You are on page 1of 13

Bài 1: A bị truy cứu TNHS theo khoản 4 DD168 BLhs về tội cướp tài sản và bị tòa tuyên 12 năm

tù. 
B bị truy cứu TNHS theo khoản 2 điều 123 BLHS về tội giết người và bị tòa tuyên 15 năm tù.
Hỏi tội của ai nặng hơn.

 Trà lời: 

Theo khoản 4 DD173 BLHS 2015, mưc cao nhất của khung hình phạt được áp dụng cho tội phạm
trong trường hpwj này là 20 năm.
Theo khoản 2 DD123 BLHS 2015, mức cao nhất của khung hình phạt được áp dụng cho tội phmj
trong trường hợp này là 15 năm.
Theo điều 9 BLHS 2015 tội của A theo khoản 4 Đ 173 BLHS là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, còn
của B theo khoản 2 Đ 123 BLHS là tội phạm rất nghiêm trọng.
Như vậy, tính chát và mức độ nguy hiểm cho xã hội do A gay ra lớn hơn ( đặc biệt lớn ) của B ( rất lớn
) nên tội của A là nặng hơn.
Bài 2:
A và B rủ nhau đi săn thú rừng, khi đi A và B mỗi người mang theo khẩu súng săn tự chế. Hai người
thoả thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần, nếu không thấy phản ứng
gì sẽ bắn. Sau đó họ chia tay mỗi người một ngả. Khi A đi được khoảng 200 mét, A nghe có tiếng
động, cách A khoảng 25 mét. A huýt sao 3 lần nhưng không nghe phản ứng gì của P. A bật đèn soi về
phía có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhằm bắn về phía con thú. Sau đó, A chạy
đến thì phát hiện B đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. A vội đưa B đến trạm xá địa phương để
cấp cứu, nhưng B đã chết trên đường đi.
A đã phạm tội gì?
Căn cứ vào tình huống đã cho thì A phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình
sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): “Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”
Phân tích dấu hiệu pháp lý (các yếu tố cấu thành) tội vô ý làm chết người
* Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội vô ý làm chết người là quyền nhân thân, đây là một trong những khách thể quan
trọng nhất được luật hình sự bảo vệ. Đó là quyền sống quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng.
Đối tượng của tội này là những chủ thể có quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng. Đó là
những người đang sống, những người đang tồn tại trong thế giới khách quan với tư cách là con
người– thực thể tự nhiên và xã hội. Như vậy, trong tình huống trên A tước đoạt tính mạng của P,
xâm phạm tới quan hệ nhân thân được luật hình sự bảo vệ.
* Mặt khách quan của tội phạm:
– Hành vi khách quan của tội phạm: Người phạm tội có hành vi vi phạm quy tắc an toàn. Đó là những
quy tắc nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho con người. Những quy tắc đó thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đã được quy phạm hóa hoặc có thể là những quy tắc xử sự xã hội
thông thường đã trở thành những tập quán sinh hoạt, mọi người đều biết và thừa nhận. Trong tình
huống trên thì A và B rủ nhau đi săn thú rừng và hai người thỏa thuận người nào phát hiện có thú
dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần nếu không thấy phản ứng gì thì sẽ bắn. Sau đó A lên phía đồi còn
B xuống khe cạn. Và khi A nghe thấy có tiếng động, đã A huýt sáo 3 lần nhưng không nghe thấy phản
ứng gì của P. A bật đèn soi về phìa có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhằm bắn về
phía con thú. Sau đó, A xách súng chạy đến thì phát hiện là B đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. A
vội vã đưa B đi đến trạm xá địa phương nhưng B đã chết trên đường đi cấp cứu. Như vậy, hành vi
của A do không cẩn thận xem xét kỹ lưỡng trong khi đi săn nên đã để đạn lạc vào người B làm cho B
chết.
– Hậu quả của tội phạm: Hành vi vi phạm nói trên phải đã gây ra hậu quả chết người. Hậu quả này là
dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Trong tình huống trên thì hành vi của A đã  gây ra hậu quả làm cho B
chết.
– Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm: QHNQ giữa hành vi vi phạm và hậu quả
đã xảy ra là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Người có hành vi vi phạm chỉ phải chịu TNHS về hậu quả
chết người đã xảy ra, nếu hành vi vi phạm của họ đã gây ra hậu quả này hay nói cách khác là giữa
hành vi vi phạm của họ và hậu quả chết người có QHNQ với nhau. Trong tình huống trên thì hậu quả
chết người của B là do hành vi của A gây ra. Đó là A nhằm bắn về phía con thú nhưng đã bắn sang P,
hậu quả là làm cho B chết, như vậy nguyên nhân B chết là do hành vi bắn súng  của A vào người P.
* Mặt chủ quan của tội phạm:
Trong trường hợp này, A phạm tội vô ý làm chết người với lỗi vô ý vì quá tự tin. Bởi vì A tuy thấy
hành vi của mình có thể ra hậu quả làm chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra nên
vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả chết người đó.
– Về lí trí: A nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở chỗ thấy
trước hậu quả làm chết người do hành vi của mình có thể gây ra nhưng đồng thời lại cho rằng hậu
quả đó không xảy ra. Như vậy, sự thấy trước hậu quả làm chết người ở đây thực chất chỉ là sự cân
nhắc đến khả năng hậu quả đó xảy ra hay không và kết quả người phạm tội đã loại trừ khả năng hậu
đó quả xảy ra.
– Về ý chí: A không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra cái chết cho P, nó thể hiện ở chỗ, sự
không mong muốn hậu quả của A gắn liền với việc A đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra. A đã cân
nhắc, tính toán trước khi hành động, thể hiện ở chỗ A đã huýt sáo như thỏa thuận với B và chỉ đến
khi không nghe thấy phản ứng gì của P, A mới nhằm bắn về phía có ánh mắt con thú nhưng hậu quả
là đã bắn chết P. Và khi A xách súng chạy đến thì phát hiện B đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn, A
đã vội đưa B đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng B đã chết trên đường đi. Điều này đã chứng
tỏ A không mong muốn hậu quả chết người xảy ra. Như vậy, hình thức lỗi của A trong trường hợp
trên là lỗi vô ý vi quá tự tin.
* Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội vô ý làm chết người là chủ thể thường, là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật
định. Trong khuôn khổ của tình huống đã cho thì là người có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật
định.
=> Từ những phân tích về dấu hiệu pháp lý (các yếu tố cấu thành tội phạm) nêu trên, xét thấy có đủ
cơ sở để kết luận A phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 128 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung 2017).
Các loại lỗi:
– Lỗi cố ý trực tiếp : Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Ví dụ: A cầm giao đâm B, A mong muốn
B chết
– Lỗi cố ý gián tiếp :Dùng dây điện trần chăng xung quanh vườn cây ao cá với mục đích là bắt cá
nhưng có thể gây ra chết người
– Lỗi vô ý vì quá tự tin : Ví dụ: Lùi xe ô tô không để ý, phi qua đường tàu khi tàu chuẩn bị đến, mở
cửa xe ô tô không quan sát
– Lỗi vô ý do cẩu thả : Ví dụ: Người lái xe tin rằng mình sẽ vượt qua đường sắt trước khi tàu đến;
người đi săn tin rằng sẽ bắn trúng con thú, không để đạn lạc vào người… Sự tin tưởng này của người
phạm tội tuy có căn cứ nhưng những căn cứ đó đều không chắc chắn. Người phạm tội đã không
đánh giá đúng tình hình thực tế. Sự tin tưởng của họ là sự tin tưởng quá mức so với thực tế.
Đề bài: Cho ví dụ cụ thể và phân tích để làm rõ trường hợp phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp , vô ý vì
quá tự tin ? So sánh 2 loại lỗi này ?
Bài làm 
Đối với lỗi cố ý gián tiếp 
 Định nghĩa : Lỗi cố ý là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra,
tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
 Ví dụ: Biết chồng mình ngoại tình với chị N , bà A đã thuê người để tìm chị N đánh ghen. Bà A
yêu cầu nhóm người hãy đánh để cho chị N mất hết thể diện ở chỗ đông người. Sau đó,
nhóm người này đã tới tìm đánh và chẳng may làm chị A tử vong do chấn thương sọ não 
 Phân tích ví dụ: Ở đây, nhóm người được thuê để đánh ghen đã phạm lỗi “ cố ý gián tiếp “
giết người bởi 
  Về mặt lý trí: Nhóm người trên hoàn toàn nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi
đánh người hội đồng, hoàn toàn có thể thấy trước rằng, hành vi của họ có thể gây hậu quả
nghiêm trọng đối với chị N 
 Về mặt ý chí: Nhóm người trên đánh chị N với suy nghĩ đánh thế nào cũng được, chị N càng
thảm thương thì bà A sẽ càng hài lòng, nhưng mục đích chỉ là để răn đe. Tuy nhiên, họ
không mong muốn hậu quả chết người xảy ra và hậu quả này hoàn toàn không phù hợp với
mục đích phạm tội ( răn đe, dằn mặt ). Nhưng bên cạnh đó, người phạm tội cũng hoàn toàn
chấp nhận hành vi đánh người sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm cho chị N 

