You are on page 1of 11

LUẬT HÌNH SỰ THẢO LUẬN 1

Nhận định 1: Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác Trái pháp luật
không gây ra hậu quả chết người thì không cấu thành tội giết người (Điều 123 bộ
luật hình sự).
- Nhận định sai.
- Giải thích: Theo Điều 123 BLHS, hành vi khách quan của Tội giết người là
hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác. Tước đoạt tính
mạng của người khác được hiểu là hành vi tác động trái pháp luật đến thân thể
của người khác chứa đựng khả năng thực tế gây ra chết người. Nếu hành vi giết
người đã đưa đến hậu quả nạn nhân bị tử vong thì tội phạm đã hoàn thành. Nếu
nạn nhân chưa chết thì được coi là giết người chưa đạt. Do vậy hành vi cố ý
trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không gây ra hậu quả chết
người thì vẫn cấu thành Tội giết người.

Nhận định 3: Mọi hành vi cố ý tước bỏ tính mạng của người khác đều cấu thành
tội giết người theo Điều 123 bộ luật hình sự.
- Nhận định sai.
- Giải thích: Việc cố ý tước đoạt tính mạng của người khác sẽ phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội giết người, tuy nhiên trên thực tế vẫn có những trường
hợp cố ý tước đoạt tính mạng của người khác nhưng không phạm tội giết người
theo quy định tại Điều 123 BLHS 2015 như sau:
+ Làm chết người trong trường hợp chưa đủ 14 tuổi (Điều 12 BLHS 2015)
+ Sự kiện bất ngờ (Điều 21 BLHS 2015)
+ Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi làm chết
người trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức
hoặc điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
+ Phòng vệ chính đáng, bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người
khác hoặc lợi ích của nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần
thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên (Điều 23 BLHS 2015)
+ Tình thế cấp thiết: Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt
hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước,
của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn
thiệt hại cần ngăn ngừa.
+ Gây thiệt hại trong khi bắt giữ tội phạm (Điều 24 BLHS 2015)
+ Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công
nghệ.
Bài tập 3
A và B là vợ chồng. Trước khi cưới, B đã có người yêu, nhưng do gia đình ép gả
nên phải lấy A. Vì thế, dù đã có chồng nhưng B vẫn gặp C - người yêu cũ của B.
Biết vậy, nên gia đình B khuyên A đưa vợ lên làm ăn ở Thành phố Hồ Chí Minh. A
nghe lời đem vợ lên sống ở thành phố. Dù vậy, B vẫn lén lút quan hệ với C bằng
cách viện lý do đi khám bệnh và lưu lại bệnh viện để điều trị ít ngày, nhưng thực
chất là 2 người hẹn hò nhau tại một khách sạn và sống với nhau. Gia đình B biết
được nên đã báo cho A biết mối quan hệ giữa B và C, đồng thời cho A biết số xe
Honda của C. Một hôm, vì mất điện nên A về nhà sớm hơn thường lệ thì thấy B
chuẩn bị quần áo nói là đi chữa bệnh tại bệnh viện. A không tin nên chạy nhanh
ra đường cái, cách nhà khoảng 200m thì thấy một thanh niên đang ngồi trên một
chiếc xe Honda có biển số như gia đình B đã báo trước. Quá tức giận, A nhặt một
khúc gỗ bên lề đường to bằng cổ tay, dài 60cm, phang thẳng vào đầu anh thanh
niên đang ngồi trên xe gắn máy nhiều nhát cực mạnh khiến anh thanh niên nọ bị
chấn thương sọ não, chết trên đường cấp cứu tới bệnh viện. Khi kiểm tra căn cước
của người bị hại thì mới xác định được nạn nhân không phải là C mà chính là bạn
của C. Do không biết mặt C nên A đã đánh nhầm người. Lúc đó, C đang mua
thuốc lá gần đó. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A.

Giải:
Để định tội danh cho hành vi phạm tội của A, ta phân tích các yếu tố cấu thành tội
phạm như sau:

- Về chủ thể: A hoàn toàn có đủ điều kiện là chủ thể của tội giết người.

- Về khách thể: Tuy có sự nhầm lẫn về đối tượng, nhầm tưởng H là C, nhưng hành vi
giết người của A đã xâm phạm đến tính mạng của người ngồi trên xe máy là H (bạn
của C). Như vậy, hành vi của A đã xâm phạm tới quyền nhân thân, cụ thể là quyền
được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của H.

