You are on page 1of 13

Bài 2: Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người

I. Khái niệm chung

1. Khái niệm
- Xem giáo trình

2. Các đặc trưng chung

2.1. Khách thể

a. Khách thể loại


- Quan hệ XH bị xâm hại: tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người
→ Hỏi quan hệ xã hội bị xâm hại: Xác định 1 trong các quan hệ trên (tính mạng/ sức khỏe/ danh
dự/ nhân phẩm con người)
- Phân loại:
+ Các tội xâm phạm tính mạng: Đ123 - 133
+ Các tội xâm phạm sức khỏe: Đ134 - 140
+ Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự: Đ141 - 147 và Đ150 - 156
+ Các tội phạm khác: Đ148,149
- Đối tượng tác động: Con người ĐANG SỐNG và phải là NGƯỜI KHÁC
+ Thời điểm bắt đầu sự sống: Thời điểm đứa bé ĐƯỢC SINH RA và CÒN SỐNG
→ Giết phụ nữ mang thai KHÔNG PHẢI giết 2 người
+ Thời điểm chấm dứt sự sống: Tim ngừng đập VÀ não ngừng hoạt động
- Ví dụ: Vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường: A đi đến thẩm mỹ viện hút mỡ bụng, đi cả chiều đến
hôm sau thì người nhà không thấy về → Điều tra, thấy ông Tường là bác sĩ thẩm mỹ và là thạc
sĩ. Cho biết: Bác sĩ thẩm mỹ có 2 dạng: (1): thẩm mỹ ngoài da/ can thiệp bên ngoài; (2): phẫu
thuật thẩm mỹ
→ Thẩm mỹ viện CT KHÔNG ĐỦ CHUYÊN MÔN/ ĐIỀU KIỆN để làm cơ sở phẫu thuật
→ Chị A trước khi hút → Tiêm thuốc mê >< Bị sốc phản vệ → Ông Tường cố gắng cứu nhưng
không cứu được
→ Ông Tường + bảo vệ lên kế hoạch phi tang ⇒ A chết, ông Tường chặt tay, chân bỏ vào bịch
rác đen ném xuống sông
⇒ Hành vi này KHÔNG PHẢI LÀ HÀNH VI GIẾT NGƯỜI
⇒ Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất - Điều 315 + tội xâm phạm thi thể
mồ mả - điều 246

b. CTTP

Loại CTTP Điều luật

CTTP vật chất - dấu hiệu hậu quả chỉ là cơ sở điều 123 với lỗi cố ý trực tiếp và khoản 1 điều
để xác định thời điểm hoàn thành TP (CTTP 124 (Tội giết con mới đẻ) với lỗi cố ý trực
mô hình 2) tiếp
CTTP vật chất - dấu hiệu hậu quả là cơ sở để Điều 123 với lỗi cố ý gián tiếp; khoản 2 điều
xác định TP (CTTP mô hình 1) 124; điều 125; điều 129 → 132; điều 134,
điều 139

CTTP hình thức Điều 133; điều 140-156

→ Lỗi cố ý gián tiếp ⇔ Xác định tội danh

2.2. Biểu hiện khách quan

a. Hành vi khách quan


- Hành động/ không hành động
- Phân loại:
+ Hành vi xâm phạm tính mạng
+ Hành vi xâm phạm sức khỏe
+ Hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm
+ Các hành vi khác

b. Hậu quả
- Thiệt hại về tính mạng
- Thiệt hại về sức khỏe (Thông tư 20/2014)
● Thương tích
● Tổn hại cho sức khỏe
● Rối loạn tinh thần hành vi
● Thiệt hại phi vật chất
- Tổn hại về tinh thần

2.3. Mặt chủ quan

a. Lỗi
- Cố ý: Điều 123 - 126; điều 131 - 136; điều 140 - 156
- Vô ý: Điều 128, 129, 138, 139
- Có cả 2 hình thức lỗi: Điều 127, 130, 137 BLHS

b. Động cơ
Điều 126, 127, 136, 137

c. Mục đích
Điều 150, 151; điểm a khoản 1 điều 156
2.4. Chủ thể

a. Chủ thể thường

b. Chủ thể đặc biệt


- Người mẹ mới sinh con trong vòng 7 ngày tuổi: Điều 124
- Quan hệ lệ thuộc: Điều 130, 140 BLHS
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên: Điều 145, 146, 147

