You are on page 1of 9

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1

NỘI DUNG............................................................................................................... 2

Câu 1. Tội phạm mà A, B thực hiện trong tình huống nêu trên là thuộc cấu thành tội
phạm cơ bản hay cấu thành tội phạm tăng nặng?...................................................... 2

Câu 2. Phân tích, xác định lỗi và động cơ phạm tội của A và B trong tình huống nêu
trên ?.......................................................................................................................... 3

1. Lỗi của A và B....................................................................................................... 3

2. Động cơ phạm tội của A và B................................................................................ 4

Câu 3. Giả sử A vừa chấp hành xong hình phạt 7 năm tù về tội trộm cắp tài sản (chưa
được xóa án tích) lại phạm tội như tình huống nêu trên thì trường hợp phạm tội của
A được coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?..................................................... 5

a. Trường hợp của A thuộc trường hợp tái phạm...................................................... 5

b. Trường hợp của A thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm.................................... 6

Câu 4. Giả sử sau khi giết C, A còn lấy của nạn nhân số tiền 1,5 triệu đồng và chiếc
xe máy (trị giá 10 triệu đồng) thì B có phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) cùng
với A về tội cướp tài sản không? Tại sao?................................................................ 7

KẾT LUẬN............................................................................................................... 8

1
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây đặc biệt là trong hai năm 2018 và 2019, trên đất nước ta
xảy ra vô số vụ án giết người, vụ thảm sát kinh hoàng hay những vụ án giết người
hàng loạt do những hành vi phạm tội dã man, tàn ác. Trước tình hình diễn biến tội
phạm xảy khá phức tạp như hiện nay, để hiểu thêm về tội phạm nói chung hay tội
phạm giết người nói riêng và những vấn đề xoay quanh tội phạm, em xin chọn đề số
1 là đề bài tập lớn của mình. Cụ thể đề bài như sau:

A (đang có vợ) và B (đang có chồng) là hai người cùng xã quen biết rồi có quan
hệ tình cảm bất chính với nhau. Mối quan hệ bất chính của A và B bị C (chồng của
B) phát hiện. Vì muốn được tự do quan hệ, chung sống với nhau, B bàn với A tìm
cách giết C. B báo cho A biết thời gian, đoạn đường C thường đi lấy hàng vào sáng
sớm để A chuẩn bị phương tiện và thực hiện việc giết C. Hành vi của A và B sau đó
bị Tòa án kết án theo khoản 1 Điều 123 BLHS. Câu hỏi:

1. Tội phạm mà A, B thực hiện trong tình huống nêu trên là thuộc cấu thành tội
phạm cơ bản hay cấu thành tội phạm tăng nặng (1.5)
2. Phân tích, xác định lỗi và động cơ phạm tội của A và B trong tình huống nêu
trên ? (2)
3. Giả sử A vừa chấp hành xong hình phạt 7 năm tù về tội trộm cắp tài sản (chưa
được xóa án tích) lại phạm tội như tình huống nêu trên thì trường hợp phạm
tội của A được coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (2)
4. Giả sử sau khi giết C, A còn lấy của nạn nhân số tiền 1,5 triệu đồng và chiếc
xe máy (trị giá 10 triệu đồng) thì B có phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS)
cùng với A về tội cướp tài sản không? Tại sao? (1.5)

Với sự hiểu biết và trình độ nghiên cứu còn hạn hẹp, em rất mong thầy cô sẽ đọc
và đóng góp ý kiến, hướng dẫn để bài làm của em hoàn thiện hơn.

1
NỘI DUNG
Câu 1:

Tội phạm mà A và B thực hiện trong tình huống nêu trên là thuộc cấu thành tội
phạm tăng tặng. Cấu thành tội phạm tăng nặng: là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu
hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm
cho xã hội tăng lên một cách đáng kể (so với trường hợp bình thường), là cấu thành
tội phạm, ngoài tình tiết định tội còn có thêm tình tiết tăng nặng định khung. Những
dấu hiệu này được gọi là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng.

Căn cứ vào mức độ nguy hiểm và động cơ thực hiện thì trong khoản 1 Điều 123
BLHS 2015 về tội giết người có 16 tình tiết tăng nặng định khung, là tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng. Ngoài việc xác định dấu hiệu định tội bằng “hành vi giết người”
của tội phạm thì trong đó còn quy định thêm các đặc điểm để xác định nếu tội phạm
giết người thuộc một trong những trường hợp đó sẽ bị coi là có tình tiết tăng nặng
và bị xử theo khung hình phạt. Nhận thấy, trong Điều 123, tại khoản 1 quy định
khung hình phạt cao nhất đối với tội giết người (phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, chung
thân hoặc tử hình), còn các khoản 2, 3, 4 quy định khung hình phạt nhẹ hơn (phạt tù
từ 7 năm đến 15 năm, phạt tù từ 1 năm đến 5 năm và có thể bị áp dụng các hình phạt
bổ sung) khi người phạm tội thuộc ngoài trường hợp ở khoản 1. Như vậy, khoản 1
Điều 123 BLHS 2015 quy định cấu thành tội phạm tăng nặng về tội giết người.