- Mặt khách quan của tội phạm:


+ Hành vi khách quan: A đã có hành vi giết H – người mà A nghĩ đó là C. Khi thấy
nạn nhân gục ngã A mới dừng tay bỏ đi. Có thể thấy, A chỉ sử dụng phương tiện nguy
hiểm tấn công vào một điểm duy nhất đó là đầu của nạn nhân H cho thấy đây là hành
vi hết sức nguy hiểm. Đầu là một bộ phận hiếm yếu trên cơ thể luôn phải được bảo vệ.
Hơn nữa, A không chỉ đánh vào đầu người ngồi trên xe máy một nhát mà là đánh
mạnh, nhiều nhát, cho đến khi thấy nạn nhân gục ngã A mới dừng tay. Điều này
chứng tỏ hành vi của A rất quyết liệt, rất nguy hiểm nhằm tước đoạt bằng được sự
sống của nạn nhân.
* Hậu quả của tội phạm: Theo giám định Pháp y kết luận: nạn nhân H tử vong do bị
đánh vỡ đầu.
* Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người: Hành vi của
A dùng cây gỗ phang vào đầu H và hậu quả là khiến H chết có mối quan hệ nhân quả
với nhau, cụ thể: A dùng khúc gỗ phang mạnh mấy nhát vào đầu H đến khi H gục ngã
mới dừng tay. Sự hỗ trợ của giám định pháp y đã cho thấy hành vi của A làm H bị vỡ
đầu và đây cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của H. Còn hậu quả H chết
do bị vỡ đầu xảy ra là kết quả của hành vi mà A đã thực.
* Các yếu tố khác:
+ Địa điểm diễn ra hành vi giết người: ngoài đường, cách nhà vợ chồng A – B 200
mét
+ Hung khí đã sử dụng trong vụ án: khúc gỗ to bằng cổ tay, dài 60 cm (A nhặt được
bên lề đường)

- Mặt chủ quan của tội phạm:


* Lỗi của người phạm tội: Ở tình huống trên, A mang lỗi cố ý trực tiếp, A nhận thức
rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước được hậu quả của hành vi
đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
+ Về lý trí: Khi A thực hiện hành vi phạm tội, A hoàn toàn có thể nhận thức được
hành vi dùng khúc gỗ tấn công vào đầu H (bộ phận nguy hiểm) là hành vi trái pháp
luật và rất nguy hiểm cho tính mạng của nạn nhân và cũng nhận thức được hậu quả
xấu nhất là chết người hoàn toàn có thể xảy ra.
+ Về ý chí: A đã thực hiện hành vi giết người đến cùng khi dùng khúc gỗ đánh vào
đầu nạn nhân cho đến khi nạn nhân gục ngã mới dừng lại. Việc A chọn vị trí đánh vào
đầu nạn nhân chứ không phải là một bộ phận nào khác trên cơ thể cũng cho thấy A
mong muốn hậu quả chết người xảy ra.
* Động cơ, mục đích phạm tội (dấu hiệu không bắt buộc): A giết người là có động cơ:
vì A rất tức giận khi B lén lút quan hệ với C. A thực hiện hành vi phạm tội nhằm mục
đích giết H – người ngồi trên xe máy mà A nghĩ đó là C.

=> Hành vi phạm tội của A đã cấu thành tội giết người theo Điều 123 BLHS 2015.

Bài tập 11
A dùng dây điện trần giăng xung quanh luống mía ở trong vườn mía trước nhà
mình để diệt chuột vì mía đã lên cao khoảng 24 0,80m - 1m, nhưng bị chuột cắn
phá rất nhiều ở phần ngọn. Xung quanh ruộng mía có tường bao quanh cao 1m40
đến 1m50 và không có lối đi tắt. Thường thường, A cắm điện vào lúc 22 giờ đêm và
ngắt điện vào 5 giờ sáng. Việc cắm điện đã được A thông báo cho bà con trong xóm
biết. Những con chuột bị chết do điện giật, A thường đem cho những người trong
xóm nấu cho heo ăn. Khoảng 24 giờ, có một thanh niên khác xã trèo qua tường để
vào vườn mía và bị điện bị điện giật chết. chết Hãy xác định tội danh đối với hành
vi gây chết người của A.

