You are on page 1of 6

I.

Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

1. Khái niệm
- Trách nhiệm: Hậu quả pháp lý bất lợi do vi phạm nghĩa vụ gây ra ⇒ Biện pháp cưỡng
chế áp dụng đối với bên vi phạm

2. Đặc điểm

a. Đặc điểm chung: Trách nhiệm/ hậu quả pháp lý


- Phát sinh từ luật
- Có xuất hiện “hậu quả bất lợi"/ chế tài
+ Đánh vào tài sản → bên được - bên mất => có tính đền bù
- Có tính đền bù

b. Đặc điểm riêng


- Mang tính chất tài sản hoặc thực hiện 1 công việc, không thực hiện 1 công việc
+ Gắn liền với việc bù đắp thiệt hại bằng lợi ích vật chất
+ Chủ thể tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình
- Ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của 1 bên
- Các chủ thể trong quan hệ dân sự có quyền tự định đoạt
+ Trong hình sự, người bị thiệt hại KHÔNG CÓ QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT về lỗi/ tha
lỗi của người kia >< Trong dân sự, các bên có quyền tự định đoạt
→ VD: A đánh B thương tích 15%, B nói tha lỗi cho A nhưng A vẫn phải chịu TNHS về
tội cố ý gây thương tích >< B được tha lỗi cho A về trách nhiệm dân sự (A không phải
bồi thường thiệt hại cho B)
- Biện pháp giải quyết:
+ Tự hòa giải, thương lượng
+ Tự định đoạt

II. Các loại trách nhiệm dân sự

1. Đ352 - Trách nhiệm tiếp tục thực hiện HĐ


- Điều 352 BLDS 2015: Tiếp tục thực hiện nghĩa vụ

a. Điều 356 - Giao vật


- Vật đặc định
+ Khoản 1 điều 356: Thanh toán giá trị của vật → Giá trị vào thời điểm giao vật hay
giá trị vào thời điểm phát sinh nghĩa vụ/ trách nhiệm hoàn trả ⇒ Cơ quan có thẩm
quyền mới được định giá
+ Nghị quyết 02/2022
+ Trong trường hợp giá trị không thể quy ra bằng tiền,
→ Hiện tại, PL VN không quy định về việc bù đắp thiệt hại về tinh thần
- Vật cùng loại
+ Vật cùng loại → Có thể thay thế được → đến lúc không còn có thể thay thế được
(vd: ngừng sản xuất, tuyệt chủng,...) → quy ra bằng tiền
- Hoàn trả tài sản

b. Điều 358 - Thực hiện hoặc không thực hiện 1 công việc
- Thực hiện 1 công việc
+ Yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện công việc
+ Tự mình thực hiện => Yêu cầu bên có NV thanh toán
chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại
+ Giao cho người khác thực hiện công việc đó => Yêu cầu bên có NV thanh toán
chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại
- Không thực hiện 1 công việc
+ Chấm dứt việc thực hiện + khôi phục tình trạng ban đầu + bồi thường thiệt hại

2. Đ357 - Trách nhiệm chịu lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm
trả tương ứng với thời gian chậm trả.
2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng
không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này;
nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật
này.
- VD: A vay B 100tr, thời hạn: 22/3
→ Khoản tiền chậm trả tính từ 22/3 đến ngày trả được
>< Nếu B kiện lại A, thì thời gian chậm trả tính từ 22/3 đến ngày đưa ra xét xử sơ thẩm/
ngày mở phiên tòa, trong thời gian xét xử sơ thẩm thì không tính, sau khi có bản án thì
tính tiếp => Xem lại phần tố tụng
- VD: A vay B 100tr, lãi 8% / 1 năm. Tuy nhiên, đến hạn như A không trả → Tính lãi
chậm trả.
→ Lãi chậm trả được tính trên nợ gốc là 100tr hay tính trên nợ gốc 100tr + 8%/1 năm?
Có được tính lãi chồng lãi không?
+ Án lệ 08/2016
● Trả nợ gốc
● Trả lãi trong hạn đối với nợ gốc
● Trả lãi quá hạn trên nợ gốc → Tính lãi chậm trả trên số tiền 100tr
chứ không tính trên 100tr + 8%
+ Án lệ 09/2016: https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/chitietanle?
dDocName=TAND014309
● Không phải là mượn tiền mà là giữ tiền ứng trước/ cái xứng đáng thuộc về
mình → đến hạn thì phải trả lại tiền ứng đó ⇒ Hoàn trả + trả chậm thì được
áp dụng lãi chậm trả
● Nếu bên vi phạm chịu phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại => Không được
áp dụng lãi chậm trả trong trường hợp này ⇔ Không nên chồng hậu quả
pháp lý bất lợi này lên 1 hậu quả bất lợi khác
→ Nếu biết mình vi phạm → tự bồi thường để bù đắp… >< không biết vi phạm hoặc cố
tình không biết (?) mà phải đem ra Tòa xử ⇒ Chịu phạt vi phạm + bồi thường thiệt hại

