You are on page 1of 6

CHƯƠNG VI MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM

1. Khái niệm
1.1 Định nghĩa
- Khái niệm: Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao
gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách
quan.
- Các dấu hiệu của MKQ:
+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội (bắt buộc);
+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội;
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả
nguy hiểm cho xã hội;
+ Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện tội phạm như: thời gian, địa
điểm, phương tiện, công cụ phạm tội, hoàn cảnh phạm tội
1.2 Ý nghĩa của mặt khách quan
- Ý nghĩa định tội
- Ý nghĩa định khung hình phạt
- Ý nghĩa quyết định hình phạt (các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS)
- Ý nghĩa trong việc xác định mặt chủ quan của tội phạm, trước hết là xác định
lỗi và mức độ lỗi của người phạm tội
2. Hvi khách quan của tội phạm
2.1 Định nghĩa
- Là những xử sự có ý thức và có ý chí của con người được thể hiện ra thế giới
khách quan dưới những hình thức nhất định, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt
hại cho các QHXH được luật hình sự bảo vệ
2.2 Đặc điểm của hvi khách quan
- Một xử sự chỉ được coi là hành vi khách quan của tội phạm khi có đủ 3 đặc
điểm:
+ Phải có tính nguy hiểm cho xh
Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thể hiện ở chỗ hành vi
phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội
được luật hình sự bảo vệ (K1 Đ8).
Đặc điểm này xuất phát từ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.
+ Phải là hvi trái PLHS
Phải đc quy định trong BLHS. Đặc điểm này xuất phát từ đòi hỏi của
nguyên tắc pháp chế và tính trái pháp luật của tội phạm.
+ Phải là hoạt động có ý thức và có ý chí
Ý thức (lý trí): khả năng nhận thức thực tại khách quan, gồm 2 nội dung:
(1) nhận thức đc mặt thực tế của hvi, (2) nhận thức đc ý nghĩa xh của hvi.
VD: A lẻn vào nhà B trộm xe. A nhận thức đc mặt thực tế của hvi là trộm
xe, A nhận thức đc ý nghĩa xh của hvi là B mất xe, gây nguy hiểm cho xh.
Ý chí: khả năng điều khiển hvi (khả năng lựa chọn xử sự cho phù hợp với
đòi hỏi của xh).
Những biểu hiện của con người thể hiện ra TG khách quan nhưng chủ thể
KHÔNG THỂ NHẬN THỨC VÀ ĐIỀU KHIỂN hoặc tuy NHẬN THỨC
ĐƯỢC nhưng KHÔNG ĐIỀU KHIỂN đc thì ko đc xem là hvi trong nghĩa
pháp lý hình sự.

- Các trường hợp biểu hiện của con người KHÔNG được coi là hành vi trong
nghĩa pháp lý hình sự:
+ Biểu hiện của con người không có chủ định như phản xạ không điều
kiện, mộng du, phản ứng trong tình trạng choáng…
+ Biểu hiện của con người trong tình trạng rối loạn tâm thần nghiêm trọng
làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình
(Điều 21 BLHS).
+ Biểu hiện của con người trong tình trạng bất khả kháng. (khoản 1 Điều
156 BLDS: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan
không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp
dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép)
+ Biểu hiện của con người trong tình trạng bị cưỡng bức
- Các trường hợp cưỡng bức: (1) cưỡng bức thân thể; (2) cưỡng bức tinh thần
(1) Cưỡng bức thân thể: Là trường hợp “biểu hiện” ra bên ngoài của một
người đã gây thiệt hại cho xã hội nhưng họ không phải chịu trách nhiệm
hình sự (trong mọi trường hợp) vì “biểu hiện” đó không phải là hành vi (có
thể không được ý thức kiểm soát hoặc có thể không được ý chí điều khiển)
Trong trường hợp cưỡng bức thân thể: TNHS loại trừ (ko phạm tội)
VD: A bị trói chân tay (bị bạo lực vật chất tác động vào cơ thể người khác
để buộc làm theo ý mình). Người B cầm tay A điểm chỉ vào đơn tố cáo anh
C => A ko có chủ đích tố cáo
(2) Cưỡng bức tinh thần: là trường hợp dùng lời nói hoặc bằng bất kì cách
nào khác đe dọa, uy hiếp tinh thần, tác động đến ý chí của người khác
nhằm buộc họ phải làm hoặc không được làm một việc gì đó
- TNHS của người bị cưỡng bức tinh thần: có 2 trường hợp:
+ Nếu người bị cưỡng bức về tinh thần ở mức độ bị tê liệt về ý chí thì họ
được loại trừ TNHS (không phạm tội).
