, hứa hẹn trước sẽ che dấu tang vật, dấu vết tội phạm,...
Vai trò của người giúp sức

 Tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn cho việc thực hiện tội phạm

 Tính nguy hiểm hạn chế hơn so với các dạng người đồng phạm khác

Lưu ý

Có những TP mà hành vi khách quan là dạng hành vi giúp sức → người thực hiện hành vi
khách quan của TP là người thực hành.

Vdu: Tội giúp người khác tự sát thì người giúp là người thực hành tội giúp người khác tự
sát

III. CÁC HÌNH THỨC ĐỒNG PHẠM

1) CHỦ QUAN

- Đồng phạm có thông mưu trước (xét vụ việc cùng tính chất thì nguy hiểm hơn không
có thông mưu trước): có sự thoả thuận, bàn bạc trước với nhau về việc cùng thực hiện tội
phạm

- Đồng phạm không có thông mưu trước: không có sự thoả thuận, bàn bạc với nhau
trước (chớp nhoáng, ngay tại hiện trường)

2) KHÁCH QUAN

- Đồng phạm giản đơn: khi tất cả đều là người thực hành

-Đồng phạm phức tạp (xét vụ cùng tính chất thì nguy hiểm hơn): một hoặc một số người
tham gia giữ vai trò người thực hành, còn những người khác giữ vai trò tổ chức, xúi giục
hay giúp sức

3) PHẠM TỘI CÓ TỔ CHỨC

Khoản 2 Điều 17 (xem nghị quyết 02-HĐTP ngày 16/01/1988)

“Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người
cùng thực hiện tội phạm”.

Ý nghĩa:

- Tình tiết định khung tăng nặng của một số tội phạm

- Tình tiết tăng nặng TNHS (điểm a khoản 1 Điều 52 BLHS)

IV. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM


A) CÁC NGUYÊN TẮC:

- Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm

• Những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng tội danh và trong phạm vi những
chế tài mà điều luật quy định

• Các nguyên tắc chung về xác định tội phạm, quyết định hình phạt, thời hiệu truy cứu
TNHS, các giai đoạn thực hiện tội phạm,...→ áp dụng chung cho tất cả những người đồng
phạm

• Những người đồng phạm cùng phải chịu những tình tiết tăng nặng của vụ án nếu họ cùng
biết (tăng nặng TNHS hoặc tăng nặng định khung)

- Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập:

Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá (về chất, về
lượng (mức độ)) của người đồng phạm khác

 Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS liên quan đến người đồng phạm nào thì chỉ
áp dụng với riêng người đó

Hành vi của người tổ chức, xúi giục, giúp sức dù chưa đưa đến việc thực hiện tội phạm
của người thực hành thì vẫn phải chịu TNHS

- Nguyên tắc cá thể hoá TNHS

“Khi QĐHP đối với những người đồng phạm, tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm,
tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm”. (Điều 58 BLHS)

Đồng phạm giản đơn hay phức tạp, có thông mưu trước hay không, có tổ chức hay
không?

 Vai trò của họ trong đồng phạm?


 Mức độ tham gia?
→ Quyết định TNHS tương xứng với hành vi phạm tội của từng người đồng phạm

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TNHS TRONG ĐP

2. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm

Nguyên tắc:

Chỉ miễn TNHS cho bản thân người đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Những người đồng phạm khác vẫn phải chịu TNHS về tội phạm mà họ đã thực hiện

Điều kiện để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (1 trong 3 điều kiện):
 Phải thuyết phục, khuyên bảo, đe dọa để người thực hành không thực hiện TP

 Phải khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

 Báo cho người sẽ là nạn nhân biết về tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện để họ có
biện pháp ngăn chặn TP

V. Những hành vi liên quan đến đồng phạm cấu thành tội độc lập

1. Hành vi che giấu tội phạm: diễn ra khi tội phạm đã kết thúc -> phân biệt với đồng phạm

(Nếu biết trước về tội phạm, có hứa hẹn bao che, chứa chấp thì là đồng phạm)

2. Hành vi không tố giác tội phạm: -> phân biệt với che dấu tội phạm

3. Hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

LƯU Ý:

Không phải mọi hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm đều cấu thành tội
phạm

Chỉ những hành vi che giấu hoặc không tố giác những tội phạm nêu tại Khoản 1 Điều 389
BLHS mới cấu thành tội phạm

Bài tập cụm 3


1. Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo pháp luật hình sự.
- Nhận định sai.

