You are on page 1of 29

CHƯƠNG 2

1. CÂU HỎI TỰ LUẬN


1.1. Trình bày các dấu hiệu pháp lý chung của nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe của con người. (Giáo trình trang 22-23)
1.2. Trình bày các dấu hiệu pháp lý chung của nhóm tội xâm phạm nhân phẩm,
danh dự của con người.(Giáo trình trang 22-23)
1.3. Phân biệt: Tội giết người ở giai đoạn hoàn thành và tội cố ý gây thương tích
gây hậu quả chết người.
1.4. Tội vô ý làm chết người với tội cố ý gây thương tích trong trường hợp dẫn đến
hậu quả chết người.
1.5. Phân biệt tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân với tội giết người.
1.6. Phân tích nội dung của các tình tiết tăng nặng định khung của tội giết người
theo quy định tại Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
1.7. Phân tích khái niệm: nạn nhân là trẻ em, con mới đẻ, người chưa thành niên.
1.8. Phân tích khái niệm: giao cấu có tính chất loạn luân
1.9. Phân biệt: Giết người đã hoàn thành (Điều 123 BLHS2015) với cố thương tích
dẫn đến hậu quả chết người (Khoản 3 Điều 134 BLHS 2015)
1.10. Phân biệt tội bức tử (Điều 130) với tội hành hạ người khác (Điều 140)
2. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI.
2.1. Chỉ những trường hợp gây thương tích có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên mới
phạm tội cố ý gây thương tích.
Nhận định sai. Vì theo BLHSHH thì đối với các trường hợp cố ý gây thương tích có
tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp luật quy định trong các điểm a,
b, c, d, đ, e, g, h và k khoản 1 điều 134 BLHSHH thì vẫn phạm tội cố ý gây thương
tích
Ví dụ: A 20 tuổi cố ý gây thương tích cho B 15 tuổi với tỷ lệ thương tật là 10% thì
A vẫn phạm tội cố ý gây thương tích.
2.2. Tước đoạt trái phép tính mạng của người khác phạm tội giết người.
Nhận định sai. Vì có những hành vi tước đoạt trái phép tính mạng của người khác
như:
Do vượt quá phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người
phạm tội(điều 126BLHSHH)
Làm chết người trong khi thi hành công vụ (điều 127)…
Qua các cơ sở trên có thể thấy còn có các hành vi tước đoạt trái phép tính mạng của
người khác nhưng không phạm tội giết người mà CT các TP khác được quy định tại
BLHSHH
2.3. Giao cấu trái ý muốn của nạn nhân phạm tội hiếp dâm.

1
Nhận định sai. Vì có những hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân mà CTTP tội
khác như giao cấu với người khác mà người đó dưới 16 tuổi thì CTTP hiếp dâm người
dưới 16 tuổi(điểu 142).
2.4. Mua bán người qua biên giới phạm tội mua bán người.
Nhận định sai. Vì đối với những hành vi mua bán người mua bán người qua biên
giới mà nạn nhân là người dưới 16 tuổi thì CTTP tội mua bán người dưới 16
tuổi( điểm đ khoản 2 điều 151)
2.5. Đối với tội vô ý làm chết người chỉ khi nào hậu quả chết người xảy ra mới cấu
thành tội phạm.
Nhận định đúng. Vì tội vô ý làm chết người là tội phạm có cấu thành vật chất nên
hậu quả là yếu tố bắt buộc đối với tội phạm này.
3. CÂU HỎI TÌNH HUỐNG
3.1. A thực hiện ý định muốn giết B bằng cách dùng dao đâm ngực B vào ban đêm
qua cửa sổ nhà B nhưng kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy B chết trước đó 2 giờ vì
tai biến mạch máu não. Hỏi: A có phạm tội không? Nếu có phạm tội gì? Vì sao?
Hành vi của A có phạm tội. Phạm tội giết người ở giai đoạn chưa đạt
Vì theo quy định điểu 123 BLHSHH thì ĐTTĐ của tội giết người là người đang
còn sống. Tuy rằng, khi thực hiện hành vi thì B đã chết do tai biến mạch máu não,
nhưng tại thời điểm thực hiện hành vi, trong nhận thức của A là B đang còn sống. Vì
vậy A vẫn bị coi là phạm tội giết người ở giai đoạn chưa đạt và vẫn chịu TNHS
3.2. Vì muốn giết A nên B chờ cho gia đình A đi làm hết đã cài mìn hẹn giờ vào nhà
A. Sau khi về nhà, suy nghĩ lại, B ân hận và đã kịp thời gỡ mìn ra nên không gây hậu
quả cho gia đình A. Hỏi: B có phạm tội giết người không? Vì sao?
B không phạm tội giết người.
Vì tuy không có gì ngăn cản nhưng B đã suy nghĩ lại và gỡ mìn đã không gây bất cứ
hậu quả nào cho gia đình A và theo quy định tại điều 16 BLHSHH thì hành vi này là
tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội. B không phải chịu TNHS cho tội phạm chuẩn
bị thực hiện.
Nhưng Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ
hỗ trợ 2017 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật
liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019 có quy định mìn về vũ khí quân dụng. Và hành
vi của B được xem là tàn trữ vũ khí chuyên dụng và đã TM CTTP tội chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng,mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương
tiện kĩ thuật quân sự được quy định tại khoản 1 điều 304 BLHSHH.
3.3. A có NLTNHS dùng dây điện giăng xung quanh vườn trồng dưa hấu trước nhà
mình để diệt chuột. Xung quanh ruộng dưa có tường bao quanh cao 1m40 và không có
lối đi tắt. Thông thường A cắm điện vào lúc 22 giờ đêm và ngắt điện vào 5 giờ sáng
hôm sau. A đã thông báo với bà con hàng xóm biết về việc cắm điện này. Khoảng 1
giờ sáng N ở xã bên trèo tường để vào vườn dưa của A để trộm dưa và bị điện giật
chết Hỏi: A có phạm tội không? Nếu có phạm tội gì? Vì sao?

2
Hành vi của A có phạm tội. A phạm tội vô ý làm chết người.
Vì A tin rằng vườn trồng dưa hấu của mình không có người qua lại, xung quanh đã
có tường bao quanh cao 1m40 và không có lối đi tắt nào khác để có thể vào vườn dưa
có sự canh gác cẩn thận của A chỉ bật điện vào lúc 22h và tắt lúc 5h khung giờ hạn chế
người qua lại và đã thông báo cho mọi người xung quanh là có điện nguy hiểm và tin
rằng hậu quả chết người không thể xảy ra. Tuy nhiên hành vi của A đã dẫn đến hậu
quả là N bị điện giật chết và A phải chịu TNHS về hành vi của mình, xét toàn bộ các
sự kiện trên có thể thấy A hoàn toàn có lỗi vô ý trong hành vi của mình nên A phạm
tội vô ý giết người căn cứ vào khoản 1 điều 128 BLHSHH.
3.4. A có ý định giết B nên lợi dụng đêm khuya, A lên vào nhà B và dùng dao đâm
vào ngực B – 1 nhát dao đúng ngay tim. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, B đã
chết trước đó 2 giờ do đột quỵ. Theo anh/chị, A cỏ phạm tội không? Nếu có là tội gì?
Vì sao?
Hành vi của A có phạm tội. Phạm tội giết người ở giai đoạn chưa đạt
Vì theo quy định điểu 123 BLHSHH thì ĐTTĐ của tội giết người là người đang
còn sống. Tuy rằng, khi thực hiện hành vi thì B đã chết trước đó do tai đột quỵ, nhưng
tại thời điểm thực hiện hành vi, trong nhận thức của A là B đang còn sống. Vì vậy A
vẫn bị coi là phạm tội giết người ở giai đoạn chưa đạt và vẫn chịu TNHS
3.5. Do mâu thuẫn với nhau trong quá trình sản xuất và bản cà phê, A đã lên kế
hoạch giết B. A đợi cả gia đình B đi vào rẫy cà phê và 02 con của B đi học, A đã cài
mìn hẹn giờ vào nhà B. Sau khi về nhà, A đã suy nghĩ lại, A cho rằng nếu làm như vậy
sẽ giết chết luôn 02 đứa nhỏ, như vậy thì độc ác quá nên A đã quay lại nhà B và gỡ
mìn ra, vì vậy không gây ra hậu quả cho gia đình B. Theo anh/chị, A có phạm tội giết
người không? Vì sao? A có phạm tội khác không? Vì sao?
A không phạm tội giết người.
Vì tuy không có gì ngăn cản nhưng A đã suy nghĩ lại và gỡ mìn đã không gây bất
cứ hậu quả nào cho gia đình B và theo quy định tại điều 16 BLHSHH thì hành vi này
là tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội. A không phải chịu TNHS cho tội phạm
chuẩn bị thực hiện.
Nhưng Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ
hỗ trợ 2017 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật
liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019 có quy định mìn về vũ khí quân dụng. Và hành
vi của A được xem là tàn trữ vũ khí chuyên dụng và đã TM CTTP tội chế tạo, tàng trữ,
vận chuyển, sử dụng,mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương
tiện kĩ thuật quân sự được quy định tại khoản 1 điều 304 BLHSHH.
3.6. Tình huống 6
XÁC ĐỊNH TỘI DANH
3.6.1. Giết người trong khi thi hành công vụ vì hống hách, có thái độ coi thường
tính mạng của người khác.
Phạm tội giết người được quy định tại điểm n khoản 1 điều 123 BLHSHH