II. TP xâm phạm tính mạng

1. Điều 123: Tội giết người


- CTTP cơ bản + CTTP chung
* Dấu hiệu cơ bản của tội giết người
- Đối tượng tác động: Con người CÒN ĐANG SỐNG
- Khách thể: Xâm phạm đến quyền sống của con người
- Hành vi khách quan
+ Công cụ, phương tiện phạm tội
+ Vị trí tác động
→ Phân biệt với tội CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
- Lỗi
+ Cố ý trực tiếp
+ Cố ý gián tiếp
- Chủ thể
* Dấu hiệu pháp lý:
- Hành vi khách quan: Hành vi tước bỏ tính mạng của người khác một cách trái pháp luật
- Hậu quả của TP: nạn nhân chết - dấu hiệu bắt buộc
→ CTTP vật chất ⇔ TP hoàn thành khi nạn nhân chết
→ Hành vi - hậu quả: MQH nhân quả → Dấu hiệu bắt buộc trong CTTP của tội giết người
- Các CTTP riêng
Đ123 + hoàn cảnh đặc biệt/ chủ thể đặc biệt = Đ124
Đ123 + kích động mạnh (xem ở nghị quyết 04/1986) = Đ125
Đ123 + động cơ phạm tội: phòng vệ chính đáng = Đ126
- NOTE:
+ Không có hậu quả chết người CHƯA CHẮC LÀ cố ý gây thương tích (Đ134)
+ Có chết người CHƯA CHẮC LÀ giết người (Đ123)
→ Có thể là gây thương tích dẫn đến chết người
⇒ Phân biệt tội giết người (Đ123) - tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người
(Đ134)

Giết người (Đ123) Cố ý gây thương tích dẫn đến


hậu quả chết người (Đ134)

Điểm chung - Có hành vi làm chết người


- Có hậu quả làm chết người
- Xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe người khác

Mục đích Nhằm tước đoạt tính mạng Nhằm gây tổn hại đến thân
của nạn nhân thể nạn nhân. Việc nạn nhân
chết NẰM NGOÀI Ý THỨC
CHỦ QUAN của người phạm
tội

Mức, cường độ tấn công Mức độ tấn công nhanh, liên Mức độ tấn công yếu hơn,
tục + cường độ tấn công không liên tục dồn dập +
mạnh có thể gây chết người cường độ tấn công nhẹ hơn

Vị trí tác động Thường là những vị trí trọng Thường là những vị trí không
yếu trên cơ thể: đầu, ngực, gây nguy hiểm chết người
bụng… như vùng tay, chân, vai…
⇒ Hung khí nguy hiểm tác
động vào vị trí trọng yếu

Hung khí, vũ khí Nguy hiểm, có tính sát Không có tính nguy hiểm cao
thương cao - vd: súng, dao,
gậy,...

Đối với hậu quả Cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp) Vô ý


⇒ Phải xem xét tổng thể: Mối quan hệ nạn nhân - người phạm tội; nguyên nhân phạm tội…

2. Điều 124 - Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ


- Đối tượng tác động: Đứa trẻ mới đẻ dưới 7 ngày tuổi
- Chủ thể đặc biệt: Mẹ của đứa trẻ
→ Nếu ba giết thì không xác định tội danh này
- Hoàn cảnh phạm tội: Do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách
quan đặc biệt
- Hành vi khách quan: Vứt bỏ con hoặc giết con mới đẻ
- Hậu quả đứa trẻ chết: Dấu hiệu bắt buộc ⇔ TP có CTTP Vật chất
>< mang tính đặc thù
⇔ Chỉ coi là có tội nếu đứa trẻ chết → không đặt ra các giai đoạn thực hiện TP
→ Nếu đứa trẻ bị vứt không chết, được người khác cứu → Không đặt ra vấn đề truy cứu
TNHS/ TNHS không đặt ra cho người mẹ
⇔ Con không chết → Mẹ không chịu TNHS