+ Thông thường có 5 bước THỰC HIỆN TỘI PHẠM:

1) Hình thành ý định phạm tội

2) Biểu lộ ý định phạm tội

3) Chuẩn bị phạm tội

4) Phạm tội chưa đạt

5) Tội phạm hoàn thành

Tuy nhiên, các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ có

1) Chuẩn bị phạm tội

2) Phạm tội chưa đạt

3) Tội phạm hoàn thành

Về nguyên tắc, biểu lộ ý định phạm tội không phải là 1 giai đoạn thực hiện tội phạm, cho
nên không phải chịu TNHS. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, việc biểu lộ ý
định tội phạm đã có tính nguy hiểm cho xã hội. Những qhxh đặc biệt quan trọng chỉ mới
biểu lộ ý định phạm tội cũng phải xử lý hình sự (An ninh quốc gia, tính mạng con người)).
Vì vậy, trong các trường hợp này, luật hình sự quy định việc biểu lộ ý định phạm tội thành
1 tội độc lập và người biểu lộ ý định vẫn phải chịu TNHS như bình thường. Ví dụ: Điều
133 BLHS quy định về tội đe dọa giết người.

2. Mức độ thực hiện tội phạm là một trong những căn cứ ảnh hưởng đến mức độ
TNHS.
- Nhận định đúng.

Ý nghĩa của các giai đoạn thực hiện tội phạm:

- Xác định TP và truy cứu TNHS đối với chủ thể phạm tội

- Xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, làm cơ sở để xđịnh mức độ TNHS
đối với ng phạm tội

- Đấu tranh và phòng ngừa tội phạm.

Căn cứ vào Điều 57 BLHS 2015 thì ta thấy trách nhiệm hình sự của phạm tội chưa đạt và
chuẩn bị phạm tội nhẹ hơn so với tội phạm hoàn thành.
Cơ sở pháp lý: Điều 57 BLHS 2015
Điều 57. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa
đạt
1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết
định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết
khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung
hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.
3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt
cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là
tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Ở từng mức độ thực hiện tội phạm sẽ gây ra hậu quả, nguy hiểm cho xã hội theo mức độ
khác nhau. Hậu quả của 1 tội phạm chuẩn bị thực hiện hành vi gây ra sẽ nhẹ hơn so với tội
phạm hoàn thành. Chính vì vậy, Mức độ thực hiện tội phạm là một trong những căn cứ
ảnh hưởng đến mức độ TNHS.

3. Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức thì không có giai đoạn phạm tội chưa
đạt.

Nhận định sai.

Căn cứ vào Điều 15 BLHS 2015 thì “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng
không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm
tội”. Theo đó, đối với những tội phạm có CTTP hình thức mà hành vi khách quan bao gồm
nhiều hành vi, nếu người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả các hành vi mà dừng lại do
nguyên nhân khách quan thì được coi là phạm tội chưa đạt.
Ví dụ: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS 2015) là tội phạm có CTTP
hình thức về mặt khách quan bao gồm: hành vi bắt cóc con tin, hành vi đe dọa chỉ tài sản
nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội chỉ mới thực hiện hành vi bắt cóc con tin mà
đã bị bắt giữ thì trường hợp này ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
4. Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức được coi là hoàn thành khi người phạm
tội thực hiện hết các hành vi khách quan được mô tả trong CTTP.
- Nhận định đúng.

