You are on page 1of 7

Nhận định :

1. Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không gây ra
hậu quả chết người thì không cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS).
Nhận định này là sai.
Vì hành vi khách quan của Tội giết người là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng
của người khác. Tội giết người được quy định tại Điều 123 BLHS 2015 là tội phạm có
cấu thành vật chất. Căn cứ vào Điều 123 BLHS thì hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính
mạng của người khác sẽ cấu thành Tôi giết người cho dù hậu quả không xảy ra. Một
người có hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng của người khác trái pháp luật thì trong
cấu thành tội phạm này dấu hiệu hậu quả không phải là dấu hiệu mang ý nghĩa định tội.
Hậu quả có chết người hay không trong trường hợp này có ý nghĩa giúp cho việc xác định
tội phạm đã hoàn thành hay chưa hoàn thành. Vì vậy, khi người phạm tội có hành vi cố ý
trực tiếp tước bỏ tính mạng của người khác trái pháp luật mà không gây ra hậu quả thì
vẫn cấu thành Tội giết người.
CSPL: Theo điều 123 BLHS 2015
2. Động cơ đê hèn là dấu hiệu định tội của Tội giết người (Điều 123 BLHS).
Nhận định này là sai.
Vì Tội giết người có dấu hiệu định tội là hành vi tước đoạt trái phép tính mạng của người
khác. Còn động cơ đê hèn là dấu hiệu định khung tăng nặng của loại tội phạm này nó
phản ánh anh mức độ nguy hiểm hơn cho xã hội của tội phạm tăng lên đáng kể.
CSPL: điểm q khoản 1 Điều 123 BLHS.
3. Mọi hành vi cố ý tước bỏ tính mạng của người khác đều cấu thành Tội giết người
theo Điều 123 BLHS. 
Nhận định này là sai.
Không phải mọi hành vi cố ý tước bỏ tính mạng của người khác đều cấu thành Tội giết
người theo Điều 123 BLHS. Vì trong một số ít trường hợp như làm chết người trong giới
hạn phòng vệ chính đáng, trong phạm vi yêu cầu của tình thế cấp thiết, thi hành án tử
hình thì không xem là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác trái pháp luật. Cho
nên những trường này sẽ không cấu thành Tội giết người.
CSPL: Điều 123 BLHS.
4. “Giết phụ nữ mà biết là có thai” là trường hợp giết 02 người trở lên.
Nhận định này là sai.
Đối tượng tác động của tội phạm liên quan đến con người phải là con người đang sống.
Thời điểm con người bắt đầu sự sống dưới góc độ pháp lý hình sự là kể từ lúc họ được
sinh ra và tồn tại độc lập với người mẹ. Pháp luật Hình sự bảo vệ con ngừoi trong suốt
thời gian sự sống bắt đầu và chưa kết thúc). Vì vậy hành vi giết người mẹ làm chết thai
nhi thì không phải là hành vi khách quan của Tội giết từ 02 người.
5. Tình tiết “giết 02 người trở lên” luôn đòi hỏi phải có hậu quả hai người chết trở
lên.
Nhận định này là sai.
Vì không phải trong mọi trường hợp, tình tiết “giết 02 người trở lên” đòi hỏi phải có hậu
quả hai người chết trở lên. Tình tiết “giết 02 người trở lên” đòi hỏi phải có hậu quả hai
người chết trở lên đối với hành vi phạm tội cố ý gián tiếp, còn đối với trường hợp cố ý
trực tiếp thì không bắt buộc phải có hậu quả 2 người chết trở lên, mà người này có hành
vi cố ý giết hai người trở lên nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra do những nguyên
nhân ngoài ý muốn của người phạm tội vẫn được coi là giết nhiều người.
CSPL: điểm a khoản 1 Điều 123 BLHS
6. Sử dụng điện trái phép làm chết người là hành vi chỉ cấu thành Tội vô ý làm chết
người (Điều 128 BLHS).
Nhận định này là sai. 
Căn cứ Mục 12 Phần I Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của Tòa án nhân
dân tối cao về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ hướng dẫn:
“1. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép đế chống trộm cắp mà làm chết người thì
người phạm tội phải bị xét xử về tội giết người.
2. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa
màng thì cần phân biệt:
+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển
báo hiệu), biết việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con
người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xảy ra và thực tế là có người
bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội giết người.
+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự canh
gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra…,
nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội vô ý làm
chết người”.
Vì vậy vẫn có trường hợp người người phạm tội sử dụng điện trái phép làm chết người bị
xét xử về tội giết người.
CSPL: Mục 12 Phần I Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002
7. Hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi thì chỉ cấu thành Tội giếtcon
mới đẻ (Điều 124 BLHS).
Nhận định này là sai.
Theo Khoản 1, Điều 124, BLHS 2015 về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ:
“1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh
khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm”.
Theo quy định trên ta thấy, không phải hành vi giết trẻ sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi thì
cũng cấu thành Tội giết con mới đẻ (Điều 124, BLHS). Chủ thể của loại tội phạm này là
người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khác quan
đặc biệt mà có hành vi giết con do mình đẻ ra trong vòng 7 ngày tuổi thì mới là chủ thể
của tội giết con mới đẻ quy định tại Điều 124, BLHS. Do vậy, nếu là chủ thể khác thực
hiện hành vi giết trẻ sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi thì không cấu thành Tội giết con mới
đẻ mà cấu thành Tội giết người (Điều 123, BLHS).
CSPL: Khoản 1, Điều 124, BLHS 2015
8. Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu
thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125
BLHS).
Nhận định này là sai.
Theo quy định của Điều 125, BLHS về Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh:
“1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái
pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của
người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.
Vì hành vi giết người trong tình trạng tinh thần của người phạm tội bị kích động mạnh.