3. Điều 125 - Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
- NOTE:
+ Trái pháp luật # trái PL HÌNH SỰ
● Trái pháp luật: Rộng hơn
+ Trái pháp luật # trái ĐẠO ĐỨC
+ Kích động - kích động mạnh
● Cảm tính
+ Phân biệt điều 125 - điều 126
● Điều 126: Trong phòng vệ chính đáng CÓ CHỨA KÍCH ĐỘNG MẠNH
→ Xử theo 126 ⇔ Hình phạt nhẹ hơn + có lợi cho người phạm tội
- Những điểm lưu ý:
+ Hậu quả nạn nhân chết: Dấu hiệu bắt buộc
+ Hoàn cảnh phạm tội: Người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do
hành vi trái pháp luật NGHIÊM TRỌNG của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc
đối với NGƯỜI THÂN THÍCH của người phạm tội
● “Nghiêm trọng" căn cứ vào nguyên nhân sự việc + hoàn cảnh phạm tội + địa
điểm, công cụ, phương tiện, mục đích, động cơ phạm tội + mối quan hệ giữa nạn
nhân - người phạm tội + vị trí tác động
- Trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
+ Nghị quyết 04/HĐTP/1986
+ Là trạng thái người phạm tội KHÔNG HOÀN TOÀN tự chủ, tự kiềm chế được hành vi
phạm tội của mình
+ Điểm b khoản 1 chương 2
+ 2 trường hợp:
● Nạn nhân chỉ tác động bằng MỘT hành vi trái pháp luật VÀ nghiêm trọng dẫn
đến kích động mạnh
→ Thường chuyển qua phòng vệ chính đáng
● Nạn nhân có NHIỀU hành vi đối với người phạm tội + các hành vi LẶP LẠI,
LIÊN TỤC (nếu tách 1 hành vi ra đứng riêng thì hành vi đó SẼ KHÔNG trái
pháp luật nghiêm trọng (~ nước tràn ly)
+ TỨC THỜI ⇔ Việc kích động mạng ~ sơ đồ hình sin → Trong tức thời không kiềm chế
được nên mới là kích động mạnh ⇒ Trong lúc kích động mạnh thì trạng thái tâm lý LÊN
ĐẾN ĐỈNH ĐIỂM ⇔ Sau khi kích động mạnh thì trạng thái ĐI XUỐNG

+ Sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn
nhân gây nên
+ Hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức TƯƠNG ĐỐI NẶNG
NỀ, LẶP ĐI LẶP LẠI (quy luật giọt nước tràn ly)
- Phân biệt kích động - kích động mạnh:
+ Thời gian, hoàn cảnh, địa điểm
+ Nguyên nhân phạm tội
+ Mối quan hệ giữa nạn nhân với người phạm tội
+ Trình độ văn hóa, chính trị, tính tình, cá tính mỗi bên
+ Mức độ nghiêm trọng của hành vi trái PL của nạn nhân

4. Điều 126 - Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá
mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
- Điều 22

a. Định nghĩa
- Khoản 1 điều 22 BLHS
- Không phải là tội phạm
- Là hành vi của người vì bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi
ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành
vi xâm phạm các lợi ích nói trên
→ Phù hợp với lợi ích của Nhà nước, xã hội → Loại trừ tính nguy hiểm → Không bị coi là tội
phạm