CTTP Hình thức: • Dấu hiệu bắt buộc của MKQ: hành vi

Thời điểm TP hoàn thành đối với tội phạm có CTTP hình thức: TP hoàn thành khi người
phạm tội thực hiện hết những hành vi được mô tả trong CTTP.

5. Tội phạm có CTVC được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hết các hành vi
cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm.

- Nhận định sai. CTTP vật chất:

• Dấu hiệu bắt buộc của MKQ: hành vi, hậu quả, quan hệ nhân quả
• TP được coi là hoàn thành khi hành vi đã gây ra hậu quả luật định

Thời điểm TP hoàn thành đối với tội phạm có CTTP vật chất: TP hoàn thành khi hậu quả
luật định đã xảy ra và có mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội.

6. Thời điểm tội phạm kết thúc có thể xảy ra trước khi tội phạm hoàn thành.

- Nhận định đúng

Phân biệt thời điểm hoàn thành của tội phạm và thời điểm kết thức của tội phạm

Thời điểm hoàn thành TP: Hành vi phạm tội thoả mãn hết các dấu hiệu của CTTP

Thời điểm kết thúc TP: Hành vi phạm tội chấm dứt trên thực tế

Vì thời điểm tội phạm kết thúc có thể xảy ra trước khi tội phạm hoàn thành
VD: tội giết người ( Đ123/BLHS 2015 )
A có hành vi giết người, A bắn B nhưng B tại thời điểm đó không chết mà chỉ B thương
rất nặng, tuy nhiên khi nhập viện cấp cứu sau 1 thời gian được điều trị thì B chết
Thời điểm tội phạm kết thúc ( A bắn B ) xảy ra trước khi thời điểm tội phạm hoàn thành (
B chết )
Tội giết người có CTTP vật chất cho nên khi có dấu hiệu hậu quả chết người xảy ra thì
tội phạm mới được coi là hoàn thành

7. Thời điểm tội phạm kết thúc có thể xảy ra sau khi tội phạm hoàn thành.

Đúng

Phân biệt thời điểm hoàn thành của tội phạm và thời điểm kết thức của tội phạm

Thời điểm hoàn thành TP: Hành vi phạm tội thoả mãn hết các dấu hiệu của CTTP

Thời điểm kết thúc TP: Hành vi phạm tội chấm dứt trên thực tế

-Vì thời điểm tội phạm kết thúc có thể xảy ra sau khi tội phạm hoàn thành
VD2: tội tàng trữ trái phép chất ma túy ( Đ249/BLHS 2015 )
A có hành vi tàng trữ ma túy, một thời gian sau A mới bị cảnh sát phát hiện. Thời điểm
tội phạm kết thúc ( A bị phát hiện ) xảy ra sau khi thời điểm tội phạm hoàn thành ( A có
hành vi tàng trữ chất ma túy )
Ngay từ khi một người có hành vi được thực hiện tội phạm đã hoàn thành, nhưng khi bị
phát hiện thì tội phạm mới kết thúc trên thực

8. Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt
trên thực tế.
Sai-Vì thời điểm tội phạm hoàn thành là khác nhau giữa tội phạm có cấu thành vật chất và
tội phạm có cấu thành hình thứcVD: Tội giết người ( Đ123/BLHS 2015 ) là tội phạm có
CTTP vật chất vì có dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu của cấu thành tội phạm và do
vậy tội giết người chỉ được coi là hoàn thành khi hậu quả chết người đã xảy raVD: tội
cướp tài sản ( Đ171/BLHS 2015 ) là tội phạm có CTTP hình thức vì chỉ có dấu hiệu hành
vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc là dấu hiệu khách quan của CTTP
và do vậy tội cướp tài sản được coi là hoàn thành ngay từ thời điểm người phạm tội có
hành vi dùng vũ lực hoặc hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc

9. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp không bị coi là tội phạm.

