You are on page 1of 23

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC


*****

TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Câu hỏi tiểu luận: “Trình bày nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
6(1986) của Đảng ? Liên hệ vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn Việt
Nam hiện nay.”

Sinh viên thực hiện: Lương Nhật Minh


Mã sinh viên:71DCMO22001
Lớp:71DCMO21
Khóa:71
Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Như Hồng.

HÀ NÔI – 2022
1
Mục lục

Phần mở đầu
A phần nội dung
1 hoàn cảnh lịch sử
2 nội dung
3 ý nghĩa
B phần liên hệ
1 vai trò của
2 thực trạng của
3 giải pháp
4 liên hệ
C Kết luận
D tài liệu tham khảo
Phần mở đầu

Đã hơn 20 năm kể từ Đại hội VI(15 – 18/6/1986) của Đảng, công cuộcxây dựng
và bảo vệ đất nước đã có sự chuyển biến rõ rệt, vượt qua tình trạngkhó khăn,
chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nhiệp hóa - hiện đại hóa, thế vàlực được tăng
cường, vị thế quốc tế được nâng cao. Nước ta không còn là mộtnước nông nghiệp
lạc hậu, kém phát triển. Nước ta từ quan liêu bao cấp đã trởthành nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội đại biểu VI đã thay đổi cơ bản phương thức phát triển của đấtnước, mở
đầu cho hàng loạt những đổi mới toàn diện sau này trên tất cả các lĩnhvực nông
nghiệp, công nghiệp, văn hóa, xã hội… Việc gia nhập WTO là tháchthức nhưng
cũng là cơ hội lớn để nước ta phát triển, nó cũng khẳng định đượcnhững thay đổi
đúng hướng của Đảng mà Đại hội Đảng VI đã mở đầu cho côngcuộc đổi mới này
.Nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử to lớn của Đại hội VI với sựđổi mới
và phát triển của đất nước, em đã chọn đề tài “Đại hội Đại biểu VI củaĐảng – Đại
hội đổi mới toàn diện đất nước” cho tiểu luận của mình. Tiểu luậnsẽ phân tích rõ
hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản cũng như ý nghĩa lịch sử củaĐại hội để làm rõ
sự tiến bộ, đúng đắn trong đường lối mà Đảng ta đã đề ra trongĐại hội, đồng thời
nêu bật những tác động to lớn của đường lối đó trong côngcuộc đổi mới, công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
.Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên tiểu luận của em vẫn còn nhiều thiếusót, hy
vọng nhận được sự góp ý để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
A phần nội dung
1 hoàn cảnh lịch sử Đại hội đại biểu lần thứ 6
Đại hội VI của Đảng diễn ra giữa bối cảnh có nhiều chuyển biến trong tìnhhình
thế giới và trong nước:
 Thế giới:- Các nước đế quốc, đứng đầu là Mỹ đang tập trung tìm cách chốngphá
hệ thống xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.- Mặt khác,
trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, cả Liên Xô và TrungQuốc đang lâm vào cuộc
khủng hoảng kinh tế - xã hội, và họ đang bước vào cáicách, cải tổ với các hình
thức và mức độ khác nhau, có nước thành công, cónước thất bại. Bối cảnh đó cho
Đảng ta những bài học để định hướng được conđường đổi mới đúng đắn nhất cho
nước nhà.
 Trong nước:
- Đất nước đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội:sản xuất tăng
chậm, nhiều chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch 5 năm không đạtđược; tài nguyên bị
lãng phí; phân phối lưu thông rối ren, nhiều người lao độngchưa có việc làm, hàng
tiêu dùng không đủ, nhà ở và điều kiện vệ sinh thiếuthốn. Những mất cân đối trong
nền kinh tế chậm được thu hẹp; quan hệ sảnxuất của xã hội chủ nghĩa chậm được
củng cố, vai trò chủ đạo của kinh tế quốcdoanh bị suy yếu
.- Đời sống nhân dân nhất là công nhân viên chức, lực lượng vũ trang gặp nhiều
khó khăn
. Tiêu cực trong xã hội phát triển, công bằng xã hội bị vi phạm; quầnchúng giảm
lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhànước. Nhìn tổng
quát, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu ổn định tình hìnhkinh tế - xã hội, ổn
định đời sống nhân dân.
Nguyên nhân chủ quan của tình hình trên là những sai lầm nghiêm trọngvề chủ
trương, chính sách lớn; về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện củaĐảng và của
Nhà nước: Xác định mục tiêu và bước đi không sát thực tế nước ta,không coi trọng
khôi phục kinh tế làm nhiệm vụ cấp bách; nông nghiệp vẫn chưathực sự là mặt trận
hàng đầu; muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xãhội chủ nghĩa trong
vòng năm năm; chưa biết kết hợp kế hoạch hoá với quan hệhàng hoá - tiền tệ; mắc
sai lầm rất nghiêm trọng trong lĩnh vực phân phối, lưuthông. Những sai lầm nói
trên chỉ là sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chínhsách lớn về chỉ đạo chiến lược
và tổ chức thực hiện.
Sai lầm của đợt tổng cải cách giá – lương - tiền cuối năm 1985 làm chokinh tế
nước ta càng trở nên khó khăn (tháng 12/1986, giá bán lẻ hàng tăng84,53%).
Chúng ta không thực hiện được mục tiêu để ra là cơ bản ổn định tìnhhình kinh tế
xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Số người bị thiếu đói tăng, bộichi lớn. Nền kinh