Đối với lỗi vô ý do quá tự tin 


 Định nghĩa: Lỗi vô ý vì quá tự tin là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng
hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. 
 Ví dụ: Anh A là người đã có bằng lái xe hạng C được 20 năm. Hôm nay trong lúc điều khiển ô
tô trên đường, nhìn thấy anh B đang sang đường, anh A nghĩ anh B sẽ từ từ sang đường và
mình có thể hoàn toàn tránh được anh B nên đã không giảm tốc độ vì đang trễ giờ làm. Hậu
quả là tai nạn đã xảy ra, anh B tử vong do gãy cột sống
 Phân tích ví dụ
 Về mặt lý trí: Với kinh nghiệm của mình, anh A nhận thức được được tính chất nguy hiểm
của việc không giảm tốc độ khi trước mặt có người qua đường, nếu người phía trước không
giảm tốc độ , anh cũng không giảm tốc độ thì va chạm chắc chắn sẽ sảy ra 
 Về mặt ý chí: Anh A không hề mong muốn gây ra tai nạn. Dựa trên kinh nghiệm đi xe của
mình, anh phán đoán rằng người sang đường sẽ giảm tốc độ và sang đường từ từ, tuy nhiên
anh B vẫn không giảm tốc độ , khiến tai nạn đã xảy ra ngoài ý muốn của anh A 
Qua việc phân tích 2 ví dụ trên, ta có thể so sánh 2 lỗi “ Cố ý gián tiếp” và “Vô ý do quá tự tin” dưới
những góc độ sau: 
Cố ý gián tiếp Vô ý do quá tự tin 
Giống  Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình
nhau  thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội và
không mong muốn hậu quả nguy hiểm xảy ra
Khác nhau  Người phạm tội không mong muốn hậu quả Ở lỗi cố ý gián tiếp, người thực hiện
xảy ra. Hậu quả mà người phạm tội đã thấy hành vi chấp nhận khả năng hậu quả
trước không phù hợp với mục đích phạm xảy ra khi lựa chọn và thực hiện
tội của họ. Tuy nhiên chính vì để thực hiện hành vi. Còn ở lỗi vô ý vì quá tự tin,
mục đích này, người phạm tội chấp nhận người thực hiện hành vi loại trừ khả
hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi năng hậu quả xảy ra và tin rằng hậu
của mình có thể gây ra. quả không xảy ra. 
Họ không mong muốn nhưng để mặc cho
hậu quả này xảy ra
 
50. Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp & lỗi cố ý gián tiếp & vô ý do cẩu thả
Trong mặt chủ quan của cấu thành tội phạm, yếu tố lỗi là dấu hiệu quan trọng. Theo Điều 10 và Điều
11 BLHS 2015, lỗi chia thành 4 loại: cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý vì quá tự tin, vô ý do cẩu thả.
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, việc xác định loại lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội
là rất quan trọng để xem xét một người có tội hay vô tội và quyết định hình phạt.

Tiêu chí Cố ý trực tiếp Cố ý gián tiếp Vô ý do cẩu thả


Căn cứ Khoản 1 Điều 10 Khoản 2 Điều 10 BLHS 2015 Khoản 2 Điều 11 BLHS 2015
pháp lý BLHS 2015

Khái Người phạm tội Người khi thực hiện hành vi Người phạm tội không thấy
niệm nhận thức rõ hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận trước hành vi của mình có thể
của mình là nguy thức rõ hành vi của mình là gây ra hậu quả nguy hại cho xã
hiểm cho xã hội, nguy hiểm cho xã hội, thấy hội, mặc dù phải thấy trước và
thấy trước hậu quả trước hậu quả của hành vi có thể thấy trước hậu quả đó.
của hành vi đó và đó có thể xẩy ra, tuy không
mong muốn hậu quả mong muốn nhưng vẫn có
xảy ra; ý thức để mặc cho hậu quả
xảy ra

Về mặt lý Nhận thức rõ tính Nhận thức rõ tính chất Phải thấy trước hậu quả nhưng
trí chất nguy hiểm cho nguy hiểm cho xã hội của lại không thấy trước được hậu
xã hội của hành vi hành vi mà mình thực hiện, quả đó
mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có
thấy trước hành vi thể gây hậu quả nghiêm
đó có thể gây hậu trọng cho xã hội
quả nghiêm trọng
cho xã hội

Về mặt ý Sự lựa chọn hành vi Người phạm tội không Người phạm tội khi thực hiện
chí phạm tội là sự lựa mong muốn hậu quả xảy hành vi đáng ra phải thấy trước
chọn duy nhất, chủ ra, tức hậu quả xảy ra và có thể thấy trước hậu quả
thể lựa chọn hành vi không phù hợp với mục nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra
phạm tội vì chủ thể đích phạm tội. Tuy nhiên
mong muốn hành vi để thực hiện mục đích này,
đó người phạm tội để mặc hậu
quả nguy hiểm cho xã hội
mà hành vi của mình có thể
gây ra
Nguyên Có sự cố ý Có sự cố ý Do sự cẩu thả
nhân gây
ra hậu
quả

Trách Cao nhất Cao hơn Thấp hơn


nhiệm
hình sự

Ví dụ C và D xảy ra mâu B giăng lưới điện để chống A là kế toán doanh nghiệp, khi
thuẩn, C dùng dao trộm đột nhập nhưng nhập dữ liệu, A đã sơ ý bỏ sót
đâm D với ý muốn không có cảnh báo an toàn một số 0 trong số tiền cần
giết D. Rõ ràng C ý dẫn đến chết người. Dù B chuyển cho đối tác, hành vi này
thức được việc mình không mong muốn hậu quả của A đã khiến công ty thiệt
làm là nguy hiểm và chết người xảy ra nhưng có hại, trong trường hợp này, A là
mong muốn hậu quả ý thức bỏ mặc hậu quả xảy kế toán và phải biết được chỉ
chết người người ra nên đây là lỗi cố ý gián một hành vi sơ xuất cũng sẽ
xảy ra. tiếp gây ra những hậu quả không
mong muốn.

