You are on page 1of 9

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT DÂN SỰ


BÀI TẬP THẢO LUẬN LẦN 1


Bộ môn: Luật Hình sự phần các tội phạm
Giảng viên:
Lớp DS45.1
Danh sách thành viên nhóm
STT Họ và tên MSSV
1 Nguyễn Huỳnh Hương An (nhóm trưởng) 2053801012004
2 Trần Thùy An 2053801012006
3 Đỗ Thị Vân Anh 2053801012011
4 Lê Thị Quỳnh Anh 2053801012016
5 Nguyễn Thị Bình 2053801012035
6 Lưu Nữ Hoàn Cầu 2053801012036

7 Nguyễn Minh Châu 2053801012038


8 Nguyễn Ngọc Tố Chi 2053801012040
9 Lê Thị Huyền Diệu 2053801012056
MỤC LỤC
I. Nhận định............................................................................................................. 1
1. Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không gây ra
hậu quả chết người thì không cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS)....................1

5. Tình tiết “giết 02 người trở lên” luôn đòi hỏi phải có hậu quả hai người chết trở lên
....................................................................................................................................... 1

7.         Hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi thì chỉ cấu thành Tội giết con
mới đẻ (Điều 124 BLHS)...............................................................................................2

8.  Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu
thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS)...2

9. Mọi hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật
cho phép trong khi thi hành công vụ đều cấu thành Tội làm chết người trong khi thi
hành công vụ (Điều 127 BLHS)....................................................................................2

11. Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của Tội bức tử (Điều 130 BLHS)............3

II. Bài tập.................................................................................................................. 3

Bài tập 1......................................................................................................................... 3

Bài tập 3......................................................................................................................... 5

Bài tập 4......................................................................................................................... 6

1
I. Nhận định
1. Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không
gây ra hậu quả chết người thì không cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS).  
Nhận định sai
CSPL: Điều 123 BLHS 2015
Giải thích: Tội giết người là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất. Do
đó, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc. 
Đối với người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp: hậu quả chết người có ý nghĩa
xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm (Dù hậu quả có xảy ra hay không
thì vẫn cấu thành Tội giết người
Đối với người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp: hậu quả chết người có ý
nghĩa định tội (Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì người đó chưa phạm tội
giết người nhưng vẫn cần xét đến các tội khác nếu hành vi phạm tội gây ra
những tổn thương khác cho cơ thể người bị xâm phạm).
5. Tình tiết “giết 02 người trở lên” luôn đòi hỏi phải có hậu quả hai người chết
trở lên.
Nhận định trên Sai.
Cơ sở pháp lý: Điểm a Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015.
Giải thích: Vì không phải trong mọi trường hợp thì tình tiết “giết 02 người
trở lên” luôn đòi hỏi phải có hậu quả hai người chết trở lên. Xét về mặt chủ
quan của tội phạm, nếu người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp
thì không bắt buộc phải xảy ra hậu quả có hai người chết trở lên. Còn nếu người
phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý gián tiếp thì bắt buộc phải có hậu quả từ
02 người chết trở lên mới có thể áp dụng tình tiết “giết 02 người trở lên”. Ví dụ:
A, B và C đang nhậu cùng nhau thì phát sinh mâu thuẫn trầm trọng, A quyết
định về nhà lấy một con dao, sau đó quay trở lại quán nhậu đâm vào tim cả B và
C. Hậu quả B chết, còn C may mắn vết dao không sâu được cấp cứu kịp thời
nên sống sót. Trường hợp trên dù có một người chết nhưng hành vi giết người
của A vẫn thỏa mãn tình tiết “giết 02 người trở lên”.