b. Các điều kiện của phòng vệ chính đáng

b.1. Nhóm các điều kiện làm cơ sở phát sinh quyền phòng vệ
- Khi nào thì 1 người có quyền được phòng vệ? Quyền phòng vệ khởi phát khi nào?
- Điều kiện 1: Có sự tấn công nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật
+ Có sự tấn công của con người
● Do súc vật, do thiên nhiên… → không thuộc về phòng vệ chính đáng
+ Sự tấn công phải nguy hiểm đáng kể
● Nguy hiểm đáng kể là đủ yếu tố cấu thành tội phạm (vì tội phạm là nguy hiểm
đáng kể)
● Nguy hiểm đáng kể chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm >< trong phần lớn trường
hợp được coi là nguy hiểm (vd: A vác dao to + dài định chém B; A 13 tuổi 10
tháng, vác mã tấu tính chém B → A không đủ yếu tố cấu thành tội phạm về tuổi
chịu TNHS → Không đủ yếu tố cấu thành tội phạm)
● Sự nguy hiểm căn cứ vào KHÁCH THỂ
+ Sự tấn công phải trái pháp luật
● Ngoài những hành vi pháp luật cho phép (vd: A là công an, bắt B là người trốn
lệnh truy nã thì B KHÔNG ĐƯỢC phòng vệ trước A)
- Điều kiện 2: Sự tấn công xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của mình, của người khác
hoặc lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức
+ Đây là những quyền và lợi ích hợp pháp được Nhà nước và pháp luật bảo vệ
+ Quyền phòng vệ: Người bị tấn công hoặc bất kỳ ai
- Điều kiện 3: Sự tấn công phải đang hiện hữu
+ Sự tấn công phải đang xảy ra: Sự tấn công đã bắt đầu, đang diễn ra và chưa kết thúc
+ Sự tấn công phải đe dọa xảy ra ngay tức khắc: Sự tấn công chưa xảy ra nhưng đã có
những biểu hiện đe dọa sẽ xảy ra ngay tức khắc (vd: A chĩa súng vào đầu B và đe dọa:
“đưa hết tiền hoặc bắn chết" → tấn công chưa xảy ra nhưng có biểu hiện xảy ra NGAY
TỨC KHẮC" → lúc này, kể cả B và bất cứ ai thấy được hoàn cảnh đó đều có quyền
phòng vệ)
+ Trường hợp đặc biệt: Vẫn coi là sự tấn công đang hiện hữu là trường hợp sự tấn công đã
kết thúc nhưng nếu:
● Hành vi phòng vệ đi liền ngay sau sự tấn công và
● Nhằm khắc phục hậu quả do sự tấn công gây ra.
● VD: Chị X đeo giỏ xách, anh A giựt giỏ và bỏ chạy cùng giỏ xách, chị X hoặc
anh B là người đi đường thấy hoàn cảnh nên đuổi theo anh A → trong quá trình
đuổi theo thì có gây thiệt hại gì cho anh A thì sẽ thỏa mãn trường hợp này => sự
tấn công của anh A với chị X đã kết thúc → chị X hoặc anh B đuổi theo anh A -
đi liền ngay sau sự tấn công + nhằm khắc phục hậu quả do sự tấn công gây ra (lấy
lại tài sản + bắt anh A giao cho cơ quan chức năng)
⇒ Nhóm điều kiện làm cơ sở phát sinh quyền phòng vệ - tóm lại, quyền phòng vệ sẽ khởi phát
khi có đủ 3 điều kiện trên
- Tuy nhiên, đối với sự tấn công của trẻ em và người không có năng lực TNHS ⇔ nhà nước
khuyến nghị nên phòng vệ khi đó là biện pháp duy nhất và cuối cùng
- Lưu ý:
+ Phòng vệ quá sớm: Chưa có những biểu hiện đe dọa sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc
mà đã có hành vi phòng vệ ⇒ Không có quyền phòng vệ → Phải chịu TNHS bình thường
● VD: A chưa có dấu hiệu giết B, chỉ hù sẽ giết B → B lấy dao chém A để phòng vệ
→ B phải chịu TNHS vì A chỉ nói chứ chưa có hành vi giết B
+ Phòng vệ quá muộn: Sự tấn công đã thực sự chấm dứt mới có hành vi phòng vệ
● VD: A vác dao đuổi chém B >< A mệt nên vứt dao, quay về, không đuổi chém
nữa → B chạy không thấy A thì quay về tìm A, lấy khúc gỗ đập vào đầu A làm A
chết → B phòng vệ quá muộn → Không có quyền phòng vệ
⇒ Trong phòng vệ quá sớm và quá muộn thì quyền phòng vệ không khởi phát → chịu TNHS
bình thường

