You are on page 1of 7

Câu hỏi BT LMS 05: Trình bày nội dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản

xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Sự vận dụng quy luật này của
Đảng Cộng sản Việt Nam?

Trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì lực lượng sản
xuất đóng vai trò quyết định sự hình thành, phát triển và biến đổi của quan hệ sản
xuất. Và chỉ làm biến đổi cục bộ chứ không thể thay đổi toàn diện bởi quy luật này
thể hiện sự cân đối hài hòa của bản chất mối quan hệ trên. Lực lượng sản xuất
được xem là nội dung của quá trình sản xuất có xu hướng phát triển và biến đổi
thường xuyên, còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất có yếu tố
tương đối ổn định và bảo thủ, khi nội dung thay đổi làm hình thức thay đổi theo.
Sự phù hợp giữa chúng tạo động lực giúp cho sản xuất phát triển cân đối, có hiệu
quả giữa các yếu tố, làm tăng năng suất lao động đồng thời giảm chi phí và thời
gian sản xuất.
Sự tác động trở lại của Quan hệ sản xuất đối với Lực lượng sản xuất.
Trong mối quan hệ biện chứng, quan hệ sản xuất giữ vai trò hình thức kinh tế của
quá trình sản xuất, là tiền đề tạo ra mục tiêu thích hợp cho lực lượng sản xuất. Do
đó quan hệ sản xuất đã tác động trở lại, quy định mục đích, cách thức sản xuất và
phân phối những lợi ích từ quá trình sản xuất, gây ra tác động trực tiếp tới thái độ
của người lao động, năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả của quá trình sản
xuất và cải tiến công cụ lao động và ngược lại. Từ đó có thể thúc đẩy hoặc kìm
hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất:
- Sự phù hợp giữa giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo động lực và
điều kiện giúp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển,
- Ngược lại, khi quan hệ sản xuất lỗi thời do tính chất ổn định không còn phù hợp
với tính chất vận động của lực lượng sản xuất thì sẽ kìm hãm, thậm chí phá hoại
lực lượng sản xuất, điều này thường xảy ra trong lịch sử do sự vận động của xã
hội. Tuy nhiên, sự kìm hãm đó chỉ diễn ra trong điều kiện nhất định và mức giới
hạn quy định
Đây được xem là quy luật cơ bản, chi phối sự vận động của xã hội loài người và
không ngừng phát triển phá vỡ sự phù hợp. Khi cả hai không đồng nhất, phù hợp
với nhau sẽ tạo ra mâu thuẫn về mặt xã hội được gọi là mâu thuẫn giai cấp và chỉ
mang tính chất tạm thời, khi đó mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ
sản xuất cũ sẽ được giải quyết bằng cách thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan
hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất.
Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng những quy luật: Từ lý luận và thực tiễn,
chúng ta nhận thấy rằng lực lượng sản xuất chỉ có thể phát triển khi có một quan hệ
sản xuất phù hợp với nó. Còn quan hệ sản xuất lạc hậu hơn hay tiên tiến hơn so với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng
sản xuất. Đứng trước hoàn cảnh đó Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức lại, cần phải
đổi mới trước hết là đổi mới về tư duy một cách toàn diện trong đó phải lấy đổi
mới kinh tế làm trọng tâm từng bước đổi mới về chính trị xã hội. Do đó trong giai
đoạn từ năm 1986 trở lại đây, Đảng và nhà nước ta đã nhận thức được rằng cần
phải đổi mới toàn diện nền kinh tế, từng bước đổi mới về chính trị, cụ thể chúng ta
cần đẩy mạnh phát triển lực lượng, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước từ đó xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, phát triển nền kinh tế tri thức, nâng cao mức
cạnh tranh thị trường. Tiếp tục thực hiện cải tạo quan hệ sản xuất, nhất là về quan
hệ sở hữu, chúng ta thực hiện đa dạng hóa hình thức sở hữu bao gồm sở hữu nhà
nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp. Về kinh tế, Đảng ta chủ
trương phát triển nền kinh tế hàng hóa đa thành phần, chuyển dịch theo cơ chế thị
trường với sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Doanh
nghiệp và hàng hoá dịch vụ chủ động hội nhập quốc một cách tích cực, lĩnh hội
những thành tựu về khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, về mặt tổ chức quản lý
chúng ta đã xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp và chuyển
sang cơ chế thị trường, quá trình sản xuất kinh doanh đều tuân theo các quy luật
của thị trường và do thị trường điều chứ
không dựa vào ý muốn chủ quan để thay cho các quy luật của thị trường. Về mặt
phân phối, từ khi đổi mới hiện nay, nước ta đã thực hiện nhiều hình thức phân phối
trong đó lấy phân phối theo lao động làm cơ bản từ đó đẩy mạnh phát triển lực
lượng sản xuất, từng bước cải tạo quan hệ sản xuất dẫn tới quan hệ sản xuất dần
dần phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất làm cho kinh tế ngày
càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, mức sống của nhân dân
ngày càng được cải thiện. Điều đó cho thấy rằng quy luật giữa quan hệ sản xuất với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất cần phải căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh
thực tiễn của Việt Nam để xây dựng và phát triển sao cho phù hợp. Đây được coi là
một trong những quy luật quan trọng nhất và chính sự vận động nội tại của quy
luật này mà làm cho các hình thái kinh tế xã hội vận động thay thế nhau từ thấp
đến cao, vậy nên cần phải nhận thức đúng đắn quy luật quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để vận dụng vào quá trình đổi mới
kinh tế, xã hội ở nước ta.