6. Người bị toà án tuyên phạt 5 năm tù là người phạm tội thuộc loại tội nghiêm trọng.
=> Nhận định này Sai. Có thể là tội rất nghiêm trọng, nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo Điều 46
thì sẽ được hưởng hình phạt nhẹ hơn quy định của bộ luật (Điều 47).
10. Hành vi giúp sức về tinh thần chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi được thực hiện trong thực
tế.
=> Nhận định này Sai. Vì hành vi giúp sức về tinh thần thực chất là những tác động tâm lý dưới dạng
các lời hứa hoặc sự góp ý về phương pháp thủ đoạn thực hiện tội phạm vốn là các tác động tâm lý
cho nê sự giúp đỡ về tinh thần đã có hiệu quả ngay trong việc tăng thêm phần quyết tâm thực hiện
tội phạm. Chính vì vậy, không cần đợi đến lúc sự giúp sức về tinh thần đước thực hiện thì nó mới bộc
lộ hết bản chất nguy hiểm.
11. Người thực hành không bao giờ thực hiện tội phạm thông qua hành vi của người khác?
=> Nhận định này Sai. Vì có 2 loại người thức hành (tự mình và không tự mình)
12. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng là phạn 1 tội ít nghiêm trọng?
=> Nhận định này Sai. Vì tội ít nghiêm trọng theo khoản 3 Điều 8 là những tội phạm có mức cao nhất
của khung hình phạt từ 3 năm trở xuống, còn phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng là thuật
ngữ có nội dung so sánh. Trường hợp phạm tội cụ thể với 1 tội danh so với các trường hợp thông
thường mà tội danh này thể hiện ra bên ngoài. Thực ttế là đối với hành vi phạm tội trong trường hợp
ít nghiêm trọng, luật vẫm quy định hình phạt rất nặng (K2 các Điều 86, 87, 88 )
13. Thực hiện nhiều tội phạm là phạm nhiều tội:
=> Nhận định này Sai. Vì thực hiện nhiều tội phạm là thuật ngữ bao hàm cả 2 trường hợp:
– Phạn nhiều tội Đ50 Bộ luật hình sự 1999
– Có nhiều bản án Đ51 Bộ luật hình sự 1999
15. Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội trong trường hợp bị cưỡng bức về tinh thần
không phải chịu trách nhiệm hình sự?
=> Nhận định này Sai. Vì người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội trong trường hợp bị cưỡng chế về
tinh thần bị coi là có lỗi bởi vì không phải Mọi trường hợp cưỡng chế về tinh thần đều loại trừ khả
năng ý chí do vậy vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự vì còn khả năng ý chí.
16. Miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 80 Bộ luật hình
sự là do tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội?
=> Nhận định này Sai. Vì tự ý nữa chừng chấm dứt hành vi phạm tội (viết tắt phạm tội) Đ19 là không
chủ định thực hiện tội phạm do vậy họ không có hành vi chuẩn bị phạm tội hơn nữa K3 Đ80 (tyội ZĐ)
không đòi hỏi người phạm tội hoàn toàn tự giác( tác là không có sự cản trở của nguyên nhân khách
quan) Đây là chính sách đối với những người HĐ ZĐ, rõ ràng bản chất của việc miễn trách nhiệm hình
sự trong trường hợp này hoàn toàn khác với trường hợp Đ19.
20. Mọi trường hợp giao cấu với người dưới 16 tuổi đều cấu thành tội quy định tại Điều 115 Bộ
luật hình sự Việt Nam?
=> Nhận định này Sai. Vì có những trường hợp giao cấu với người dưới 16 tuổi lại không cấu thành
tội quy định tại Đ115 Bộ luật hình sự Việt Nam. Ví dụ: Nếu người đã thành niên giao cấu với người
dưới 13 tuổi thì cấu thành tội hiếp dâm. Nếu nam giới dưới 14 tuổi giao cấu với người nữ giới dưới
16 tuổi cũng không cấu thành tội này(vì họ không có lỗi).
23. Người chuẩn bị phạm tội chiếm đoạt chất phóng xạ phải chịu trách nhiệm hình sự trong Mọi
trường hợp?
=> Nhận định này Sai. Vì căn cứ K3 Đ8 Bộ luật hình sự Việt Nam về tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng,
rất nghiêm, đặc biệt nghiêm trọng và căn cứ vào K1 Đ17 Bộ luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm
hình sự đối với người chuẩn bị phạm tội thì: Nếu người chuẩn bin phạm tội chiếm đoạt chất phóng
xạ thuộc K1 Đ236 thì không phải chịu trách nhiệm hình sự vì đây là tội nghiêm trọng có mức cao nhất
khung hình phạt là 07 năm tù.
24. Hành vi chuẩn bị phạm tội chữa mại dâm luôn phải chịu trách nhiệm hình sự?
=> Nhận định này Sai. Vì căn cứ K3 Đ8 Bộ luật hình sự Việt Nam về tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng,
rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và căn cứ vào K1 Đ17 Bộ luật hình sự Việt Nam về trách
nhiệm hình sự đối với người chuẩn bị phạm tội thì: Nếu người phạm tội chứa mại dâm thuộc K1
Đ254 thì không phải chịu trách nhiệm hình sự vì đây là tội nghiêm trọng có mức cao nhất của khung
hình phạt là 7 năm tù.
25. Người có hành vi giúp sức ở dạng “hứa hẹn trước” phải chịu trách nhiệm hình sự ngay cả khi
lời hứa đó không đước thức hiện?
=> Nhận định này Đúng. Vì Luật hình sự không đòi hỏi lời hứa hẹn trước của người giúp sức phải
được thức hiện, bởi lẻ chính lời hứa hẹn của người giúp sức đã cũng cố ý định phạm tội, cũng cố
quyết tâm phạm tội hoặc quyết tâm phạm tội đến cùng của người trực tiếp thực hiện tội phạm.
26. Không phải Mọi trường hợp chuẩn bị phạm tội hiếp dâm đểu phải chịu trách nhiệm hình sự?
=> Nhận định này Đúng. Vì căn cứ K3 Đ8 Bộ luật hình sự Việt Nam về tội ít nghiêm trọng, nghiêm
trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt biệt nghiêm trọng và căn cứ vào K1 Đ17 Bộ luật hình sự Việt Nam
về trách nhiệm hình sự đối với người chuẩn bị phạm tội thì: Nếu người chuẩn bị phạm tội hiếp dâm
thuộc K1 Đ111 BKHS Việt Nam thì không phải chịu trách nhiệm hình sự vì đây là tội nghiêm trọng có
mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù.
27. Không phải Mọi tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội đều phải được cân nhắc đến khi
quy định hình phạt?
=> Nhận định này Đúng. Vì khi quy định hình phạt hội đồng xét xử cần chú ý đến 1 số đặc điểm nhân
thân của người phạm tội có ảnh hưởng đến tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như khả
năng cải tạo giáo dục của người đó.
Ví dụ: như các đặc điểm mang tính chất pháp lý: tái phạm, tái phạm nguy hiểm, tiền án, tiền sự.
28. Tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng khác nhau ở chổ hình phạt tù cụ thể Đ8 là
đưới 3 năm và trên 3 năm?
=> Nhận định này Sai. Vì căn cứ vài K3 Đ8 Bộ luật hình sự Việt Nam việc phân biệt tội phạm nghiêm
trọng và ít nghiêm trọng là dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy mà luật hình sự
đã quy định chứ không dựa vào hình phạt cụ thể đã tuyên. Ví dụ: Hội đồng xét xử tuyên án phạt 2
năm tù đối với A vì đã phạm tội thuộc K1 Đ202 Bộ luật hình sự Việt Nam. Như vậy A đã phạm 1 tội