b.2. Nhóm các điều kiện về nội dung và phạm vi phòng vệ


- Điều kiện 4: Mục đích của sự phòng vệ là nhằm gạt bỏ sự tấn công
+ Hành vi phòng vệ phải nhằm vào chính người đang có sự tấn công
+ A không thể vì ngăn cản B chém mình mà giết vợ con B
+ Nếu sự tấn công về tính mạng, sức khỏe → Phòng vệ cũng vì bảo vệ tính mạng, sức khỏe
- Điều kiện 5: Sự phòng vệ phải trong giới hạn cần thiết để ngăn chặn sự tấn công
+ Giới hạn cần thiết
● Trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định, hành vi cần để gạt bỏ và ngăn chặn sự tấn
công - không đòi hỏi phải có sự tương xứng về công cụ phương tiện/ mức
thiệt hại (vd: A dùng chân tay không để tấn công B, nếu B cần thì B có thể cần
dùng dao/ súng/ gậy gộc/… để ngăn chặn sự tấn công của A)
● Luật không quy định và người phòng vệ phải tự nhận thức
⇒ Vừa đủ để ngăn chặn, chấm dứt hành vi của người phạm tội
+ Để đánh giá giới hạn cần thiết của sự phòng vệ, cần dựa vào các căn cứ sau:
● Tính chất của QHXH bị đe dọa xâm hại
● Mức độ thiệt hại bị đe dọa gây ra
● Sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi tấn công
● Tính chất và mức độ của phương pháp, phương tiện hay công cụ mà kẻ tấn công
sử dụng
● Sức mạnh và khả năng phòng vệ
● Tương quan lực lượng (số lượng, giới tính, độ tuổi)
● Thời gian, không gian, địa điểm
● Công cụ - phương tiện phạm tội
● Mối quan hệ giữa nạn nhân - người phạm tội
● Mục đích, động cơ (ngẫu nhiên/ vì một mục đích gì đó…)
→ Xem xét toàn diện
⇒ Sự đánh giá mang tính tương đối - dựa vào tổng thể các tình tiết của vụ án… (đặt mình vào
hoàn cảnh của người thực hiện hành vi → cần thực hiện hành vi như thế nào để gạt bỏ sự tấn
công…)

c. Vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng


- Khoản 2 điều 22 BLHS
- Là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại
- Người có hành vi vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu TNHS theo quy định của
Bộ luật này
- Vượt qua giới hạn của phòng vệ chính đáng:
+ Thỏa mãn 4 điều kiện đầu tiên của phòng vệ chính đáng
+ Không thỏa mãn điều kiện thứ 5 của phòng vệ chính đáng (rõ ràng QUÁ MỨC cần thiết)
● Quy định rộng → Khuyến khích người dân chống trả để bảo vệ lợi ích hợp pháp
● Xuất phát từ tâm lý của hành vi phòng vệ: Hành vi phải đủ để ngăn chặn sự tấn
công → mức độ và hành vi hơi thừa 1 chút để bảo vệ mình
- Người vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng CÓ QUYỀN PHÒNG VỆ (thỏa mãn 3 điều kiện
là có quyền phòng vệ) + ở đây thỏa mãn 4 điều kiện → có quyền phòng vệ
>< Người phòng vệ quá sớm/ quá muộn không có quyền phòng vệ

Xác định mức độ cần thiết của việc phòng vệ/ chống trả
B1: Xác định người đó có quyền phòng vệ hay không/ có khởi phát quyền phòng vệ cho người
phạm tội không? (thỏa mãn 3 điều kiện)
B2.1: Nếu có, xác định:
- Trong giới hạn phòng vệ chính đáng => Không phạm tội
- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng => Phạm tội
+ Bị truy cứu TNHS ⇔ được quy định là dấu hiệu/ yếu tố định tội (có quy định là yếu tố
CTTP): Điều 126, điều 136
+ Nếu không được quy định là dấu hiệu định tội → Là tình tiết giảm nhẹ TNHS (Điểm c
khoản 1 điều 51)
B2.2: Nếu không, xác định tội danh điều 123 và 134
- Ví dụ: A là người thực thi công vụ, B chống lại A vì A nói B không được vào trụ sở để trộm
giống hoa quý nhưng B vẫn vào. A bắn B 2 phát, B chết. Vậy xử A theo điều 123 hay 126?
→ Phải căn cứ vào hoàn cảnh
+ Nếu A cầm súng, B cũng cầm súng mà A bắn nhát súng 1 vào chân B, B vẫn có thể lấy
tay bắn súng vào A thì 1 phát súng không đủ để ngăn chặn sự tấn công
>< Nếu A cầm súng, B cầm dao, mã tấu thì A bắn nhát súng 1 vào chân B ĐÃ ĐỦ để ngăn chặn
sự tấn công của B vì B không thể lết đến để tấn công A được
→ Note:
+ Lần tấn công/ hành động thứ 1 đã đủ cần thiết để ngăn chặn sự tấn công của nạn nhân
chưa?
+ Lần tấn công/ hành động thứ 2 đã đủ cần thiết để ngăn chặn sự tấn công của nạn nhân
chưa ?
+ …