-Sai-
Vì căn cứ theo Đ16/BLHS 2015, người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn
TNHS về tội định phạm tuy nhiên nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành
một tội khác, thì người đó phải chịu TNHS về tội đó

10. Nếu người phạm tội chấm dứt thực hiện tội phạm một cách tự nguyện và dứt
khoát thì được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

Sai-Vì ngoài việc người phạm tội chấm dứt thực hiện tội phạm một cách tựnguyện và dứt
khoát thì điều kiện đểđược coi là tựý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là
việc chấm dứt xảy ra khi đang ởgiai đoạn chuẩn bịphạmtội hoặc phạm tội chưađạt chưa
hoàn thành

11. Mọi trường hợp có từ 2 người bất kỳ trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm là
đồng phạm.

- Nhận định sai. Khoản 1 Điều 17 BLHS


“Đồng phạm là trường hợp có 2 người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”
- Số lượng người: hai người trở lên + những người này phải có đủ các điều kiện của người
phạm tội về năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
- Năng lực TNHS: (Ko có năng lực TNHS – Đ21 BLHS2015) khả năng của 1 người tại
thời điểm thực hiện hành vi nguy hiêm cho XH nhận thức được tính nguy hiểm cho XH
của hành vi do mình thực hiện và điều khiển hành vi

- Tuổi chịu TNHS: đ12 blhs2015 đạt đến 1 độ tuổi nhất định là tiền đề/ điều kiện có nl tnhs

Như vậy, không phải mọi trường trường hợp có từ 2 người bất kỳ trở lên cố ý cùng thực
hiện một tội phạm là đồng phạm. Chỉ khi hai hay nhiều người thực hiện tội phạm đó là chủ
thể của tội phạm (đủ tuổi chịu TNHS và có năng lực TNHS) thì mới được xem là đồng
phạm.

12. Mọi trường hợp có từ 2 người trở lên cố ý thực hiện một tội phạm là đồng phạm.
- Nhận định sai. Khoản 1 Điều 17 BLHS
“Đồng phạm là trường hợp có 2 người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”
- Hành vi: cùng thực hiện một tội phạm:
+ Mỗi người đồng phạm phải có hành vi tham gia vào việc thực hiện tội phạm
+ Giữa những người đồng phạm có hoạt động chung: Hành vi của mỗi người đồng phạm
được thực hiện trong sự liên kết thống nhất với nhau, hành vi của người này hỗ trợ, bổ
sung và là điều kiện cho hành vi của người khác, hành vi của họ có tác động qua lại lẫn
nhau

- Dấu hiệu cùng thực hiện tội phạm là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm. Thế nên nếu
2 người trở lên cố ý thực hiện một tội phạm nhưng không thực hiện hành vi phạm tội
cùng nhau mà thực hiện độc lập, không liên , hỗ trợ, bổ sung cho nhau thì không gọi
là đồng phạm.

VD: hai người dùng hai lưới bắt cá trộm cùng một lúc trên một ao cá. Nếu không có sự liên
kết nào trong hành động bắt cá trộm của họ, thì giữa họkhôngphải là đồng phạm, mỗi
người chịu trách nhiệm về tội trộm cắp riêng của mình. Nhưng nếu có sự phối hợp dưới
một hình thức nào đó trong hành vi của họ, như là nếu hai người cùng nhau xua cá về một
góc để bắt trộm được nhiều hơn, thì có sự đồng phạm trong tội trộm cắp của họ, vì đã có
dấu hiệu cố ý cùng thực hiện tội phạm