Giải:
Theo Điều 12 Công Văn 81/2002/TANDTC
“ 12. Đề nghị hướng dẫn đối với các trường hợp sử dụng điện trái phép làm chết
người thì xét xử về tội gì?
Để xét xử đúng tội cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể. Về nguyên tắc chung,
Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:

a. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết người thì
người phạm tội phải bị xét xử về tội giết người.
b. Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại
mùa màng thì cần phân biệt như sau:
+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi có nhiều người qua lại (cho dù có làm biển
báo hiệu), biết việc mắc điện trong trường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con
người, nhưng cứ mắc hoặc có thái độ bỏ mặc cho hậu quả xảy ra và thực tế là có
người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội giết người.
+ Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng không có người qua lại, có sự
canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể
xảy ra..., nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội
vô ý làm chết người.”

Vì vậy, trong trường hợp trên, A phạm tội vô ý làm chết người theo Điều 128 BLHS:
+ Khách thể của tội phạm: Tính mạng của người thanh niên
+ Mặt khách quan: Đây là tội phạm có cấu thành vật chất nên mặt khách quan gồm 03
yếu tố:
- Hành vi khách quan: dùng dây điện bắt chuột nhưng không đảm bảo quy tắc
chung về bảo đảm tính mạng, sức khỏe
- Hậu quả của tội phạm: A chết
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Việc sử dụng đường dây điện
nhằm mục đích bắt chuột là nguyên nhân gây ra cái chết cho A.
+ Mặt chủ quan: Lỗi vô ý vì quá tự tin: Ông A nhận thức được việc làm của mình là
nguy hiểm cho xã hội và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Ông A có thông
báo cho mọi người xung quanh và có tưởng cao bảo vệ, không có lỗi đi tắc nên ông A
nghĩ rằng hậu quả chết người sẽ không xảy ra. Ông A không mong muốn có người
chết do dính phải đường dây điện.
+ Chủ thể: Ông A (có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu TNHS).
17. Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác không chỉ cấu thành Tội cố ý
gây thương tích (Điều 134 BLHS).

=> Nhận định Đúng.


Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác không chỉ cấu thành Tội cố ý gây
thương tích nếu hành vi cố ý gây thương tích là hành vi khách quan của các Tội khác
như: Tội cố ý gây thương tích cho người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh (Điều 135); Tội cố ý gây thương tích cho người khác do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều
136)

18. Hành vi vô ý gây thương tích cho người khác không chỉ cấu thành Tội vô ý
gây thương tích được quy định tại Điều 138 BLHS.
=> Nhận định này Đúng.
Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác không chỉ cấu thành Tội cố ý gây
thương tích nếu hành vi cố ý gây thương tích là hành vi khách quan của các Tội khác
như Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi
phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 139)

34. Hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật không chỉ là dấu hiệu định
tội của Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHS).

=> Nhận định này Đúng.


Hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là dấu hiệu định tội của Tội bắt, giữ
hoặc giam người trái pháp luật (Điều 157 BLHS) khi đối tượng tác động là người từ
16 tuổi trở lên và chủ thể phải là chủ thể thường. Trong trường hợp cũng thực hiện
hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật nhưng đối tượng tác động là người
dưới 16 tuổi thì cấu thành Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153, BLHS) hoặc
chủ thể là chủ thể đặc biệt - người có chức vụ, quyền hạn mà thực hiện việc bắt, giữ
hoặc giam người thì cấu thành Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người
trái pháp luật (Điều 377, BLHS).
Bài tập 16:
Ông M và bà H lấy nhau đã được 30 năm nhưng hai người không có con chung. Ông
M thường xuyên vắng nhà, có khi nhiều ngày không hề về nhà. Quan hệ của M và H
cứ như thế đã nhiều năm. Cuộc sống tẻ nhạt của bà H thật sự trở thành địa ngục khi
bà biết ông M lừa dối bà: ông M đang có vợ bé và đang có một con chung với người
vợ này.
Đúng vào ngày sinh nhật thứ 53 của bà H, ông M trở về nhà chìa vào mặt bà H tờ
đơn xin ly hôn. Bà H buồn rầu nói qua hai hàng nước mắt: “Ông thật tàn ác, hôm nay
là sinh nhật tôi cơ mà! Tôi hận ông đã lừa dối tôi suốt bấy nhiêu năm. Không cần đơn
chi hết. Tôi sẽ chết cho ông rảnh nợ mà đi lấy người ta. Ông đừng có cản tôi, tôi đã
quyết vậy rồi”.
Ông M buông lời lạnh lùng: “Bà làm gì mặc xác bà. Tôi cần một chữ ký của bà vô tờ
đơn gửi tòa thôi”.
Nghe vậy bà H leo lên thành cửa sổ (đang mở sẵn), ông M vẫn ngồi yên ở ghế salon
mà không nói gì thêm. Khoảng cách giữa chỗ ông M ngồi và thành cửa sổ là 5m. Bà
H nhảy xuống, đầu đập xuống nền xi măng, vỡ hộp sọ và chết. (Nhà ông M và bà H ở
tầng 5 chung cư T). Theo tin báo của nhân dân, công an đã tạm giữ ông M để làm rõ
cái chết của bà H.
Hãy xác định ông M có tội không? Nếu có là tội gì?