5. Điều 127 - Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ
- Chủ thể của tội phạm: Chủ thể đặc biệt: Người ĐANG thi hành công vụ
+ Được bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng
+ Người được trưng dụng vào những công việc cụ thể thông qua quyết định của tổ chức
+ Có chức vụ quyền hạn
⇒ Việc làm chết người phải “đang thi hành công vụ"
- Hậu quả chết người: Dấu hiệu bắt buộc
- Mặt khách quan: Hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép (được sử
dụng vũ lực)
- Lỗi: Cố ý gián tiếp

6. Điều 128, 129 - Tội vô ý làm chết người


- Xem giáo trình

7. Điều 130 - Tội bức tử


- Mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan thể hiện 1 trong 4 dạng hành vi:
● Hành vi đối xử tàn ác (bỏ đói, đánh đập…)
→ Có thể diễn ra 1 lần hoặc nhiều lần
● Ức hiếp
→ Phải xảy ra thường xuyên
● Ngược đãi
→ Phải xảy ra thường xuyên
● Làm nhục
→ Phải xảy ra thường xuyên
⇒ Đối với người lệ thuộc
⇒ Đọc kỹ giáo trình về như thế nào là ức hiếp, ngược đãi, làm nhục
- Chủ thể: Là người mà nạn nhân có quan hệ lệ thuộc
+ Căn cứ theo khoản 10 điều 3 nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP
+ Lệ thuộc về vật chất (nuôi dưỡng, chu cấp chi phí sinh hoạt hàng ngày…)
+ Lệ thuộc về tinh thần, công việc, giáo dục, tín ngưỡng…
- Hậu quả nạn nhân có hành vi tự sát >< KHÔNG PHỤ THUỘC NẠN NHÂN CÓ CHẾT
HAY KHÔNG
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi cố ý gián tiếp
+ Lỗi vô ý vì quá tự tin
⇒ Nếu hành vi bức tử làm nạn nhân tự sát thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp → xử lý về tội
GIẾT NGƯỜI

8. Điều 132 - Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
- Chủ thể của tội phạm: Thỏa mãn CẢ 2 ĐIỀU KIỆN
+ Có khả năng cứu giúp
● Khả năng ⇔ (1): sẵn có, khả năng bẩm sinh/ năng khiếu; (2): bồi đắp trong quá
trình giáo dục, nhận thức
+ Có điều kiện cứu giúp
● Điều kiện vật chất bổ trợ (vd: bác sĩ hiểu biết về bệnh lý >< phải có công cụ, máy
móc, thiết bị để chữa;...)
- Hành vi khách quan dạng KHÔNG HÀNH ĐỘNG ⇔ PL bắt phải làm nhưng không làm
>< Dạng hành động: PL không cho làm >< vẫn làm
- Hoàn cảnh phạm tội: Dấu hiệu bắt buộc
→ Nạn nhân PHẢI trong tình trạng NGUY HIỂM ĐẾN TÍNH MẠNG
+ Tình trạng nguy hiểm này có thể do khách quan, có thể do nạn nhân gây ra
+ VD: 1 người phụ nữ đang mang thai đau đẻ/ vỡ ối nguy hiểm tính mạng → Xác định nạn
nhân là người mẹ chứ không phải đứa bé
+ VD: Thấy bệnh mà không cứu giúp - vợ thấy chồng đi nhậu uống nhầm thuốc trừ sâu →
thấy chồng nôn mửa >< vẫn nói con nấu cháo mà không cho đi viện vì sợ tốn tiền ⇒
chồng chết ⇒ người vợ bị xử lý theo tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng
nguy hiểm đến tính mạng
- Hậu quả nạn nhân chết: Dấu hiệu bắt buộc
→ Không có giai đoạn PT chưa đạt
⇒ Có hậu quả mới có tội
- Lỗi:
+ Vô ý (do cẩu thả/ quá tự tin)
+ Cố ý gián tiếp
⇒ Chú ý: Điều 123 - 125 - 126 - 127 - 130 - 132