1
7.              Hành vi giết trẻ em sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi thì chỉ cấu thành Tội giết
con mới đẻ (Điều 124 BLHS). 
Nhận định sai.
CSPL: Điều 124 BLHS 2015
Chủ thể của loại tội phạm này là chủ thể đặc biệt, đó là người mẹ do ảnh
hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt
mà giết con do mình đẻ ra trong vòng 7 ngày tuổi thì mới là chủ thể của tội giết
con mới đẻ. Tuy nhiên vì một lý do nào khác mà người mẹ giết con mình đẻ ra
hoặc nếu là chủ thể thường như cha của đứa bé mà thực hiện hành vi giết đứa bé
đó trong vòng 7 ngày tuổi thì cũng không cấu thành Tội giết con mới đẻ mà cấu
thành Tội giết người tại Điều 123 BLHS 2015.
8.  Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều
cấu thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125
BLHS).
Nhận định sai
CSPL: khoản 1 Điều 125 BLHS 2015
Giải thích: Để cấu thành Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh tại Điều 125 thì hành vi giết người phải là hành vi phạm tội trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, hành vi này trái pháp luật nghiêm trọng
của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người
phạm tội. Nếu chỉ là hành vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh vì lý do khác thì không thể CTTP tại Điều 125.
Ví dụ: Bạn gái của A bị một người đàn ông sàm sỡ, A tức giận mất kiểm
soát lấy dao đâm chết người đó. hành vi này không CTTP theo Điều 125 vì bạn
gái A không phải người thân thích của A.
9.           Mọi hành vi làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp
luật cho phép trong khi thi hành công vụ đều cấu thành Tội làm chết người trong
khi thi hành công vụ (Điều 127 BLHS).
Nhận định sai
CSPL: Khoản 1 Điều 127 BLHS 2015
2
Giải thích: Nếu người đang thi hành công vụ nhưng không vì mục đích
công vụ mà có hành vi sử dụng vũ lực vô nguyên tắc, coi thường tính mạng của
người khác làm cho người khác chết thì bị cấu thành Tội giết người theo Điều
123 BLHS 2015 chứ không không thành Tội làm chết người trong khi thi hành
công vụ theo Điều 127 BLHS 2015.
11. Nạn nhân tử vong là dấu hiệu định tội của Tội bức tử (Điều 130 BLHS).
Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: Điều 130 BLHS 2015.
Giải thích: Vì nạn nhân tử vong không phải là dấu hiệu định tội của tội bức
tử. Đối với tội bức tử chỉ cần nạn nhân có hành vi tự sát là tội phạm đã hoàn
thành, còn việc nạn nhân chết hay được cứu sống chỉ có ý nghĩa xem xét khi
quyết định hình phạt. 
Ví dụ: A làm giúp việc cho gia đình ông B nhưng thường xuyên bị ông B 
chửi rủa, thậm chí là đánh đập vì nhiều lí do khác nhau, A từng xin nghỉ việc
nhưng ông B không cho và dọa dẫm, sau nhiều lần chịu đựng như vậy A quyết
định tự sát sau vườn nhà B, nhưng được người dân qua lại gần đó phát hiện, hô
hào và cứu giúp kịp thời nên A qua khỏi. Trường hợp này dù A không chết
nhưng A đã có xử sự tự sát do hành vi ức hiếp, ngược đãi của ông B, vì vậy ông
B đã phạm vào Tội bức tử tại Điều 130 BLHS 2015.
II. Bài tập 
Bài tập 1
Khoảng 19 giờ, T ra sân kho HTX xem biểu diễn ca nhạc. Khi đi, T dắt một lưỡi
lê tự tạo (lưỡi lê dài 15cm rộng 2cm). Chưa tới giờ biểu diễn nên một số thanh
niên túm lại với nhau nói chuyện ở phía cổng vào khu vực biểu diễn, khiến một số
cháu nhỏ không thể đi qua được. Thấy vậy, T liền nói: “Sao các anh đứng ngang
thế?”. Hai bên va chạm, chửi nhau. A và B trong tốp thanh niên đó đã chạy gọi
thêm bạn bè để gây sự. Cả bọn quay trở lại gặp T thì ngay lập tức C túm áo T và
thúc gối vào bụng của T, còn A và B đấm vào mặt T làm môi T bị sưng. Các trật
tự viên đã kịp thời ngăn cản và chấm dứt sự va chạm. Một lát sau, T lại đến gần
chỗ đứng của A, B và C để đôi co dẫn đến tiếp tục xô xát. Trong lúc xô xát, T rút
3
lưỡi lê ở thắt lưng đâm một nhát vào ngực C rồi bỏ chạy. Kết luận giám định
pháp y xác định: “C chết do vết thương sắc gọn, thấu ngực trái, rách phổi, thấu
lách, đứt động mạch, mất máu cấp tính”.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của T. 
Tội danh đối với hành vi của T là tội giết người theo Điều 123 BLHS 2015 bởi vì hành
vi của T đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 123