Giải:
Theo Điều 130 BLHS 2015 Tội danh mà M đã phạm là Tội bức tử. Hành vi của M đã
thoả mãn các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội bức tử như sau:

- Khách thể
+ Khách thể: Tính mạng, quyền được sống của bà H.
+ Đối tượng tác động: con người đang sống - H.

- Mặt khách quan


+ Hành vi: ông M lừa dối bà H (ông M đang có vợ bé và đang có một con chung với
người vợ này). Đúng vào ngày sinh nhật thứ 53 của bà H, ông M trở về nhà chìa vào
mặt bà H tờ đơn xin ly hôn. Ông M buông lời lạnh lùng, bỏ mặc bà H. Bà H leo lên
thành cửa sổ (đang mở sẵn), ông M vẫn ngồi yên ở ghế salon mà không nói gì thêm.
Như vậy, ông M đã vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng là yêu thương chăm sóc, sống
chung nên ông M có hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp ngược đãi người lệ
thuộc mình.
+ Hậu quả: bà H tử vong.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi: Hành vi của ông M là nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến hậu quả H tự sát, dẫn đến tử vong.

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.

- Chủ thể: M thỏa mãn điều kiện về chủ thể thường của tội danh này (đầy đủ
năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi luật định).

Bài tập 35.

X thực hiện vụ gây rối và hủy hoại tài sản tại khu phố K. Sau đó, A và B là tổ viên bảo
vệ dân phố được cử đến để giải quyết trật tự. Thay vì xử lý vụ việc đúng quyền hạn,
thì A và B đã đưa X về Văn phòng khu phố K mà không báo cơ quan có thẩm quyền
biết. Tiếp đó, A và B đã đánh X chấn thương, 1 tiếng đồng hồ sau thấy X bất tỉnh, A
gọi người nhà của X lên đưa đi bệnh viện.
Gia đình X làm đơn tố cáo và hành vi của A và B. Hãy xác định tội danh của A và B
nếu:
1. X bị thương tật với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 15%
2. X bị thương tật với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 35%

Giải:
- Trước hết, theo điểm b khoản 2 Điều 157 BLHS 2015, A và B phạm Tội bắt, giữ
người trái pháp luật vì hành vi của A và B thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu pháp lý đặc
trưng của tội này như sau:
- Khách thể:
+ Khách thể: quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do đi lại của X.
+ Đối tượng tác động: con người đang sống - X.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A và B là tổ viên bảo vệ dân phố đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền
hạn để bắt, giữ X trái pháp luật, cụ thể vì X thực hiện vụ gây rối và hủy hoại tài sản tại
khu phố K nên A và B là tổ viên bảo vệ dân phố được cử đến để giải quyết trật tự;
thay vì xử lý vụ việc đúng quyền hạn thì A và B đã đưa X về Văn phòng khu phố K
mà không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền biết. Đồng thời, hành vi của A và B
không thuộc các trường hợp tại Điều 153 và Điều 177 BLHS 2015.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.
+ Về lý trí: A và B nhận thức rõ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bắt, giữ X trái
pháp luật của mình là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của X.
+ Về ý chí: A và B vẫn thực hiện hành vi.
- Chủ thể: A và B thoả mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này chủ thể thường
(có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ và đạt độ tuổi quy định)