3. Đ418 - Phạt vi phạm


- Chỉ xuất hiện trong căn cứ phát sinh là hợp đồng
→ Không phát sinh trong các căn cứ khác như thực hiện công việc không có ủy quyền,...
- Phải thỏa TẤT CẢ các điều kiện:
+ Có thỏa thuận
+ Có vi phạm HĐ
+ HĐ có hiệu lực
+ Không cần có thiệt hại => Có cũng được, không có thiệt hại
=> PHÂN BIỆT VỚI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ⇔ Bồi thường thiệt hại NHẤT
THIẾT PHẢI CÓ THIỆT HẠI xảy ra + có hành vi vi phạm hợp đồng
→ Có thể mang thêm tính chất của 1 biện pháp bảo đảm ⇔ sợ bị phạt nên cố gắng làm
- Mức phạt vi phạm
+ Điều 301 Luật Thương Mại: Không quá 8% giá trị HĐ
>< BLDS: Do các bên thỏa thuận
=> Mức phạt vi phạm với HĐ mang yếu tố thương mại/ chịu sự điều chỉnh của LTM: Chỉ
được 8%
- Khả năng kết hợp với bồi thường thiệt hại
- Có vừa bồi thường thiệt hại, vừa phạt vi phạm được không?
+ Khoản 3 điều 418 => Có thể thỏa thuận; hoặc cả 2; hoặc chỉ phạt vi phạm mà
không bồi thường thiệt hại
⇒ Nếu các bên không có thỏa thuận → chỉ chịu phạt ⇔ phạt vi phạm thường có mức
phạt cao hơn bồi thường thiệt hại

4. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại


- Điều 360 BLDS 2015
- Các điều kiện PHẢI THỎA:
+ Hành vi vi phạm nghĩa vụ → chỉ được áp dụng trong HĐ → còn tranh cãi
● Vi phạm nghĩa vụ trong HĐ ⇔ Giữa 2 bên có HĐ + hành vi phát sinh
trong quá trình thực hiện HĐ/ trong HĐ (có thể không nhất thiết phải ghi
trong HĐ mà hành vi đó được thực hiện nhằm thực hiện hợp đồng)
● Nghĩa vụ đó có thể ghi rõ trong HĐ/ được ngầm định (vd vấn đề 1 buổi 5 -
có những nghĩa vụ ngầm định thì bao gồm cả việc phải sát khẩu; thực hiện
phẫu thuật đúng tiêu chuẩn quốc tế; cố gắng hết sức,... → ngầm định chứ
không ghi cụ thể trong HĐ)
● Thực hiện không đúng hạn/ không đầy đủ/ không đúng nội dung/
không đủ các bên quy định
● Điều 351: Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
+ Thiệt hại (về vật chất; về tinh thần) - vốn là quyền và lợi ích chính đáng nhưng
bị hành vi vi phạm tước đoạt
→ Thiệt hại phải THỰC TẾ (phải chứng minh được) và phải bồi thường TOÀN BỘ
→ Thiệt hại tinh thần đa dạng, lúc trước được quy định cụ thể trong thông tư/ nghị định
03/2006 nhưng đã bị bãi bỏ/ thay thế
+ Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi
● Hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại
● Thiệt hại là hệ quả từ việc thực hiện hành vi
- Bồi thường thiệt hại trong HĐ + ngoài HĐ
+ Trong hợp đồng: Điều 360 → 364 + 419 BLDS 2015 ⇒ Vi phạm nghĩa vụ + vi
phạm HĐ
+ Ngoài HĐ: Điều 584 trở đi
→ Không áp dụng chồng chéo (Điều 360 → 364 + 419 không được áp dụng cho ngoài
HĐ) (?) → CÒN NHIỀU TRANH CÃI
→ Để tránh tranh cãi: Trong HĐ thì áp dụng từ 360 → 364 + 419
- Điều 419:
+ Có quy định thêm về lợi ích “mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại”