3
3.6.2. Dùng bẫy điện diệt chuột gây hậu quả chết người 128
Trường hợp người phạm tội cố ý thì phạm tội giết người K2Đ123
Trường hợp người phạm tội vô ý thì phạm tội vô ý giết người Đ128
3.6.3. Nhìn thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà
bỏ đi
Trường hợp nạn nhân chưa xác định sống chết
Trường hợp nạn nhân chết PT không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng
3.6.4. Bỏ đói trẻ sơ sinh dẫn đến chết

3.6.5. Đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình

3.6.6. Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ làm nạn nhân chết

3.6.7. Giao cấu với trẻ em

3.6.8. Bán con đẻ của mình

3.6.9. Vứt đồ dạc của người thuê nhà ra người đường và không cho họ tiếp tục ở
trong nhà mà người thực hiện là chủ sở hữu

3.6.10. Gây khó khăn để không tiếp nhận hồ sơ khiếu nại, tố cáo

3.6.11. Mua bán người

3.6.12. Không thực hiện trách nhiệm cấp dưỡng cho cha mẹ già con chưa thành
niên

3.6.13. Giao cấu với người có cũng dòng máu trực hệ

3.6.14. Không cho phép con kết hôn với người mà con lựa chọn

3.6.15. Giao cấu thuận tình với người có cùng dòng máu trực hệ

4
BÀI LÀM CHƯƠNG 2

Phân biệt: Tội giết người ở giai đoạn hoàn thành và tội cố ý gây thương tích gây
hậu quả chết người:

Cố ý gây thương tích gây hậu quả


Tiêu chí Giết người
chết người
Cơ sở pháp
Điều 123 BLHS 2015 Điều 134 BLHS 2015

Gây tổn hại đến thân thể nạn nhân.
Mục đích Tước đoạt tính mạng của nạn nhân. Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý thức
chủ quan của người phạm tội.
Mức độ tấn công yếu hơn và không
Mức độ,
Nhanh và liên tục với cường độ tấn liên tục dồn dập với cường độ tấn
cường độ
công mạnh có thể gây chết người công nhẹ hơn (vì không có ý định giết
tấn công
người)
Vị trí tác
Thường là những vị trí trọng yếu trên Vị trí không gây nguy hiểm chết
động trên
cơ thế như vùng đầu, ngực người như vùng vai, tay, chân, v.v...
cơ thể
Lỗi vô ý đối với hậu quả chết người
xảy ra: Thấy trước hành vi của mình
Lỗi cố ý: Nhận thức rõ hành vi của
có thể gây ra hậu quả chết người,
mình là có tính nguy hiểm cho xã hội,
nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không
thấy trước hậu quả của hành vi đó và
Yếu tố lỗi xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc
mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc
họ không thấy trước hành vi của mình
tuy không mong muốn nhưng để mặc
có thể gây ra hậu quả chết người, mặc
hậu quả xảy ra
dù phải thấy trước và có thể thấy
trước hậu quả đó
Hình phạt Có thể bị tử hình Không bị tử hình

Tội vô ý làm chết người với tội cố ý gây thương tích trong trường hợp dẫn đến hậu
quả chết người
Cố ý gây thương tích gây hậu quả chết
Tiêu chí Vô ý giết người
người
Cơ sở
Điều 128 BLHS 2015 Điều 134 BLHS 2015
pháp lý
Yếu tố Lỗi vô ý: không nhận thức được hành vi Lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra:
lỗi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, Thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu
không thấy trước hậu quả của hành vi đó quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ
và không mong muốn hậu quả đó xảy ra không xảy ra, có thể ngăn ngừa được hoặc họ

5
không thấy trước hành vi của mình có thể gây
ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước
và có thể thấy trước hậu quả đó
Tội vô ý làm chết người được thực hiện
Ở khoản 1 và 2 người từ đủ 16 tuổi
Chủ thể bởi bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi có
Ở khoản 3-4 và 5 người từ đủ 14 tuổi
NLTNHS
- Khoản 1 Điều 128 quy định khung hình
- Khoản 4 Điều 134 quy định khung hình
phạt phạt cải tạo không giam giữ đến 03
phạt phạt tù từ 07 năm đến 14 năm. Khung
năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
này áp dụng đối với trường hợp hành vi của
Khung này áp dụng đối với trường hợp
người phạm tội dẫn đến hậu quả làm chết 01
hành vi của người phạm tội vô ý làm chết
Hình người.
01 người.
phạt - Khoản 5 Điều 134 quy định khung hình
- Khoản 2 Điều 128 quy định khung hình
phạt phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù
phạt phạt tù từ 03 năm đến 10 năm áp
chung thân, áp dụng đối với trường hợp dẫn
dụng đối với trường hợp vô ý làm chết từ
đến hậu quả làm chết từ 02 người trở lên.
02 người trở lên.

Hành vi phạm tội thuộc mặt khách quan


của tội phạm thể hiện ở hành động do cẩu
thả hoặc quá tự tin mà gây ra cái chết cho
nạn nhân. Hành vi khách quan tương tự
như hành vi thực hiện tội phạm giết người.
Hành vi phạm tội có thể hành động hoặc
không hành động. Các phương tiện như
súng, dao, gây, tay chân, thuốc độc... Hành
vi tước bỏ quyền sống của người khác
thường được thực hiện bằng các phương
thức như bắn, chém, đâm, treo cổ, bóp cổ,
Mặt
đầu độc, đấm đá,v.v... Ví dụ, người đi săn
khách
tưởng người là thú nên đã bắn nhầm làm
quan
chết người. Trường hợp không hành động
ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Ví dụ,
người bác sĩ do quá cẩu thả nên đã sai sót
trong quá trình cấp cứu khiến bệnh nhân tử
vong.
Hậu quả chết người là yếu tố bắt buộc
trong cấu thành tội phạm. Giữa hành vi vô
ý của người phạm tội và hậu quả chết là là
mối quan hệ nhân quả. Nguyên nhân cái
chết của phạm nhân là do hành vi vô ý của
người phạm tội.
Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi Lỗi tại Khoản 4, 5 Điều 134 BLHS 2015
vô ý. người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây
Mặt chủ
- Vô ý do cẩu thả là trường hợp do cẩu thả tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng lại
quan
mà người phạm tội không thấy trước khả vô ý đối với hậu quả chết người, lỗi dẫn đến
năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, chết người là lỗi vô ý từ hành vi của họ gây ra.

6
mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy
trước. Như vậy vô ý làm chết người do cẩu
thả là trường hợp người phạm tội vì cẩu
thả nên đã không nhìn thấy trước hậu quả
chết người mặc dù pháp luật yêu cầu họ
phải thấy trước hậu quả đó.
Vô ý vì quá tự tin là trường hợp người Nghĩa là giữa thương tích và cái chết của nạn
phạm tội thấy trước được hành vi của nhân có mối quan hệ nhân quả Thí dụ: đấm
mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho vào hông nạn nhân làm nạn nhân bị đứt tỉnh
xã hội, nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ mạch hông và do bị mắt nhiều máu nên nạn
không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhân bị chết.
nhưng hậu quả đó vẫn xảy ra. Từ đây, có
thể hiểu vô ý làm chết người do quá tự tin
là trường hợp người phạm tội hoàn toàn
thấy trước được hậu quả chết người nhưng
do chủ quan, quá tự tin cho rằng hậu quả
không xảy ra nên vẫn thực hiện hành vi
đó, kết quả hậu quả chết người vẫn xảy ra.
Phân biệt tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân với tội giết người

Tội khủng bố nhằm chống chính quyền


Tiêu
nhân dân Tội giết người
chí
Xâm phạm quyền về nhân thân (quyền
Khách
Xâm phạm an ninh quốc gia sống).
thể
Mặt
Kẻ phạm tội có thể có lỗi cố ý trực tiếp hoặc
chủ Kẻ phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp.
gián tiếp.
quan
- Tội khủng bố có hai hậu quả
+ Hậu quả trực tiếp là thiệt hại tính mạng
Mặt
của nhân viên Nhà nước. hậu quả của tội giết người là làm cho nạn
khách
+ Hậu quả gián tiếp là làm cho chính quyền nhân chết.
quan
suy yếu.

Mục đích của kẻ phạm tội là nhằm chống Chủ yếu vì mục đích cá nhân, không nhằm
Mục
chính quyền nhân dân. chống chính quyền nhân dân.
đích
Chủ thể của tội phạm này là những người từ
Chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 14
Chủ thể đủ 16 tuổi trở lên.
tuổi trở lên.
Khủng bố là hành vi xâm phạm tính mạng,
Khái sức khỏe tự do thân thể của nhân viên Nhà Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính
niệm nước, nhân viên tổ chức xã hội, hoặc công mạng người khác trái pháp luật.
dân, nhằm chống chính quyền nhân dân.

