You are on page 1of 4

* Đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới ở Việt Nam

được Đại hội IV xác định là:


Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân
lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất,
cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa, trong đó cách mạng
khoa học - kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm
vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập
thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn
hóa mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; xóa bỏ chế độ người bóc lột
người, xóa bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên
củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công
Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích
cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
chủ nghĩa xã hội
* Đường lối xây dựng nền kinh tế - xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới đã được Đại
hội IV xác định như sau:
"Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nước nhà, xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản
xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên
cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và
nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế
Trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế Trung ương với kinh tế
địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, kết hợp phát triển lực lượng
sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc
phòng; tăng cường quan hệ hợp tác tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em
trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với
các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và các bên cùng có lợi; làm cho
nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công - nông nghiệp
hiện đại, văn hóa và khoa học kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống
văn minh và hạnh phúc.”
* Trên cơ sở xác định đường lối xây dựng kinh tế như vậy, Đại hội IV đã xác định
phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm (1976-1980).
Kế hoạch 5 năm (1976-1980) về phát triển và cải tạo kinh tế, văn hóa, phát
triển khoa học kỹ thuật hướng vào việc giải quyết những hậu quả nặng nề cùa ba mươi
năm chiến tranh với hai mục tiêu được coi là cơ bản và cấp bách nhất, có quan hệ biện
chứng với nhau:
- Một là, xây dựng cơ sờ vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
- Hai là, cải thiện từng bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
* Trên tinh thần đó, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch 5 năm (1976-1980) được Đại hội
IV chỉ ra là:
- Tập trung cao độ lực lượng của cả nước, của các ngành, các cấp, tạo ra một
bước phát triển vượt bậc về nông nghiệp; ra sức đẩy mạnh lâm nghiệp, ngư nghiệp;
phát triển công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm (bao gồm cả thủ công nghiệp và
tiểu công nghiệp ), nhằm giải quyết vững chắc nhu cầu của cả nước về lương thực,
thực phẩm và một phần quan trọng hàng tiêu dùng thông thường; cải thiện từng bước
đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, tạo tích lũy cho công nghiệp hóa xã hội
chù nghĩa.
- Phát huy năng lực sẵn có và xây dựng thêm nhiều cơ sở mới về công nghiệp
nặng, đặc biệt là cơ khí, nhằm phục vụ trước hết cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp và công nghiệp nhẹ, chuẩn bị cho bước trang bị kỹ thuật trong thời kỳ tiếp
theo; tích cực mở mang giao thông vận tải; tăng nhanh năng lực xây dựng cơ bản, đẩy
mạnh công tác khoa học - kỹ thuật. Chuẩn bị về mọi mặt để triển khai xây dựng lớn
trong những kế hoạch dài hạn sau này.
- Sử dụng hết lực lượng lao động xã hội, tổ chức và quản lý tốt lao động; phân
bố lại lao động giữa các vùng và các ngành trong cả nước nhằm tăng rõ rệt năng suất
lao động xã hội. Hình thành bước đầu cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, kết hợp kinh
tế trung ương với kinh tế địa phương, từng bước xây dựng huyện thành đơn vị kinh tế
nông - công nghiệp (đối với miền núi là đơn vị lâm - nông - công nghiệp); kết hợp
kinh tế với quốc phòng, tăng cường nền quốc phòng toàn dân.
- Hoàn thành về cơ bản cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, củng cố và hoàn
thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; cái tiến mạnh mẽ công tác
thương nghiệp, giá cả, tài chính, ngân hàng.
- Tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu, trước hết là sản phẩm nông nghiệp và
công nghiệp nhẹ; mở mang quan hệ kinh tế với nuớc ngoài.
- Ra sức phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội, tiến hành cải cách giáo
dục. đẩy mạnh đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật, thanh toán hậu quả của chiến
tranh và ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân mới.
- Thực hiện một sự chuyển biến sâu sắc trong tổ chức và quản lý kinh tế, xây
dựng hệ thống mới về quản lý kinh tế trong cả nước.
=> Đại hội lần thứ IV của Đảng là một kỳ đại hội quan trọng, mang nhiều ý nghĩa sâu
sắc, đã đánh dấu một cuộc tiến quân vĩ đại vào một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc
ta. Đó là kỷ nguyên một nước Việt Nam độc lập, thống nhất hoàn toàn và vĩnh viễn,
