You are on page 1of 6

I.

Nhận định
* Cách làm nhận định
 Nhận định đúng/ sai
 Giải thích tại sao?
o Cơ sở pháp lý: luật, thông tư, nghị quyết, nghị định, án lệ, công văn,…
o Cơ sở lý luận:
1. Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không gây ra hậu quả
chết người thì không cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS).
 Nhận định sai vì điều 123 là cấu thành tội phạm vật chất nên dấu hiệu khách quan của tội phạm
này gồm hành vi giết người, hậu quả nạn nhân chết và quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
Tội giết người là tội phạm có tính nguy hiểm cao nên dù là CTTP vật chất nhưng dấu hiệu hậu quả
chỉ là căn cứ xác định giai đoạn phạm tội. Còn hành vi giết người dù chưa làm nạn nhân chết vẫn
cấu thành tội phạm và được coi là phạm tội chưa đạt
 Tội giết người quy định tại điều 123 được thực hiện bởi lỗi cố ý, 123 là CTTP vật chất nhưng
hậu quả chỉ có ý nghĩa xác định tội phạm đã hoàn thành hay chưa, nếu hậu quả chưa xảy ra thì tội
phạm chưa đạt
5. Tình tiết “giết 02 người trở lên” luôn đòi hỏi phải có hậu quả hai người chết trở lên.
 Nhận định sai vì được coi là giết 2 người trở lên trong trường hợp người phạm tội có ý định giết
nhiều người và đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra do những
nguyên nhân ngoài ý muốn. Tội giết người CTTP vật chất nên dấu hiệu hậu quả chi là căn cứ xác
định giai đoạn phạm tội. Nên giết 2 người trở lên không đòi hỏi phải có 2 người chết trở lên
 Đối với tình tiết giết 2 người trở lên là tình tiết định khung tăng nặng của tội giết người, để áp
dụng trường hợp này không phải mọi trường hợp đòi hỏi hậu quả có 2 người chết trở lên bởi vì tội
giết người được thực hiện bởi lỗi cố ý nếu trong trường hợp người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý
trực tiếp thì không đòi hỏi hậu quả 2 người chết mà vẫn được áp dụng tình tiết này. Còn trường hợp
lỗi cố ý gián tiếp (nhận thức nhưng không mong m..) đòi hỏi phải có 2 người chết
7. Hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi thì chỉ cấu thành Tội giết con mới đẻ (Điều
124 BLHS).
 Nhận định sai vì căn cứ điều 124 thì chủ thể của tội phạm là chủ thể đặt biệt - người mẹ do ảnh
hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình
đẻ ra trong 7 ngày tuổi thì mới cấu thành tội giết con mới đẻ, nếu do những người khác thực hiện
thì không cấu thành tội phạm này mà có thể cấu thành tội giết người
 nhận định sai theo quy định điều 124 thì chủ thể thực hiện hành vi là chủ thể đặc biệt đó là mẹ
đứa trẻ “ảnh hường…”, vì vậy trong thực tế có những chủ thể thực hiện hành vi thì có thể cấu thành
tội khác
8. Hậu quả nạn nhân chết là dấu hiệu định tội của Tội vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 BLHS).
 Nhận định đúng. Vì tội vứt con mới đẻ CTTP vật chất theo mô hình 1, do đó dấu hiệu hậu quả là
căn cứ định tội; hậu quả đứa trẻ chết là dấu hiệu xác định tội phạm đã cấu thành.
9. Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu thành Tội
giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS).
 Nhận định sai vì căn cứ điều 125 để cấu thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh còn phải do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối
với người thân thích của người đó
 Nhận định sai. Bởi vì có những trường hợp gết người trong trạng thái ksich động mạnh nhưng
người phạm tội được quyền khởi phát quyền phòng vệ chính đáng nghĩa là thỏa mãn 2 yếu tố vừa
khởi phát phòng vệ vừa kích động mạnh mà thỏa mãn các dấu hiệu của điều 126 thì định tội danh
theo điều 126 bởi vì trong trường hợp đó hành vi phạm tội của họ có khởi phát từ quyền phòng vệ
nên giảm nhẹ tính nguy hiểm cho XH của hành vi
10.Mọi hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép
trong khi thi hành công vụ đều cấu thành Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ
(Điều 127 BLHS).
 Nhận định sai. Vì nếu người thi hành công vụ do hống hách, coi thường tính mạng, sức khỏe của
người khác mà sử dụng vũ khí một cách bừa ẩu hoặc do tư thù cá nhân, thì cấu thành tội phạm khác
 Động cơ vì công vụ, vì lợi ích chung. Nếu như không vì công vụ mà vì động cơ khác thì không
cấu thành điều 127
12. Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của Tội bức tử (Điều 130 BLHS).
 SAI. Cơ sở pháp lý Điều 1330 BLHS. Căn cứ theo điều 130 BLHS nạn nhân tử vong không
phải là dấu hiệu định tội của tội này, Tội bức tử sẽ được cấu thành khi người phạm tội có hành vi
đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình mà làm người
đó tự sát. Vậy nên chỉ cần nạn nhân tự sát với nguyên nhân trên thì dù có tử vong hay không vẫn
cấu thành Tội bức tử.

14. Cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại là hành vi cấu thành
Tội giúp người khác tự sát (Điều 131 BLHS).
 SAI. Cơ sở pháp lý: Điều 123, Điều 131 BLHS. Căn cứ Điều 123 BLHS, hành vi cố ý tước đoạt
tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại vẫn được coi là tước đoạt tính mạng của
người khác và nó là hành vi khách quan của tội giết người. Căn cứ Điều 131 BLHS, hành vi cấu
thành Tội giúp người khác tự sát là hành vi tạo ra những điều kiện vật chất hoặc tinh thần để người
khác tự sát như cung cấp thuốc độc để nạn nhân tự sát. Vì thế hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của
người khác theo yêu cầu của người bị hại không là hành vi cấu thành Tội giúp người khác tự sát.
 … Hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người khác có thể cấu thành Tội giết người theo điều 123
chứ không cấu thành điều 131
16. Mọi trường hợp đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình đều cấu thành Tội hành hạ người khác
(Điều 140 BLHS).
 SAI. Căn cứ pháp lý: Điều 140, Điều 185 BLHS. Trường hợp hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ
chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thì cấu thành tội phạm theo điều 185 khi hội
đủ các điều kiện luật định, những trường hợp còn lại mới cấu thành tội phạm theo điều 140.
 Nhận định sai. CSPL: Điều 140 BLHS. Lấy chính cái điều 140 để giải thích
18. Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% thì không
cấu thành Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS).
 SAI. Cơ sở pháp lý Điều 134 BLHS. Căn cứ khoản 1 điều 134 thì thông thường để cấu thành tội
phạm thì tỷ lệ tổn thương cơ thể phải từ 11% trở lên, những có một số trường hợp luật định thì tỷ lẹ
tổn thương cơ thể dưới 11% cũng đủ cấu thành tội phạm, quy định tại các điểm thuộc khoản 1 điều
134 BLHS.

23. Mọi hành vi giao cấu thuận tình với người dưới 16 tuổi đều cấu thành Tội giao cấu với người
từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS).
 SAI. Cơ sở pháp lý: Điều 145, Điều 142 BLHS. Để cấu thành Tội giao cấu hoặc thực hiện hành
vi QHTD khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phải thỏa điều kiện đối tượng tác động
là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 18 tuổi. Vì thế
không phải mọi hành vi giao cấu thuận tình với người dưới 16 tuổi đều cấu thành tội phạm theo
điều 145 mà còn cấu thành theo điều 142.
 2 cách trả lời: điều 145 và điều 142
26. Mọi trường hợp giao cấu trái pháp luật là giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân.
 SAI. Cơ sở pháp lý: điều 142. Căn cứ điểm b khoản 1 điều 142 thì đối tượng tác động là người
dưới 13 tuổi là đối tượng chưa đủ nhận thức để xác định có thuận tình hay trái ý muốn không nên
hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi QHTD khác với người dưới 13 tuổi vẫn cấu thành Tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi cho dù người đó có trái ý muốn hay thuận tình.
 Nhận định sai. CSPL: Không phải mọi trường hợp giao cấu trái PL là giao cấu trái ý muốn, mà
có những trường hợp giao cấu trái PL – không được PL cho phép nhưng không trái ý muốn của nạn
nhân. Ví dụ: điểm b khoản 1 điều 142 khi nạn nhân dưới 13 tuổi…