Dựa trên tình huống, tội phạm mà A và B thực hiện là tội phạm thuộc điểm q
khoản 1 Điều 123 của BLHS năm 2015 là tội giết người vì động cơ đê hèn. Theo
Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội Đồng Thẩm Phán Tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ Luật Hình Sự, trong đó
những trường hợp giết người vì động cơ đê hèn được quy định là trường hợp thể
hiện tính nguy hiểm cao của tội phạm. Cụ thể, giết người vì động cơ đê hèn như giết

2
người vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc (ví dụ: giết người để cướp vợ hoặc chồng
nạn nhân; giết tình nhân đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết người đã
cho vay, giúp đỡ khắc phục khó khăn, hoạn nạn nhằm trốn nợ v.v…).

Câu 2:

1. Lỗi của A và B

Trước hết, lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi có tính gây thiệt hại
cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới
hình thức cố ý hoặc vô ý.

Lỗi của người phạm tội giết người là thái độ tâm lí của người phạm tội đối với hành
vi gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật và đối với hậu quả chết
người khác do hành vi đó gây ra, được biểu hiện dưới hình thức cố ý trực tiếp hoặc
cố ý gián tiếp.

Xét thấy, A và B đã kết hôn, trong luật quy định tuổi kết hôn là từ đủ 18 tuổi trở lên
với nữ và từ đủ 20 tuổi đối với nam, ngoài ra A và B đều có đủ năng lực nhận thức
và điều khiển hành vi, vì vậy khi thực hiện phạm tội thì cả 2 đều đã đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 của BLHS 2015 . Bên cạnh đó, họ đều có
sự lựa chọn trong việc thực hiện hành vi giết C hoặc không giết, có sự lựa chọn và
không thuộc các trường hợp khoản 1 điều 15 và khoản 1 điều 16, cho nên đây là
hành vi có lỗi cố ý trực tiếp của A và B.

Điều 123 BLHS năm 2015, tội giết người là tội CTTP vật chất, với lỗi cố ý trực tiếp,
A và B nhận thức được hành vi gây thiệt hại cho xã hội, cũng nhận thức được hậu
quả trong khi thực hiện hành vi giết người. Theo khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự
2015, A và B cố ý phạm tội thuộc trường hợp “Người phạm tội nhận thức rõ hành
vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong
muốn hậu quả xảy ra”. Xét về lý trí A và B đều nhận thức được rằng hành vi của
3
mình sẽ gây ra hậu quả làm xâm phạm đến tính mạng của C nhưng vẫn thực hiện,
lên kế hoạch cho việc giết C khi C đi lấy hàng.

Xét về ý chí của chủ thể, A và B mong muốn hậu quả phát sinh, mong muốn tính
mạng của C bị tước đoạt để bịt miệng C, thỏa mãn nhu cầu của mình và không để
việc quan hệ bất chính của A và B bị mọi người phát hiện. Ta thấy được, hậu quả
của hành vi mà A và B phạm tội thấy trước phù hợp với mục đích của họ, A và B có
lỗi cố ý đối với hành vi, đồng thời có lỗi với cả hậu quả chết người mà họ gây ra.

2. Động cơ phạm tội của A và B

Động cơ phạm tội là động lực bên trong, thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành
vi phạm tội cố ý.

Xác định đúng động cơ nhằm xác định đúng tội danh, xác định đúng khung hình
phạt, đẩy lùi tình trạng án oan, đảm bảo quyền lợi người dân tối đa. Động cơ là thước
đo mức nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Trong tình huống của A và B, vì tật xấu của cả hai bị C phát hiện mà họ đã lên
kế hoạch giết hại C nhằm xóa đi nhân chứng, chứng cứ, che dấu đi hành vi dơ bẩn
của mình, có thể thấy hành vi phạm tội của A và B phản ánh sự ích kỷ cao độ của
bản thân người phạm tội. Trường hợp phạm tội của A và B, động cơ phạm tội ở đây
là động cơ đê hèn, là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng được phản ánh trong
CTTP tăng nặng của tội giết người quy định tại điểm q khoản 1 Điều 123 BLHS năm
2015. Chính vì động lực bên trong thúc đẩy, A và B đã bàn bạc với nhau để hãm hại
giết C, thực hiện hành vi phạm tội cố ý để loại trừ người phát hiện ra mối quan hệ
bất chính của họ, đồng thời thỏa mãn nhu cầu tự do quan hệ, chung sống với nhau.