7
Giết 02 người trở lên (điểm a khoản 1 Điều 123)
Giết 02 người trở lên là trường hợp người phạm tội cố ý gây ra cái chết cho 02 người khác trở
lên một cách trái pháp luật. Người phạm tội trong trường hợp này có ý định giết từ 02 người
trở lên hoặc có ý thức bỏ mặc, chấp nhận hậu quả 02 người chết trở lên xảy ra. Nếu người
phạm tội có ý thức bỏ mặc, chấp nhận hậu quả chết người xảy ra (lỗi cố ý gián tiếp) thì phải có
từ 02 người chết trở lên mới áp dụng tình tiết định khung tăng nặng này.
Nếu có 02 người chết, nhưng lại có 02 người chết do lỗi vô ý của người phạm tội thì không coi
là giết nhiều người mà thuộc trường hợp phạm hai tội: “Tội giết người” và “Tội vô ý làm chết
người”. Nếu có 02 người chết, nhưng chỉ có 01 người thuộc trường hợp quy định tại Điều 123
BLHS, còn người kia lại thuộc trường hợp trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hoặc
do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc thuộc trường hợp làm chết người trong khi thi
hành công vụ thì cũng không định tội giết 02 người trở lên mà tuỳ từng trường hợp cụ thể,
người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người và một tội khác (giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hoặc giết người do vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng...).
Giết người dưới 16 tuổi (điểm b khoản 1 Điều 123)
Giết người dưới 16 tuổi được quy định là tình tiết định khung tăng nặng của Tội giết người, vì
hành vi này không những “phá vỡ” hạnh phúc của gia đình, làm “thui chột”, “lụi tàn” một “chủ
nhân” là thế hệ tương lai của đất nước mà còn thể hiện bản tính hèn hạ và độc ác của can
phạm. Xuất phát từ quan điểm bảo vệ trẻ em là bảo vệ tương lai của đất nước, bảo vệ lớp
người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những người không có khả năng
tự vệ nên BLHS đã quy định tình tiết này là tình tiết định khung tăng nặng của tội phạm nói
chung và Tội giết người nói riêng.
Xuất phát từ cơ sở giết người dưới 16 tuổi có tính nguy hiểm cao hơn so với giết những đối
tượng bình thường khác, BLHS năm 1999 đã bổ sung tình tiết định khung tăng nặng giết trẻ
em vào Tội giết người và BLHS năm 2015 đã kế thừa quy định đó (chỉ thay cụm từ “trẻ em”
bằng cụm từ “người dưới 16 tuổi”). Quy định này không chỉ nhằm trừng trị nghiêm những
người có hành vi giết trẻ em, góp phần ngăn chặn tình trạng xâm phạm tính mạng của trẻ em
đang có xu hướng gia tăng mà còn nhằm bảo đảm thực hiện các quy định trong Công ước quốc
tế mà nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia hoặc ký kết về bảo vệ và chăm
sóc trẻ em.
Giết phụ nữ mà biết là có thai (điểm c khoản 1 Điều 123)
Giết phụ nữ mà biết là có thai là trường hợp người phạm tội biết rõ người mình giết là phụ nữ
đang có thai (không kể tháng thứ mấy). Nếu nạn nhân là người tình của người phạm tội, người
phạm tội giết nạn nhân để trốn tránh trách nhiệm thì còn có thể bị áp dụng thêm tình tiết định
khung tăng nặng giết người vì động cơ đê hèn.
Nếu người bị giết có thai thật, nhưng có căn cứ để xác định người phạm tội không biết họ đang
có thai thì không áp dụng tình tiết định khung tăng nặng này. Ngược lại, trong trường hợp
người phụ nữ bị giết không có thai, nhưng người phạm tội lại tưởng lầm là nạn nhân có thai và
sự lầm tưởng này của người phạm tội là có căn cứ, thì người phạm tội vẫn bị xét xử về Tội giết
người với tình tiết định khung tăng nặng “giết phụ nữ mà biết là có thai”.
Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân (điểm d khoản 1

8
Điều 123)
Giết người đang thi hành công vụ là cố ý gây ra cái chết cho người đang thực hiện một nhiệm
vụ được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội có thẩm quyền giao phó. Nhiệm vụ được giao
phó có thể là đương nhiệm do nghề nghiệp quy định như: Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân
đang làm nhiệm vụ bảo vệ; thầy thuốc đang điều trị tại bệnh viện; thầy giáo đang giảng bài
hoặc hướng dẫn học sinh tham quan nghỉ mát; Thẩm phán đang xét xử tại phiên toà; thanh
niên cờ đỏ, dân quân tự vệ đang làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự ở nơi công cộng... Cũng có thể
được coi là giết người đang thi hành công vụ trong một số trường hợp nạn nhân là những công
dân được huy động làm nhiệm vụ (như tuần tra, canh gác...) theo kế hoạch của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, phục vụ lợi ích chung của nhà nước, của xã hội hoặc nạn nhân tuy không
phải là những công dân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền huy động, nhưng đã tự nguyện
tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong một số lĩnh vực nhất định như:
Đuổi bắt người phạm tội bỏ trốn; can ngăn những vụ đánh nhau ở nơi công cộng...
Khác với trường hợp giết người đang thi hành công vụ, giết người vì lý do công vụ của nạn
nhân là trường hợp giết nạn nhân không phải lúc họ đang thi hành công vụ mà có thể trước
hoặc sau đó. Thông thường, nạn nhân là người đã thi hành một nhiệm vụ và vì thế đã làm cho
người phạm tội thù oán nên đã giết họ. Tuy nhiên, có một số trường hợp người bị giết chưa kịp
thi hành nhiệm vụ được giao, nhưng người có hành vi giết người cho rằng nếu để người này
sống, nhiệm vụ mà họ thực hiện sẽ gây ra thiệt hại cho mình, nên đã giết nạn nhân trước.
Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình (điểm đ khoản 1 Điều
123)
Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình là trường hợp người
phạm tội đã cố ý gây ra cái chết cho những người mà họ phải kính trọng, phải biết ơn, đó là
ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình.
Hành vi giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình đã làm tăng đáng
kể mức độ lỗi của người phạm tội so với trường hợp giết người thông thường, làm đảo lộn các
giá trị xã hội và báo động tình trạng xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức, nhân cách. Bởi lẽ,
hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật, vi phạm nghiêm trọng đạo đức, mất hết “nhân tính”,
“dám” giết hại cả những người mà mình phải tôn thờ, kính trọng. Việc BLHS năm 2015 quy
định tình tiết định khung tăng nặng giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo
của mình nhằm trừng trị và giáo dục người phạm tội ý thức tôn trọng ông, bà, cha, mẹ, người
nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo; giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật và giữ gìn đạo đức xã hội.
Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (điểm e khoản 1 Điều 123)
Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp giết người mà liền trước hoặc ngay sau khi
giết người, người phạm tội lại thực hiện một tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do BLHS năm 2015 quy định đối với tội
ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù hoặc một tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do BLHS quy định đối với tội ấy
là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Ví dụ: Ngay sau khi giết nạn
nhân, người phạm tội lại thực hiện Tội cướp tài sản của người khác không có quan hệ gì với
nạn nhân.

9
Tuy chưa có giải thích hoặc hướng dẫn như thế nào là “liền trước đó” hoặc “ngay sau đó”,
nhưng qua thực tiễn xét xử chỉ coi là liền trước hoặc ngay sau hành vi giết người, nếu như tội
phạm được thực hiện trước đó hoặc sau đó về thời gian phải liền kề với hành vi giết người có
thể trong khoảng thời gian vài giờ đồng hồ hoặc là trong ngày, nếu tội phạm thực hiện trước đó
hoặc sau đó có khoảng cách nhất định không còn liền với hành vi giết người thì không coi là
giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt
nghiêm trọng.
Trường hợp giết người này khác với trường hợp giết người để thực hiện hoặc che giấu tội
phạm khác ở chỗ: Tội phạm mà người phạm tội thực hiện trước hoặc sau khi giết nạn nhân
không liên quan đến Tội giết người và phải là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng.
Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác (điểm g khoản 1 Điều 123)
Giết người để thực hiện tội phạm khác là trường hợp sau khi giết nạn nhân, người phạm tội
còn thực hiện tội phạm khác. Tội phạm được thực hiện sau khi giết người phải có liên quan
mật thiết với hành vi giết người. Hành vi giết người là tiền đề, là phương tiện để thực hiện tội
phạm sau, nếu không giết người thì không thực hiện được tội phạm sau. Ví dụ: Giết người để
cướp tài sản, giết người để khủng bố, giết người để trốn đi nước ngoài...
Giết người để che giấu tội phạm khác là trường hợp trước khi giết nạn nhân, người phạm tội đã
thực hiện tội phạm khác và để che giấu tội phạm đó, người phạm tội đã giết nạn nhân. Thông
thường sau khi phạm một tội có nguy cơ bị lộ, người phạm tội cho rằng chỉ có giết người thì
tội phạm mà mình thực hiện mới không bị phát hiện. Người bị giết trong trường hợp này
thường là người đã biết hành vi phạm tội hoặc là người cùng thực hiện tội phạm với người
phạm tội. Ví dụ: A phạm tội trộm cắp tài sản của C bị B phát hiện. Để che giấu tội phạm trộm
cắp tài sản, A đã giết B.
Giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác là trường hợp giết người xuất phát từ
động cơ để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác. Tội phạm khác có thể là tội phạm bất kỳ do
BLHS quy định, không bắt buộc phải là tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng và tội phạm khác cũng không bắt buộc phải được thực hiện liền trước đó hoặc
ngay sau khi người phạm tội giết nạn nhân.
Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân (điểm h khoản 1 Điều 123)
Giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân là trường hợp giết người vì mục đích để lấy bộ
phận cơ thể của nạn nhân và khi có bộ phận cơ thể của nạn nhân, người phạm tội có thể dùng
để thay thế bộ phận đó cho mình hoặc cho người thân của mình hoặc để bán cho người khác.
Nếu vì quá căm tức, uất ức hoặc bị kích động mạnh mà người phạm tội sau khi giết nạn nhân
đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân để thỏa mãn sự căm tức, uất ức hoặc kích động mạnh thì
không thuộc trường hợp phạm tội này. Ví dụ: Sau khi giết người, người phạm tội đã mổ bụng,
lấy gan nạn nhân cho chó ăn. Trường hợp này có thể áp dụng tình tiết định khung tăng nặng
“thực hiện tội phạm một cách man rợ”.
Thực hiện tội phạm một cách man rợ (điểm i khoản 1 Điều 123)
Thực hiện tội phạm một cách man rợ là trường hợp giết người làm cho nạn nhân đau đớn, quằn
quại trước khi chết như: Mổ bụng, moi gan, khoét mắt, chặt chân tay, xẻo thịt, lột da, tra tấn
cho tới chết... Các hành vi này thường được người phạm tội thực hiện trước khi tội phạm hoàn
thành, tức là trước khi nạn nhân bị chết. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cũng coi các hành vi nêu

