You are on page 1of 5

LỜI NÓI ĐẦU

Từ khi nhà nước ra đời thì pháp luật đã trở thành một công cụ, một phương tiện
hữu hiệu để nhà nước xây dựng bộ máy nhà chính quyền, cũng như quản lý mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội ở nhiều lĩnh vực khác nhau: kinh tế, văn hóa, xã hội,
môi trường và an ninh quốc phòng… Đặc biệt hơn cả, vai trò của pháp luật trong
lĩnh vực kinh tế là vô cùng quan trọng, cần thiết.
Đặc biệt, việc nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế sẽ
giúp chúng ta nhìn nhận đánh giá những thành tựu những hạn chế còn tồn tài trong
vai trò của pháp luật đối với sự phát triển nền kinh tế. Từ đó, Nhà nước sẽ tiếp tục
phát huy sự quản lý điều tiết kinh tế có hiệu quả nhất.
Nhận thức rõ vấn đề ấy, chúng em lựa chọn gửi gắm chủ đề về mối quan hệ
giữa pháp luật và kinh tế trong bài làm lần này. Trong phạm vi bài tiểu luận của
nhóm, chúng em xin được chỉ ra khái quát về pháp luật và kinh tế; mối quan hệ
giữa pháp luật và kinh tế cùng sự tác động qua lại của hai đối tượng. Vì đây là bài
tiểu luận đầu tiên của nhóm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong kiến
thức, nên chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Bài tiểu luận: PHÁP LUẬT VỚI KINH TẾ
1. Khái quát về kinh tế và pháp luật
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban
hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các
điều kiện kinh tế, xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội
- Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên
quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng
hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội
với một nguồn lực có giới hạn.
- Kinh tế còn là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mối
quan hệ trong quá trính sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nhìn chung, nói đến kinh tế chính
là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
2. Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế
- Pháp luật là yếu tố thượng tầng xã hội, còn kinh tế thuộc về yếu tố của cơ sở hạ tầng.
- Pháp luật sinh ra trên cơ sở hạ tầng và bị quy định bởi cơ sở hạ tầng của pháp luật. Cơ
sở hạ tầng là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật. Trong mối liên hệ
với kinh tế, pháp luật phụ thuộc vào kinh tế; mặt khác, pháp luật lại có sự tác động ngược
trở lại một cách mạnh mẽ với kinh tế.
2.1. Sự tác động của kinh tế đối với pháp luật
- Trước tiên, phải khẳng định kinh tế là yếu tố quyết định pháp luật. Trong quá trính
phát triển của xã hội, lực lượng sản xuất dư thừa làm cho năng suất lao động tăng lên, xã
hội có của cải dư thừa, từ đó hình thành lên các giai cấp, các tập quán cũng trở nên bất
lực trong việc điều hòa các mối quan hệ xã hội. Sự hình thành giai cấp và đấu tranh giai
cấp không điều hòa được thì cùng với nhà nước pháp luật cũng ra đời. Như vậy, hình thái
kinh tế thay đổi dẫn đến sự ra đời của pháp luật.
- Sự lệ thuộc của pháp luật vào nền kinh tế thể hiện ở những mặt chủ yếu sau:
+ Thứ nhất: cơ cấu và hệ thống kinh tế quyết định thành phần cơ cấu hệ thống các
ngành pháp luật.
+ Thứ hai: tính chất nội dung của các quan hệ kinh tế, của cơ chế kinh tế quyết
định tính chất, nội dung của các quan hệ pháp luật, tính chất phương pháp điều chỉnh của
pháp luật.
+ Thứ ba: chế độ kinh tế, thành phần kinh tế tác động quyết định tới sự hình thành,
tồn tại các cơ quan, tổ chức và thể chế pháp lý, phương thức hoạt động của các cơ quan