III. TP xâm phạm sức khỏe

1. Điều 134 - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
- Khách thể: Xâm phạm sức khỏe
- Lỗi: Cố ý
- Hậu quả:
+ Trên 11%
+ Dưới 11% + thỏa mãn các điểm từ điểm a đến điểm o khoản 1 điều 134
2. Điều 135, 136, 137 - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
vì…
- Dấu hiệu pháp lý GẦN GIỐNG điều 125, 126 >< Khác về hoàn cảnh phạm tội và hậu quả của
tội phạm
- Hậu quả: 31% trở lên ⇔ Cao hơn tỉ lệ 11% do có tình tiết giảm nhẹ

3. Điều 138, 139 - Tội vô ý gây thương tích


- Lưu ý tỷ lệ tổn thương

4. Điều 140 - Tội hành hạ người khác


- Loại trừ điều 185

IV. TP xâm phạm danh dự, nhân phẩm

1. Điều 141 - Tội hiếp dâm


- Hành vi khách quan
+ Dùng vũ lực
+ Đe dọa dùng vũ lực
+ Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân
+ Hoặc thủ đoạn khác
Để GIAO CẤU/ QHTD TRÁI Ý MUỐN của nạn nhân
+ Không phụ thuộc vào quan hệ lệ thuộc
+ VD: A và B yêu nhau, A có bầu >< A và B quan hệ tự nguyện. Mẹ A kiện B tội hiếp dâm
⇒ Không được
>< Vợ chồng quan hệ thì cũng có thể là tội hiếp dâm NẾU TRÁI Ý MUỐN
⇒ Chú ý: Đối với trường hợp nạn nhân DƯỚI 13 TUỔI thì KHÔNG CẦN yếu tố TRÁI Ý
MUỐN
- Nạn nhân và chủ thể: Nam hoặc nữ
- Không yêu cầu hậu quả
+ Không cần biết có giao cấu được hay không
→ Nghị quyết 06/2019
⇒ Phân biệt tội hiếp dâm - cưỡng dâm - dâm ô - giao cấu

Tiêu chí Hiếp dâm Cưỡng dâm Dâm ô Giao cấu

Chủ thể thực Nam/ nữ - không Nam/ nữ - không Đủ 18 tuổi trở Đủ 18 tuổi trở
hiện quy định độ tuổi quy định độ tuổi lên lên
(theo điều 12 thì (theo điều 12 thì
trên 14) trên 14)

Hành vi khách - Hành vi thực - Dùng mọi thủ - Hành vi dâm ô Giao cấu hoặc
quan hiện trái ý muốn đoạn không nhằm thực hiện hành
nạn nhân - Hành vi trái ý mục đích giao vi quan hệ tình
muốn nạn nhân cấu hoặc không dục khác => Bị
nhằm thực hiện hại/ nạn nhân
hành vi quan hệ thuận tình giao
tình dục khác cấu
- Theo khoản 3
Điều 3 Nghị
quyết 06/2019
của Hội đồng
Thẩm phán Tòa
án nhân hướng
dẫn áp dụng quy
định về các tội
xâm hại tình dục
trong Bộ luật
Hình sự.

Lỗi Cố ý trực tiếp Cố ý trực tiếp Cố ý Cố ý + vô ý

Hậu quả Không cần biết đã Không cần biết Đã thực hiện Đã thực hiện
giao cấu hay chưa đã giao cấu hay hành vi dâm ô hành vi giao cấu
chưa

Nạn nhân - Đủ 13 đến dưới Người lệ thuộc Người dưới 16t Người từ đủ 13t
16t mình hoặc người - dưới 16t
- Dưới 13 đang ở trong tình
trạng quẫn bách
phải miễn cưỡng
giao cấu hoặc
miễn cưỡng thực
hiện hành vi
QHTD khác
- Chia ra 2 đối
tượng: Đủ 13t -
dưới 16t và trên
16t