Tình trạng này thường phát sinh tức thời ngay sau khi có sự kích động và tồn tại trong
thời gian ngắn.
Nguyên nhân dẫn đến trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là do hành vi trái pháp luật
nghiệm trọng của nạn nhân. Hoặc tách riêng một chuỗi hành vi lặp đi lặp lại có tính chất
áp bức tương đối nặng nề tạo sự kích động tâm lý âm ỉ trong thời gian dài cho đến khi
tinh thần của người bị kích thích bộc phá thành trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Vì vậy nếu trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nhưng
nguyên nhân dẫn đến trạng thái tinh thần bị kích động mạnh không xuất phát từ hành vi
trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân mà do một chủ thể khác thì sẽ không phạm tội
này.
CSPL: Khoản 1, Điều 125, BLHS 2015
9. Mọi hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật
cho phép trong khi thi hành công vụ đều cấu thành Tội làm chết người trong khi thi
hành công vụ (Điều 127 BLHS).
Nhận định này là sai.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 127 BLHS 2015 thì:
“1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những
trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm”.
Động cơ vì thi hành công vụ là một dấu hiệu bắt buộc của Tội làm chết người trong khi
thi hành công vụ (Điều 127 BLHS).
Nếu người thi hành công vụ do hống hách, coi thường tính mạng của người khác mà sử
dụng vũ khí một cách bừa ẩu hoặc do tư thù cá nhân, thì cấu thành tội phạm khác không
áp dụng Điều 127 BLHS.
CSPL: Khoản 1, Điều 127, BLHS 2015
10. Không phải mọi hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp
đều cấu thành Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp (Điều 129
BLHS).
Nhận định này là đúng.
Vì trong một số lĩnh vực nghề nghiệp, hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp làm chết
người là hành vi khách quan của một số tội phạm khác như các Tội xâm phạm an toàn
công cộng trong lao động sản xuất (Điều 295); Trong lĩnh vực Y tế (Điều 315),… không
phải chỉ là Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp (Điều 129 BLHS).
CSPL: Khoản 1, Điều 129, BLHS 2015
11. Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của Tội bức tử (Điều 130 BLHS). 
Nhận định này là sai.
Theo Khoản 1, Điều 130 BLHS về Tội bức tử có quy định:
“1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ
thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.
Nạn nhân tử vong không phải là dấu hiệu định tội của Tội bức tử mà chỉ quy định là hậu
quả từ những hành vi của người phạm tội là việc khiến nạn nhân tiến hành hành vi tự tử,
hậu quả sau đó tức là việc nạn nhân tử vong hay không thì không có dấu hiệu trong việc
định tội. Vì vậy, việc nạn nhân tử vong hay không thì không là dấu hiệu định tội của tội
bức tử
CSPL: Khoản 1, Điều 130, BLHS 2015
12. Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của
chính họ thì cấu thành Tội bức tử (Điều 130 BLHS).
Nhận định này là sai.
Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 131 BLHS có quy định:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ;”
Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của chính họ thì
không cấu thành Tội bức tử mà đó là hành vi khách quan của Tội xúi giục người khác tự
sát (Điều 131).
CSPL: Điểm a, Khoản 1, Điều 131, BLHS 2015
13. Cố ý tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của người bị hại là hành
vi cấu thành Tội giúp người khác tự sát (Điều 131 BLHS).
Nhận định này là sai.
Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 131 BLHS có quy định:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
b) Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ,”
Hành vi khách quan Tội giúp người khác tự sát (Điều 131) là hành vi tạo ra những điều
kiện về vật chất hoặc tinh thần để người khác sử dụng các điều kiện đó để tự sát. Pháp
luật Hình sự Việt Nam nghiêm cấm hành vi tước đoạt tính mạng của người khác mặc dù
có làm theo yêu cầu của người bị hại. Cho nên hành vi Cố ý tước đoạt tính mạng của
người khác theo yêu cầu của người bị hại sẽ quy vào Tội giết người (Điều 123).
CSPL: Điểm b, Khoản 1, Điều 131, BLHS 2015
14. Hành vi đối xử tàn ác đối với người bị lệ thuộc nếu không dẫn đến hậu quả nạn
nhân tự sát thì không cấu thành tội phạm.
Nhận định này là đúng.
Theo Khoản 1, Điều 130 BLHS về Tội bức tử có quy định:
“1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ
thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.
Hành vi đối xử tàn ác đối với người bị lệ thuộc, nạn nhân tự sát là dấu hiệu định tội của
Tội bức tử . Vì vậy, việc không dẫn đến hậu quả nạn nhân tự sát thì không cấu thành tội
phạm theo điều 130. Mà cấu thành tội hành hạ người khác theo điều 140.
CSPL: Khoản 1, Điều 130, BLHS 2015
15. Dùng gạch đá tấn công trái phép người khác gây thương tích cho họ với tỷ lệ tổn
thương cơ thể dưới 11% thì cấu thành Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS).
Nhận định này là sai.
Theo Khoản 1, Điều 134 BLHS về Tội bức tử có quy định:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến
03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại
cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc
người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh
cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang
chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện
pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo
dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân”.
Không phải mọi trường hợp hành vi cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể dưới 11% đều cấu thành Tội cố ý gây thương tích. Theo quy định của
BLHS, hành vi cố ý gây thương tích cho người khác mà tỉ lệ tổn thương cơ thể dưới 11%
nhưng thuộc các trường hợp từ Điểm a đến điểm k Khoản 1, Điều 134 BLHS mới đủ khả
năng cấu thành loại tội phạm này. Vì vậy dùng gạch đá tấn công trái phép người khác gây
thương tích cho họ với tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% thì không cấu thành Tội cố ý
gây thương tích.
CSPL: Khoản 1, Điều 134, BLHS 2015

You might also like