10
trên để che giấu tội phạm là hành vi thực hiện tội phạm một cách man rợ. Ví dụ: Sau khi đã
giết người, người phạm tội cắt xác nạn nhân ra nhiều phần đem vứt mỗi nơi một ít để phi tang.
Đây là vấn đề về lý luận cũng còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng theo chúng tôi nếu coi cả
những hành vi có tính chất man rợ nhằm che giấu Tội giết người cũng là “thực hiện tội phạm
một cách man rợ” thì nên quy định trường hợp phạm tội này là “phạm tội một cách man rợ”, vì
phạm tội bao hàm cả hành vi che giấu tội phạm, còn thực hiện tội phạm mới chỉ mô tả hành vi
khách quan và ý thức chủ quan của người phạm tội trong cấu thành tội phạm giết người.
Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp (điểm k khoản 1 Điều 123)
Là trường hợp người phạm tội đã sử dụng nghề nghiệp của mình để làm phương tiện giết
người dễ dàng và cũng dễ dàng che giấu tội phạm như: Bác sĩ giết bệnh nhân, nhưng lập bệnh
án là nạn nhân chết do bệnh hiểm nghèo; bảo vệ bắn chết người, nhưng lại vu cho họ là kẻ
cướp. Lợi dụng nghề nghiệp để giết người là phạm tội với thủ đoạn rất xảo quyệt, nên nhà làm
luật không chỉ dừng lại ở quy định là tình tiết tăng nặng mà coi thủ đoạn này là tình tiết định
khung hình phạt.
Phải xác định rõ người phạm tội đã lợi dụng nghề nghiệp của mình để giết người thì mới thuộc
trường hợp phạm tội này. Nếu người có hành vi giết người bằng phương pháp có tính chất
nghề nghiệp, nhưng đó không phải là nghề nghiệp của y mà lại lợi dụng người có nghề nghiệp
đó rồi thông qua người này thực hiện ý đồ của mình thì không thuộc trường hợp phạm tội này.
Ví dụ: Một kẻ đã đánh tráo ống thuốc tiêm của y tá điều trị, thay vào đó một ống thuốc giả có
nhãn hiệu như ống thuốc thật, nhưng có độc tố mạnh để mượn tay người y tá giết chết bệnh
nhân mà y có thù oán.
Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người (điểm l khoản 1 Điều 123)
Giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người là trường hợp người phạm tội
đã sử dụng những công cụ, phương tiện hoặc thủ đoạn phạm tội có khả năng làm chết từ 02
người trở lên như: Ném lựu đạn vào chỗ đông người; cho thuốc độc vào nguồn nước, bể nước
công cộng; bắn súng vào tàu, xe, ca nô khi đang có nhiều người ở trên...
Giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người không những đe doạ gây ra
hậu quả chết nhiều người mà còn thể hiện mức độ tàn ác của hành vi phạm tội. Do đó, BLHS
năm 1985, BLHS năm 1999 và cả BLHS năm 2015 đều quy định tình tiết “giết người bằng
phương pháp có khả năng làm chết nhiều người” là tình tiết định khung tăng nặng.
Thuê giết người hoặc giết người thuê (điểm m khoản 1 Điều 123)
Thuê giết người là trường hợp trả cho người khác tiền hoặc lợi ích vất chất để họ giết người
mà mình muốn giết. Cũng giống như những trường hợp thuê làm một việc, người phạm tội vì
không trực tiếp thực hiện hành vi giết người nên đã dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để
thuê người khác giết người. Người trực tiếp giết người trong trường hợp này là người giết
thuê.
Giết người thuê là trường hợp người phạm tội lấy việc giết người làm phương tiện để kiếm tiền
hoặc lợi ích vật chất khác. Vì muốn có tiền nên người phạm tội đã nhận lời với người thuê
mình để giết một người khác. Việc trừng trị nặng người giết thuê là nhằm ngăn chặn tình trạng
“đâm thuê, chém mướn”, nhất là trong nền kinh tế thị trường, ở nơi này hoặc nơi khác đã xuất
hiện không ít người chuyên hoạt động đâm thuê, chém mướn.
Thuê giết người và giết người thuê có mối quan hệ mật thiết với nhau, cái này là tiền đề của
cái kia, thiếu một trong hai cái thì không có trường hợp giết người này xảy ra (có người thuê,

11
mới người làm thuê). Thông thường việc giết người thuê và thuê giết người đồng thời là
trường hợp giết người có tổ chức, nhưng cũng có thể chỉ là trường hợp đồng phạm bình
thường.
Có tính chất côn đồ (điểm n khoản 1 Điều 123)
Giết người có tính chất côn đồ là trường hợp giết người vô cớ (không có nguyên cớ) hoặc cố
tình sử dụng những nguyên cớ nhỏ nhặt để giết người, thể hiện ý thức coi thường pháp luật,
coi thường tính mạng người khác và những quy tắc trong cuộc sống.
Khi xác định trường hợp giết người có tính chất côn đồ cần phải có quan điểm xem xét toàn
diện mối quan hệ giữa người phạm tội với nạn nhân, thái độ của người phạm tội khi gây án,
nguyên nhân nào dẫn đến việc người phạm tội giết người..., tránh xem xét một cách phiến diện
như: Chỉ nhấn mạnh đến nhân thân người phạm tội hoặc địa điểm xảy ra vụ giết người hay
hành vi cụ thể gây ra cái chết cho nạn nhân...
Có tổ chức (điểm o khoản 1 Điều 123)
Giết người có tổ chức là trường hợp giết người có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng
thực hiện tội phạm giết người. Nếu nhiều người cùng tham gia vào một vụ án giết người,
nhưng không có sự cấu kết chặt chẽ mà chỉ có sự đồng tình mang tính chất hời hợt thì không
phải là giết người có tổ chức.
Thực tiễn xét xử cho thấy, do chưa có quan niệm thống nhất cho nên một số Tòa án đã nhầm
lẫn phạm tội có tổ chức với những trường hợp đồng phạm khác. Vì vậy, để phân biệt phạm tội
có tổ chức với những trường hợp đồng phạm khác cần phải chú ý đến các vấn đề sau đây1:
Phạm tội có tổ chức phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Trong thực tế, sự câu kết này có thể thể hiện dưới các dạng sau đây: (1) Những người đồng
phạm giết người đã tham gia một tổ chức phạm tội như: Hội, băng, ổ... có những tên chỉ huy,
cầm đầu. Tuy nhiên, cũng có khi tổ chức phạm tội giết người không có những tên chỉ huy, cầm
đầu mà chỉ là sự tập hợp những tên chuyên phạm tội đã thống nhất cùng nhau hoạt động phạm
tội. (2) Những người đồng phạm giết người đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế
hoạch đã thống nhất trước. (3) Những người đồng phạm giết người tuy chỉ thực hiện tội phạm
một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính toán kỹ càng, chu
đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm.
Ví dụ: Giết người mà có bàn bạc hoặc phân công điều tra sinh hoạt của nạn nhân, chuẩn bị
phương tiện và kế hoạch che giấu tội phạm...
Tái phạm nguy hiểm (điểm p khoản 1 Điều 123)
Người phạm tội giết người bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng tái phạm nguy hiểm nếu
họ thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
Một là, đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý,
chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi giết người. Ví dụ: A đã bị kết án về tội cướp tài
sản chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi giết người.
Hai là, đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi giết người. Ví dụ: A đã tái
phạm về tội trộm cắp tài sản, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi giết người.
Vì động cơ đê hèn (điểm q khoản 1 Điều 123)
Giết người vì động cơ đê hèn là trường hợp giết người vì những động cơ như2: Giết vợ hoặc
chồng để tự do lấy vợ hoặc chồng khác; giết chồng để lấy vợ hoặc giết vợ để lấy chồng nạn
nhân; giết người tình mà biết họ đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết chủ nợ để

12
trốn nợ; giết người để cướp tài sản; giết người là ân nhân của mình… Ngoài các trường hợp đã
nêu trên, thực tiễn xét xử còn coi trường hợp vì không giết được người mình muốn giết mà giết
người thân của họ là giết người vì động cơ đê hèn.

