You are on page 1of 2

Họ và tên: Phí Thị Minh Ngọc

Nhóm: 5
Luật tốt - Luật xấu
Để một nhà nước tồn tại và phát triển, việc ban hành luật là một việc rất quan trọng
trong việc điều chỉnh vá quản lí xã hội. Nhà nước ta đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung để
có thể bảo vệ quyền lợi của người dân.Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực
thì việc này cũng làm xuất hiện những văn bản luật không phù hợp, tồn tại những bất
cập và đương nhiên sẽ không mang lại lợi ích cho một vài cá thể mà thậm chí sẽ xâm
phạm quyền lợi thích đáng cho cá thể đấy. Từ khái niệm “luật tốt” và “luật xấu” ra
đời. Vậy thì “luật tốt” và “luật xấu”?
Trước hết, luật tốt là những quy định và quy tắc được thiết lập trong xã hội với mục
tiêu bảo vệ và thúc đẩy giá trị đạo đức, công bằng, an toàn và sự phát triển bền vững.
Vẫn có những văn bản quy phạm pháp luật đã làm tốt vai trò của mình. Những văn
bản có thể giải quyết tốt các vấn đề hiện có của xã hội như : kinh tế, giao thông... Vậy
thì ở đây, theo quan điểm của tôi, “Luật tốt” là những văn bản quy phạm pháp luật có
tính ổn định lâu dài, khả thi, thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và không ngừng thay
đổi để phù hợp với bối cảnh hiện tại. Ví dụ, trong giai đoạn dịch Covid-19 xảy ra vào
năm ngoài, nhà nước ta đã đưa ra những quy định phòng chống dịch rất hiệu quả, như
quy định 5K, cách ly tại nhà,.…và những không ai không thực sẽ chịu phạt để làm
gương. Bên cạnh đó cũng có những quyền pháp luật đề ra để người dân sử dụng để
bảo vệ quyền lợi của mình chẳng hạn như quyền khiếu nại, tố cáo. Điều này góp phần
tìm lại công lý cho những người dân vô tội. Tuy nhiên,những bộ luật như vậy hiện
nay không nhiều, vì xã hội đang không ngừng phát triển, kéo theo đó là những mối
quan hệ xã hội cũng phát triển, vì vậy, những vấn đề gây nhức nhối cho xã hội sẽ
được sửa đổi và cập nhật thường xuyên để ổn định và quản lí xã hội, nên các bộ luật
sẽ được thay đổi để theo kịp với bối cảnh đất nước, cũng như làm tốt nhất vai trò của
mình. Dưới góc nhìn của tôi, nhà nước đã thực hiện tốt trong việc cố gắng ban hành
những điều luật để quản lí xã hội cũng như đảm bảo lợi ích của người dân.

Vậy thì còn “Luật xấu” là gì? Theo quan điểm của tôi, luật xấu là những văn bản quy
phạm pháp luật không bảo vệ được quyền và lợi ích của các chủ thể, đồng thời khi đặt
chúng vào bối cảnh hiện tại, thì những văn bản luật này còn gây ảnh hưởng đến các
mối quan hệ cũng như là lợi ích của các chủ thể trong mối quan hệ đó . Một phần lý
do ở đây chính là khi một văn bản pháp luật được ban hành, trong cùng một vấn đề,
một lĩnh vực lại có nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau do nhiều cơ quan
khác nhau ban hành ra. Điều này gây nên sự khó hiểu, tạo ra sự mâu thuẫn và chồng
chéo lên nhau, làm giảm tính đồng nhất và minh bạch của pháp luật. Thêm vào đó,
các quan hệ xã hội được nó đến trong các văn bản quy phạm pháp luật đang không
thực sự phù hợp với bối cảnh hiện tại. Các quan hệ xã hội đang ngày càng phát triển
và thay đổi, và các văn bản luật hiện hữu đã không còn mang lại quyền lợi và đang
gây nên những mâu thuẫn giữa các chủ thể trong mối quan hệ. Điều này đồng thời
cũng gây nên sự khó khăn trong việc quản lí xã hội và rồi trong tương lai nếu không
thay đổi, văn bản quy phạm pháp luật này sẽ một mắt xích lỗi làm cho nhà nước bị
thụt lùi. Điều này có thể nhận thấy ở các biểu hiện như: lạm quyền, mất đi quyền lợi
của bản thân chủ thể hay việc quản lí xã hội trở nên xấu đi. Một biểu hiện theo tôi
thấy khá rõ ràng đó là việc các văn bản quy phạm pháp luật vẫn chưa giải quyết được
hoàn toàn các vấn đề, nhiều lần phải sửa đổi, bổ sung trong các chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh.Ta cũng có thể thấy trong dịch Covid vừa rồi,áp đặt lệnh cấm
toàn bộ hoạt động kinh doanh và hạn chế tự do ra ngoài trong đại dịch COVID-19.
Chúng không chỉ gây hại cho nền kinh tế và sự phát triển, mà còn vi phạm quyền lợi
của cộng đồng và thiếu tính linh hoạt cần thiết để đối phó một cách hiệu quả với tình
hình khẩn cấp.
Tóm lại, khi một điều luật được ban hành, khó có thể tránh khỏi bất cập làm ảnh
hưởng đến lợi ích của người dân. Điều đó yêu cầu nhà nước cần ra soát kĩ lưỡng, cân
nhắc, xem xét các trường hợp để đưa ra những điều luật, quy định đúng đắn bảo vệ
được quyền và lợi ích của người dân, góp phần tạo ra một xã hội công bằng. Nếu
thực hiện được điều đó “ Luật tốt ” sẽ xuất hiện nhiều hơn đồng thời “ Luật xấu ”
được giảm thiểu.

You might also like