nghiêm trọng (có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là 6 năm tù).
29. Đối tượng Điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và ghi
rõ tại khoản 1 Điều 8?
=> Nhận định này Sai. Vì đối tượng Điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ phát sinh giữa nhà nước
và người phạm tội khi người đó thực hiện 1 tội phạm. Còn những quan hệ xã hội được quy định tại
khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự Việt Nam là những khách thể được luật hình sự bảo vệ.
31. Việc phân biệt giữa lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp trong khi áp dung luật hình sự chỉ có ý
nghĩa đối với việc quy định hình phạt mà không có ý nghĩa đối với việc định tội?
=> Nhận định này Sai. Vì khi áp dung luật hình sự lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp không phải chỉ
có ý nghĩa đối với việc quy định hình phạt mà còn có ý nghĩa đối với việc định tội. Ví dụ:Tội bức
tử(Đ100 Bộ luật hình sự Việt Nam) nếu người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp làm nạn nhân xử tự sát
thì xử theo Đ100 Bộ luật hình sự Việt Nam. Nếu người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp đối với hậu quả
làm nạn nhân chết thì sẽ bị xử lý theo Đ93 Bộ luật hình sự Việt Nam.
32. Khi áp dung luật hình sự chỉ phải xác định hậu quả của tội phạm nếu như tôi đó là tội có cấu
thành tội phạm vật chất?
=> Nhận định này Sai. Vì trong Mọi trường hợp khi áp dung luật hình sự đều phải xác định hậu quả
của hành vi người phạm tội để định tội hoặc định hình phạt, chứ không phải cấu thành tội phạm vật
chất mới xác định hậu quả của tội phạm.
34. Người bị mắc bệnh tâm thần luôn không phải chịu trách nhiệm hình sự?
=> Nhận định này Sai. vì người bị mắc bệnh tâm thần ở dạng nhẹ mà năng lực nhận thức vẫn còn và
họ có khả năng Điều khiển hành vi của họ, tuy khả năng nhận thức và khả năng Điều khiển hành vi bị
hạn chế, nếu có hành vi phạm tội thì vẫn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự, tình tiết bị hạn chế
khả năng Điều khiển hành vi là một tình tiết giảm nhẹ được quy định ở điểm n khoản 1 Đ46 Bộ luật
hình sự Việt Nam.
36. Nếu người đưa hối lộ chủ động khái báo thì họ được coi là không có lỗi?
=> Nhận định này Sai. Vì căn cứ đoạn 2 khoản 6 Điều 289 Bộ luật hình sự Việt Nam thì trong trường
hợp người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì vẫn
bị coi là có tội, nhưng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
37. Tình tiết hiếp dâm có tổ chức và tình tiết nhiều người hiếp 1 người tất cả đều đồng phạm hiếp
dâm?
=> Nhận định này Sai. Vì hiếp dâm có tổ chức và tình tiết nhiều người hiếp dâm 1 người không phải
là đồng phạm hiếp dâm.
Hiếp dâm có tổ chức là trương hợp đông phạm hiếp dâm ở hình thức có tổ chức tức là có sự cấu kết
chặt chẻ giữa những người phạm tội, ở trương hợp này không phải là buộc tất cả những tên phạm
tội đêu phải thực hiện hành vi giao cấu với 1 hoặc nhiều nạn nhân mà chủ thể của trường hợp này có
thể là nữ giới với vai trò là người tổ chức giúp sức, xúi giục.
Nhiều người hiếp 1 người cũng là trương hợp đồng phạm hiếp dâm nhưng chưa đến mức đồng bọn
có tổ chức, ở trường hợp này tất cả những tên phạm tội đều có hành vi thực hiện giao cấu với cùng 1
nạn nhân và chủ thể trong trường hợp này chỉ có thể là nam giới.
41. Người không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình không phải chịu
trách nhiệm hình sự?
=> Nhận định này Sai. Vì trong trường hợp họ tuy không thấy trước hậu quả cho xã hội của hành vi
của mình nhưng họ buộc phải thấy trước hậu quả đó. Đây là trường hợp phạm tội với lỗi vô ý cẩu
thả. VD: Y tá do cẩu thả đã phát thuốc nhằm cho bệnh nhân uống. Trong trường hợp người y tá tuy
không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình nhưng với nghề y tá buộc họ
phải thấy trước và có dấu hiệu chuyên môn để thấy trước là bệnh nhân uống nhằm thuốc sẽ dẫn đến
hậu quả nguy hiểm. Người y tá phải chịu trách nhiệm hình sự với vô ý cẩu thả.
42. Người say rượu phạm tội luôn phải chịu trách nhiệm hình sự?
=> Nhận định này Sai. Vì nếu người say rượu bệnh lý « người phạm tội bị mắc 1 chứng bệnh vì liên
quan đến bệnh nên chỉ uống rượu một lượng rượu rất nhỏ cũng có thể vẫn đến năng lực, nhận thức
và năng lực Điều khiển hành vi của con người hoàn toàn bị loại trừ » thì họ không có lỗi với tình
trạng say rượu của mình, do vậy cũng không được coi là không có lỗi với hành vi nguy hiểm cho xã
hội mà họ thực hiện trong tình trạng say rượu.
46. Hình thức thứ hai của lỗi cố ý là cố ý gián tiếp; trường hợp này người phạm tội không trực tiếp
gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội?
=> Nhận định này Sai. Vì lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp là căn cứ vào thái độ tâm lý của người phạm
tội đối với hành vi nguy hiểm và đối với hậu quả hoàn toàn không phải căn cứ vào việc người đó trực
tiếp gây ra hậu quả để xác định lỗi của một người. Sự phân biệt 2 loại cố ý trực tiếp và gián tiếp dựa
trên cơ sở Mối quan hệ giữa 2 yếu tố ý chí và lý trí. Từ 2 yếu tố tâm lý khác nhau của can phạm đối
với hành vi nguy hiểm của mình cũng như khả năng thấy trước và khuynh hướng ý chí đối với hậu
quả mong muốn có xảy ra hay không.
66. Người bị cưỡng bức thân thể, trong mọi trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự về
xử sự gây ra thiệt hại cho xã hội.
=> Nhận định này Sai. Người bị cưỡng bức thân thể vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về xử
sự gây ra thiệt hại cho xã hội. Căn cứ vào điểm k khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 thì “Phạm tội vì bị
người khác đe dọa hoặc cưỡng bức” chỉ   được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Cơ sở pháp lý: điểm k Khoản 1 Điều 51 BLHS 2015
67. Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo pháp luật hình sự.
=> Nhận định này Sai. Về nguyên tắc, biểu lộ ý định phạm tội không phải là 1 giai đoạn thực hiện tội
phạm, cho nên không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt,
việc biểu lộ ý định tội phạm đã có tính nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, trong các trường hợp này, luật
hình sự quy định việc biểu lộ ý định phạm tội thành 1 tội độc lập và người biểu lộ ý định vẫn phải
chịu trách nhiệm hình sự như bình thường. Ví dụ: Điều 133 BLHS quy định về tội đe dọa giết người.