II. Bài tập


2. Hành vi của A phạm tội căn cứ các yếu tố sau:
 Chủ thể: anh A
 Khách thể: tính mạng và sức khỏe của ông C
 Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
o Lý trí:
 Đối với hành vi: anh A biết rõ hành vi chém ông C là nguy hiểm cho xã hội
 Đối với hậu quả: anh A thấy trước hậu quả tất yếu sẽ xảy ra
o Ý chí: anh A mong muốn ông C chết
 Mặt khách quan
o Hành vi: A dùng hai tay cầm dao chém liên tiếp 03 (ba) cái theo hướng từ trên xuống,
từ trái qua phải vào vùng ngực phải – bụng trái, hông, đầu – vai bên trái của ông C
o Hậu quả: ông C với Tỉ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là 59%
Tỉ lệ thương tích không ảnh hưởng gì
5. Hành vi của A phạm tội căn cứ các yếu tố sau:
 Chủ thể phạm tội: A
 Khách thể: tính mạng và sức khỏe của bạn C
 Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
o Lý trí:
 Đối với hành vi: A biết rõ hành vi lấy khúc gỗ phang thẳng đầu anh thanh niên
là nguy hiểm cho xã hội
 Đối với hậu quả: A thấy trước hậu quả tất yếu sẽ xảy ra
o Ý chí: A mong muốn ông C chết
 Mặt khách quan
o Hành vi: A nhặt một khúc gỗ bên lề đường to bằng cổ tay, dài 60cm, phang thẳng
vào đầu anh thanh niên
o Hậu quả: anh thanh niên nọ bị chấn thương sọ não, chết trên đường cấp cứu tới bệnh
viện
7. Quyền phòng vệ của H khởi phát vì đáp ứng đủ 3 điều kiện:
 ĐK1: có sự tấn công nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật  Sự tấn công của B và C khi
cầm đuốc định đốt nhà và cầm dao để giết bà K và H
 ĐK2: Sự tấn công xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi
ích của NN, cơ quan, tổ chức  xâm phạm tính mạng của bà K và H
 ĐK3: Sự tấn công phải đang hiện hữu (đang xảy ra hoặc đe dọa xảy ra ngay tức khắc)
 Khởi phát quyền phòng về
Tuy nhiên, hành vi của H là phòng vệ vượt quá giới hạn cần thiết:
 ĐK1: Mục đích của sự phòng vệ là nhằm gạt bỏ sự tấn công, nghĩa là hành vi phòng vệ phải
nhằm vào chính người đang có sự tấn công  H giành được con dao của C và chém đứt bàn
tay C
 ĐK2: Sự phòng vệ phải trong giới hạn cần thiết để ngăn chặn sự tấn công  Khi B chạy tới
thì H chém đầu C khiến C chết tại chỗ
 H vẫn phải chịu TNHS
Hành vi của H phạm tội căn cứ các yếu tố sau:
 Chủ thể: H
 Khách thể: tính mạng của C
 Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
o Lý trí:
 Đối với hành vi: H biết hành vi chém đầu C là nguy hiểm cho XH
 Đối với hậu quả: H thấy trước hậu quả tất yếu sẽ xảy ra là C chết tại chỗ
o Ý chí: H mong muốn hậu quả xảy ra
 Mặt khách quan
o Hành vi: chém tiếp vào đầu C
o Hậu quả: khiến C chết tại chỗ
o MQH: H vượt quá giới hạn phòng vệ dẫn đến cái chết của C
 B và C cùng mục đích phạm tội (xông vào nhà H); từ thời điểm bước vào nhà H đến khi … thì mục
đích đó không bị gián đoạn (xác định tính tức thời)
Nạn nhân là C và hành vi trái pháp luật chưa chấm dứt
8. B phạm Tội giết người theo Điều 123 BLHS vì thỏa các điều kiện:
 Khách thể của tội phạm: quyền được bảo vệ tính mạng của A
 Mặt khách quan:
o Hành vi: B rút con dao lưỡi bầu mũi nhọn (kích thước 25cm x 7cm) đâm liên tiếp 4
nhát vào bụng A
o Hậu quả: A gục chết tại chỗ
o MQH nhân quả giữa hành vi và hậu quả: đơn trực tiếp – hành vi B rút dao đâm A là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến A chết tại chỗ
 Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp
o Lý trí
 Đối với hành vi: B biết hành vi đâm A là nguy hiểm cho XH
 Đối với hậu quả: B thấy trước hậu quả A chết tại chỗ
o Ý chí: B mong muốn hậu quả xảy ra
 Chủ thể của tội phạm: Chủ thể thường là B
 B được cấu thành Tội giết người chứ không phải là Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh, bởi vì hành vi A chửi ông Th chỉ là hành vi trái đạo đức xã hội chứ chưa là hành vi
trái pháp luật nghiêm trọng để dẫn đến B giết A trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, nên
không thể cấu thành tội theo điều 125 BLHS
 Không thuộc điều 125 vì đây là hành vi trái PL HN&GĐ nhưng chưa đến mức nghiêm trọng,
hành vi có thể làm cho người phạm tội kích động nhưng chưa đủ yếu tố kích động mạnh theo NQ
04/1986