Hậu quả 02 - 07 năm 01 - 05 năm 6 tháng - 3 năm 01 - 05 năm

https://thuvienphapluat.vn/cong-dong-dan-luat/phan-biet-toi-dam-o-voi-cac-toi-hiep-dam-cuong-
dam-giao-cau-203317.aspx
- Tội hiếp dâm ng dưới 16t: Điều 142 BLHS 2015
+ Phải có hvi dùng vũ lực,…
2. Tội cưỡng dâm: Đ143
- Sự lệ thuộc của nạn nhân đối với ng phạm tội: kinh tế, quan hệ gđình, quan hệ công tác, quan
hệ tín ngưỡng… Nếu ko có sự lệ thuộc này thì KHÔNG CÓ Đ143
- Ng phạm tội lợi dụng nạn nhân đang ở trong tình trạng quẫn bách
- Nạn nhân miễn cưỡng giao cấu. Việc giao cấu hay ko là do nạn nhân quyết định
- Khác với tội hiếp dâm ở chỗ nạn nhân chủ động
- Tính nguy hiểm cho xh của hvi: nạn nhân và ng phạm tội có mqh đặc biệt (lệ thuộc)
- CTTP hình thức: 3
3. Tội cưỡng dâm ng từ đủ 13t đến dưới 16t Đ144
4. Đ145 giao cấu hoặc thực hiện qhtd…
- Đối tượng tác động: ng từ đủ 13 đến dưới 16
- Chủ thể phạm tội: ng từ đủ 18t
- Hvi khách quan: 1 trong 2 dạng hvi sau:
(1) Giao cấu
(2) Thực hiện các hvi qhtd khác
- Nạn nhân thuận tình:
+ Đặt ra vấn đề truy cứu tnhs làm gì? Vì đối tượng tác động là đối tượng đặc biệt, nhận
thức phát triển chưa hoàn thiện (thuận tình hay ko cũng ko quan trọng, ko xét đến yếu tố
ý chí hay lý trí của nạn nhân) nên điều luật này nhằm bảo vệ đối tượng đó
+ Tính nguy hiểm cho xh của hvi? Nguy hiểm ở độ tuổi của nạn nhân
5. Tội dâm ô ng dưới 16t Đ146
- Chủ thể phạm tội: ng từ đủ 18t
- Hvi dâm ô ko nhằm mục đích giao cấu hoặc ko nhằm thực hiện các hvi qhtd khác
- Phân biệt phạm tội chưa đạt của các tội phạm giao cấu vs tội dâm ô ở chỗ MỤC ĐÍCH (Mục
đích ko nhằm giao cấu hay qhtd thì ko cấu thành tội dâm ô)
- Tội phạm có cấu thành hình thức
6. Tội phạm khác
6.1 Tội mua bán ng Đ150
- Hvi khách quan: vận chuyển, chuyển giao, tiếp nhận, tuyển mộ, chứa chấp
- Mục đích: nhằm lợi ích vật chất; cưỡng bức lao động; bóc lột tình dục; lấy bộ phận cơ thể
6.2 Tội chiếm đoạt ng dưới 16t Đ153
- Phân biệt với Đ169 ở chỗ mục đích -> ko phải mọi hvi chiếm đoạt đều cấu thành Đ153, có
trường hợp nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản Đ169
Nếu chiếm giữ trái phép 5 phút, 10 phút thì có đc ko? Thgian bao lâu thì cấu thành tội phạm?
=> Đủ định lượng mức độ nguy hiểm cho xh của hvi. “Đủ định lượng” căn cứ vào mqh giữa nạn
nhân và ng phạm tội; dựa vào điều kiện/hoàn cảnh phạm tội; phương pháp; độ tuổi;…
6.3 Đ155 Tội làm nhục ng khác
- “Xúc phạm nghiêm trọng” đc đánh giá theo:
+ Thái độ, nhận thức ng phạm tội
+ Cường độ và thgian kéo dài của hvi
+ Hoàn cảnh phạm tội
+ Vai trò của ng bị hại trong gđình, tổ chức, xh. Họ có tầm ảnh hưởng càng lớn thì tính
nghiêm trọng càng cao
+ Dư luận xh về hvi đó
6.4 Đ156 Tội không vú
- Bịa đặt, dựng chuyện, xạo l

You might also like