You are on page 1of 4

BẢNG TÓM TẮT ĐẠI HỘI IV – NHÓM 4

Tiêu chí Nội dung


Thời gian, địa Từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976, tại Thủ đô Hà Nội 
điểm
Tổng bí thư Đặt lại chức Tổng Bí thư thay Cho Bí thư Thứ nhất. Bầu đồng
chí Lê Duẩn làm Tổng Bí Thư. 
Bối cảnh của Đại Bối cảnh quốc tế: có nhiều khó khăn cũng như thuận lợi
hội  Từ cuối những năm 1970 trở đi, tình hình kinh tế của
Liên Xô và Đông Âu gặp rất nhiều khó khăn => việc
viện trợ vật chất cho các nước bên ngoài bị hạn chế.
 ASEAN được thành lập năm 1967 giúp thúc đẩy hợp tác
giữa các quốc gia Đông Nam Á.
 Lực lượng Khơ me Đỏ ở Campuchia phản bội cách
mạng, thi hành chính sách đối ngoại thù địch với Việt
Nam.
Bối cảnh trong nước: Đại hội diễn ra trong bối cảnh cuộc
kháng chiến chống Mỹ thắng lợi và hai miền Nam - Bắc thống
nhất sau hơn 20 năm.
Chủ đề của Đại Đại hội IV là Đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân
hội tộc; là đại hội tổng kết những bài học lớn của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước; là đại hội thống nhất Tổ quốc đưa cả
nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.
Bài học rút ra Đại hội được cho là “bước đột phá đầu tiên” đổi mới kinh tế
trong kỳ Đại hội của Đảng với chủ trương khắc phục những khuyết điểm, sai
trước lầm của kì Đại hội trước trong quản lý kinh tế, cải tạo xã hội
chủ nghĩa , phá bỏ những rào cản để cho “sản xuất bung ra”
như ban hành chỉ thị 100-CT/TW về khoán sản phẩm đến
nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp, quyết
định số 25/CP về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và
quyền tự chủ  tài chính và quyết định 26/CP về mở rộng hình
thức trả lương khoán, lương sản phẩm và tiền thưởng trong các
đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước. 
Quan điểm chỉ - Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.
đạo trong phát - Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ
triển kinh tế sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây
dựng cơ cấu kinh tế công-nông nghiệp cả nước.
- Vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa
phương,  kết hợp cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.
- Kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn
thiện quan hệ sản xuất mới.
- Kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường quan hệ phân
công, hợp tác, tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em
trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát
triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững
độc lập chủ quyền và các bên cùng có lợi.
- Báo cáo đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch phát
triển kinh tế và văn hoá (1976-1980) nhằm 2 mục tiêu vừa cơ
bản vừa cấp bách là đảm bảo nhu cầu của đời sống nhân dân,
tích lũy để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã
hội.
Quan điểm chỉ Báo cáo chính trị của Đại hội nêu rõ trong những năm qua
đạo trong lĩnh vực nhân dân ta đã phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược
chính trị lớn nhất và ác liệt nhất của đế quốc Mỹ để giải phóng miền
Nam, bảo vệ miền Bắc, đã chiến đấu anh dũng và thắng lợi vẻ
vang. Phân tích tình hình mọi mặt của đất nước, báo cáo đã nêu
lên ba đặc điểm lớn:
1. Nước ta đang ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế
còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
2. Cả nước hòa bình, độc lập và thống nhất đang tiến lên chủ
nghĩa xã hội với nhiều thuận lợi, song cũng còn nhiều khó
khăn do hậu quả của chiến tranh và các tàn dư của chủ nghĩa
thực dân mới gây ra.
3. Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, song cuộc đấu tranh “ai thắng
ai” giữa cách mạng và phản cách mạng còn rất gay go và phức
tạp.
Những đặc điểm đó tác động mạnh mẽ đến quá trình biến đổi
cách mạng ở nước ta.