Phân tích khái niệm: giao cấu có tính chất loạn luân
Loạn luân là (Hành vi) giao cấu giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa anh
chị em cùng cha mẹ, giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
Bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017)
định nghĩa về hành vi loạn luân, cụ thể như sau:
"Loạn luân là hành vi giao cấu với người mà biết rõ người đó có cùng dòng máu về
trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ, anh chị em cùng
mẹ khác cha".
Phân biệt tội bức tử (Điều 130) với tội hành hạ người khác (Điều 140)

Tiêu chí Tội bức tử Tội hành hạ người khác


Cơ sở pháp
Điều 130 BLHS 2015 Điều 140 BLHS 2015

- Khoản 1 Điều 130 quy định khung - Khoản 1 Điều 140 quy định khung
hình phạt phạt tù từ 02 năm đến 07 hình phạt cải tạo không giam giữ
năm. Khung này áp dụng đối với đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng
trường hợp hành vi của người phạm đến 02 năm.
tội làm chết 01 người. - Khoản 2 Điều 140 quy định khung
Hình phạt
- Khoản 2 Điều 130 quy định khung hình phạt phạt tù từ 01 năm đến 03
hình phạt phạt tù từ 05 năm đến 12 năm áp dụng đối với trường hợp
năm áp dụng đối với trường hợp được được quy định tại điểm a, b và c
quy định tại điểm a và b K2Đ130. K2Đ140

Hành vi khách quan của tội bức tử


+ Không dẫn đến hậu quả nạn
phải dẫn đến hậu quả là người phạm
nhân tự sát
tội tự sát, tức là, ,nạn nhân, có thể
Ngoài ra, Nạn nhân của tội bức tử
bằng nhiều phương pháp khác nhau,
là những người lệ thuộc người
đã tự mình thực hiện việc tước đoạt
phạm tội. Nạn nhân của tội làm
tính mạng của chính mình như: thắt
nhục người khác là người lệ thuộc
cổ, uống thuốc độc, nhảy xuống
ngoài ông bà cha mẹ con cháu,
sông, đâm vào bụng, bắn vào đầu
hoặc người có công nuôi dưỡng
v.v…
người phạm tội.
+ Hành vi tự sát phải do chính nạn
Kết luận: Khi một người có hành
nhân thực hiện, trường hợp nạn
vi đối xử tàn ác, làm nhục người lệ
nhân muốn chết nhưng lại không tự
thuộc mình, căn cứ vào hậu quả
mình thực hiện hành vi mà nhờ
xảy ra để xác định tội danh. Nếu
người khác giúp thì không cấu
hậu quả dẫn đến việc người lệ
thành tội phạm này
thuộc tự sát thì cấu thành tội bức
+ Hành vi tự sát không nhất thiết
tử.
phải có hậu quả chết 13người
CHƯƠNG 4

1. CÂU HỎI TỰ LUẬN


1.1. Trình bày đặc điểm chung của các tội xâm phạm sở hữu;
1.2. Phân biệt các tội sau:
− Tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản;
− Tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản;
− Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
2. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
2.1. Người nào nhặt được tiền của người khác có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên mà
không trả lại cho người đánh mất thì phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản.
Nhận định sai. Vì theo khoản 1 điều 176 BLHSHH thì
“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không
giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng …” Ở nhận
định trên nêu là có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên là sai.
2.2. Lén lút chiếm đoạt gói ma túy của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên
phạm tội trộm cắp tài sản.
Nhận định sai. Vì ma túy là chất đặc biệt không phải là đối tượng tác động của tội
trộm cắp tài sản cho nên người phạm tội trong trường hợp này có thể phạm tội “Tội
chiếm đoạt chất ma túy” được quy định tài điều 252 BLHSHH. Nên nhận định trên là
sai
2.3. Nhanh chóng tẩu thoát sau khi chiếm được tài sản là dấu hiệu bắt buộc trong
CTTP tội cướp giật tài sản.
Nhận định sai. Vì theo mặt khách quan đối với hành vi nhanh chóng tẩu thoát khỏi
hiện trường là biểu hiện thường thấy và là đặc trưng của tội phạm này tuy nhiên không
phải là hành vi khách quan bắt buộc trong tội phạm này.
2.4. Không phải mọi loại tài sản đều là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở
hữu.
Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng của tội xâm phạm sở hữu.
Vì để trở thành đối tượng tác động của tội xâm phạm sở hữu thì tài sản đó phải thỏa
mãn một số Điều kiện.
Ví dụ như: Vật: muốn thành đối tượng tác động của tội phạm xâm phạm sở hữu thì vật
đó không có tính năng đặc biệt ví dụ như ma túy, vũ khí quân dụng… Lúc bấy giờ nếu
có hành vi xâm phạm đến quyền chiếm hữu, định đoạt, sử dụng những vật có tính
năng đặc biệt như trên thì không cấu thành đối tượng tác động của các tội phạm sở
hữu, mà cấu thành những tội riêng biệt. Như hành vi cướp ma túy của người khác
không cấu thành tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) mà cấu thành tội chiếm đoạt chất
ma túy (Điều 252 BLHS).
Cơ sở pháp lý: Điều 168, Điều 252 BLHS.
2.5. Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi chỉ
được quy định trong Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS).
Nhận định

14
3. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
3.1. Ngày 11/2/2015, A yêu cầu cháu H 12 tuổi 8h ngày mai phải đưa cho A 500 ngàn
đồng nếu không A sẽ đánh cháu thành tật. Vì không có tiền để giao nộp cho Á nên 9h
sáng hôm sau A đã chặn đường và đánh cháu H. Hỏi: A phạm tội gì? Vì sao?
….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
….
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
….…………………………………………………………………………
3.2. A và B thấy nhà C đi nghỉ mát nên đã mặc đồng phục của công ty bảo dưỡng điện
máy thuê xe đến mở cửa chở 2 ti vi giá trị 35 triệu đồng của nhà C đi. Nhiều nhà hàng
xóm nhìn thấy những việc làm trên của A và B nhưng không phản ứng vì tưởng A và B
là thợ do C gọi đến đưa ti vi đi bảo dưỡng. Hỏi: A và B phạm tội gì? Vì sao?

….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
….
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
….…………………………………………………………………………
3.3. Lợi dụng sơ hở của chị A, B đã lấy trộm chìa khóa và thẻ xe máy hiệu Lead của
chị A. Sau đó, B đã vào bãi giữ xe và lấy xe của chị A đi. Sau khi dắt xe ra khỏi bãi

15
giữ xe, B bị chị A phát hiện và tri hô cho mọi người bắt giữ. Về tội danh của B có các
ý kiên sau:
− B phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
− B phạm tội công nhiệm chiếm đoạt tài sản;
− B phạm tội trộm cắp tài sản.
Hỏi: Theo anh/chị, hành vi của B thỏa mãn cấu thành tội phạm của tội danh nào?
Vì sao
….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
….
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
….…………………………………………………………………………
3.4. Tối 24/12, trước cửa nhà hát thành phố rất đông người chen lấn mua vé vào xem
ca nhạc. Lợi dụng lúc mọi người chen lấn không chú ý tới tài sản A đã khéo léo bật
khóa dây đồng hồ của anh H đang treo trên tay làm đồng hồ của anh H rơi xuống đất
để A nhặt. Khi đồng hồ bị rơi mặc dù đang chen lấn nhưng anh H vẫn phát hiện hành
vi của A nên đã túm được tay A và lấy lại đồng hồ, đồng thời giao A cho công an địa
phương xử lý. Chiếc đồng hồ của anh H trị giá 5 triệu đồng. Hỏi: với những tình tiết
nêu trên, anh (chị) hãy xác định A phạm tội gì? Lý giải vì sao?
….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
….
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
….

16
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
….…………………………………………………………………………

BÀI LÀM CHƯƠNG 4


Tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản

Nội dung Tội cướp tài sản Tội cưỡng đoạt tài sản
Căn cứ
Điều 168 Bộ luật Hình sự Điều 170 Bộ luật hính sự
pháp lý
Khách Khách thể của tội phạm là quyền nhân thân; quyền sở hữu tài sản của con người và các
thể quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nhân thân; quan hệ sở hữu của con người.
Chủ thể của tội phạm có thể là bất kì ai từ đủ 14 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách
Chủ thể nhiệm hình sự. Trừ trường hợp phạm tội theo Khoản 1 Điều 70 (đọ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự theo khonar này là người từ đủ 16 tuổi trở lên).
Mặt chủ Tội cướp tài sản được thực hiện với lỗi cố ý Tội cưỡng đoạt tài sản được thực hiện
quan trực tiếp. Cố ý trực tiếp là trường hợp người do lỗi cố ý trực tiếp. Cố ý trực tiếp là
phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ
nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó
Tức là người phạm tội biết rõ tài sản mà hắn và mong muốn hậu quả xảy ra. Tức là
cướp là tài sản của người khác và mục đích người phạm tội biết rõ tài sản mà hắn
của y là muốn chiếm đoạt và biến tài sản của cưỡng đoạt là tài sản của người khác và
người khác thành tài sản của mình. mục đích của người phạm tội là muốn
Động cơ phạm tội của người phạm tội là chiếm đoạt và biến tài sản của người
mong muốn chiếm đoạt trái phép tài sản của khác thành tài sản của mình.
người khác. Mục đích thực hiện hành vi cướp Mục đích chiếm đoạt tài sản của người
cùng chỉ nhằm thực hiện động cơ trên. Nếu có phạm tội có thể có trước khi thực hiện
hành vi tấn công nhưng vì động cơ và mục hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc
đích khác chứ không nhằm chiếm đoạt tài sản, dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần
nhưng sau đó người bị tấn công để lại tài sản người có trách nhiệm về tài sản, nhưng
và người có hành vi tấn công lấy tài sản đó thì cũng có thể xuất hiện trong hoặc sau khi
không phải là tội cướp tài sản. Tuỳ vào trường đã thực hiện hành vi đe doạ sẽ dùng vũ
hợp cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp
người có hành vi tấn công theo các tội tương tinh thần người có trách nhiệm về tài
ứng, riêng hành vi chiếm đoạt của người có sản.
hành vi tấn công có thể là hành vi phạm tội Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu
công nhiên chiếm đoạt hoặc chiếm giữ trái bắt buộc để xác định tội danh. Tuy
phép tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt,
người phạm tội còn có thể có những
mục đích khác cùng với mục đích chiếm
đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm
đoạt của người đồng phạm khác thì
người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt

17
tài sản.
Nạn nhân chưa đến mức bị tê liệt ý
chí chống cự của người bị đe dọa mà
Tình hành vi cưỡng chế chỉ có thể khống chế
Nạn nhân không có sự lựa chọn, bị tê liệt ý
trạng ý ý chí của họ.
chí và tê liệt sự phản kháng, họ buộc phải
chí của
thoả mãn yêu cầu của người phạm tội nhằm Người bị đe dọa còn có điều kiện suy
nạn
tránh bị người phạm tội tấn công "tức khắc”. nghĩ, cân nhắc để quyết định việc có
nhân
trao tài sản cho người đe dọa hay không.

Hình phạt nặng hơn


Tội cướp tài sản có khung hình phạt cơ bản là
Tội cưỡng đoạt tài sản khung hình phạt
Hình 3 -10 năm tù và khung tăng nặng cao nhất là
cơ bản là 1 - 5 năm tù và khung hình
phạt tù chung thân.
phạt tăng nặng cao nhất là 20 năm tù.
Lưu ý: Chuẩn bị phạm tội thì hình phạt là: 1 -
5 năm.
"Đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ
"Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
đoạn khác uy hiếp tinh thần người
hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm
khác nhằm chiếm đoạt tài sản”.
vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm
đoạt tài sản”. Trong đó, dùng vũ lực được hiểu là
dùng sức mạnh vật chất tấn công
Trong đó, dùng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh
người chủ tài sản, người quản lý tài
vật chất tấn công người chủ tài sản, người quản lý
sản hoặc bất kỳ người nào khác ngăn
tài sản hoặc bất kỳ người nào khác ngăn cản việc
cản việc chiếm đoạt của người phạm
chiếm đoạt của người phạm tội nhằm đè bẹp sự phản
tội nhằm đè bẹp sự phản kháng, làm
kháng, làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt
vi khách tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm
tài sản. Hành vi dùng vũ lực thường là đấm, đá,
quan đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực
trói… hoặc kèm theo sử dụng các phương tiện, công
thường là đấm, đá, trói… hoặc kèm
cụ như dao, súng…;
theo sử dụng các phương tiện, công
=>Đe dọa dùng vũ lực trong tội cướp tài sản còn cụ như dao, súng…;
tính đến yếu tố "ngay tức khắc”, tức là, nó có tính
=>Đe dọa dùng vũ lực trong tội
chất mãnh liệt hơn làm cho người bị đe dọa thấy
cưỡng đoạt tài sản thì có tính chất
rằng khi bị đe dọa nếu họ không làm theo yêu cầu
nhẹ hơn, người bị đe dọa cảm nhận
của người phạm tội thì người phạm tội sẽ dùng vũ
được giữa hành vi đe dọa và việc
lực ngay với mình và họ sẽ không hoặc khó có điều
dùng vũ lực có khoảng cách về thời
kiện tránh khỏi, việc này.
gian.
Yếu tố Hành vi khác trong tội cướp tài sản là hành vi người Thủ đoạn khác trong tội cưỡng đoạt
“hành vi phạm tội không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ tài sản là việc uy hiếp về tinh thần
khác/thủ lực, xong bằng mọi cách thức, thủ đoạn, người phạm người chủ tài sản, đe dọa gây thiệt
đoạn khác” tội đã đưa nạn nhân vào một tình trạng không còn hại về mặt danh dự, uy tín, đe dọa
trong hành khả năng quản lý được tài sản như: dùng các loại hủy hoại tài sản của họ để bắt họ đưa
vi khách thuốc ngủ đầu độc nạn nhân, dùng dây chằng qua tài sản cho mình.
quan đường làm nạn nhân vấp ngã để cướp tài sản….

18
Tức là, trong trường hợp này người
Những thủ đoạn này đều làm người bị tấn bị tấn công chỉ bị khống chế về tinh
công không thể chống cự được để chiếm đoạt tài thần do đó vẫn còn khả năng chống
sản. cự, đây chính là điểm khác với hành
vi ở tội cướp tài sản.
Tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản

Nội dung Tội cướp tài sản Tội cướp giật tài sản
Căn cứ pháp
Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 Điều 171 Bộ luật hình sự 2015
luật
– Dùng vũ lực: là dùng sức mạnh vật
chất tấn công người chủ tài sản, người
quản lý tài sản hoặc bất kỳ người nào
khác ngăn cản việc chiếm đoạt của người
phạm tội nhằm đè bẹp sự phản kháng,
làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm
đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực thường
là đấm, đá, trói… hoặc dùng dao, súng… – Cướp giật tài sản của người khác:
– Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: Là Người phạm tội thường thực hiện hành
hành vi cụ thể uy hiếp tinh thần của vi một cách nhanh chóng
người phạm tội nhằm biểu hiện cho
Lợi dụng sơ hở của chủ tài sản hoặc có
người bị tấn công biết rằng người phạm
Mặt khách thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực
tội có thể sử dụng vũ lực ngay tức khắc
quan của tội hiện hành vi giật, chiếm đoạt tài sản rồi
nếu người bị tấn công không đáp ứng
phạm nhanh chóng tẩu thoát
yêu cầu hay có hành vi cản trở việc
chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Điểm quan trọng ở đây là tính công khai
của hành vi và không sử dụng vũ lực với
– Có hành vi khác làm cho người bị tấn
nạn nhân
công lâm vào tình trạng không thể chống
cự được: Đây không phải là hành vi
dùng vũ lực nhưng có khả năng làm cho
người bị tấn công không thể ngăn cản
được việc chiếm đoạt. Là những hành vi
được thực hiện thông qua cử chỉ, lời nói,
thái độ, hoặc những thủ đoạn khác (cho
uống thuốc mê. Dùng vũ khí giả để uy
hiếp…).
– Xâm phạm quyền sở hữu Xâm phạm quyền sở hữu tài sản nhưng
Khách thể
– Xâm phạm quyền nhân thân có thể có hoặc không xâm phạm quyền
của tội phạm
nhân thân

Mặt chủ Lỗi: cố ý trực tiếp Lỗi: cố ý trực tiếp


quan Mục đích: chiếm đoạt tài sản Mục đích: chiếm đoạt tài sản

19
Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt
tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ Không có quy định xử lý hình sự với
lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác người chuẩn bị phạm tội.
làm cho người bị tấn công lâm vào tình
- Người nào cướp giật tài sản của người
trạng không thể chống cự được nhằm
khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05
chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03
năm.
Mức phạt tối năm đến 10 năm.
thiểu/tối đa - Mức phạt tối đa với tội danh này là - Mức phạt tối đa với tội danh này là
phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù
phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù
chung thân.
chung thân
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền
từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000
từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng.
đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01
năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần
hoặc toàn bộ tài sản.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
Tiêu chí Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
sản
Cơ sở pháp Điều 174 BLHS 2015 Điều 175 BLHS 2015
lý (sửa đổi, bổ sung 2017) (sửa đổi, bổ sung 2017)
Tài sản bị chiếm đoạt do người khác Tài sản bị chiếm đoạt do chính người
Đối tượng
quản lý, có thể là tài sản của Nhà nước. phạm tội quản lý.
Thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt Sau khi được giao tài sản (hợp pháp) mới
Tính chất
phải diễn ra từ trước. phát sinh hành vi chiếm đoạt.
Vay, mượn, thuê tài sản của người khác
hoặc nhận được tài sản của người khác
bằng các hình thức hợp đồng:
- Dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài
Thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản
Hành vi
của người khác. mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng
cố tình không trả;
- Đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất
hợp pháp dẫn đến không có khả năng
trả lại tài sản.
Giá trị tài - Trên 02 triệu đồng - Trên 04 triệu đồng
sản để định - Dưới 02 triệu đồng, thuộc các trường - Dưới 04 triệu đồng, thuộc các trường
tội

20
hợp:
hợp:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về
phạm; hành vi chiếm đoạt
+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một + Đã bị kết án về tội này hoặc về một
trong các tội quy định tại các điều 168, trong các tội quy định tại các điều 168,
169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 Bộ
luật Hình sự chưa được xóa án tích mà luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà
còn vi phạm; còn vi phạm;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính
tự, an toàn xã hội; của người bị hại hoặc tài sản có giá trị
đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống hại.
chính của người bị hại và gia đình họ.
- Khung hình phạt cơ bản: phạt cải tạo - Khung hình phạt cơ bản: phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù
từ 06 tháng đến 03 năm. từ 06 tháng đến 03 năm
- Mức phạt tối đa: phạt tù từ 12 năm đến - Mức phạt tối đa: thì bị phạt tù từ 12
20 năm hoặc tù chung thân. năm đến 20 năm.
Hình phạt - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền
từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
hành nghề hoặc làm công việc nhất định nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01
từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần
phần hoặc toàn bộ tài sản. hoặc toàn bộ tài sản.

