You are on page 1of 3

II.

Sự vận dụng của Đảng về quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất đối
với trình độ phát triển của lưc lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay

 Thời kì trước năm 1986:


- Hoàn cảnh:
+ Đây được xem là thời kì trước đổi mới, ngay sau khi đánh thắng đế
quốc Mỹ và giành được chính quyền, nước ta quá độ đi lên xây dựng Chủ
nghĩa xã hội
+ Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp với lực lượng sản xuất và
lực lượng lao động phát triển chưa đồng bộ, tư liệu lao động còn thô sơ,
lạc hậu.
- Chúng ta đã đẩy quan hệ sản xuất lên quá cao, trong trong khi lực lượng
sản xuất còn yếu kém, chúng ta chỉ chủ trương phát triển quan hệ sở hữu
(sở hữu nhà nước và tập thể), xóa bỏ nhanh chế độ tư hữu. Chủ trương
phát triển nền kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã ồ ạt mà không
quan tâm tới sở hữu tư nhân, không tìm cách để phát triển kinh tế tư nhân
với quan niệm rằng việc phát triển hoặc có tồn tại hình thứcsở hữu tư
nhân và phát triển nền kinh tế tư nhân, sợ rằng Việt Nam sẽ đi theo con
đường tư bản chủ nghĩa.
- Nước ta lại thực hiện các cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao
cấp, các hoạt động sản xuất và kinh doanh của chúng ta lúc bấy giờ
không tuân theo quy luật của thị trường mà chỉ tuân theo những mệnh
lệnh hành chính của cơ quan nhà nước, can thiệp trực tiếp và chỉ đạo các
đơn vị sản xuất kinh doanh để sản xuất dẫn đến vi phạm các quy luật của
thị trường.
- Nước ta thực hiện nguyên tắc phân phối bình quân, các công cụ lao động
và khoa học công nghệ lúc bấy giờ còn hết sức lạc hậu, người lao động
với trình độ và kỹ năng lao động vẫn còn hạn chế, tinh thần tự giác, tính
trách nhiệm trong lao động còn rất thấp.
 Lực lượng sản xuất còn yếu kém trong khi đó chúng ta lại đưa quan
hệ sản xuất lên quá cao, điều này hoàn toàn mâu thuẫn với sự phù hợp
giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, kìm hãm sự phát triển
của lực lượng sản xuất và làm cho kinh tế ViệtNam rơi vào tình trạng
trì trệ dẫn tới sự khủng hoảng trầm trọng về kinh tế xã hội.
 Thời kì sau năm 1986 đến nay:
- Từ lý luận và thực tiễn, chúng ta nhận thấy rằng lực lượng sản xuất chỉ có
thể phát triển khi có một quan hệ sản xuất phù hợp với nó. Còn quan hệ
sản xuất lạc hậu hơn hay tiên tiến hơn so với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Đảng đã:
+ Nhận thức được rằng cần phải đổi mới toàn diện nền kinh tế, từng bước
đổi mới về chính trị, cụ thể cần đẩy mạnh phát triển lực lượng, thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ đó xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn, phát triển nền kinh tế tri thức, nâng cao mức cạnh tranh thị
trường.
+Tiếp tục thực hiện cải tạo quan hệ sản xuất, nhất là về quan hệ sở hữu,
chúng ta thực hiện đa dạng hóa hình thức sở hữu bao gồm sở hữu nhà
nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp.
+Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa đa thành phần, chuyển dịch
theo cơ chế thị trường với sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã
hội chủ nghĩa. Doanh nghiệp và hàng hoá dịch vụ chủ động hội nhập
quốc một cách tích cực, lĩnh hội những thành tựu về khoa học công nghệ.
+ Xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp và chuyển
sang cơ chế thị trường, quá trình sản xuất kinh doanh đều tuân theo các
quy luật của thị trường và do thị trường điều chứ không dựa vào ý muốn
chủ quan để thay cho các quy luật của thị trường.
+Thực hiện nhiều hình thức phân phối trong đó lấy phân phối theo lao
động làm cơ bản từ đó đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất, từng bước
cải tạo quan hệ sản xuất dẫn tới quan hệ sản xuấtdần dần phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất làm cho kinh tếngày càng phát
triển, đời sống nhân dân được nâng cao, mức sống của nhân dânngày
càng được cải thiện.
 Điều đó cho thấy rằng quy luật giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát
triểncủa lực lượng sản xuất cần phải căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh
thực tiễn của Việt Nam để xây dựng và phát triển sao cho phù hợp.
Đây được coi là một trong những quy luật quan trọng nhất và chính sự
vận động nội tại của quy luật nàymà làm cho các hình thái kinh tế xã
hội vận động thay thế nhau từ thấp đến cao
 Thấy được Đảng đã có sự vận dụng về quy luật về sự phù hợp của
quan hệ sản xuất đối với trình độ phát triển của lưc lượng sản xuất ở
Việt Nam hiện nay so với trước năm 1986.

You might also like