You are on page 1of 11

- Mục tiêu bài học

1. Quá trình phát triển đường lối và lãnh đạo của Đảng đưa cả nước từ 1975-1986.
2. Quá trình xây dựng CNXH trong cả nước và quá trình tìm con đường đổi mới đất nước.
I. Bước đầu xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc (1975-1985)
Bối cảnh lịch sử
a. Tình hình quốc tế:
- Các nước XHCN bộc lộ những khó khan về KT-XH và sự phát triển.
- Các thách thức mới:
+ Từ năm 1975, Mỹ và các nước Châu Âu đã thực hiện cấm vận kinh tế với Việt Nam và
Mỹ cũng chấm dứt nguồn viện trợ dồi dào cho miền Nam Việt Nam.

+ Cả thế giới đối mặt với cơn khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên trên thế giới.

Hình ảnh 1: Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973


(Trung Quốc  Liên Xô  các nước Đông Âu: từ bỏ viện trợ.)làm cái sơ đồ nhé D =))
b. Tình hình trong nước
- Đất nước hòa bình, độc lập, thống nhất  Niềm tin của nhân dân với Đảng
- Các chính sách mị dân, chia để trị, ngu dân v.v đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức và
hành động của người dân.
- Chính quyền non trẻ, thiếu kinh nghiệm, chịu ảnh hưởng của chiến tranh mà nhân lực, vật
lực và tài lực gần như đã cạn kiệt.
- Chịu vô số âm mưu phá hoại, tấn công chia rẽ từ các thế lực thù địch.
1. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước
- Chủ trương Hội nghị lần thứ 24 BCH TƯ Đảng khóa II (8/1975): hoàn thành thống
nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã
hội.
+ Miền Bắc: đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng XHCN và hoàn thiện quan hệ sản xuất
XNCH
+ Miền Nam: vừa cải tạo vừa xây dựng XNCH
=>Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng thiết tha của nhân dân cả nưốc, vừa là
quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt
Nam.
- 25/4/1976, cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất.

+ 23 triệu cử tri: tỷ lệ 98,77% bầu ra 492 đại biểu đủ các thành phần trên cả nước.
- 24/6 – 3/7/1976, tại Hà Nội: kỳ họp thứ nhất Quốc hội nước Việt Nam, Quốc hội đã quyết
định:
+ Tên nước ta là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Quốc kì nền đỏ sao vàng 5 cánh
+ Thủ đô là Hà Nội
+ Quốc ca là bài Tiến quân ca
+ Quốc huy mang dòng chữ CHXNCNVN
+ Thành phố Sài Gòn đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh
2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng và quá trình xây dựng CNXH bảo
vệ tổ quốc
- Đại hội lần thứ IV của Đảng: 14-20/12/1976:
+ Thông qua nhiều chính sách, đổi tên Đảng Lao Động VN thành Đảng Cộng Sản VN
và sửa đổi điều lệ Đảng
+ Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, khẳng định thắng lợi của nhân dân ta
+ Phân tích tình hình thế giới, trong nước và nêu lên 3 đặc điểm lớn của CMVN:
 Thứ nhất: Từ một nước kinh tế còn phổ biến là SX nhỏ tiến thẳng lên CNXH , bỏ qua
phát triển TBCN
 Thứ hai: Tổ quốc đã hòa bình, đọc lập, thống nhất, cả nước đi lên CNXH với nhiều thuận
lợi nhưng nhiều khó khăn do chiến tranh và tàn dư CN thực dân mới gây ra
 Thứ ba: nước ta tiến hành đi lên CNXH khi cuộc chiến tranh ai thắng ai vẫn diễn ra quyết
liệt kỷ XX, một sự kiện có ý nghĩa quốc tế quan trọng, có tính thời đại sâu sắc.

- Đường lối chung của Đảng:

+ Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao
động.

+ Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về QHSX, cách mạng về tư tưởng
văn hóa, cách mạng về khoa học kỹ thuật.

+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa...

+ 04 Mục tiêu: Xây dựng chế độ làm chủ tập thể, nền sản xuất lớn, nền văn hóa mới và
con người mới xã hội chủ nghĩa
+ Xoá bỏ: chế độ người bóc lột người; nghèo nàn và lạc hậu

+ Không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh
chính trị và trật tự xã hội;

+ Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

- Đường lối kinh tế:


+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá XHCN, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cuả CNXH, đưa
nền kinh tế từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp
và công nghiệp nhẹ
+ 4 kết hợp:
 Kết hợp phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp, xây dựng cơ cấu kinh
tế công – nông nghiệp
 Kết hợp kinh tế Trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc
dân thống nhất;
 Kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất
mới
 Kết hợp kinh tế với quốc phòng
+ Tăng cường phân công, tương trợ, hợp tác quốc tế với các nước xã hội chủ nghĩa anh
em
3. Xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc (1976-1981)
- Cải tạo và xây dựng CNXH: Nghị quyết Đại hội IV
+ Hội nghị Trung Ương VI (8/1979): bước đột phá đầu tiên đổi mới KT của Đảng, chủ
trương bằng mọi cách để cho “sản xuất bung ra”.
+ Bãi bỏ tình trạng “ngăn sông cấm chợ”, cho phép lưu thông hàng hóa và thị trường tự
do
+ Quyết định đổi mới quản lý xí nghiệp quốc doanh (QĐ 25/CP và QĐ 26/CP)
- Bảo vệ tổ quốc giữ gìn an ninh quốc gia:
+ Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam

 Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước ha bình, hữu nghị và hợp tác
+ Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ Quốc
- Quân dân Việt Nam chiến đấu anh dũng: liệt sĩ Lê Đình Chinh, Hoàng Thị Hồng Chiêm,..
 Trung Quốc rút quân. Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu đàm phán khôi phục hòa bình,
an ninh biên giới, giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ.
II. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng và các bước đột phá tiếp tục đổi mới
kinh tế (1982-1986)
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng

- Đại hội lần V của Đảng: 27-31/3/1982


+ Đánh giá ưu, khuyết điểm và phân tích nguyên nhân thắng lợi, khó khăn của đất nước,
tình hình thế giới  quyết định tiếp tục thực hiện đường lối chung và đường lối kinh tế
do Đại hội lần thứ IV đề ra.
+ Nhận thức về thời kỳ quá độ lên CNXH
+ Xác định chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH
 Trước mắt: thời kỳ 5 năm (1987-1985), kéo dài đến 1990
 Nhiệm vụ: giữ ổn định, tiến lên cái thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân, xây dựng CSVC kỹ thuật của CNXH
+ Công nghiệp hóa XHCN:
 Tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu,
đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa
 Ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng
 Tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng
 Cơ cấu kinh tế công-nông nghiệp hợp lý
 Ý nghĩa: Đại hội có bước phát triển nhận thức mới, tìm tòi đổi mới trong quá trình
quá độ lên CNXH
2. Các bước đột phá tiếp tục đổi mới kinh tế
- Hội nghị Trung ương 6 (7/1984): giải quyết một số vấn đề cấp bách về phân phối lưu
thông.
- Hội nghị Trung ương 7 (12/1984): xác định kế hoạch năm 1985, xem mặt trận nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu.
- Hội nghị Trung ương 8 khóa V (6-1985): là bước đột phá thứ hai trong quá trình tìm tòi,
đổi mới kinh tế Đảng, chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trong giá
và lương:

+ Tính đủ chi phí giá thành sản phẩm, giá cả bảo đảm bù đắp chi phí thực tế hợp lý,
+người sản xuất có lợi nhuận thỏa đáng và Nhà nước từng bước có tích lũy.
+ Xóa bỏ tình trạng Nhà nước mua thấp, bán thấp và bù lỗ.
+ Thực hiện cơ chế một giá trong toàn bộ hệ thống, khắc phục tình trạng thả nổi
trong việc định giá và quản lý giá.
+ Xoá bỏ chế độ bao cấp bằng hiện vật theo giá thấp, chuyển mọi hoạt động sản xuất,
kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa...
 Giá, lương, tiền là khâu đột phá chuyển đổi cơ chế.
- Hội nghị Bộ Chính trị khóa V (8-1986): đưa ra “Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về
quan điểm kinh tế”. Đây là bước đột phá thứ ba về đổi mới kinh tế, đồng thời cũng là
bước quyết định cho sự ra đời của đường lối đổi mới của Đảng.Nội dung đổi mới có tính
đột phá là:
+ Về cơ cấu sản xuất: Lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công
nghiệp nhẹ, việc phát triển công nghiệp nặng phải có chọn lọc cả về quy mô và nhịp độ.
+ Về cải tạo xã hội chủ nghĩa : xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một đặc
trưng của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
+ Về cơ chế quản lý kinh tế: đổi mới kế hoạch hóa theo nguyên tắc phát huy vai trò chủ
đạo của các quy luật kinh tế XHCN, đồng thời sử dụng đúng đắn các quy luật của quan
hệ hàng hóa - tiền tệ; làm cho các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh
doanh...
III. Ưu điểm và nhược điểm của quá trình thực hiện đường lối của Đảng giai đoạn 1975-
1986
1. Những dấu ấn kinh tế-xã hội giai đoạn 1975-1986
- 1975-1986: Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp
- Hai kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội: kế hoạch 5 năm lần hai (1976-1980) và kế hoạch
5 năm lần ba (1981-1985).
 Thành tựu:

+ Khắc phục từng bước những hậu quả nặng nề của chiến tranh;

+ Khôi phục phần lớn những cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông ở miền Bắc và
xây dựng lại các vùng nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh tàn phá.