13. Hành vi của mỗi người đồng phạm đều là nguyên nhân trực tiếp đưa đến hậu quả
chung của tội phạm.

-Sai
-Vì căn cứ theo K3/Đ17/BLHS 2015, khi các đồng phạm đều là người trực tiếp thực
hiện hành vi được mô tả trong CTTP là đồng phạm đơn giản thì hành vi của mỗi người
đồng phạm đều là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả chung của tội phạm. Trường hợp
này được gọi là mối quan hệ nhân quả kép trực tiếp
.-Tuy nhiên, sự phân công vai trò giữa những người cùng thực hiện tội phạm tức là có
người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức và người thực hành là đồng phạm phức tạp,
thì chỉ có hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp
làm phát sinh hậu quả chung vì người thực hành là người thực hiện hành vi khách quan
được mô tả trong CTTP vì thế mới có thể gây ra hậu quả được, còn những hành vi của
những người đồng phạm khác là nguyên nhân gián tiếp làm phát sinh hậu quảchung, hành
vi của họ phải thông qua hành vi của người thực hành mới gây ra hậu quả chung

14. Bàn bạc thoả thuận trước về việc cùng thực hiện tội phạm là dấu hiệu bắt buộc
của đồng phạm.

- Sai.

CÁC DẤU HIỆU BẮT BUỘC TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP ĐỒNG PHẠM:
- Hai người trở lên
- Cùng thực hiện tội phạm
- Cùng cố ý
Vì dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm chỉ bao gồm 3 yếu tố: số lượng người tham gia (2
người trở lên và đủ điều kiện là chủ thể của tội phạm), dấu hiệu hoạt động chung (cùng
thực hiện một tội phạm) và dấu hiệu lỗi cố ý. Việc bàn bạc thỏa thuận trước về thực hiện
tội phạm chỉ là hình thức chủ quan của đồng phạm, không thuộc ba dấu hiệu trên nên
không là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm.

15. “Cùng mục đích” là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm.
Sai
CÁC DẤU HIỆU BẮT BUỘC TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP ĐỒNG PHẠM:
- Hai người trở lên
- Cùng thực hiện tội phạm
- Cùng cố ý
-Vì theo K2/Đ17/BLHS 2015, mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà
người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện một tội phạm. Trong quá trình cố ý cùng
thực hiện một tội phạm, mục đích phạm tội của những người đồng phạm có thể khác nhau.
Đối với những đồng phạm không quy định dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc đểđịnh
tội thì các đồng phạm không buộc phải có chung dấu hiệu cùng mục đích

16. Đối với những tội phạm có chủ thể đặc biệt, những người đồng phạm buộc phải có
dấu hiệu của chủ thể đặc biệt.
Sai
-Đối với những tội phạm đòi hỏi dấu hiệu chủ thể đặc biệt thì chỉ những người thựchành
phải có đủ các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt đó bởi vì người thực hành là người thực hiện
hành vi được mô tả trong CTTP cho nên khi đòi hỏi dấu hiệu chủ thể đặc biệt thì người
thực hành trong trường hợp đồng phạm phải có dấu hiệu chủthể đặc biệt thì mới có thể
thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP. Nếu không họ chỉ có thể là người
giúp sức hoặc có thể phạm tội khác, những người đồng phạm khác không phải là người
thực hành thì không cần dấu hiệu chủ thể đặc biệt
VD: tội hiếp dâm ( Đ141/BLHS 2015 )
Nếu người giữ chân tay và bịt miệng cho người nam giới thực hiện hành vi giao cấu là
phụ nữ thì lúc này người phụ nữ đó không phải là người thực hành mà chỉ có thể là người
giúp sức mà thôi vì tội hiếp dâm đòi hỏi dấu hiệu chủ thể đặc biệt phải là nam giới