21
CHƯƠNG 5

1. CÂU HỎI TỰ LUẬN


1.1. Trình bày đặc điểm chung của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.(GIÁO
TRÌNH TRANG 61)
1.2. Phân biệt:
1.2.1. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
1.2.2. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
2. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
2.1. Hành vi buôn bán hàng hóa nhà nước cấm kinh doanh với số lượng lớn phạm tội
buôn án hàng cấm.
Nhận định này Sai.
Nếu hàng hóa mà nhà nước cấm ở đây là đối tượng tác động của tội phạm khác thì sẽ không
cấu thành Tội buôn buôn bán hàng cấm.
Ví dụ: Buôn bán trái phép chất ma tuý sẽ cấu thành tội Mua bán trái phép chất ma tuý Điều
251.
2.2. Mọi trường hợp sửa sổ sách giấy tờ để không phải nộp thuế đều phạm tội trốn
thuế.
Nhận định này sai.
Vì theo quy định của Bộ luật hình sự HH thì hành vi sau trốn thuế với số tiền từ 100.000.000
đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế
hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190,
191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và
311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới cấu thành tọi trốn thế cho
nên nếu trường hợp sửa sổ sách giấy tờ để không phải nộp thuế mà ko nằm trong các
trường hợp nêu trên thì sẽ bị xử phạt theo luật khác quy định mà không phạm tội trốn
thuế theo BLHSHH.
2.3. Hành vi vận chuyển hàng hóa qua biên giới trái với quy định của Nhà nước về
sản xuất, nhập khẩu phạm tội buôn lậu.
Nhận định này Sai.
Nếu hàng hoá, tiền tệ, kim khí quý đá quý là đối tượng tác động của tội phạm khác thì sẽ
không cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS).
Ví dụ: vận chuyển trái phép chất ma tuý không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàn trữ trái
phép sẽ cấu thành tội Vận chuyển trái phép chất ma tuý Điều 250.
2.4. Buôn bán trái phép ma túy qua biên giới quốc gia không phạm tội buôn lậu.
Nhận định đúng. Vì ma túy là hàng hóa đặc biệt không nằm trong tội buôn lâu mà
được quy định tại điều luật riêng của BLHSHH. Nên buốn bán chất ma túy không
phạm tội buôn lậu.
2.5. Không phải mọi trường hợp làm ra hàng giả đều phạm tội sản xuất hàng giả.

22
Nhận định đúng. Vì theo “Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả” BLHSHH thì người
nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp mà điều luật này quy định
thì mới phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Ví dụ như: A sản xuất thấy gấu bông được bày bán trên thị trường có giá thành cao nhưng lại
dễ làm nên A đã mua vật liệu về làm gấu bông giống như gấu bông được bày bán trên thị
trường cho con chơi và bán cho một số nhà lân cận và thu được lợi nhuận là 1.000.000 đồng
Thì A không phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả mà sẽ bị xử phạt theo quy định khác của
luật.
2.6. Buôn bán trái phép vũ khí quân dụng qua biên giới quốc gia phạm tội buôn lâu.
Nhận định này Sai.
Vì vũ khí quân dụng là đối tượng tác động của tội phạm khác thì sẽ không cấu thành Tội
buôn lậu (Điều 188 BLHS) mà sẽ cấu thành tội phạm “Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự”
Điều 304. BLHSHH
2.7. Chủ thể phạm tất cả các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm cả người
phạm tội và pháp nhân thương mại.
Nhận định sai. Vì theo điều 76 BLHSHH thì có những tội xâm phạm quản lý kinh tế
nhưng không nằm trong phạm vi chịu TNHS đối với pháp nhân thương mại như tội:
197, 198, 199
2.8. Buôn bán hàng cấm qua biên giới phạm tội buôn lậu.
Nhận định sai. Vì theo điều 190 BLHSHH thì n ếu hàng cấm thuộc trường hợp Điều 248,
251, 253,… thì không phạm tội buôn lâu mà sẽ phạm tội thuộc các điều luật mà luật quy
định.
2.9. Người nào bao che cho người nộp thuế gây thất thoát tiền thuế của Nhà nước thì
đồng phạm với người trốn thuế với vai trò người giúp sức trong tội trốn thuế.
Nhận định sai. Vì theo điều 223 thì trường hợp người nào bao che cho người
nộp thuế gây thất thoát tiền thuế của Nhà nước có thể phạm “ Tội thông đồng, bao che
cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng” Điều 223 BLHSHH nếu đủ các yếu tổ cấu
thành khác câu nhận định này khẳng định người có hành vi này phạm tội đồng phạm với
người trốn thuế với vai trò người giúp sức trong tội trốn thuế là sai.
3. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
3.1. Ông A là giám đốc doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thực phẩm. Sau khi nộp
thuế 500 triệu đồng theo yêu cầu của cơ quan thuế, ông A đã yêu cầu D là kế toán của
công ty sửa sổ sách, giấy tờ để làm thủ tục hoàn thuế VAT mặc dù công ty ông A
không thuộc đối tượng được hoàn thuế VAT. D không đồng ý nhưng sau khi nghe ông
A dọa sẽ cho nghỉ việc nếu không làm theo yêu cầu của ông A nên D đã phải làm theo.
Sau đó, công ty ông A đã được cơ quan thuế hoàn lại 200 triệu đồng. Vụ việc bị phát
giác. Về tội danh của ông A và D có các ý kiến:
− Ông A và D đồng phạm về tội trốn thuế;
− Ông A phạm tội trốn thuế, D do bị cưỡng ép nên không phạm tội;
− Ông A và D đồng phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Ông A phạm tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản, D không phạm tội do bị cưỡng ép.
Hỏi: những người có tên trên ai phạm tội gì? Lý do vì sao? Có đồng phạm không?

23
3.2. Công an thành phố X phát hiện A vận chuyển 10.00 chai dầu gọi hiệu H & S (đã
được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam) không có giấy tờ hợp lệ. Tại cơ quan công an A
khai: Do thấy loại dầu gội của hãng này bán chạy trên thị trường nên đã nghiên y cứu
tìm cách pha chế ra loại dầu này. Sau 2 năm thì việc nghiên cứu thành công A thuê B
là chủ một cơ sở in 50.000 vỏ chai loại 1 lít; thuê C chủ một cơ sở in 50.000 nhãn hiệu
dầu gội đầu hiệu H & S. Sau khi có vỏ chai và nhãn hiệu, A đã tự chế dầu gội vào
chai, dán nhãn mác và đem bỏ mối cho các quầy hàng trong thành phố.
Tại nơi ở của A cơ quan công an thu được 30.000 vỏ chai dầu và 2kg nhãn dầu gội đầu
hiệu H&S. Qua lấy lời khai của B và C tại cơ quan công an xác định lời khai của A là
đúng.
Kết quả giám định dầu gội do A sản xuất cho thấy: loại dầu gội đầu do A sản xuất có
một số thành phần tương tự loại dầu gội của hàng H&S và có chất phụ gia không được
phép sử dụng trong các sản phẩm là mỹ phẩm.
Hỏi: Theo anh/chị, A, B, C có phạm tội hay không? Phạm tội gì? Tại sao?

3.3. Công an huyện H tỉnh L bắt giữ 2 đối tượng là A, B đang chở nhiều thùng hàng là
quần áo, túi xách hàng hiệu của Ý từ cửa khẩu Việt Nam cho ông C. Giá trị lô hàng A
và B chở là 800 triệu đồng. A và B khai đã từng chở thuê ở của khẩu này nhiều năm
và chở mỗi chuyến 2 thùng được trả công 300 ngàn đồng. Tất cả những thông tin trên
qua điều tra được xác định là chính xác. Hỏi: Các đối tượng có tên trên ai phạm tội gì?
Vì sao?