Câu hỏi BT LMS 06: Trình bày mối quan hệ biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng? Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Mỗi một xã hội đều có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó, đây là hai
mặt của đời sống xã hội và được hình thành một cách khách quan, gắn liền với
những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể. Không như các quan niệm duy tâm giải thích
sự vận động của các quan hệ kinh tế bằng những nguyên nhân thuộc về ý thức, tư
tưởng hay thuộc về vai trò của nhà nước và pháp quyền, trong Lời tựa tác phẩm
Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, C.Mác đã khẳng định: “không thể lấy
bản thân những quan hệ pháp quyền cũng như những hình thái nhà nước, hay lấy
cái gọi là sự phát triển chung của tinh thần của con người, để giải thích những quan
hệ và hình thái đó, mà trái lại, phải thấy rằng những quan hệ và hình thái đó bắt
nguồn từ những điều kiện sinh hoạt vật chất”(1).
- Thứ nhất vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng thể
hiện qua:
+ Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó.
Tính chất của kiến trúc thượng tầng là do tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định.
Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị
thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh
thần của xã hội. Các mâu thuẫn trong kinh tế, xét đến cùng, quyết định các mâu
thuẫn trong lĩnh vực chính trị tư tưởng; cuộc đấu tranh giai cấp về chính trị tư
tưởng là biểu hiện những đối kháng trong đời sống kinh tế.
Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng như nhà nước, pháp quyền, triết học,
tôn giáo,… đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ
tầng quyết định.
VD: Trước đây, vào khoảng từ 2000-4000 năm tcn, trên thế giới có xuất hiện hình
thái kinh tế chiếm hữu nô lệ: quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, đất đai và các tư
liệu sản xuất khác hầu hết thuộc sở hữu tư nhân của các chủ nô, kể cả nô lệ, từ đó
hình thành nên kiểu nhà nước chủ nô. Cơ sở kinh tế xã hội (hay CSHT) của nhà
nước chủ nô là nhân tố quyết định bản chất, chức năng, bộ máy, hình thức nhà
nước (hay KTTT) cũng như quá trình tồn tại, phát triển của nhà nước chủ nô. Nô lệ
có địa vị vô cùng thấp kém, họ bị coi là tài sản thuộc sở hữu của chủ nô, chủ nô có
quyền tuyệt đối đối với nô lệ, khai thác bóc lột sức lao động, đánh đập, đem bán,
tặng
cho, bỏ đói hay giết chết.
+ Khi cơ sở hạ tầng thay đổi kéo theo kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo.
Quá trình thay đổi diễn ra không chỉ trong giai đoạn thay đổi từ hình thái kinh tế –
xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội khác, mà còn diễn ra ngay trong bản thân
mỗi hình thái kinh tế – xã hội. Sự thay đổi cơ sở hạ tầng dẫn đến làm thay đổi kiến
trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp. Trong đó, có những yếu tố của kiến trúc
thượng tầng thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi cơ sở hạ tầng như chính trị,
pháp luật.