- Khách thể: quan hệ nhân thân (tính mạng của C)


- Mặt khách quan: 

    Có hành vi trái PL: T đã có hành vi tự rút lưỡi lê tự tạo (lưỡi lê dài 15cm
rộng 2cm) đâm một nhát vào ngực C rồi bỏ chạy.
    Hậu quả: C chết do vết thương sắc gọn, thấu ngực trái, rách phổi, thấu
lách, đứt động mạch, mất máu cấp tính
     Mối quan hệ nhân quả: Hành vi trái pháp luật của C là nguyên nhân trực
tiếp gây ra cái chết của C
Chủ thể: T là chủ thể của hành vi trên (đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đáp
ứng về độ tuổi).

- Mặt chủ quan: Hành vi của T là lỗi cố ý trực tiếp

T nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm đến tính mạng của C
T thấy trước được hậu quả là cái chết của C khi dùng dao đâm vào ngực C
T mong muốn hậu quả đó xảy ra
Bài tập 3
A và B là vợ chồng. Trước khi cưới, B đã có người yêu, nhưng do gia đình ép gả
nên phải lấy A.
Vì thế, dù đã có chồng nhưng B vẫn gặp C - người yêu cũ của B. Biết vậy, nên gia
đình B khuyên
A đưa vợ lên làm ăn ở Thành phố Hồ Chí Minh. A nghe lời đem vợ lên sống ở
thành phố. Dù vậy, B vẫn lén lút quan hệ với C bằng cách viện lý do đi khám
bệnh và lưu lại bệnh viện để điều trị ít ngày, nhưng thực chất là 2 người hẹn hò
4
nhau tại một khách sạn và sống với nhau. Gia đình B biết được nên đã báo cho A
biết mối quan hệ giữa B và C, đồng thời cho A biết số xe Honda của C. Một hôm,
vì mất điện nên A về nhà sớm hơn thường lệ thì thấy B chuẩn bị quần áo nói là đi
chữa bệnh tại bệnh viện. A không tin nên chạy nhanh ra đường cái, cách nhà
khoảng 200m thì thấy một thanh niên đang ngồi trên một chiếc xe Honda có biển
số như gia đình B đã báo trước. Quá tức giận, A nhặt một khúc gỗ bên lề đường
to bằng cổ tay, dài 60cm, phang thẳng vào đầu anh thanh niên đang ngồi trên xe
gắn máy nhiều nhát cực mạnh khiến anh thanh niên nọ bị chấn thương sọ não,
chết trên đường cấp cứu tới bệnh viện. Khi kiểm tra căn cước của người bị hại thì
mới xác định được nạn nhân không phải là C mà chính là bạn của C. Do không
biết mặt C nên A đã đánh nhầm người. Lúc đó, C đang mua thuốc lá gần đó. 
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A.
Tội danh của A là Tội giết người được quy định tại Điều 123 BLHS 2015.
Bởi vì hành vi của A đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định
tại Điều 123 như sau: 
-     Về mặt khách quan: có hành vi trái pháp luật của A là đã dùng khúc gỗ
bên đường to bằng cổ tay dài khoảng 60cm để phang lên đầu anh thanh niên
(bạn của C) đang ngồi trên xe máy mang biển số xe của C. Hậu quả là anh thanh
niên đó đã bị chấn thương sọ não và chết trên đường đến bệnh viện. Mối quan
hệ giữa hành vi và hậu quả là: hành vi lấy khúc gỗ phang lên đầu nhiều lần của
A đã khiến nạn nhân chấn thương sọ não là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái
chết.
-     Về mặt chủ quan: A biết hành vi đó có thể gây chết người nhưng A vẫn
thực hiện vậy lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp thể hiện rõ qua hành vi A đã lấy
khúc gỗ bên đường dài khoảng 60cm to bằng cổ tay để phang lên đầu nạn nhân
nhiều lần.
-     Về khách thể: A đã có hành vi tước bỏ trái pháp luật tính mạng và quyền
được sống của thanh niên trên (bạn của C).
-     Về chủ thể: A là chủ thể của hành vi trên (đủ năng lực trách nhiệm hình
sự và đáp ứng về độ tuổi).
5
Từ đó, cho thấy hành vi của A đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành Tội giết
người theo quy định tại Điều 123 BLHS 2015.