Dựa trên căn cứ A và B giết C để được tự do quan hệ với nhau khi cả hai đều có
vợ, chồng thì đây được coi là vì động cơ đê hèn. Theo đó, trong trường hợp của A
và B, A giết C thuộc trường hợp “Giết chồng để tự do chung sống với vợ nạn nhân”,
4
còn động cơ của B khi giết C thuộc trường hợp “Giết chồng để tự do chung sống với
người khác”. Đó chính là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của A và B theo
khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015.

Câu 3:

Việc xác định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và tình tiết định khung
tăng tặng trách nhiệm hình sự đối với bị can, bị cáo trong vụ án hình sự có ý nghĩa
vô cùng quan trọng, nhằm thể hiện việc áp dụng pháp luật đúng đắn và thống nhất,
đồng thời cũng phù hợp với sự thật khách quan của vụ án, các đặc điểm nhân thân,
hành vi phạm tội mà người phạm tội đã gây ra. Một trong các tình tiết tăng nặng
được quy định trong Điều 52 của BLHS năm 2015 là tình tiết tái phạm hoặc tái phạm
nguy hiểm, quy định tại điểm h của Điều luật này.

Theo Điều 53 của BLHS năm 2015, điều luật quy định việc xác định về trường
hợp người phạm tội tái phạm hay tái phạm nguy hiểm. Đối với tình huống trên, nếu
A vừa chấp hành xong hình phạt 7 năm tù về tội trộm cắp tài sản (chưa được xóa án
tích) lại phạm tội giết C vì động cơ đê hèn thì có hai khả năng xảy ra: A thuộc trường
hợp tái phạm và A thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm.

a. Trường hợp của A thuộc trường hợp tái phạm

Tái phạm là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mới do cố ý
hoặc do vô ý về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong
thời gian chưa được xóa án tích về tội phạm trước đã bị kết án. Người phạm tội trong
trường hợp tái phạm có tính nguy hiểm cao hơn người phạm tội lần đầu vì họ đã bị
kết án nhưng tiếp tục phạm tội trong thời gian chưa được xóa án tích.

Nếu hình phạt 7 năm tù về tội trộm cắp tài sản mà A vừa chấp hành bị Tòa án kết
tội theo khoản 2 Điều 173 BLHS năm 2015 thì căn cứ phân loại tội phạm, A thuộc
tội phạm nghiêm trọng theo điểm b khoản 1 Điều 9 BLHS. Điều này là căn cứ để
5
loại trừ trường hợp A thuộc vào điểm a khoản 2 Điều 53 BLHS năm 2015. Với
trường hợp này, A bị coi là tái phạm vì A có đủ các điều kiện để thuộc khoản 1 Điều
53 BLHS năm 2015:

Điều kiện thứ nhất, người phạm tội đã bị kết án và đang có án tích. Theo tình
huống, A chưa được xóa án tích và cũng không thuộc trường hợp quy định tại khoản
2 Điều 69 hay khoản 1 Điều 107 của BLHS năm 2015. Như vậy, điều kiện thứ nhất
để A bị coi là tái phạm: A đã bị kết án và thuộc trường hợp có án tích chưa được
xóa.

Điều kiện thứ hai, người đang có án tích đã phạm tội mới và tội phạm đó là tội
phạm cố ý hoặc tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Có thể
thấy, A đang có án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội cố ý giết người, căn cứ
theo Điều 9 BLHS tội cố ý giết người trong trường hợp của A lại là tội đặc biệt
nghiêm trọng.

Từ đó, kết luận A đủ điều kiện để thuộc trường hợp tái phạm, A đã bị kết án về
tội trộm cắp tài sản (tội nghiêm trọng), chưa được xóa án tích nhưng lại thực hiện
một tội đặc biệt nghiêm trọng là cố ý giết người vì động cơ đê hèn. Theo đó A thuộc
khoản 1 Điều 53 BLHS: “Tái phạm là trường hợp bị kết án, chưa được xóa án tích,
mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội
phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý”.

b. Trường hợp của A thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm

Tái phạm nguy hiểm là trường hợp đặc biệt của tái phạm, tuy nhiên tái phạm nguy
hiểm có tính nguy hiểm cao hơn trường hợp tái phạm.