1. X bị thương tật với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 15%.


- Theo điểm e khoản 1 Điều 134 BLHS 2015, ở trường hợp trên, A và B phạm Tội
cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại vì hành vi của A và B thỏa mãn
đầy đủ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội này như sau:
- Khách thể
+ Khách thể: quyền được bảo vệ sức khỏe của X (sức khỏe của X).
+ Đối tượng tác động: con người đang sống - X.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A và B đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý gây tổn hại cho sức
khỏe của X, cụ thể vì X thực hiện vụ gây rối và hủy hoại tài sản tại khu phố K nên A
và B là tổ viên bảo vệ dân phố được cử đến để giải quyết trật tự; thay vì xử lý vụ việc
đúng quyền hạn thì A và B đã đưa X về Văn phòng khu phố K mà không thông báo
cho cơ quan có thẩm quyền biết; tiếp đó, A và B đã đánh X chấn thương.
+ Hậu quả: X ngất xỉu, bị thương tật với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 15%
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: hành vi lợi dụng chức vụ, quyền
hạn của A và B cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của X là nguyên nhân trực tiếp khiến X
ngất xỉu, bị thương tật với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 15%.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp:
+ Về lý trí: A và B nhận thức rõ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý gây tổn hại
cho sức khỏe của X có thể khiến X bị thương nặng;
+ Về ý chí: A và B vẫn thực hiện hành vi và mong muốn hậu quả xảy ra.
- Chủ thể: A và B thoả mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này chủ thể thường
(có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ và đạt độ tuổi quy định.

2. X bị thương tật với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 35%.


- Theo điểm c khoản 3 Điều 134 BLHS 2015, ở trường hợp trên, A và B phạm
Tội cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại vì hành vi của A và B
thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội này như sau:
- Khách thể
+ Khách thể: quyền được bảo vệ sức khỏe của X (sức khỏe của X).
+ Đối tượng tác động: con người đang sống - X.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A và B đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý gây tổn hại cho sức
khỏe của X, cụ thể vì X thực hiện vụ gây rối và hủy hoại tài sản tại khu phố K nên A
và B là tổ viên bảo vệ dân phố được cử đến để giải quyết trật tự; thay vì xử lý vụ việc
đúng quyền hạn thì A và B đã đưa X về Văn phòng khu phố K mà không thông báo
cho cơ quan có thẩm quyền biết; tiếp đó, A và B đã đánh X chấn thương.
+ Hậu quả: X ngất xỉu, bị thương tật với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 35%
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: hành vi lợi dụng chức vụ, quyền
hạn của A và B cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của X là nguyên nhân trực tiếp khiến X
ngất xỉu, bị thương tật với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 35%.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp:
+ Về lý trí: A và B nhận thức rõ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý gây tổn hại
cho sức khỏe của X có thể khiến X bị thương nặng.
+ Về ý chí: A và B vẫn thực hiện hành vi và mong muốn hậu quả xảy ra.
- Chủ thể: A và B thoả mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này chủ thể thường
(có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ và đạt độ tuổi quy định.

Bài tập 36:


A kết hôn với X, có hai con chung. Một thời gian sau, X bỏ đi mà không làm thủ tục ly
hôn với A. X đến địa phương khác mua nhà, sống như vợ chồng với Y.2 năm sau khi X
mất, A cùng hai con đến nhà nơi X và Y sinh sống về bắt Y phải giao nhà. Y xin được
chia một phần nhưng mẹ con A không đồng ý. Y gửi đơn ra tòa, trong thời gian chờ
tòa xét xử thì A và hai con là B và C huy động hàng chục người kéo tới và đuổi Y ra
đường.
Anh (chị) hãy xác định tội danh trong vụ án trên.

Giải:
Theo điểm b khoản 1 Điều 158, A phạm Tội xâm phạm chỗ ở của người khác vì hành
vi của A và B thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội này như sau:
- Khách thể:
+ Khách thể: quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
+ Đối tượng tác động: chỗ ở, nhà ở của X và Y.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A, B, C kéo người tới đuổi Y khỏi chỗ ở của họ.
+ Hậu quả: Y bị đuổi ra đường, mất chỗ ở.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả:
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.
+ Về lý trí: A, B, C nhận thức rõ hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác là trái pháp
luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
+ Về ý chí: A, B, C vẫn thực hiện hành vi.
- Chủ thể: A, B, C thoả mãn điều kiện về chủ thể của tội danh này chủ thể
thường (có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ và đạt độ tuổi quy định)

You might also like