- Lỗi trong trách nhiệm dân sự


+ Điều 364 → “biết"
+ Lỗi: Trạng thái tâm lý đối với thiệt hại xảy ra của người gây ra thiệt hại vào thời
điểm họ có hành vi gây ra thiệt hại
+ Biết rõ hậu quả + mong muốn hậu quả xảy ra → Cố ý >< Không biết hậu
quả + pháp luật yêu cầu phải biết → Vô ý
>< Không biết + pháp luật không yêu cầu phải biết → Không có lỗi
→ 1 người 19t trộn các chất hóa học không nhãn, không may làm nổ, cháy kho và người
đó không biết → có lỗi vô ý do 19t thì phải biết ít nhiều >< nếu là nhà hóa học chuyên xử
lý hóa chất mà có hành vi trên → lỗi cố ý ⇔ phải biết + phải biết yêu cầu phải biết
⇒ Yếu tố lỗi KHÔNG CÒN LÀ CĂN CỨ PHÁT SINH trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong và ngoài hợp đồng (trước đó là BLDS 2005 có yêu cầu yếu tố lỗi) ⇔ Bên có/ bị
thiệt hại sẽ là bên chứng minh người kia phải phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại,
chứng minh hành vi - thiệt hại - quan hệ nhân quả sẽ dễ hơn chứng minh tâm lý con
người → Bỏ yếu tố lỗi (yếu tố lỗi vẫn còn tồn tại nhưng có vai trò khác chứ không còn là
1 trong các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại)
+ Nghị quyết 02/2022 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, trong đó không có yếu tố lỗi
>< Pháp luật nước ngoài KHÔNG BỎ YẾU TỐ LỖI → giới hạn tự do trong khuôn
khổ pháp luật
+ Điều 351: Trách nhiệm dân sự
● Lỗi để xác định mức trách nhiệm
→ Bên bị thiệt hại có lỗi 40% → chỉ nhận được 60% bồi thường >< bên bị thiệt hại có
100% lỗi thì sao?
>< Pháp luật ở 1 số tiểu bang của Mỹ có quy định ai gây thiệt hại nhiều hơn thì phải bồi
thường TOÀN BỘ thiệt hại
● Lỗi để xác định miễn trách nhiệm
● Khoản 2 điều 351: Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng
nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác
→ Có thẻ miễn/ không miễn
- Điều 354: Hoãn thực hiện nghĩa vụ
+ Xin hoãn
+ Có thể áp dụng biện pháp khác mà không chỉ có bồi thường thiệt hại
- Điều 355: Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ
+ Thực hiện xong nghĩa vụ thì bên có quyền phải tiếp nhận
+ Khoản 3 điều 355: Bán → tiền bán được phải trả cho bên kia ⇔ thuộc quyền sở
hữu của bên kia
- Điều 362: Nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại
+ Biết và buộc phải biết thiệt hại xảy ra >< Không ngăn chặn, hạn chế → không
được bồi thường về phần thiệt hại xảy ra
→ Nếu không biết/ không thấy trước được ⇒ nếu có bằng chứng chứng minh biết được/
thấy được → vẫn được
⇒ Có thể thấy trước được không + có thể ngăn chặn được không
- Nếu 1 ông X làm CEO, lương 1 tháng 5000$ làm việc ở quận đó thì khi ông X bị
thương, bồi thường cho ông X theo lương 5000$ hay lương trung bình cơ sở?
+ Theo luật → phải bồi thường theo lương 5000$ của ông này

5. Trách nhiệm khác


-

You might also like