tế nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Tình hình này làmcho trong Đảng và
ngoài xã hội có nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi, xoay quanhthực trạng của ba vấn
đề lớn: cơ cấu sản xuất, cải tạo xã hội chủ nghĩa và cơ cấuquản lý kinh tế. Thực tế
tình hình đặt ra một yêu cầu khách quan có tính sốngcòn đối với sự nghiệp cách
mạng là phải xoay chuyển được tình thế, tạo ra sựchuyển biến có ý nghĩa quyết
định trên con đường đi lên và như vậy là phải đổimới tư duy.
Thực trạng đất nước lúc bấy giờ đặt ra một yêu cầu khách quan và bứcthiết là phải
đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, phải có những quyết sách khoa học để ổn định tình
hình kinh tế - xã hội của đất nước, vượt ra khỏi khủng hoảng đểtiến lên.
Trước tình hình đó, Đại hội Đại biểu lần thứ VI của Đảng đã được diễn ratừ ngày
15 đến ngày 18/12/1986 tại Hà Nội (Đại hội nội bộ từ ngày 05 đến14/12/1986). Dự
Đại hội có 1.129 đại biểu thay mặt cho gần 1,9 triệu đảng viêncả nước và 32 đoàn
đại biểu của đảng và tổ chức quốc tế.
2 nội dung cơ bản của Đại hội
a.Quá trình tìm tòi con đường đổi mới
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thực, nói rõ sự thật,Đại hội
đã đánh giá đúng mức những những thành tựu đạt được sau 10 năm xâydựng và
bảo vệ Tổ quốc. Khẳng định những thành tựu, đồng thời đi sâu phân tíchnhững tồn
tại và nghiêm khắc tự phê bình và phê bình những sai lầm, khuyếtđiểm trong lãnh
đạo và chỉ đạo của Đảng trong 10 năm (1976 – 1986).Đại hội khẳng định quyết
tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theotinh thần cách mạng và khoa học và
đánh giá cao quá trình dân chủ hoá sinh hoạtchính trị của Đảng và nhân dân ta
trong thời gian chuẩn bị và tiến hành Đại hội.
b.Nội dung cơ bản của Đại hội:
− Đại hội đã đánh giá những thành tựu, những khó khăn của đất nướcdo cuộc
khủng hoảng kinh tế - xã hội tạo ra, những sai lầm kéo dài của Đảng vềchủ trương,
chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện khuynhhướng tư tưởng
chủ yếu của những sai lầm đó, đặc biệt là sai lầm về kinh tế làbệnh chủ quan duy ý
chí, lối suy nghĩ về hành động đơn giản, nóng vội chạy theonguyện vọng chủ quan,
là khuynh hướng buông lỏng quản lý kinh tế, xã hộị không chấp hành nghiêm
chỉnh đường lối và nguyên tắc của Đảng đó là tư tưởngvừa tả khuynh vừa hữu
khuynh.
− Báo cáo chính trị tổng kết thành bốn bài học kinh nghiệm lớn:
Một là, trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng“lấy dân
làm gốc”.
Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành độngtheo quy
luật khách quan.
Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điềukiện
mới.
Bốn là, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một Đảng cầm quyền lãnhđạo nhân
dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
.Báo cáo xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những nămcòn lại
của chặng đường đấu tranh là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội,tiếp tục
xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá
xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo
.− Để tăng cường sức chiến đấu và năng lực tổ chức thực hiện củaĐảng, Đại hội
nêu rõ Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hếtlà tư duy kinh tế;
đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cáchlãnh đạo và công tác
.− Đại hội xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trongnhững năm còn lại
của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinhtế - xã hội, tiếp tục xây
dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh côngnghiệp hóa XHCN trong
chặng đường tiếp theo
Mục tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội cho những năm còn lại củachặng đường đầu
tiên là:
 Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ
 Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó đặc biệt chútrọng ba chương
trình kinh tế lớn là: lương thực - thực phẩm, hàngtiêu dùng và hàng xuất khẩu, coi
đó là sự cụ thể hoá nội dung côngnghiệp hoá - hiện đại hoá trong chặng đường đầu
của thời kỳ quáđộ. Làm cho thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa giữ vai trò
chiphối, sử dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác trongsự liên kết
chặt chẽ, dưới sự lãnh đạo của thành phần kinh tế xã hộichủ nghĩa. Tiến hành cải
tạo xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc pháttriển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế
và tăng thu nhập cho ngườilao động.
 Xây dựng và hoàn thiện mọi bước quan hệ sản xuất mới phù hợp vớitính chất và
trình độ phát triển của lực lượng sản xất.
 Tạo ra chuyển biến về mặt xã hội, việc làm, công bằng xã hội,chống tiêu cực,
mở rộng dân chủ, giữ vững kỉ cương phép nước.
 Đảm bảo nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh.
− Đại hội đã nêu ra năm phương hướng cơ bản của chính sách kinhtế - xã hội và đề
ra hệ thống các giải pháp để thực hiện mục tiêu:
 Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư,

Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủnghĩa, sử dụng và cải tạo đúng
đắn các thành phần kinh tế. Coi nềnkinh tế có nhiều thành phần là một đặc trưng
của thời kì quá độ
 Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, dứt khoát xoá bỏ cơchế kế hoạch hoá theo
phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủnghĩa.
 Phát huy mạnh mẽ động lực của khoa học – kĩ thuật
. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.Trong hệ thống các giải pháp,
Đại hội nhấn mạnh phải tập trung sứclực vào việc thực hiện được ba chiến lược
chương trình, mục tiêu:
1. Lương thực - thực phẩm;
2. Hàng tiêu dung
; 3. Hàng xuất khẩu.
Đây là sự cụ thể hoá nội dung chính của công nghiệp hoá hiện đại hoá xãhội chủ
nghĩa trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ.
− Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại nhằm góp phần giữ vững hoàbình ở Đông
Dương, Đông Nam Á và thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh củanhân dân thế
giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, tăngcường tình hữu
nghĩ và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủnghĩa; bình thường
hoá quan hệ với Trung Quốc vì lợi ích của nhân dân hainước, vì hoà bình ở Đông
Nam Á và trên thế giới.
− Về huy động sức mạnh của quần chúng,
Đại hội xác định phải pháthuy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, thực
hiện khẩu hiệu “dân biết dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tăng cường hiệu lực
quản lý của Nhà nước làđiều kiện tất yếu bảo đảm huy động lực lượng to lớn của
quần chúng.Đại hội thông qua bản Điều lệ Đảng (sửa đổi) và bầu ban chấp hành
Trungương khoá VI gồm 124 uỷ viên chính thức và 49 ủy viên dự khuyết. Ban
chấphành Trung ương Đảng bầu Bộ Chính trị gồm 13 ủy viên chính thức, 1 ủy
viêndự khuyết. Ban bí thư gồm 13 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được
bầulàm Tổng bí thư của Đảng. Đại hội VI của Đảng là Đại hội kế thừa và quyết
tâmđổi mới, đoàn kết để tiến lên