17. Người thực hành chỉ là người tự mình thực hiện hành vi phạm tội.
- Nhận định này Sai.
- Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 17 BLHS 2015.
- Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 BLHS: “Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội
phạm”. Như vậy, người thực hành ngoài việc tự mình trực tiếp hiện hành vi phạm tội được
mô tả trong cấu thành tội phạm thì còn có thể thực hiện tội phạm thông qua việc tác động
đến người khác để họ thực hiện hành vi phạm tội được mô tả trong cấu thành tội phạm, khi
người thực hiện hành vi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Người không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đạt độ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự theo luật định;
+ Người không có lỗi hoặc chỉ có lỗi cố ý do sai lầm;
+ Người được loại trừ trách nhiệm hình sự do bị cưỡng bức về tinh thần.
18. Việc xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm phải căn cứ vào
hành vi của người thực hành.
Đúng
-Vì theo quy định tại K1/Đ17/BLHS 2015,"Đồng phạm là trường hợp có hai ngườitrở lên
cố ý cùng thực hiện một tội phạm"
-Người thực hành thường là người giữ vai trò quan trọng trong một vụ án. Hành vi của
người thực hành được xem là trung tâm trong vụ án đồng phạm do đó khi giải quyết vấn đề
TNHS với những người đồng phạm như xác định giai đoạn phạm tội,đánh giá tính chất và
mức độ của hành vi đã thực hiện thì đều phải căn cứ vào hành vi của người thực hành.
Những hành vi của người tổ chức, giúp sức hay xúi giục chỉ có thể gây ra thiệt hại cụ thể,
thực tế cho xã hội thông qua hành vi của người thực hành

19. Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi hoàn thành là đồng phạm.
Nhận định này Đúng.
- Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 17 BLHS 2015.
- Điều kiện của hành vi giúp sức là phải được tiến hành trước khi tội phạm kết thúc mà
thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành là chưa phải là thời điểm tội phạm kết thúc. Hành vi
giúp sức thường được thực hiện trước khi người thực hành bắt tay vào việc thực hiện tội
phạm. Cũng có khi hành vi giúp sức được tiến hành khi tội phạm đang thực hiện nhưng
chưa kết thúc hoặc đã hoàn thành mà chưa kết thúc. Vì vậy, giúp sức để kết thúc tội phạm
vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành vẫn là hành vi giúp sức.
- Ví dụ: A lẻn vào nhà B để cướp tài sản, A bóp cổ B chết nhưng không biếtB để tài sản ở
đâu. Sau đó A gọi điện thoại cho C hỏi xem B thường để tài sản ở đâu thì C chỉ cho A biết
chỗ để lấy tài sản

20. Hành vi giúp sức trong đồng phạm phải được thực hiện trước khi người thực
hành bắt tay vào việc thực hiện tội phạm.
Sai.-Hành vi giúp sức có thểthực hiện trước khi người phạm tội thực hiện hành vi phạmtội
hoặc có thểthực hiện khi tội phạm đang tiến hành

21. Đồng phạm phức tạp là phạm tội có tổ chức.


Sai
-Vì:
Đồng phạm phức tạp là một hình thức đồng phạm trong đó có một hoặc một số người
tham gia giữ vai trò người thực hành, còn người đồng phạm khác giữ vai trò tổ chức, xúi
giục hay giúp sức.
Phạm tội có tổ chức thì theo K3/Đ20/BLHS 2015, “phạm tội có tổ chức là hình thức
đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thựchiện tội phạm”.
Phạm tội có tổ chức được hình thành trên cơ sở kết hợp cả hai dấu hiệu là dấu hiệu chủ
quan và khách quan. Đây là trường hợp đồng phạm trong đó không chỉ có người thực hiện
hành vi được mô tả trong CTTP mà còn có người thực hiên hành vi tổ chức, xúi giục hoặc
giúp sức việc thực hiện hànhvi được mô tả trong CTTP.
Đặc điểm của phạm tội có tổ chức là sự cấu kết chặt chẽ giữa những người trong đồng
phạm.
Sự câu kết chặt chẽ chỉ mang tính tương đối. Thực tiễn thừa nhận các trường hợp sau là
phạm tội có tổ chức:
Những người đồng phạm đã tham gia vào tổ chức phạm tội như Đảng phái chống chính
quyền nhân dân, băng ổ trộm, cướp
Những người phạm tội đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kếhoạch đã thống nhất
trước
Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần nhưng đã thực hiện theo kế
hoạch được tính toán kỹ càng, chu đáo