68. Tội phạm có cấu thành hình thức là loại tội phạm không có giai đoạn phạm tội chưa đạt.
=> Nhận định này Sai. Căn cứ vào Điều 15 BLHS 2015 thì “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội
phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm
tội”. Theo đó, đối với những tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức mà hành vi khách quan bao
gồm nhiều hành vi, nếu người phạm tội chưa thực hiện hết tất cả các hành vi mà dừng lại do nguyên
nhân khách quan thì được coi là phạm tội chưa đạt.
Ví dụ: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS 2015) là tội phạm có cấu thành tội phạm
hình thức về mặt khách quan bao gồm: hành vi bắt cóc con tin, hành vi đe dọa chỉ tài sản nhằm
chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội chỉ mới thực hiện hành vi bắt cóc con tin mà đã bị bắt giữ thì
trường hợp này ở giai đoạn phạm tội chưa đạt
Cơ sở pháp lý: Điều 15 BLHS 2015
69. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không bị coi là phạm tội.
=> Nhận định này Sai. Căn cứ vào Điều 16 BLHS 2015 thì “Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố
cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này”. Theo đó, tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm do chính sách
khoan hồng của Nhà nước, chứ không phải là không phạm tội.
Cơ sở pháp lý: Điều 16 BLHS 2015
70. Mức độ thực hiện hành vi phạm tội là 1 trong những căn cứ ảnh hưởng đến mức độ trách
nhiệm hình sự.
=> Nhận định này Đúng. Căn cứ vào Điều 57 BLHS 2015 thì ta thấy trách nhiệm hình sự của phạm tội
chưa đạt và chuẩn bị phạm tội nhẹ hơn so với tội phạm hoàn thành.
Cơ sở pháp lý: Điều 57 BLHS 2015
80. Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản  mà dẫn đến hậu quả chết người  là hành vi cấu thành cả
hai tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều 123 BLHS).
=> Nhận định này Sai. Vì: Trước tiên, dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết
người có thể cấu thành một trong hai tội danh:
– Tội cướp tài sản với tình tiết  định khung tăng nặng là “làm chết người” được quy định tại điểm c
khoản 4 Điều 168 BLHS;
– Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết người” được
quy định tại điểm d khoản 5 Điều 169 BLHS.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào hình thức lỗi mà người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến
hậu quả chết người có thể cấu thành một tội danh hoặc hai tội danh. Cụ thể:
– Trường hợp cấu thành một tội danh: Nếu lỗi của người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản là lỗi
hỗn hợp, tức là người phạm tội cố ý với hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản nhưng vô ý với
hậu quả chết người thì chỉ cấu thành một tội danh là Tội cướp tài sản hoặc Tội bắt cóc nhằm chiếm
đoạt tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “làm chết người”.
– Trường hợp cấu thành hai tội danh: Nếu người dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản ngoài cố ý với
hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản còn cố ý với hành vi giết người thì cấu thành cả hai tội
danh là Tội cướp tài sản hoặc Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và Tội giết người.
Như vậy, dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản không phải lúc nào cũng cấu thành hai tội danh và
trong trường hợp cấu thành hai tội danh không chỉ có trường hợp Tội cướp tài sản và Tội giết người
mà còn có trường hợp Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và Tội giết người.
103. Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
=> Nhận định này Sai. Theo khoản 2 Điều 93 và khoản 3 Điều 8 thì tội giết người có thể là tội rất
nghiêm trọng.
104. Khách thể trực tiếp của tội phạm là những quan hệ xã hội bị tội phạm trực tiếp gây hại.
=> Nhận định này Sai. Vì những quan hệ xã hội thoả mãn 2 đặc điểm sau: Bị tội phạm gây hại trực
tiếp ; sự gây thiệt hại biểu hiện được đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mới là
khách thể trực tiếp. Ví dụ quan hệ sở hữu tài sản tuy là quan hệ bị xâm hại trong hành vi cắt trộm
dây điện thoại mạng đang vận hành, những khách thể trực tiếp của hành vi này là quan hệ bảo đảm
An ninh quốc gia, vì vậy hành vi này bị xử theo Đ 231 Bộ luật hình sự nếu mạng lưới điện thoại của
Quốc phòng an ninh QG.
18. Các quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về những nguyên tắc xử lý đối
với người phạm tội.
Được quy định tại khoản 1 Điều 3 BLHS năm 2015 (sửa đổi. bổ sung năm 2017)
1. Đối với người phạm tội:
a) Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công
minh theo đúng pháp luật;
b) Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín
ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;
c) Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi
dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý
gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc
tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;
đ) Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt
tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;
e) Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao
động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định,
thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;
g) Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập
với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích.
25. Phân biệt tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Căn cứ phân biệt Tội phạm Vi phạm pháp luật khác
Về chính trị-xã hội Là hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội Là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội ở
mức chưa đáng kể
Hình thức pháp lý Quy định trong Bộ luật Hình sự Quy định trong các quy phạm pháp luật khác
Hậu quả pháp lý Phải chịu hình phạt và để lại án tích Bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế Nhà
nước ít nghiêm khắc hơn và không để lại an tích.
26. Phân biệt tội phạm với hành vi trái đạo đức.
Giống nhau: đều xâm phạm đến các chuẩn mực cuộc sống.
Khác nhau:
Tội phạm:
– Là hành vi nguy hiểm cho xã hội
– Được quy định trong BLHS.
– Xâm hại đến các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ.
– Phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS, được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế
của Nhà nước.
27. Sự khác nhau cơ bản nhất của tội phạm với vi phạm pháp luật khác và với hành vi trái đạo
đức.
Khác biệt cơ bản:

 Tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.


 Do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện.
 Có nghĩa vụ pháp lý là chấp hành hình phạt.

52. Phân biệt lỗi vô ý vì quá tự tin & lỗi vô ý vì cẩu thả.
Lỗi vô ý do quá tự tin: thấy trước hành vi có thể gây nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả
đó sẽ không xảy ra, hoặc xảy ra có thể ngăn ngừa.
Lỗi vô ý vì cẩu thả: không thấy trước hành vi có thể gây ra hậu quả, mặc dù phải thấy trước và có
thể thấy trước.
54. Sự kiện bất ngờ & phân biệt nó với lỗi vô ý vì cẩu thả.
Sự kiện bất ngờ là trường hợp đã gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội nhưng người có hành vi đó
lại không phải chịu trách nhiệm hình sự vì họ không buộc phải thấy trước hoặc không thể thấy
trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Câu 62. Các giai đoạn phạm tội theo Luật Hình sự Việt Nam
a) Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước trong quá trình cố ý thực hiện tội phạm. Được
phân biệt với nhau bởi các dấu hiệu, biển hiệu nhằm đánh giá sự diễn biến mức độ thực hiện ý
định phạm tội, làm cơ sở cho việc xác định phạm vi và mức độ trách nhiệm hình sự và hình phạt.
b) Các giai đoạn phạm tội: Quá trình thực hiện tội phạm (lỗi cố ý) có ba giai đoạn:
– Giai đoạn chuẩn bị phạm tội
– Giai đoạn phạm tội chưa đạt
– Giai đoạn tội phạm đã hoàn thành.
Các giai đoạn phạm tội chỉ diễn ra trong các tội được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp. Đối với tội
vô ý, người phạm tội không có ý định phạm tội, không mong muốn hậu quả xảy ra cho nên tội vô ý
chỉ có thể là những tội đã hoàn thành, không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa
đạt.
Cụ thể các giai đoạn phạm tội như sau:
Phạm tội Tự ý nửa
Nội   Tội phạm chừng chấm
Chuẩn bị phạm tội
dung chưa đạt hoàn thành dứt hành vi
phạm tội

