You are on page 1of 2

1.

Hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng người khác trái pháp luật không gây ra hậu quả chết
người thì không cấu thành Tội giết người (Điều 123 BLHS)

Nhận định sai.

Vì Tội giết người được quy định tại Điều 123 BLHS 2015 là tội có cấu thành tội phạm vật chất. Căn cứ vào
Điều 123 BLHS thì hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng của người khác sẽ cấu thành Tội giết người
dù hậu quả không xảy ra. Một người có hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng của người khác trái
pháp luật thì trong cấu thành tội phạm dấu hiệu hậu quả không phải là dấu hiệu mang ý nghĩa định tội,
hậu quả có chết người hay không trong trường hợp này là cơ sở để xác định tội phạm đã hoàn thành hay
chưa. Vì vậy, khi người phạm tội có hành vi cố ý trực tiếp tước bỏ tính mạng của người khác trái pháp
luật mà không gây ra hậu quả chết người thì vẫn cấu thành tội giết người nhưng ở giai đoạn chuẩn bị
phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt.

Bài tập 5: A và B là vợ chồng. Trước khi cưới, B đã có người yêu, nhưng do gia đình ép gả nên phải lấy
A. Vì thế, dù đã có chồng nhưng B vẫn gặp C – người yêu cũ của B. Biết vậy, nên gia đình B khuyên A
đưa vợ lên làm ăn ở TPHCM. A nghe lời đem vợ lên sống ở thành phố. Dù vậy, B vẫn lén lút quan hệ
với C bằng cách viện lý do đi khám bệnh và lưu lại bệnh viện để điều trị ít ngày, nhưng thực chất là 2
người hẹn hò nhau tại một khách sạn và sống với nhau. Gia đình B biết được nên đã báo cho A biết
mối quan hệ giữa B và C, đồng thời cho A biết số xe Honda của C. Một hôm, vì mất điện nên A về nhà
sớm hơn thường lệ thì thấy B chuẩn bị quần áo nói là đi chữa bệnh tại bệnh viện. A không tin nên
chạy nhanh ra đường cái, cách nhà khoảng 200m thì thấy một thanh niên đang ngồi trên một chiếc xe
Honda có iển số như gia đình B đã báo trước. Quá tức giận, A nhặt một khúc gỗ bên lề đường to bằng
cổ tay, dài 60cm, phang thẳng vào đầu anh thanh niên đang ngồi trên xe gắn máy nhiều nhát mạnh
khiến anh thanh niên nọ bị chấn thương sọ não, chết trên đường cấp cứu tới bệnh viện. Khi kiểm tra
căn cước của người bị hại thì mới xác định được nạn nhân không phải là C mà chính là bạn của C. Do
không biết mặt C nên A đã đánh nhầm người. Lúc đó, C đang mua thuốc lá gần đó.

Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Tại sao?

Hành vi của A đã thỏa mãn hết các yếu tố để cấu thành nên tội giết người theo điểm n Khoản 1 Điều 123
BLHS2015.

 Khách thể của tội phạm: xâm phạm đến quyền sống của con người được luật hình sự bảo vệ. Cụ
thể trong tình huống này anh A đã xâm phạm đến quyền sống của bạn của anh C.
 Mặt khách quan:
o Hành vi: A đã có hành vi cố ý tước đoạt mạng sống của bạn của C. Cụ thể, A nhặt một
khúc gỗ bên lề đường to bằng cổ tay, dài 60cm, phang thẳng vào đầu anh thanh niên
đang ngồi trên xe gắn máy nhiều nhát cực mạnh khiến anh thanh niên nọ bị chấn
thương sọ não.
o Hậu quả: Bạn của C chết trên đường cấp cứu tới bệnhviện.
o Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: đơn trực tiếp (do hành vi A phang thanh
gỗ vào đầu bạn của C nhiều nhát cực mạnh là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả
bạn của C chết).
 Chủ thể của tội phạm: A có năng lực trách nhiệm hình sự và có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
 Mặt chủ quan: A đã thực hiện hành vi phạm tội của mình với lỗi cố ý trực tiếp. Trong cơn tức
giận, A đã không làm chủ được hành vi của mình. Mặc dù A biết hành vi của mình là nguy hiểm,
có thể dẫn đến hậu quả chết người và A mong muốn hậu quả đó xảy ra . Bằng chứng là A đã
phang thẳng vào đầu anh thanh niên đang ngồi trên xe gắn máy nhiều nhát cực mạnh khiến anh
thanh niên nọ bị chấn thương sọ não. Từ đó có thể thấy A mong muốn hậu quả của hành vi xảy
ra.

You might also like