Bị tê liệt về ý chí: người bị cưỡng bức ko còn sự lựa chọn nào khác mà gây
thiệt hại cho xh
+ Nếu người bị cưỡng bức về tinh thần không bị tê liệt về ý chí (vẫn còn
nhiều lựa chọn hợp pháp khác nhưng họ chọn gây thiệt hại cho xh) thì họ
vẫn phải chịu TNHS về hành vi của mình (vẫn bị coi là phạm tội)
2.3 Hình thức thể hiện của hvi khách quan
- Hành động phạm tội: Là hình thức biểu hiện của hành vi phạm tội làm biến
đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại cho khách thể qua việc chủ thể đã làm một việc bị pháp luật cấm
VD: A dùng dao chém đầu B chết => Đây là hành động phạm tội, vì A có hvi
bị PL cấm
- Không hành động phạm tội: Là hình thức biểu hiện của hành vi phạm tội làm
biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại cho khách thể qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp
luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm
- Điều kiện để xác định không hành động phạm tội:
+ Điều kiện 1: Chủ thể có nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện một công việc
nhất định. Nghĩa vụ này phát sinh trên cơ sở:
++ Quy định của PL.
++ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở áp dụng pháp
luật.
++ Quy định về chức năng nghề nghiệp.
++ Phát sinh từ hợp đồng.
++ Phát sinh từ xử sự trước đó của chủ thể
+ Điều kiện 2: Có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện nghĩa vụ đó
nhưng họ đã cố tình không thực hiện.
2.4 Các dạng cấu trúc đặc biệt của hvi khách quan
- Tội ghép là loại tội phạm mà hành vi khách quan được hình thành từ nhiều
hành vi khác nhau, xảy ra đồng thời, xâm phạm các khách thể khác nhau.
VD: Đ169 BLHS: tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
- Tội kéo dài là tội phạm mà hành vi khách quan có khả năng diễn ra không
gián đoạn trong một khoảng thời gian dài
VD: tội tàng trữ trái phép..., tội ko tố giác, tội che giấu tội phạm
- Tội liên tục là tội phạm mà hành vi khách quan có tính liên tục, bao gồm
nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, cùng xâm hại một
quan hệ xã hội và cùng bị chi phối bởi một ý định phạm tội cụ thể, thống nhất
- Phân biệt tội liên tục và trường hợp phạm tội nhiều lần:
+ Phạm tội nhiều lần (từ 2 lần trở lên) là trường hợp thực hiện một tội
phạm mà trước đó chủ thể đã phạm tội đó ít nhất một lần và chưa bị xét xử.
Mỗi lần phạm tội đều đủ yếu tố cấu thành tội phạm; hvi của mỗi lần là độc
lập với nhau, tương tự với hậu quả. Lúc xử thì xử 1 tội (có thể áp dụng định
khung tăng nặng hoặc tình tiết tăng nặng ở Đ52)
+ Tội liên tục chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm ở mỗi lần phạm tội, hvi là
tổng hvi, hậu quả là tổng hậu quả. Lúc xử thì xử 1 tội.
3. Hậu quả nguy hiểm cho xh
3.1 Định nghĩa
- Là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ
của luật hình sự
3.2 Các loại thiệt hại
- Thiệt hại về vật chất (thiệt hại về tài sản): Là sự biến đổi tình trạng bình
thường của đối tượng vật chất là tài sản. Mức độ thiệt hại thường được xác
định theo trị giá tài sản quy ra tiền (phải nêu ra)
VD: A đốt nhà B, thiệt hại căn nhà 2 tỷ => Mức thiệt hại: 2 tỷ.