BÀI LÀM CHƯƠNG 5


Nội dung Tội sản xuất, buôn bán hàng giả tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Căn cứ pháp Bộ luật hình sự 2015 (BLHS) xác Bộ luật hình sự 2015 (BLHS) xác
luật định tội “Sản xuất, buôn bán hàng định tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
giả” thuộc nhóm các tội phạm xâm thuộc nhóm các tội phạm xâm phạm

24
phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh sở hữu tại Chương XVI. Theo Điều
vực sản xuất, kinh doanh, thương mại 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi,
tại Mục 1, Chương XVIII. Nhóm tội bổ sung 2017),
phạm sản xuất, buôn bán hàng giả quy
định tại Mục này còn bao gồm các tội:
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là
lương thực, thực phẩm, phụ gia thực
phẩm (Điều 193); Tội sản xuất, buôn
bán hàng giả là thuốc chữa bệnh,
thuốc phòng bệnh (Điều 194); Tội sản
xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn
dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc
thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống
cây trồng, vật nuôi (Điều 195).
Mặt khách quan của tội phạm này + Về hành vi: Có hành vi dùng thủ
được thể hiện được thể hiện ở các đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản:
hành vi sau: (i) Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra
(1) Sản xuất hàng giả là việc thực hiện thông tin giả (không đúng sự thật)
một, một số hoặc tất cả các hoạt động nhưng làm cho người khác tin đó là
chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt thật và giao tài sản cho người phạm
hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể
chế, lắp ráp, pha trộn, sang chiết, nạp, bằng nhiều cách khác nhau như bằng
đóng gói và hoạt động khác làm ra lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng
hàng hóa giả; hành động và bằng nhiều hình thức
(2) Buôn bán hàng giả là việc thực khác như giả vờ vay, mượn, thuê để
hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt chiếm đoạt tài sản.
động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo (ii) Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là
Mặt khách quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, hành vi chuyển dịch một cách trái
quan của tội xuất khẩu, nhập khầu và hoạt động pháp luật tài sản của người khác
phạm khác đưa hàng hóa giả vào lưu thông. thành của mình.
Trường hợp người buôn bán không (iii) Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo
biết hàng hóa mà mình đang kinh chiếm đoạt tài sản là người phạm tội
doanh là hàng giả thì không cấu thành sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm
tội phạm. đoạt tài sản.
Về đối tượng hàng giả: Những sản
phẩm hàng hoá có một trong những
dấu hiệu sau đây được coi là hàng giả:
– Hàng giả chất lượng hoặc công
dụng
– Giả về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu
dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ
hàng hoá
– Giả về nhãn hàng hoá

25
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả xâm Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt
phạm các quy định của Nhà nước tài sản là hành vi xâm phạm đến
Khách thể của trong quản lý thị trường, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác.
tội phạm lợi ích của người tiêu dùng, quyền
được bảo hộ về sở hữu trí tuệ, kinh
doanh đúng đắn của các doanh
nghiệp, các nhà sản xuất
Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được
sản xuất, buôn bán hàng giả là do lỗi thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người
cố ý trực tiếp, nghĩa là nhận thức rõ phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã đoạt tài sản của người khác do mình
hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó thực hiện hành vi là gian dối, trái
và mong muốn hậu quả xảy ra. pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu
Mặt chủ quan Động cơ, mục đích của tội phạm chủ quả của hành vi đó là tài sản của
yếu là vụ lợi. Động cơ và mục đích người khác bị chiếm đoạt trái pháp
của tội phạm tuy không phải là dấu luật và mong muốn hậu quả đó xảy
hiệu bắt buộc trong cấu thành tội ra.
phạm nhưng việc xác định động cơ,
mục đích của cá nhân hay pháp nhân
phạm tội có ý nghĩa trong việc quyết
định hình phạt.
Chủ thể của tội sản xuất, buôn bán Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài
Chủ thể hàng giả là bất kỳ người nào có năng sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi
lực trách nhiệm hình sự. trở lên, có năng lực trách nhiệm hình
sự
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Tiêu chí Sản xuất, buôn bán hàng giả Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Sản xuất hàng giả, được hiểu là hành vi làm
(tạo) ra những sản phẩm, hàng hoá có nhãn
hàng hoá, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng
công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp,
giống như những sản phẩm, hàng hoá được được hiểu là hành vi chiếm đoạt, sử dụng
Khái niệm
Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và bất hợp pháp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
tiêu thụ trên thị trường, gây nhầm lẫn hoặc đang được bảo hộ tại Việt Nam.
để lừa dối khách hàng hoặc làm ra những
sản phẩm hàng hoá giả chất lượng hoặc
công dụng.
Khách thể Tội sản xuất, buôn bán hàng giả xâm phạm Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến
của tội phạm các quy định của Nhà nước trong quản lý quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối
thị trường, xâm phạm lợi ích của người tiêu tượng sở hữu công nghiệp của cá nhân,
dùng, quyền được bảo hộ về sở hữu trí tuệ, pháp nhân được pháp luật quy định và

26
kinh doanh đúng đắn của các doanh nghiệp,
bảo vệ.
các nhà sản xuất

Mặt khách Mặt khách quan của tội phạm này được thể Có một trong các hành vi sau:
quan hiện được thể hiện ở các hành vi sau: – Có hành vi chiếm đoạt quyển sở hữu
(1) Sản xuất hàng giả là việc thực hiện một, (quyền sở hữu trí tuệ) đối với các đối
một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, tượng sở hữu công nghiệp gồm: nhãn
chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại
chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha Việt Nam.
trộn, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động Hành vi chiếm đoạt ở đây được hiểu là
khác làm ra hàng hóa giả; chuyển dịch một cách bất hợp pháp
(2) Buôn bán hàng giả là việc thực hiện quyền sở hữu các đối tượng nêu trên từ
một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào của người khác thành của mình đồng thời
hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận làm cho chủ sở hữu của các đối tượng
chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập nêu trên mất đi khả năng thực tế thực
khầu và hoạt động khác đưa hàng hóa giả hiện quyền của chủ sở hữu đối với các
vào lưu thông. Trường hợp người buôn bán đốì tượng bị chiếm đoạt.
không biết hàng hóa mà mình đang kinh Việc chiếm đoạt được thực hiện dưới
doanh là hàng giả thì không cấu thành tội nhiều hình thức khác nhau để chiếm đoạt.
phạm.
– Có hành vi sử dụng bất hợp pháp (trái
Về đối tượng hàng giả: Những sản phẩm pháp luật) đối với các đối tượng sở hữu
hàng hoá có một trong những dấu hiệu sau công nghiệp nêu trên.
đây được coi là hàng giả:
Về đối tượng bị xâm hại gồm:
– Hàng giả chất lượng hoặc công dụng:
– Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để
+ Hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ
có giá trị sử dụng không đúng như bản chất chức, cá nhân khác nhau.
tự nhiên, tên gọi, công dụng của nó.
– Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để
+ Hàng hoá đưa thêm tạp chất, phụ gia phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành
không được phép sử dụng làm thay dổi chất viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu
lượng; không có hoặc có ít dược chất, có đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá
chứa dược chất khác với tên dược chất ghi nhân không phải là thành viên của tổ
trên nhãn hoặc bao bì, không có hoặc chức đó.
không đủ hoạt chất, chất hữu hiệu không đủ
gây nên công dụng; có hoạt chất, chất hữu – Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà
hiệu khác với tên hoạt chất, chất hữu hiệu chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức,
ghi trên bao bì. cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch
vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận
+ Hàng hoá không đủ thành phần nguyên các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật
liệu hoặc bị thay thế bằng những nguyên liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách
liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất thức cung cấp dịch vụ, chất lượng độ
lượng so với tiêu chuẩn chất lượng hàng chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính
hoá đã công bố, gây hậu quả xấu đối với khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn
sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực hiệu.
vật hoặc môi sinh, môi trường.

27
+ Hàng hoá thuộc danh mục tiêu chuẩn bắt
buộc áp dụng mà không thực hiện gây hậu
quả xấu đối với sản xuất, sức khoẻ người,
động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi
trường.
+ Hàng hoá chưa được chứng nhận phù hợp
tiêu chuẩn mà sử dụng giấy phép chứng
nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn (đối với
danh mục hàng hoá bắt buộc).
– Giả về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng
công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá
– Nhãn hiệu liên kết: là các nhãn hiệu do
+ Hàng hoá có nhãn hiệu hàng hoá trùng
cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc
hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu
tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch
hàng hoá của người khác đang được bảo hộ
vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có
cho cùng loại hàng hoá kể cả nhãn hiệu
liên quan với nhau.
hàng hoá đang được bảo hộ theo các Điều
ước quốíc tế mà Việt Nam tham gia mà – Nhãn hiệu nổi tiếng: là nhãn hiệu được
không được phép của chủ nhãn hiệu. người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên
toàn lãnh thổ Việt Nam.
+ Hàng hoá có nhãn hiệu hoặc có bao bì
mang nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây – Chỉ dẫn địa lý: là dấu hiệu dùng để chỉ
nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa
hoặc với tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ
hộ. thể.
+ Hàng hoá, bộ phận hàng hoá có hình Lưu ý: Các đối tượng nêu trên là các đối
dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công tượng được Nhà nước bảo hộ tức là đã
nghiệp đang được bảo hộ mà không được được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu
phép của chủ kiểu dáng công nghiệp. công nghiệp.
+ Hàng hoá có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn + Các dấu hiệu khác. Hành vi nêu trên
nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá gây hiểu sai phải đạt tới quy mô thương mại thì mối bị
lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu
gói, lắp ráp hàng hoá. hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
– Giả về nhãn hàng hoá
+ Hàng hoá có nhãn hàng hoá giống hệt
hoặc tương tự với nhãn hàng hoá của cơ sở
khác đã công bố.
+ Những chỉ tiêu ghi trên nhãn hàng hoá
không phù hợp với chất lượng hàng hoá
nhằm lừa dối người tiêu dùng.
+ Nội dung ghi trên nhãn bị cạo, tẩy xoá
sửa đổi, ghi không đúng thời hạn sử dụng
để lừa dối khách hàng.
Chủ thể Chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả Chủ thể của tội xâm phạm quyền sở hữu

28
là bất kỳ người nào có năng lực trách công nghiệp là bất kỳ người nào có năng
nhiệm hình sự. lực trách nhiệm hình sự.
Hình phạt Điều 192 Bộ Luật hình sự 2015 Điều 226 Bộ luật hình sự 2015

29

You might also like