You are on page 1of 1

Tên bài: LUẬT TỐT- LUẬT XẤU

Đạo đức, phong tục tập quán, thói quen,… là những mối quan hệ điều chỉnh khác nhau hiện hữu trong xã hội ngày
nay. Mỗi hình thức ấy đều mang cho mình những ưu nhược điểm riêng. Xã hội ngày càng phát triển thì song song
đó cuộc sống con người chúng ta càng có nhiều vấn đề phát sinh cần được quan tâm hơn. Những quan hệ điều
chỉnh trên không thể bao quát toàn diện được xã hội. Từ đó cho chúng ta thấy vai trò hết sức quan trọng của pháp
luật đối với đời sống con người.

Pháp luật được hiểu là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để
điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước, là quy tắc ứng xử đặc biệt quan trọng
trong đời sống chung, yếu tố thiết yếu trong đời sống hàng ngày.Nhưng dưới góc nhìn, hoàn cảnh, điều kiện của
mỗi người khác nhau , có người nhìn nhận pháp luật theo phương diện mang đến những lợi ích tốt đẹp cho cuộc
sống, có người lại nhìn nhận pháp luật theo phương diện xấu, không cần thiết và quá cứng nhắc để áp dụng trong
đời song thường nhật.

Nếu là một người có tìm hiểu về luật hay học luật, ta sẽ thấy luật pháp đã đem đến rất nhiều giá trị cho con người,
cho đời sống, cho xã hội, cho quốc gia. Pháp luật không sinh ra các quan hệ xã hội nhưng pháp luật như là phương
thức hữu hiệu để điều tiết và định hướng các quan hệ xã hội. Pháp luật giúp con người xác định và làm theo những
quy tắc ứng xử trong khuân khổ nhất định. Pháp luật còn giúp quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho chủ thể tham
gia vào quan hệ xã hội cũng như các biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền đó. Pháp luật tạo ra hành lang pháp
lý, khuôn khổ cho các quan hệ xã hội vận hành. Nhờ có pháp luật, các thành viên trong xã hội nắm bắt được những
hành vi nào là hợp pháp, được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc, hành vi nào bị ngăn cấm để từ đó có cách
ứng xử phù hợp.Điều mà đem đến cho tôi đam mê,động lực tìm hiểu về luật pháp chính là pháp luật là  là phương
tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người. Như trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ có câu: “Tất cả
mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong
những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Pháp luật quy định cụ thể về
quyền con người trong các lĩnh vực khác nhau, vừa quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền con người.
Pháp luật còn cấm những hành vi xâm hại tới quyền con người và quy định các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc
đối với các chủ thể có hành vi đó, qua đó bảo vệ quyền con người tốt nhất.Qua đó, ta thấy được mặt tốt đẹp mà
pháp luật đem đến cho chúng ta.

Nhưng cái gì cũng có mặt tốt và mặt xấu của nó. Luật pháp cũng không ngoại lệ. Điển hình như pháp luật của nước
ta còn nhiều mặt hạn chế, chưa được hoàn thiện tốt dẫn đến những cái nhìn không tốt của người dân về pháp luật
hiện hành. Hệ thống pháp luật còn nhiều chồng chéo, mâu thuẫn. Hệ thống pháp luật Việt Nam rất đa dạng về thể
loại văn bản và khổng lồ về số lượng văn bản quy phạm pháp luật. Do có quá nhiều loại văn bản được nhiều cấp
ban hành, nhưng lại thiếu cơ chế cân nhắc toàn diện các lĩnh vực pháp luật khác nhau, nên mâu thuẫn và chồng
chéo là khó tránh khỏi. Tính cồng kềnh, sự tồn tại các bất cập và mâu thuẫn làm giảm tính minh bạch của pháp
luật, khiến cho pháp luật trở nên phức tạp, khó hiểu và khó áp dụng và vì thế, kém hiệu lực. Với hệ thống pháp luật
như vậy, việc áp dụng, thực hiện không hề dễ dàng đối với cán bộ pháp luật có trình độ, chưa nói đến các doanh
nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Pháp luật thường xuyên thay đổi. Thực tế này là hệ quả tất yếu của việc chuyển
từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường. Trong quá trình thể chế hoá các yêu cầu của sự
phát triển kinh tế, xã hội, có không ít các quan điểm e ngại với những vấn đề mới, chỉ chấp nhận những vấn đề đã
chín muồi, có sự đồng thuận cao, do đó khó tạo ra những đột phá và từ đó, có sự ổn định cần thiết. Thực tế này có
nguyên nhân ở sự thiếu vắng những tầm nhìn và quan điểm chiến lược cho sự phát triển các lĩnh vực kinh tế, xã
hội cụ thể của cả hệ thống pháp luật. Chính vì vậy, nhiều văn bản pháp luật tuổi thọ rất ngắn, thậm chí mới ban
hành đã phải tạm hoãn thực hiện hoặc phải sửa đổi, bổ sung. Pháp luật thường xuyên bị thay đổi, dẫn đến những
khó khăn đáng kể trong việc thực hiện và tác động xấu đến sự ổn định của các quan hệ xã hội, nhất là đối với các
quan hệ kinh tế.Từ đó khiến cho nhiều người có đánh giá rằng pháp luật còn các mặt xấu cần được hoàn thiện để
thích ứng được với đời sống.

You might also like