bảo vệ pháp luật và thủ tục pháp lý.
2.2. Sự tác động của pháp luật đối với kinh tế
Bên cạnh sự tác động của kinh tế lên pháp luật, pháp luật cũng có những tác động trở lại
theo xu hướng tích cực hoặc tiêu cực khác nhau.
2.2.1. Theo xu hướng tích cực
*Tác động tích cực: Nếu pháp luật được ban hành phù hợp với các quy luật kinh tế -
xã hội thì nó tác động tích cực đến sự phát triển các quá trình kinh tế, ở đây, sự tác
động cùng chiều giữa pháp luật và các quá trình kinh tế xã hội (chẳng hạn khi pháp
luật thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, định
hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lí của nhà nước tạo nên điều kiện giải phóng mọi
năng lực sản xuất xã hội…)
- Khi pháp luật thể hiện phù hợp với nền kinh tế: Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị là
lực lượng tiến bộ trong xã hội, phản ánh đúng trình độ kinh tế dẫn tới kinh tế phát triển, pháp luật
tạo hành lang tốt cho kinh tế phát triển.
- Sự tác động của pháp luật đến quá trình tăng trưởng kinh tế được thể hiện cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, pháp luật tạo ra khung pháp lí cần thiết của hoạt động kinh doanh.
+ Thứ hai, pháp luật ghi nhận và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của dân để khơi dậy và
phát huy mọi tiềm năng trong xã hội, làm cho mọi công dân phát huy đầy đủ nhất khả năng,
tận dụng tốt nhất điều kiện của mình nhằm làm ra nhiều sản phẩm khác nhau, tạo ra nhiều
của cải vật chất cho xã hội, làm giàu cho mình và cho đất nước. Thông qua các quy định về
quyền tự do kinh doanh của công dân, pháp luật có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh
doanh và là động lực thúc đẩy kinh doanh phát triển. Từ đó, pháp luật chính là cơ sở mở
đường để tăng trưởng kinh tế đất nước.
+ Thứ ba, thông qua các quy định về thuế, pháp luật khuyến khích các hoạt động kinh
doanh trong những ngành, nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp
phần thúc đẩy kinh doanh phát triển.
2.2.2. Theo xu hướng tiêu cực
*Tác động tiêu cực: khi pháp luật không phù hợp với các quy luật phát triển kinh tế - xã hội
được ban hành do ý chí chủ quan của con người thì nó sẽ kìm hãm toàn bộ nền kinh tế…
hoặc một bộ phận của nền kinh tế (cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, bằng các mệnh lệnh,
quy định hành chính đối với các hoạt động kinh tế, đã làm nền kinh tế bị trì trệ dẫn đến
khủng hoảng)
- Trong bước quá độ chuyển từ cơ chế kinh tế này sang cơ cấu kinh tế khác, các quan hệ kinh tế
cũ chưa hoàn toàn mất đi, quan hệ kinh tế mới đang hình thành và phát triển nhưng chưa ổn định
thì pháp luật có thể tác động kích thích đến sự phát triển kinh tế ở những mặt, lĩnh vực này
nhưng lại kìm hãm sự phát triển kinh tế ở những mặt, lĩnh vực khác.
3. Kết luận
Tóm lại, trong quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước, pháp luật giữ vai trò quan trọng, tác động
đến toàn bộ nền kinh tế nhằm khơi dậy mọi tiềm năng của xã hội vào công cuộc phát triển kinh
tế đất nước. Cùng với đó, pháp luật và kinh tế có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn
nhau, không thể tách rời nhau. Nếu kinh tế mà không có sự quản lý của pháp luật sẽ dẫn tới sự
rối loạn và lệch hương ttrong kinh tế. Ngược lại, pháp luật sinh ra từ nhu cầu chủ quan, bắt
nguồn trực tiếp từ những đòi hỏi kinh tế. Vì vậy, muốn nền kinh tế phát triển thì cần phải vận
dụng tốt mối quan hệ này, tức là pháp luật phải phù hợp với sự phát triển của kinh tế.

You might also like