Quan điểm chỉ Về văn hóa: xây dựng nền văn hóa mới và con người mới, xã
đạo trong lĩnh vực hội chủ nghĩa; tuyên truyền giáo dục sâu rộng chủ nghĩa Mác
văn hóa xã hội Lênin và đường lối chính sách của Đảng; đấu tranh chống tư
tưởng và văn hóa phản động, lạc hậu của các giai cấp bóc lột.
Về xã hội: đảm bảo nhu cầu của đời sống nhân dân( đặc biệt
chú trọng nhân dân các vùng bị chiến tranh tàn phá nặng nề),
tích lũy để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã
hội. 
=> Muốn vậy, phải ra sức thực hiện các nhiệm vụ:
 Phát triển vượt bậc về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, giải quyết một cách vững chắc nhu cầu của cả
nước về lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng thông
dụng, xây dựng thêm nhiều cơ sở mới về công nghiệp
nặng, đặc biệt là cơ khí, mở mạng giao thông vận tải,
xây dựng cơ bản, đẩy mạnh khoa học kỹ thuật.
 Sử dụng hết lực lượng lao động
 Hoàn thành cơ bản cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam,
củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc,
cải tiến mạnh mẽ công tác thương nghiệp, giá cả, tài
chính, ngân hàng.
 Tăng nhanh nguồn xuất khẩu.
 Phát triển giáo dục, văn hoá, y tế, cải cách giáo dục, đào
tạo cán bộ, thanh toán hậu quả của chủ nghĩa thực dân
mới.
 Xây dựng một hệ thống mới về quản lý kinh tế trong cả
nước. 
Quan điểm chỉ Thiết lập và không ngừng mở rộng quan hệ bình thường với tất
đạo trong lĩnh vực cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền lãnh thổ,
Đối ngoại tôn trọng lợi ích quốc gia, giữ vững hòa bình độc lập và phát
triển. Củng cố quan hệ đặc biệt với Lào và Campuchia, đẩy
mạnh hợp tác với Liên Xô.
Quan điểm chỉ Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã cấu kết với nhau
đạo trong lĩnh vực ra sức chống phá và buộc ta phải thực hiện cuộc chiến tranh
Quốc phòng an bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc Tổ quốc.
ninh
Các Nghị quyết, 1.Chỉ thị số 100-CT/TW (ngày 13/1/1981) về khoán sản phẩm
Chỉ thị chủ yếu đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp
của Đảng trong kỳ (gọi tắt là Khoán 100). Theo Chỉ thị mỗi xã viên nhận mức
Đại hội, nội dung khoán theo diện tích và tự mình làm các khâu cấy, chăm sóc và
cơ bản thu hoạch, còn những châu khác do hợp tác xã đảm nhiệm. Thu
hoạch vượt mức khoán sẽ được hưởng và tự do mua bán. 
2.Quyết định số 25/CP (1/1981) về quyền chủ động sản xuất
kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc
doanh 
3.Quyết định số 26/CP về việc mở rộng hình thức trả lương
khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng
trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước.
Kết quả đạt được Các cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải bị địch
đánh phá về cơ bản đã được khôi phục và bước đầu phát triển.
- Nông nghiệp: Nhờ tăng cường biện pháp khai hoang, thâm
canh tăng vụ nên diện tích gieo trồng đã tăng thêm gần 2 triệu
hecta. 
- Công nghiệp: Gấp rút xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp như
nhà máy điện, cơ khí, xi măng,...
- Giao thông vận tải: Khôi phục và xây mới nhiều tuyến đường.
Tuyến đường sắt thống nhất từ HN đi thành phố HCM sau 30
năm bị gián đoạn đã hoạt động trở lại.
- Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh trong các
vùng mới giải phóng ở miền Nam: giai cấp tư sản mại bản bị
xóa bỏ 500 xí nghiệp tư bản hạng lớn vừa được cải tạo chuyển
thành xí nghiệp quốc doanh hoặc công ty hợp danh. Đại bộ
phận nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể, thủ công
nghiệp và thương nghiệp được sắp xếp và tổ chức lại.
- Xóa bỏ những biểu hiện văn hóa phản động của thực dân, xây
dựng nền văn hóa cách mạng.

Thành viên nhóm


Hà Thùy Linh 11217445
Nguyễn Thị Khánh Linh 11213324
Nguyễn Phương Mai 11217449
Hoàng Vân Ly 11217449
Trần Thị Ngọc Dung 11217425

You might also like