22. Những người đồng phạm khác phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi tội
phạm do người thực hàh thực hiên trên thực tế.
Sai
-Vì theo Đ58/BLHS 2015, Những người đồng phạm không phải chịu TNHS về hành vi
vượt quá của người đồng phạm khác. Hành vi vượt quá của người đồng phạm khác là hành
vi vượt ra ngoài ý định chung của những người đồng phạm. Hành vi đó có thể CTTP độc
lập hoặc cấu thành tình tiết định khung tăng nặng haygiảm nhẹ. Hành vi vượt quá thông
thường được biểu hiện ở hành vi của người thực hành, TNHS độc lập về việc cùng thực
hiện tội phạm thể hiện ở chỗ mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đến đâu thì áp dụng
trách nhiệm đến đó

23. Mọi hành vi cố ý chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có đều coi là hành
vi giúp sức trong đồng phạm.
Sai
-Vì theo K1/Đ323/BLHS2015, “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài
sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có” sự tác động này thể hiện ở chỗ đã củng cố ý
định phạm tội, củng cố quyết tâm phạm tội của người thực hành. Tuy nhiên, không phải
việc trữ CCTP nào cũng là hành vi giúp sức, những hành vi giúp che dấu tội phạm,
công cụ, phương tiện phạm tội, tiêu thụ tài sản...khi người thực hành đã thực hiện xong
hành vi đó nhưng không có sự hứa hẹn trước thì cũng không phải là hành vi giúp sức
trong đồng phạm do người giúp sức không biết được người thực hành thực hiện hành vi đó
ở đâu và cũng không biết trước được

Bài 11: NHỮNG TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Tội phạm là tổng hợp 2 đặc tính: tính nguy hiểm và tính có lỗi -> thiếu 1 trong 2
không phải là tội phạm

Không có lỗi: sự kiện bất ngờ, người chưa đủ tuổi, không đủ năng lực TNHS, thi
hành mệnh lệnh cấp trên
Loại trừ tính nguy hiểm: phòng vẹ chính đáng, tình thế cấp thiết, gây thiệt hại trong
khi bắt giữ người phạm

Điều 20: Sự kiện bất ngờ

- Loại trừ tính có lỗi

Ví dụ: xe đang chạy đúng quy định, đúng tốc độ đột nhiên có 1 người băng qua bất ngờ
không thấy trước được

- Xe lửa đang chạy trên đường ray đột nhiên có một người xông vào đường ray

Điều 22: Phòng vệ chính đáng

- Loại trừ tính nguy hiểm

- Gây thiệt hại, nguy hiểm nhằm khắc phục nguy hiểm kia (triệt để nguy hiểm =0)

+ 3 đkien khởi phát quyền phòng vệ:

- Có sự tấn công đang diễn ra chưa kết thúc

- Sự tấn công nguy hiểm trái pháp luật

- Hành vi phòng vệ nhắm vào người đang có hành vi tấn công

+ Phòng vệ chính đáng: cân nhắcmức độ phòng vệ trong phạm vi mức độ tương xứng
(không vượt qua mức cần thiết)

Điều 23: Tình thế cấp thiết

- Loại trừ tính nguy hiểm

- Không có sự tấn công

- Buộc lòng gây ra thiệt hại nhỏ để tránh 1 thiệt hại lớn hơn

CỤM 4:

THỜI HIỆU TRUY CỨU TNHS

Ví dụ: A bị tội trộm cắp 40tr biết thời hiệu là 5 năm cố tình trốn đi (bị truy nã) 6 năm sau
trở về và bị bắt thì thời hiệu bắt đầu từ 5 năm kể từ ngày bị bắt
Ví dụ: A trộm cắp 40 triệu nhưng không điều tra được là ai, A đi trốn 6 năm khi trở về thì
đã hết thời hiệu 5 năm nên không thể bắt A

You might also like