- Thương nghiệp quốc doanh phát triển nhanh chóng, hợp tác xã tuy ở thời kỳ đầu xây
dựng, nhưng đã có những bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường, nhờ đó hạn chế được nạn
đầu cơ, tích trữ và tình trạng hỗn loạn về giá cả.
- Kinh tế tăng trưởng chậm làm mất cân đối cung – cầu (thiếu hụt nguồn cung), đồng thời
do bị tác động bởi việc cải cách tiền lương vào năm 1985

2. Ưu điểm của quá trình thực hiện đường lối cảu Đảng năm 1975-1986

- Thứ nhất, Đảng tiếp tục xác định đường lối cách mạng đúng đắn, đưa đất nước thống
nhất lên chủ nghĩa xã hội.
- Thứ hai, công tác tư tưởng được coi trọng và đã đạt được kết quả tích cực.
- Thứ ba, công tác xây dựng Đảng về tổ chức đã bám sát yêu cầu của nhiệm vụ chính trị,
bảo đảm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị.
- Thứ tư, đội ngũ cán bộ, Đảng viên trung kiên, phát huy vai trò trong điều kiện Đảng cầm
quyền trên phạm vi toàn quốc.

3. Nhược điểm của quá trình thực hiện đường lối của Đảng năm 1975-1986

- Thứ nhất, sự khẳng định lập trường của Đảng làm giảm đáng kể động lực cho sự phát
triển, mục tiêu phấn đấu.
- Thứ hai, tư tưởng nóng vội trong quyết sách, phương châm và chậm tay đổi tư duy về hệ
thống chính trị thời chiến sang thời bình.
- Thứ ba, sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và về
tổ chức thực hiện.
- Thứ tư, trên lĩnh vực quan hệ quốc tế, chưa kịp thời chuyển từ tư duy đối ngoại trong
chiến tranh sang thời bình, quá nhấn mạnh “ba dòng thác cách mạng”, các nước XHCN,
của các dân tộc bị áp bức, của phong trào công nhân quốc tế mà không quan tâm đúng
mức, thậm chí đoạn tuyệt trong quan hệ với các nước “đối lập về tư tưởng" hoặc có thể
chế chính trị khác với thể chế cộng sản.

- Thứ năm, công tác xây dựng Đảng còn nhiều khuyết điểm.

 10 năm đầu của đất nước sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước,
từ những ưu, khuyết điểm, thậm chí là sai lầm, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật,
đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội VI (1986) của Đảng đã mạnh dạn nhận
khuyết điểm, rút ra những bài học quý báu. Đó là: trong toàn bộ hoạt động của mình,
Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc", xây dựng và phát huy quyền làm
chủ tập thể của nhân dân lao động; Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn
trọng và hành động theo quy luật khách quan; phải biết kết hợp sức mạnh của dân
tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới; phải chăm lo công tác xây dựng
Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách
mạng XHCN.

IV. Bài học kinh nghiệm

- Trong báo cáo chính trị tại Đại hội đã nêu ra bốn bài học kinh nghiệm lớn:
+ Một là trong toàn bộ hoạt động của mình Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm
gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.
+ Hai là Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách
quan.
+ Ba là phải kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong điều kiện mới hiện
nay.
+Bốn là phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền,
lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng XHCN.
Bên cạnh đó, rút ra được một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại, kinh tế và xã hội.
1. Đối ngoại

- Thứ nhất, cần phải đánh giá đúng sự biến đổi của bối cảnh quốc tế, khu vực; bám sát thực
tiễn đất nước, kịp thời điều chỉnh chủ trương, chính sách đối ngoại.
- Thứ hai, cần thường xuyên phòng tránh nguy cơ mất độc lập, tự chủ về tư duy và đường
lối đối ngoại, coi trọng công tác nghiên cứu chiến lược, tổng kết thực tiễn và dự báo quốc
tế
- Thứ ba, chủ động khắc phục đường lối đối ngoại “nhất biên đảo”, tích cực xác lập các
mối quan hệ quốc tế đa dạng, đa phương
- Thứ tư, cần xác định đúng đắn, kịp thời tầm quan trọng của quan hệ với các nước lớn và
các nước láng giềng cùng khu vực
2. Kinh tế
- “Xả lũ” chứ không “vỡ bờ”
- Sức sống của kinh tế thị trường
- Bắt đầu từ cuộc sống, từ dân, từ dưới lên
- So sánh quốc tế

You might also like