You are on page 1of 4

1.3.Trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm có hành vi giết người.

1.3.1. Tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015.

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù
từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: 

a) Giết 02 người trở lên; 

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai; 

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; 

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất
nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; 

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; 

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ; 

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm; 


q) Vì động cơ đê hèn. 

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị
phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ
01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

1.3.2. Cấu thành tội phạm của tội giết người

1. Chủ thế của tội giết người

Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường. Nghĩa là bất kỳ người nào từ 14
tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể trở thể của tội giết
người.Theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật hình sự, thì người từ đủ 14 tuổi trở
lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc
biệt nghiêm trọng. Từ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2. Khách thể của tội giết người

Quyền sống là một trong những quyền cơ bản nhất của con người. Cuộc sống
của mỗi người bắt đầu từ khi họ được sinh ra đến khi họ chết. Tội giết người
trực tiếp xâm phạm quyền sống của con người.

Đối tượng tác động của tội giết người là thân thể con người đang sống. Hành vi
của người phạm tội giết người đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con
người.

3. Mặt chủ quan của tội giết người

Người phạm tội giết người luôn thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực
tiếp hoặc cố ý gián tiếp).
Giết người với lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp một người nhận thức hành vi của
mình là nguy hiểm, nhận thức hậu quả chết người sẽ xảy ra và mong muốn cho
hậu quả chết người xảy ra.

Giết người với lồi cố ý gián tiếp là trường hợp một người nhận thức được hành
vi của mình là nguy hiểm, nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy
không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

4. Mặt khách quan của tội giết người

4.1 Hành vi

Mặt khách quan của tội giết người được thể hiện ở hành vi tước bỏ quyền sống
của người khác một cách trái pháp luật bằng những thủ đoạn và phương tiện
khác nhau gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hành vi phạm tội có thể hành
động hoặc không hành động. Các phương tiện như súng, dao, gậy, tay chân,
thuốc độc… Hành vi tước bỏ quyền sống của người khác thường được thực hiện
bằng các phương thức như bắn, chém, đâm, treo cổ, bóp cổ, đầu độc, đấm đá…
vv

4.2 Hậu quả

Hậu quả do hành vi của tội phạm giết người gây ra là làm người khác chết (tức
là chấm dứt sự sống của người khác). Tuy nhiên chỉ cần hành vi mà người phạm
tội đã thực hiện có mục đích làm chấm dứt sự sống của người khác (hay làm cho
người khác chết) thì được coi là cấu thành tội giết người cho dù hậu quả chết
người có xảy ra hay không.

Một số trường hợp, việc dùng vũ lực không gây ra hậu quả trực tiếp làm nạn
nhân chết mà chỉ có tác dụng đẩy nạn nhân vào tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng và tử vong (như xô nạn nhân xuống sông và bỏ mặc cho đến chết hoặc đạp
nạn nhân ra ngoài đường đang có nhiều xe ôtô chạy dẫn đến bị xe cán chết…)
vẫn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người nếu chứng minh được
người thực hiện hành vi đó có mục đích giết người. Đây có thể xem là hậu quả
gián tiếp.

Tài liệu tham khảo:

https://phu-lawyers.com/toi-giet-nguoi-theo-quy-dinh-bo-luat-hinh-su-moi/

https://luatsux.vn/toi-giet-nguoi-duoc-quy-dinh-the-nao-trong-bo-luat-hinh-su-
2015/

You might also like