You are on page 1of 3

CHƯƠNG 7 CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM

I. Khái niệm
1. Định nghĩa
- Chủ thể của tội phạm là người (có NLTNHS, đạt độ tuổi luật định) hoặc pháp
nhân thương mại đã thực hiện hvi phạm tội cụ thể.
2. Phân tích

- Năng lực chịu TNHS và tuổi chịu TNHS là điều kiện để xác định lỗi (Phải đạt
đến tuổi nhất định thì mới có NLTNHS, từ đó mới có tự do lựa chọn => phát
sinh lỗi).
- Pháp nhân thương mại phạm tội phải đủ điều kiện ở Đ75
- Ý nghĩa:
+ Phân biệt các trường hợp phạm tội và ko phạm tội
+ Định tội
+ Phân biệt tội này với tội khác (chủ thể đặc biệt)
II. Các dấu hiệu của chủ thể của tội phạm là cá nhân
1. Năng lực TNHS
1.1 Định nghĩa
- Là khả năng của 1 người tại thời điểm thực hiện hvi nguy hiểm cho xh nhận
thức đc tính nguy hiểm cho xh của hvi của mình và điều khiển đc hvi đó.
- Người có NLTNHS là người đạt độ tuổi luật định và ko rơi vào tình trạng ko
có NLTNHS theo quy định tại Đ21
1.2 Tình trạng ko có NLTNHS
- Đ21: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc
bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
- Dấu hiệu để xác định tình trạng ko có NLTNHS: phải thỏa 2 điều kiện:
(1) Dấu hiệu y học: mắc bệnh tâm thần (kinh niên/tạm thời) hoặc một bệnh
khác làm rối loạn tâm thần
(2) Dấu hiệu tâm lý (pháp lý): Tình trạng bệnh tật phải trầm trọng đến mức
rơi vào 1 trong các trường hợp: mất khả năng nhận thức (mất 1 trong 2
nhận thức đc mặt thực tế của hvi và nhận thực đc ý nghĩa thực tế của hvi);
mất khả năng điều khiển hvi.
VD: 1 người bị bệnh tâm thần phạm tội nguy hiểm thì tùy trường hợp,
xem xét thỏa dấu hiệu tâm lý hay chưa.
*LƯU Ý:
- Không phải mọi trường hợp người mắc bệnh tâm thần đều rơi vào tình trạng
không có NLTNHS.
- Nếu người bị mắc bệnh tâm thần nhưng vẫn có khả năng nhận thức và khả
năng điều khiển hành vi (ở mức độ hạn chế/giảm) thì họ vẫn có NLTNHS và
họ vẫn phải chịu TNHS về hvi nguy hiểm mà họ thực hiện. Tình trạng bệnh tật
là tình tiết giảm nhẹ TNHS tại điểm q K1 Đ51 BLHS.
1.3 NLTNHS của người say do dùng rượu, bia, chất kích thích mạnh khác
- Đ13 BLHS: “Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích
mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”
Tại sao vẫn phải chịu TNHS?
=> Có 2 quan điểm:
+ Có năng lực TNHS: do trước khi say người đó vẫn tỉnh táo, có năng lực
TNHS như 1 người bth
+ Ko có NLTNHS: lỡ người đó bị lừa/bị chuốc...
=> Đ13 quy định là hợp lý vì để phòng ngừa tình trạng lạm dụng rượu để phạm
tội
2. Tuổi chịu TNHS
- Cơ sở lý luận và thực tiễn quy định tuổi chịu TNHS
- Quy định tuổi chịu TNHS: Đ12
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm,
trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
=> Ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
=> VD: Đ146 phải do người từ đủ 18t trở lên thực hiện hvi.
2. [6] Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong
các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178,
248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ
luật này”.
=> Người từ đủ 14t đến < 16t đc khoan hồng hơn.
- Cách tính tuổi:
+ Tính tuổi tròn
+ Căn cứ xác định tuổi: Xem TTLT số 06/2018/TTLT-VKSNDTC
TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018; Điều 417 BLTTHS
năm 2015) => Tính theo nguyên tắc có lợi cho người phạm tội
III. Chủ thể đặc biệt của tội phạm
- Định nghĩa: là người ngoài các dấu hiệu của chủ thể thường (có NLTNHS và
đủ tuổi) còn có thêm dấu hiệu đặc biệt khác mà chỉ khi có các dấu hiệu này họ
mới có thể trở thành chủ thể của các tội phạm tương ứng.
- Đặc điểm:
+ Liên quan đến chức vụ, quyền hạn
+ Liên quan đến nghề nghiệp, tính chất công việc
+ Liên quan đến nghĩa vụ phải thực hiện
+ Liên quan đến tuổi
+ Liên quan đến quan hệ gia đình, họ hàng...
- Ý nghĩa: định tội, phân biệt tội danh
- Tội giết con mới đẻ phải do NGƯỜI MẸ thực hiện, còn người bố thực hiện
thì tính là tội giết người.
IV. Vấn đề nhân thân người phạm tội trong LHS
- Định nghĩa: là tổng hợp các đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý
nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề TNHS của họ.
- Phân nhóm các đặc điểm nhân thân người phạm tội:
+ Phản ánh dấu hiệu của chủ thể đặc biệt của tội phạm
+ Phản ánh mức độ nguy hiểm cho xh của hvi phạm tội
+ Phản ánh khả năng tiếp nhận sự cải tạo, giáo dục
+ Phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội đáng đc khoan hồng

You might also like