Giai đoạn
Tự ý nửa
hành vi
chừng chấm
Giai đoạn người phạm tội phạm tội
dứt việc
tiến hành tìm kiếm công làm thỏa
Giai đoạn mà người phạm tội là
cụ phạm tội; sửa soạn mãn tất cả
phạm tội có thực tự mình
công cụ, phương tiện các dấu hiệu
hiện hành vi phạm không thực
Khái phạm tội hoặc chuẩn bị được nêu
tội, nhưng không hiện tội
niệm những điều kiện thuận lợi trong cấu
thực hiện được đến phạm đến
cho tội phạm quan sát địa thành tội
cùng do những cản cùng, tuy
điểm, điều kiện liên quan phạm quy
trở khách quan. không có gì
xung quanh hoàn cảnh của định trong
ngăn cản.
nạn nhân. luật.
 
 
 
 
-Thứ nhất, người
phạm tội đã trực
tiếp thực hiện tội
phạm qua việc:
-Thứ nhất, CBPT tồn tại
  Cần phân
dưới dạng “hành vi” và
(i)Thực hiện hành vi biệt Tội
hành vi chuẩn bị liên quan
khách quan được phạm hoàn
trực tiếp đến quá trình
mô tả trong cấu thành cới
thực hiện tội phạm như:
thành tội phạm, Tội phạm -Nửa chừng:
tìm kiến công cụ, phương
hoặc kết thúc: tức phải xảy
tiện phạm tội; tạo điều
(ii) Thực hiện hành vi   ra ở giai
kiện cần thiết khác
đi liền trước hành vi + Tội phạm đoạn chuẩn
(nghiên cứu, xem xét địa
khách quan. hoàn thành: bị phạm tội
hình nơi dự định thực
-Thứ hai, người hành vi hoặc phạm
hiện tội phạm,..),..
phạm tội chưa thực phạm tội tội chưa
 
hiện tội phạm đến thỏa mãn đạt.
-Thứ hai, ý định phạm tội
cùng (tức chưa hành hết các dấu  
đã được biểu hiện ra bên
vi của họ chưa thỏa hiệu về mặt -Tự ý, tức
ngoài. Thời điểm muộn
mãn hết các dấu pháp lý quy phải:
Đặc nhất của giai đoạn CBPT là
hiệu về mặt khách định trong +Tự nguyện
điểm thời điểm trước lúc người
quan trong cấu luật. chấm dứt
phạm tội thực hiện hành
thành tội phạm (dấu + Tội phạm hành vi
vi khách quan được quy
hiệu phân biệt với kết thúc: phạm tội.
định trong cấu thành tội
tội phạm hoàn hành vi +Chấm dứt
phạm (là những dấu hiệu
thành) phạm tội một cách
chung cho loại tội phạm cụ
-Thứ ba, nguyên thực sự dứt khoát:
thể được quy định trong
nhân không thực chấm dứt triệt để, từ
luật) hoặc hành vi đi liền
hiện tội phạm đến trên thực tế. bỏ hẳn ý
trước hành vi  khách quan
cùng là do: ->Hai thời định phạm
+Thứ ba, nguyên nhan
+Khách quan ngoài ý điểm trên có tội.
không thực hiện tội phạm
muốn hoặc thể trùng  
được đến cùng là do
+Sai lầm của người nhau hoặc
khách quan ngoài ý muốn
phạm tội (về đối không trùng
(yếu tố giúp phân biệt với
tượng tác động hay nhau.
tự ý nửa chừng chấm dứt
công cụ, phương  
phạm tội)
tiện,…) như: bắn
nhưng đạn không
nổ, thuốc độc không
đủ liều lượng,…
Được miễn
trách nhiệm
hình sự về
tội định
Mọi hành vi phạm. (ĐIều
Phạm Người phạm tội 16)
Chỉ phải chịu TNHS đối với tội phạm
vi trách chưa đạt phải chịu  
những tội quy định tại hoàn thành
nhiệm trách nhiệm hình sự Lưu ý: chỉ là
khoản 2 ĐIều 14 BLHS về nguyên
hình về tội phạm chưa người phạm
2015 tắc đều phải
sự đạt(Điều 15) tội được
chịu TNHS
miễn TNHS,
tức vẫn bị
coi là tội
phạm.

Nếu điều luật được


áp dụng có quy định
hình phạt cao nhất là
tù chung thân hoặc
Mức Áp dụng
Hình phạt được quyết tử hình thì áp dụng
độ theo quy
định trong phạm vi khung hình phạt tù không
trách định tại
hình phạt được quy định quá 20 năm; nếu là  
nhiệm từng điều
trong các điều luật cụ thể tù có thời hạn thì
hình luật của tội
(Khoản 2 ĐIều 57) mức hình phạt
sự phạm cụ thể
không quá ba phần
tư mức phạt tù mà
điều luật quy định.
(khoản 3 ĐIều 57)

 
– Sự kiện bất ngờ (Điều 20)
– Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21)
– Phòng vệ chính đáng (Điều 22)
– Tình thế cấp thiết (Điều 23)

You might also like