Bài tập 4
Hai gia đình là hàng xóm của nhau. Trong một gia đình có bà mẹ là K và cậu con
trai tên là H. Gia đình bên kia có ông cụ là A cùng hai con trai tên là B và C. Ban
ngày các con đều đi làm nên ông A thường hay qua nhà bà K chơi. Sau một thời
gian, ông A mang gạo góp với bà K nấu cơm chung. B và C không đồng ý vì cho
là cha mình bị bà K dụ dỗ, đem tài sản cho bà K nên yêu cầu cha mình chấm dứt
quan hệ với bà K nhưng ông A không nghe và vẫn tiếp tục làm theo ý mình. B và
C cho là sự bất đồng trong gia đình mình là do bà K gây ra nên quyết định gây
án.
Vào 3 giờ sáng, B cầm đuốc và C cầm một con dao lớn đến trước sân nhà bà K. B
và C châm lửa đốt nhà, đồng thời chặn cửa đón đầu hai mẹ con bà K. Bà K và H
chạy ra đến cửa thì thấy B đang quơ đuốc xông tới, C cầm dao lao vào tấn công
H. H xông tới C, giành được con dao từ tay C và chém đứt bàn tay C. Ngay lúc
đó, B dùng đuốc xông tới gần H. H nhanh chóng chém tiếp vào đầu C khiến C
chết tại chỗ, đồng thời H quay sang đối phó với B thì bà con vừa kịp đến.
Hãy xác định hành vi của H có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội 
Hành vi của H có phạm tội.
Hành vi của H đủ yếu tố cấu thành Tội giết người do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng theo Điều 126 BLHS 2015. Vì khi B và C có những hành
vi đe dọa tới tính mạng của H và bà K, H đã phản kháng giật được con dao từ
trên tay C và chém đứt bàn tay của C. Do C mất con dao và bị chém đứt bàn tay
nên C sẽ không còn tính nguy hiểm đối với bà K và H nữa. Như vậy H không
cần phải chém tiếp vào đầu của C khiến C tử vong ngay tại chỗ. Hành vi phòng
vệ của H đã quá mức cần thiết để gạt bỏ sự tấn công từ C. Nên hành vi của H
được coi đã vượt quá sự phòng vệ chính đáng. Hành vi giết người của H thỏa
các điều kiện để cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng, C đã có hành vi đốt nhà cầm dao lao tới là gây nguy hiểm cho hai mẹ con
6
bà K và trái với pháp luật ; hành vi này đang diễn ra; xâm phạm đến quyền được
sống, tài sản của H và bà K; vì thế H đã có hành vi phòng vệ, chống trả nhắm
chính vào đối tượng có hành vi tấn công là C và hành vi này vượt quá giới hạn
phòng vệ dẫn đến hậu quả là C chết.

You might also like