3 ý nghĩa lịch sử của đại hội


Đại hội lần thứ 6 mở đầu cho công cuộc đổi mới tạo ra bước ngoặt quan trọng trên
con đường quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam.
Đường lối đổi mới của đại hội lần thứ 6 đã thực sự đi vào cuộc sống , trở thành
động lực thúc đẩy kinh tế nước ta phát tiển làm thay đổi bộ mặt của xã hội, mở
đầu cho một giai đoạn phát triển mạnh mẽ của cách mạng Việt Nam.
Sau đại hội đảng lần thứ 6, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách
nhằm cụ thể hóa đường lối đổi mới , đưa đường lối đổi mới đi vào cuộc sống.
Đường lối đổi mới của Đảng đã đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của toàn
Đảng, toàn dân ta đồng thời phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới.
Đường lối đổi mới cùa Đảng thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ,năng động, sáng tạo
và bản lĩnh chính trị của Đảng.

 
B phần liên hệ

1 vai trò

Giải quyết việc làm cho người lao động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế – xã hội. Bởi vì, con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế và là
yếu tố tạo ra lợi ích kinh tế – xã hội. 

Lý luận và thực tiễn đã khẳng định: Bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng đều là sự
kết hợp của ba yếu tố cơ bản đó là sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao
động. Đó là những yếu tố vật chất cho quá trình lao động diễn ra. Thực vậy, tư liệu sản
xuất tự nó không thể tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cần thiết của con người
và xã hội, nếu như không có sự kết hợp của sức lao động. 

C.Mác và Ph.Ăngghen khi nghiên cứu vai trò của sản xuất xã hội và các yếu tố cơ bản
của quá trình lao động sản xuất đã cho rằng: Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của
đời sống xã hội loài người và là hoạt động cơ bản nhất trong tất cả các hoạt động của
con người. 

Ngày nay, con người với trình độ khoa học – công nghệ cao là một thành tố quan trọng
của lực lượng sản xuất cũng như trong công cuộc xây dựng đổi mới đất nước. Các
chính sách của Đảng và Nhà nước ta là chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con
người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu chung của cách mạng. Đảng ta coi
việc phát huy nhân tố con người như là một nguồn lực quan trọng nhất của sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây chính là nguồn tài nguyên vô giá, nguồn
nội lực dồi dào cần được chăm sóc để phát triển. Đầu tư vào con người và phát huy
nguồn lực con người là yếu tố cơ bản để phát triển nhanh và bền vững. 

Việc làm đối với người lao động là nhu cầu để tồn tại và phát triển, là yếu tố khách
quan của người lao động. Con người tồn tại phải được tiêu dùng một lượng tư liệu sinh
hoạt nhất định như: Thức ăn, đồ mặc, nhà ở, học tập, phương tiện đi lại… Để có những
thứ đó con người phải sản xuất và tái sản xuất với quy mô ngày càng mở rộng. Như
vậy, để tồn tại và phát triển con người bằng sức lao động của mình, là yếu tố của quá
trình sản xuất, là lực lượng sản xuất cơ bản nhất tạo ra giá trị hàng hoá dịch vụ. 

Sự phát triển kinh tế – xã hội, suy cho cùng, là nhằm mục tiêu phục vụ con người làm
cho cuộc sống mỗi người ngày càng tốt đẹp hơn, xã hội ngày càng văn minh hơn. 

Từ lý luận và thực tiễn đã chứng minh có ba điều kiện cơ bản nhất để phát triển con
người là: phải đảm bảo an toàn lương thực, an toàn việc làm và an toàn môi trường. 

Giải quyết việc làm là cơ sở để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội góp phần thúc đẩy
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy,
giải quyết việc làm không chỉ là trách nhiệm của cơ quan trực tiếp quan hệ đến lao
động, việc làm mà còn là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức xã
hội, các doanh nghiệp và cả bản thân người lao động. Điều 13, Bộ Luật lao động Nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nêu rõ: “Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi
người có khả năng lao động đều có việc làm là trách nhiệm của nhà nước, của các
doanh nghiệp và của toàn xã hội” [43, tr.42].

Nước ta đến nay vẫn còn 62 triệu người sống ở nông thôn, trong đó độ

tuổi lao động là 43,26 triệu người chiếm 75,18% lực lượng lao động, nguồn thu nhập
chính là nông nghiệp. Đặc điểm của lao động nông thôn là tăng nhanh, ít qua đào tạo,
đa dạng về lứa tuổi, sử dụng theo thời vụ, có nhiều cơ hội tìm việc làm nhưng giá tiền
công lại rẻ, di chuyển lao động và một bộ phận lao động tự do. 

Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, sản xuất nông nghiệp đã phát triển tương đối
toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá và đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Trong
quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, nhiều vùng nông thôn biến thành đô thị, nhiều
diện tích đất nông nghiệp biến thành các khu công nghiệp, đường giao thông, trung tâm
thương mại và đất khu dân cư. Tính chung, trong 10 năm 1995-2005 trung bình mỗi
năm cả nước mất khoảng 50 nghìn ha đất nông nghiệp cho các nhu cầu phi nông
nghiệp. Trong khi đó lao động nông nghiệp đã dư thừa trên 23% và số lượng cứ tăng
dần với tốc độ 2%/năm. Năm 2001, lao động nông thôn, nông nghiệp có 24,72 triệu
người, chiếm 80% lao động nông thôn; năm 2005 tăng lên gần 27 triệu người. Như vậy,
trung bình mỗi năm lao động nông nghiệp tăng thêm khoảng 45 vạn người. Trong khi
đó diện tích đất nông nghiệp lại giảm xuống kéo theo giảm việc làm cho nông dân.
Ruộng đất ít, lao động thừa, việc làm thiếu và thu nhập thấp, đời sống nông dân còn
nghèo, khoảng cách chênh lệch nông thôn và thành thị có xu hướng gia tăng. Vì vậy,
vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để tạo việc làm mới cho lao động nông thôn nói
chung, nông dân nói riêng là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế
– xã hội.