Nếu hình phạt 7 năm tù về tội trộm cắp tài sản mà A vừa chấp hành bị Tòa án kết
tội theo khoản 3 Điều 173 BLHS năm 2015 thì căn cứ phân loại tội phạm, A thuộc
tội phạm rất nghiêm trọng theo điểm c khoản 1 Điều 9 BLHS. Đây là căn cứ để xét
6
A theo điểm a khoản 2 của Điều 53 BLHS về trường hợp bị coi là tái phạm nguy
hiểm: “Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý”.

Dựa trên tình huống đã cho, A đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng thuộc
khoản 3 Điều 173 BLHS, bên cạnh đó A vừa mới chấp hành xong bản án trước và
còn chưa được xóa án tích về tội trộm cắp tài sản. Theo đó, A phù hợp với điều kiện
thứ nhất của tội phạm tái phạm nguy hiểm.

Ngoài ra, A vừa thực hiện hành vi phạm tội - tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
thuộc khoản 1 Điều 123 BLHS về tội cố ý giết người vì động cơ đê hèn. Đây chính
là điều kiện thứ hai, thể hiện trường hợp của A thuộc tái phạm nguy hiểm.

Như vậy, phụ thuộc vào sự quyết định của Tòa án theo khoản 2 hay khoản 3 với
bản án mà A vừa chấp hành về tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 173 của BLHS
năm 2015, A có thể thuộc trường hợp tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm quy định
tại Điều 53 của Bộ Luật Hình Sự năm 2015.

Câu 4

Việc xác định đồng phạm có ý nghĩa khá quan trọng trong vấn đề định mức nguy
hiểm của vụ án. Trong một số trường hợp nhất định, đồng phạm có ý nghĩa lớn đến
việc xác định có dấu hiệu của tội phạm hay không, có tầm quan trọng cả về lý luận
và thực tiễn trong điều tra, truy tố, xét xử.

Điều 17 BLHS năm 2015 quy định về đồng phạm, theo khoản 1 điều này: “Đồng
phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Xét theo
tình huống, B bàn với A tìm cách giết C, B báo cho A biết thời gian, đoạn đường C
thường đi lấy hàng vào sáng sớm để A chuẩn bị phương tiện và thực hiện việc giết
C, chứng tỏ A và B là đồng phạm cùng thực hiện một tội phạm là cố ý giết người.
7
Theo đó, hành vi phạm tội giết người có sự tham gia của hai người A và B, và vì
mục đích hèn hạ, họ cố ý cùng thực hiện hành vi giết C. Đối chiếu với hành vi của
A và B, có thể thấy A có hành vi thực hiện tội phạm (thực hiện hành vi được mô tả
trong CTTP quy định tại Điều 123 BLHS 2015 về tội giết người) còn B có hành vi
giúp sức A thực hiện phạm tội giết người. Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 BLHS
năm 2015, A là người thực hành, người trực tiếp thực hiện tội phạm và B là người
giúp sức, người tạo điều kiện tinh thần (cung cấp thông tin, thời gian của C cho A)
cho việc thực hiện tội phạm.

Trong tình huống, nếu A lấy của nạn nhân số tiền 1,5 triệu đồng và chiếc xe máy
(trị giá 10 triệu đồng) thì A phạm tội cướp tài sản kết hợp với việc làm chết người
nên A bị chịu trách nhiệm hình sự theo điểm c khoản 3 Điều 168 của BLHS năm
2015. Với hành vi này, A bị kết tội và chịu trách nhiệm hình sự nhưng B không phải
chịu trách nhiệm hình sự cùng với A về tội cướp tài sản mặc dù B là đồng phạm với
A trong tội giết người, vì:

Theo khoản 4 Điều 17 BLHS năm 2015 thì “Người đồng phạm không phải chịu
trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành”. Hành vi vượt quá là
trường hợp người thực hành đã thực hiện vượt ra ngoài kế hoạch, sự mong muốn, ý
định chung của những người đồng phạm. Ở đây, ý nguyện của B chỉ là giết C để A
và B được chung sống với nhau, nhưng A lại tự ý lấy tài sản của C sau khi giết C,
hành vi cướp tài sản của C được coi là vượt quá dự định mà A và B đã bàn bạc với
nhau. Trường hợp này, B chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người, còn
A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội là giết người và cướp tài sản. Do vậy, B
không phải chịu trách nhiệm hình sự cùng với A về hành vi vượt quá của A – hành
vi cướp tài sản.

KẾT LUẬN

You might also like