You are on page 1of 7

3.

Ý nghĩa của Đại hội VI:


- Về đường lối: Đại hội VI đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, một
bước chuyển mang tính chiến lược, thể hiện sự sáng tạo, nhạy bén
của Đảng trong việc nắm bắt thời cơ, vận hội và thách thức mới.

- Về thực tiễn: Đổi mới đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng
kinh tế - xã hội, từng bước phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành
tựu to lớn.

- Về lý luận: Đổi mới đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý
luận của Đảng, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù
hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

4. Quá trình thực hiện:

a. Khó khăn: (phần này bỏ hết vào slide)

1. Bối cảnh quốc tế:

 Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ:

+ Viện trợ và quan hệ kinh tế bị thu hẹp nhanh chóng, gây ảnh hưởng
lớn đến nền kinh tế Việt Nam.

 Mỹ và các thế lực thù địch:

+ Bao vây, cấm vận, cô lập, tuyên truyền chống Việt Nam.

+ Dung dưỡng các tổ chức phản động người Việt từ nước ngoài trở về
gây bạo loạn, lật đổ.

 Biên giới phía Bắc:


+ Diễn biến phức tạp, căng thẳng.

+ Trung Quốc chiếm đóng Gạc Ma và các bãi cạn thuộc quần đảo
Trường Sa.

+ Chiến tranh chống xâm lược bảo vệ tổ quốc kéo dài 10 năm (1979-
1989).

- Bối cảnh trong nước:

+ Khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng

+ Lương thực, thực phẩm thiếu hụt, nạn đói xảy ra nhiều nơi.

+ Lạm phát cao, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

+ Sự dao động về tư tưởng chính trị

+ Niềm tin vào con đường xã hội chủ nghĩa giảm sút.

- Nguyên nhân:

+ Sự chuyển biến phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực.

+ Hạn chế, bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà
nước.

+ Công tác tuyên truyền, giáo dục chưa hiệu quả.

- Hậu quả:

+ Kinh tế - xã hội: Khó khăn chồng chất, đời sống nhân dân gặp nhiều
bất ổn.

+ Chính trị: Suy giảm niềm tin vào con đường xã hội chủ nghĩa.
b. Chỉ đạo: (phần này bỏ hết vào slide chỉ có chữ in nghiêng thì
không)

- Về kinh tế - xã hội:

+ Thực hiện bốn giảm:

o Giảm bội chi ngân sách


o Giảm nhịp độ tăng giá
o Giảm lạm phát
o Giảm khó khăn về đời sống nhân dân

+ Mở rộng giao lưu hàng hóa, giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên
các đường giao thông

+ Thực hiện cơ chế một giá và chế độ lương thống nhất cả nước

+ Giảm tỷ lệ bội chi ngân sách và bội chi tiền mặt, tiết kiệm chi tiêu,
chống tiêu cực

+ Chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh sang hạch toán
kinh doanh xã hội chủ nghĩa

+ Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế

+ Trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp theo Quyết định số 217/HĐBT
của Hội đồng Bộ trưởng (14/11/1987)

- Về nông nghiệp:

+ Nông dân được nhận khoán và canh tác trên diện tích ổn định trong
15 năm
+ Bảo đảm có thu nhập từ 40% sản lượng khoán trở lên.

=> Đây là lần đầu tiên Luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội khóa VIII
thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/1988

- Về công nghiệp:

+ Xóa bỏ chế độ tập trung, bao cấp

+ Chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh sang kinh doanh
xã hội chủ nghĩa

=> Thúc đẩy tiến bộ khoa học kĩ thuật,

=> Phát triển kinh tế hàng hóa theo hướng đi lên chủ nghĩa xã hội với
năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao

- Về cải tạo xã hội chủ nghĩa:

+ Nâng cao vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh

+ Phát huy khả năng tích cực của các thành phần kinh tế khác

+ Các thành phần kinh tế bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ trước pháp
luật

- Kết quả chỉ đạo:

+ Lạm phát giảm từ 774% (1986) còn 67,1% (1991).

+ Chế độ phân phối theo tem phiếu đã được xóa bỏ (1988).

+ Từ chỗ thiếu lương thực triền miên ( năm 1988 phải nhập hơn 45 vạn
tấn gạo) đến đã có thể đáp ứng được nhu cầu, có dự trữ và xuất khẩu
(1989).
+ Hàng tiêu dùng đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi.

+ Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước bước đầu hình thành.

+ Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh hơn trước.

c. Chủ trương và nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới:

- Đi lên CNXH là con đường tất yếu ở nước ta, là sự lựa chọn sáng
suốt của Bác Hồ, là mục tiêu, là lý tưởng của Đảng và nhân dân ta.
Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu XHCN, mà làm cho mục tiêu đó
thực hiện tốt hơn bằng quan niệm đúng đắn, hình thức, biện pháp và
bước đi thích hợp.

- Chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng, chỉ đạo
toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đổi mới, vận dụng
sáng tạo và phát triển chứ không phải xa rời những nguyên lý của chủ
nghĩa Mác – Lênin.

- Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị
là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý
của nhà nước, quản lý quyền làm chủ của nhân dân, có nghĩa là
tăng cường sức mạnh và hiệu lực của các tổ chức trong hệ thống chính
trị.

- Sự lãnh đạo của đảng là điều kiện quyết định thắng lợi sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta

- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là mục tiêu là động lực
của sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa. Song, dân chủ phải có
lãnh đạo, lãnh đạo phải có cơ sở dân chủ; dân chủ với nhân dân, nhưng
phải chuyên chính với kẻ địch.

- Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản và
quốc tế xã hội chủ nghĩa, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại

d. Nhiệm vụ:

Để chỉ đạo công tác tư tưởng, Hội nghị Trung ương 8 (3/1990) đề ra
nhiệm vụ của Đảng đó là Đảng ta cần nhận rõ nguyên nhân sâu xa và
nguyên nhân trực tiếp dẫn tới khủng hoảng ở Liên Xô và các nước
xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

- Nguyên nhân sâu xa: do việc xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội
còn một số nhược điểm và khuyết điểm:

o Cải tạo xã hội chủ nghĩa nóng vội, hình thức sở hữu thiếu đa
dạng
o Cơ chế quản lý tập trung nặng về hành chính mệnh lệnh và
cao cấp
o Phủ nhận hoặc coi nhẹ kinh tế hàng hóa
o Hệ thống chính trị tập trung quan liêu làm suy yếu nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa và mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân

-> Những nhược điểm và khuyết điểm của mô hình nói trên kéo dài quá
lâu và ngày càng nặng nề, cộng với nhiều sai lầm khác ở nước này hay
nước khác tích tụ dẫn đến khủng hoảng nói trên.

- Nguyên nhân trực tiếp:


o Một là, những quan điểm, khuynh hướng, sai lầm, hữu
khuynh của một số người lãnh đạo Liên Xô trong quá trình cải
tổ.
o Hai là, các thế lực đế quốc và phản động quốc tế triệt để khai
thác những sai lầm, khó khăn của các nước XHCN để tăng
cường can thiệp, phá hoại, thực hiện “diễn biến hòa bình”.

=> Những người Cộng sản Việt Nam cần rút ra những bài học cần
thiết từ sự khủng hoảng đó, đổi mới nhận thức về mô hình và con
đường xây dựng xã hội chủ nghĩa

=> Đảng phải tích cực đổi mới, nâng cao trình độ lãnh đạo và sức
chiến đấu của mình

=> Cần cảnh giác và kiên quyết chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến
hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch

You might also like