VD: +) Thay đổi từ HT KT-XH này sang HT-KT XH khác: Nhà nước phong kiến
là nhà nước của giai cấp địa chủ phong kiến, cơ sở hình thành của nhà nước là
quan hệ sản xuất phong kiến mà đặc trưng là chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai
cấp này. Các địa chủ phong kiến nắm trong
tay đủ mọi quyền lực, còn nông dân chỉ có quyền sở hữu nhỏ phụ thuộc vào địa
chủ và hầu như không có quyền gì. Khi nền kinh tế hàng hóa thị trường phát triển
(tức sự thay đổi trong CSHT), sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hóa lao động
đòi hỏi con người phải có quyền tự do bình
đẳng, hội họp kinh doanh và đảm bảo quyền sở hữu tài sản. Chế độ phong kiến hà
khắc đã không còn phù hợp với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vì thế các cuộc
cách mạng dân chủ tư sản liên tiếp nổ ra dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, lật
đổ nhà nước phong kiến, thiết lập nhà
nước tư sản, mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
+) Diễn ra ngay trong bản thân các HT KT-XH: Thời bao cấp, VN ta có nền kinh
tế nhà nước chỉ huy, tức là các thương nghiệp tư nhân bị loại bỏ.
Tuy nhiên dần dần cho tới hiện nay, VN đang phát triển kinh tế theo nền kinh tế thị
trường, có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp được
tạo điều kiện để phát triển. Sự thay đổi này diễn ra ngay trong hình thái KT-XH
XHCN
- Thứ hai tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng:
+ Tất cả các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng đều có tác động đến cơ sở hạ
tầng. Tuy nhiên, mỗi yếu tố khác nhau có vai trò khác nhau, có cách thức tác động
khác nhau.
+ Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai
chiều. Nếu kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách
quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; nếu tác động ngược
lại, nó sẽ kìm hãm phát triển kinh tế, kìm hãm phát triển xã hội.
+ Tuy kiến trúc thượng tầng có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế,
nhưng không làm thay đổi được tiến trình phát triển khách quan của xã hội.
Sự vận dụng của CSHT và KTTT của Đảng cộng sản ở nước ta hiện nay:
Trước đổi mới (1986): đề cao thái quá vai trò của kiến trúc thượng tầng, chính trị
là thống soái, Nhà nước, cơ quan quản lí can thiệp thô bạo vào kinh tế bằng những
mệnh lệnh chủ quan; vi phạm các quy luật kinh tế khách quan => khủng hoảng
kinh tế, xã hội.
Từ 1986 đến nay: Thực hiện đổi mới toàn diện (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội),
lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, từng bước đổi mới về chính trị, trước hết là đổi
mới tư duy về kinh tế; giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới - ổn định – phát
triển, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế quyết định chính trị, nhưng chính trị tác động mạnh mẽ qua lại với kinh tế
Thực trạng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở nước ta hiện nay:
Về sơ sở hạ tầng:
- Nền kinh tế đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đốitoàn diện.
Đất nước đã có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã
hội. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá, phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống
nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng; chất lượng, hiệu
quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn kém; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.
Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới
vẫn còn tồn tại.
Về kiến trúc thượng tầng:
-Qua 25 năm đổi mới: “Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi
mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
đã hình thành trên những nét cơ bản”
-Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề:
+ Tư duy của Đảng trên một số lĩnh vực chậm đổi mới; một số vấn đề ở tầm quan
điểm, chủ trương lớn chưa được làm rõ nên chưa đạt được sự thống nhất cao về
nhận thức và thiếu dứt khoát trong hoạch định chính sách, chỉ đạo điều hành.
-Một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp yếu kém về
phẩm chất và năng lực, vừa thiếu tính tiên phong, gương mẫu vừa không đủ trình
độ, năng lực hoàn thành nhiệm vụ.
-Sự phân định giữa vai trò lãnh đạo của Đảng với chức năng quản lý của NN có lúc
có nơi chưa rõ ràng, chồng chéo, buông lỏng.
-Ý thức chấp hành PL của cán bộ, nhân dân còn yếu, hệ thống PL chưa đồng bộ,
hoàn chỉnh; đạo đức lối sống sa sút đáng lo ngại, bản chất văn hóa dân tộc bị sói
mòn, tội phạm, tệ nạn XH có xu hướng gia tăng; sự tấn công của các mặt trái cơ
chế thị trường cũng như những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch với VN
càng ngày càng lộ rõ và gia tăng.
-Tệ quan liêu tham nhũng vẫn còn diễn ra nghiêm trọng.

You might also like