- Thiệt hại về thể chất (thân thể của con người, tính mạng, sức khỏe): Là sự
biến đổi tình trạng bình thường của thực thể tự nhiên của con người. Mức độ
thiệt hại được xác định bởi số lượng người bị thiệt mạng hoặc theo tỉ lệ tổn
thương cơ thể (%) của người bị hại
VD: A chặt chân B, làm B thương tật 20% => Mức độ thiệt hại: tổn thương cơ
thể 20%.
- Thiệt hại phi vật chất (tinh thần, danh dự, nhân phẩm, tự do của con người;
thiệt hại về an ninh, chính trị, an toàn xã hội). Mức độ thiệt hại đc đánh giá
thông qua hoạt động tư duy của con người nên mang tính tương đối
3.3 Ý nghĩa
- Ý nghĩa định tội (đối với CTTP vật chất), để phân biệt các tội phạm trong
BLHS hoặc xác định TP hoàn thành.
4. Vấn đề mqh nhân quả trong LHS
4.1 Định nghĩa
- Là mối liên hệ giữa một hiện tượng là hành vi khách quan nguy hiểm cho xã
hội đóng vai trò là nguyên nhân với một hiện tượng là hậu quả nguy hiểm cho
xã hội đóng vai trò là kết quả.
4.2 Các căn cứ để xác định mqh nhân quả
- Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt
thời gian.
- Giữa hành vi và hậu quả phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu.
- Quan hệ nội tại: Hành vi trái pháp luật độc lập trong mối liên hệ tổng hợp với
một hoặc nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh
hậu quả nguy hiểm cho xã hội. (trong hành vi phải chứa đựng khả năng làm
phát sinh hậu quả)
VD: A dùng dao chém đầu B => quan hệ nội tại:
- Quan hệ tất yếu: Hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra phải đúng là sự hiện
thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi phạm tội. (hậu
quả phải phản ánh xu thế phát triển của hành vi).
4.3 Các dạng mqh nhân quả
- Dạng mqh nhân quả đơn trực tiếp: chỉ có một hành vi trái pháp luật đóng vai
trò là nguyên nhân gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
- Dạng mqh nhân quả kép trực tiếp: có nhiều hành vi trái pháp luật cùng đóng
vai trò là nguyên nhân gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Dạng quan hệ
nhân quả này có hai trường hợp cụ thể sau:
+ Mỗi hành vi trái pháp luật đã có khả năng thực tế trực tiếp làm phát sinh
hậu quả.
+ Mỗi hành vi trái pháp luật đều chưa có khả năng thực tế làm phát sinh
hậu quả. Khả năng này chỉ hình thành khi các hành vi đó kết hợp lại với
nhau trong điều kiện nhất định
5. Những biểu hiện khác của mặt khách quan tội phạm
5.1 Công cụ, phương tiện phạm tội
- Là những đối tượng vật chất được chủ thể của TP sử dụng để thực hiện hành
vi phạm tội của mình.
- Công cụ phạm tội là một dạng cụ thể của phương tiện phạm tội được chủ thể
sử dụng để tác động đến đối tượng tác động của TP.
- Những dạng phương tiện phạm tội không được gọi là công cụ PT thì được gọi
chung là phương tiện PT.
5.2 Phương pháp, thủ đoạn phạm tội
- Là cách thức thực hiện hành vi phạm tội, trong đó bao gồm cách thức sử dụng
công cụ, phương tiện phạm tội
5.3 Thgian phạm tội
- Là một thời điểm hoặc một khoảng thời gian nhất định trong đó hành vi phạm
tội được diễn ra.
5.4 Địa điểm phạm tội
- là một giới hạn lãnh thổ nhất định trên đó tội phạm bắt đầu, diễn ra, kết thúc
hoặc ở đó hậu quả của tội phạm xảy ra
5.5 Hoàn cảnh phạm tội
- Điều kiện, hoàn cảnh phạm tội có ý nghĩa định tội. VD: Đ124

You might also like