một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang tiến tới giàu mạnh, văn minh, góp phần
quan trọng vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội ở Đông
Nam Á và trên toàn thế giới. Đại hội đã cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân ra sức
lao động sáng tạo để “xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng to đẹp hơn” theo di chúc
của Hồ Chí Minh.
* Mặt tích cực và hạn chế
- Mặt tích cực:
+Trên mặt trận kinh tế: Khắc phục những hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại
và thiên tai gây ra, khôi phục và phát triển sản xuất, phân bố lại lao động xã hội, củng
cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Ở miền Nam, xóa bỏ giai cấp tư sản mại bản bị,
cải tạo lại một bộ phận công thương nghiệp tư bản, nông dân ở nhiều nơi tham gia tập
đoàn sản xuất kể cả vào làm ăn tập thể.
+ Trên mặt trận văn hoá, sự nghiệp giáo dục tiếp tục phát triển, nạn mù chữ về
cơ bản được thanh toán.
+ Các ngành khoa học, kỹ thuật đã đáp ứng tốt một số yêu cầu của nền kinh tế
và quốc phòng.
- Mặt hạn chế:
+Về kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam giai đoạn này mang những đặc
điểm sau:
Thứ nhất, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính,
dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh
nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền
vốn; định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương... đều do các cấp có thẩm
quyền quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn, vật tư cho doanh
nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì
Nhà nước thu.
Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp
lý đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết định của cơ
quan hành chính gây ra thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Các doanh nghiệp
không có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, cũng không bị ràng buộc trách nhiệm đối
với kết quả sản xuất, kinh doanh.
Thứ ba, quan hệ hàng hóa - tiền tệ chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu.
Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ "cấp phát - giao nộp". Vì vậy, rất nhiều
hàng hóa quan trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan
trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý.
Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động.
Kết quả thực hiện các kế hoạch kinh tế trong 5 năm 1976-1980 chưa thu hẹp
được những mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế quốc dân. Sản xuất phát triển
rất chậm trong khi dân số tăng nhanh, lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng không đủ
đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội.
+ Mặt trận tư tưởng, văn hoá, giáo dục còn bị xem nhẹ, pháp chế xã hội chủ
nghĩa chưa được tăng cường, pháp luật, kỷ luật bị buông lỏng.
* Nguyên nhân của hạn chế và bài học lịch sử
Nền kinh tế nước ta giai đoạn 1976-1980 có chiều hướng đi xuống. Điều này
xuất phát từ những nguyên nhân sau:
+ Đảng và Nhà nước chưa thấy hết những khó khăn, phức tạp về nhiều mặt
trong cả thời gian dài phải trải qua để tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế mà
sản xuất nhỏ còn phổ biến; thấy chưa hết quy mô của những đảo lộn về kinh tế, xã hội
sau chiến tranh và những hậu quả nghiêm trọng của chủ nghĩa thực dân mới; dự kiến
chưa hết những khó khăn gây ra bởi chính sách thù địch và hai cuộc chiến tranh xâm
lược ở biên giới tây nam và biên giới phía bắc.
Từ sự nhận định tình hình không sát đúng như vậy, dẫn đến sự chủ quan, nóng
vội, đề ra những nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch nhà nước quá cao so với khả năng,
mặt khác ta còn bảo thủ, trì trệ trong việc chấp hành đường lối của Đảng và nhiều nghị
quyết của Trung ương, trong việc đánh giá và vận dụng những khả năng về nhiều mặt
của đất nước. Cụ thể:
+ Kéo dài cơ chế quản lý quan liêu bao cấp với cách kế hoạch hoá gò bó, cứng
nhắc, không đề cao trách nhiệm và mở rộng quyền chủ động cho cơ sở, địa phương và
ngành, và cũng không tập trung thích đáng những vấn đề mà Trung ương cần và phải
quản lý. Điều này cản trở sản xuất và không phát huy nhiệt tình cách mạng và sức lao
động sáng tạo của những người lao động.
+ Chưa nhạy bén trước những chuyển biến của tình hình, thiếu những biện
pháp có hiệu quả.
+ Công tác tư tưởng, văn hoá thiếu sắc bén, thiếu tính chiến đấu, chưa làm thấu
suốt đường lối của Đảng trong toàn Đảng, toàn dân. Pháp chế xã hội chủ nghĩa kém
hiệu lực, cuộc đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực, chống tội phạm thiếu kiên
quyết và triệt để. Công tác cán bộ có những thiếu sót trên các khâu đào tạo, bồi dưỡng,
bố trí, đãi ngộ, trong đó có vấn đề sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản
lý kinh tế.
Như vậy, tuy rằng có những khuyết điểm và sai sót nhưng Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IV của Đảng đã đem lại cho ta nhiều bài học, những kinh nghiệm quý
giá. Từ đó giúp Đảng và Nhà nước có những chính sách, đường lối phù hợp trong việc
đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985) nói riêng và trong công cuộc xây dựng
đất nước Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội nói chung.

You might also like