11. H phạm tội và cấu thành Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS) vì thỏa các điều kiện sau:
 Khách thể của tội phạm: quyền được bảo vệ tính mạng của ông T
 Mặt khách quan:
o Hành vi: H dùng hai tay gạt đẩy H1 và T ra làm cho H1 đi vào nhà, còn ông T bị ngã
ngửa
o Hậu quả: đầu đập xuống nền sân làm bằng bê tông
o MQH nhân quả: việc H chui vào giữa và dùng hai tay gạt đẩy để can ngăn H1 và ông
T đang cãi nhau là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc ông T bị ngã ngửa, đầu đập
xuống nền sân làm bằng bê tông
 Mặt chủ quan: lỗi vô ý do ?
 Chủ thể của tội phạm: chủ thể thường H

14. Hành vi của A cấu thành Tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS) vì thỏa các điều kiện sau:
 Khách thể của tội phạm: quyền được bảo vệ tính mạng của thanh niên
 Mặt khách quan:
o Hành vi: A dùng dây điện trần giăng xung quanh luống mía ở trong vườn mía trước
nhà
o Hậu quả: thanh niên khác xã trèo qua tường để vào vườn mía và bị điện giật chết.
o MQH nhân quả: việc A dùng dây điện trần giăng để diệt chuột là nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến việc thanh niên bị giật chết
 Mặt chủ quan: lỗi vô ý do quá tự tin vì bản thân A biết xung quanh ruộng mía có tường bao
quanh cao 1m40 đến 1m50 và không có lối đi tắt, đồng thời A đã thông báo cho bà con
trong xóm biết về việc giăng dây điện trần của mình
o Lý trí:
 Đối với hành vi: A nhận thức được hành vi giăng dây diện trần có tính chất
nguy hiểm cho xã hội của hành vi và A cũng thấy trước được hậu quả đó
 Đối với hậu quả: A biết việc giăng dây diện có khả năng xảy ra thiệt hại
o Ý chí: A không mong muốn hậu quả sẽ xảy ra
 Chủ thể của tội phạm: chủ thể thường A
 Dựa theo tinh thần giải đáp thắc mắc của công văn 81
Bức tường khó khăn cho những người đi qua, không có lối tắt, A bật điện từ 22h đến 5h là khoảng tgian
mn nghỉ  chứng minh 128
Tòa án nhân dân tối cao có thể ban hành QPPL, trong bản án thì không thể viện dẫn công văn
Hiến pháp – Bộ luật – Nghị quyết – Nghị định – Thông tư
Công văn chỉ mang tính chất tham khảo – nó không phải là VBQPPL – văn bản

RÚT KINH NGHIỆM


1. Cách trả lời câu nhận định
 Với câu “Mọi…” thường sai, chỉ cần lấy 1 trường hợp chứng minh câu đó sai
 Nếu nhận
2. Trái pháp luật >< trái pháp luật nghiêm trọng; Kích động >< Kích động mạnh; Trái PL >< Trái đạo
đức (chưa đủ điều kiện trái pháp luật nghiêm trọng theo điều …)
3. Áp dụng công văn 81, có 2 trường hợp: cấu thành 123 ; cấu thành 128

You might also like