2 thực trạng

Nông thôn nước ta có diện tích rộng, dân số đông, số người trong độ tuổi lao động
chiếm phần lớn, nhưng hiện nay còn thiếu việc làm, hoặc có việc làm nhưng chưa
sử dụng hết thời gian lao động. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển
kinh tế - xã hội (KT-XH) và yêu cầu củng cố quốc phòng - an ninh (QP-AN) của
đất nước. Vì vậy, giải quyết tốt việc làm cho lao động nông thôn hiện nay là vấn đề
mang tính chiến lược, là đòi hỏi vừa lâu dài, vừa cấp thiết đối với sự phát triển bền
vững của nước ta.
Khu vực nông thôn hiện có khoảng 24 triệu lao động. Nhưng trên thực tế, người
lao động chỉ sử dụng khoảng 80% thời gian làm việc; 20% thời gian còn lại (tương
đương với 4,8 triệu lao động) nhàn rỗi. Theo dự báo, trong 5 năm tới, số lao động ở
khu vực nông thôn tăng thêm 5 triệu người, cùng với khoảng 2,5 triệu người mất
việc do đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích trong quá trình đô thị hóa và CNH,
HĐH; cộng với số lao động quy đổi do chưa sử dụng hết thời gian lao động, cả
nước có tới 12,3 triệu người cần việc làm 1. Như vậy, giải quyết việc làm cho cư
dân nông thôn vốn là vấn đề xã hội bức xúc, trong 5 năm tới lại trở nên bức xúc
hơn. Vấn đề này nếu không được giải quyết tốt sẽ cản trở đến sự phát triển KT-XH
của đất nước, tác động trực tiếp đến việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn
xã hội. Bởi lẽ hiện nay, lao động nông thôn không chỉ chiếm tỷ trọng cao, cơ cấu
mất cân đối, mà còn hạn chế về tay nghề (có tới 72,5% chưa qua đào tạo) 2. Do kinh
tế nông thôn về cơ bản là thuần nông, lao động theo thời vụ, ngành nghề phát triển
chậm, nên sau khi thu hoạch mùa màng, nhiều người không có việc làm, phần lớn
phải đi tìm việc ở các đô thị và khu vực tập trung công nghiệp (có địa phương chỉ
còn 20 - 30%, trong đó chủ yếu là người già và trẻ em) 3. Tình trạng thiếu việc làm
ở nông thôn (nhất là trong thanh niên nông thôn) là một trong những nguyên nhân
nảy sinh các tệ nạn xã hội, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội mà các
thế lực xấu có thể lợi dụng chống phá. Do số lượng thanh niên ở nông thôn ra các
đô thị và khu vực tập trung công nghiệp tìm việc làm tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng
dân số cơ học tăng nhanh và tăng cao, tạo nên sự quá tải, gây nên những bức xúc
về nhà ở, điều kiện sinh hoạt, làm nảy sinh nhiều tiêu cực ở các khu vực này. Mặt
khác, do lực lượng lao động đi nơi khác tìm việc làm đã dẫn đến tình trạng các địa
phương nông thôn gặp khó khăn trong quản lý và thực hiện các kế hoạch đối với
lực lượng dự bị động viên, dân quân, dân phòng, kể cả thanh niên trong độ tuổi
nghĩa vụ quân sự... Tình hình đó không chỉ ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế
của các địa phương, làm cho việc huy động nguồn nhân lực theo yêu cầu của sự
nghiệp củng cố quốc phòng không kịp thời, mà còn có tác động xấu đến việc giữ
gìn an ninh nông thôn ở mỗi địa phương và cả nước,v.v.
3 giải pháp
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đang là một đòi hỏi bức xúc, nhưng là
một bài toán khó có lời giải trọn vẹn. Bài viết này xin đưa ra một số giải pháp cụ
thể sau:
Thứ nhất, Đảng và Nhà nước cần có chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh đào tạo
nghề cho lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với sử dụng lao động phù hợp. Lao
động nông thôn thiếu việc làm do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là trình độ
văn hóa thấp, lại không được đào tạo nghề nên lao động phổ thông là phổ biến. Đã
có những doanh nghiệp sau khi thu hồi đất của nông dân, nhận lao động trẻ ở nông
thôn vào làm việc, nhưng chỉ một thời gian ngắn lại phải cắt hợp đồng, do lao động
này không đáp ứng được yêu cầu công việc của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc đẩy
mạnh đào tạo nghề và đa dạng các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn
đang là đòi hỏi bức thiết của cuộc sống và phải có sự tham gia của các cấp, các
ngành, các lực lượng trong toàn xã hội. Trước hết, chính quyền các cấp phải làm
tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để nhân dân các địa phương, nhất là lực lượng
lao động trẻ có nhận thức đúng về học nghề, thay đổi quan niệm cũ là phải vào các
trường đại học mới có việc làm, thu nhập đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Trên cơ
sở có nhận thức đúng về học nghề, cần phân luồng giúp họ chọn đúng ngành, nghề
phù hợp với bản thân và yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước và của mỗi địa
phương. Đây không phải là vấn đề có thể thực hiện trong “một sớm, một chiều”, vì
làm thay đổi nhận thức và thói quen của mỗi người và cả một thế hệ cần phải có
thời gian và sự kiên trì. Trong đào tạo nghề, cần phân loại để có hình thức và nội
dung đào tạo phù hợp. Đối với những lao động lớn tuổi (từ 35 tuổi trở lên), không
có điều kiện đi học tập trung, cần tạo điều kiện tổ chức các lớp dạy nghề tại chỗ,
với những nghề truyền thống của địa phương. Sau khi học xong, cần có sự hỗ trợ
về vốn để người lao động phát triển kinh tế hộ gia đình. Với đối tượng này có thể
áp dụng hình thức dạy nghề lưu động, lồng ghép với các chương trình khuyến
nông, khuyến ngư, khuyến công, tạo cơ hội cho lao động nông thôn có nghề. Đối
với lao động còn trẻ, là lực lượng lao động lâu dài của xã hội, cần khuyến khích họ
vào học tại các trường và trung tâm dạy nghề, đảm bảo có tay nghề vững, chuyên
môn chắc, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Các trường dạy nghề có
vai trò rất quan trọng trong việc thu hút và đào tạo nghề cho học viên. Bởi vậy, các
trường, một mặt, phải nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên; mặt khác, chủ động đào
tạo nghề thông qua liên doanh, liên kết giữa các trường với cơ sở dạy nghề với
nhau; giữa trường dạy nghề với các trường đại học, cao đẳng; giữa cơ sở dạy nghề
với doanh nghiệp và với các trung tâm giáo dục quốc phòng, vừa đào tạo nghề, vừa
bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, để sau khi tốt nghiệp, hoặc nhận được chứng chỉ
nghề, học viên có thể tìm kiếm được việc làm đáp ứng nguyện vọng của bản thân,
vừa sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự khi có yêu cầu. Với đối tượng nghèo,
không có điều kiện để học nghề, Nhà nước có thể hỗ trợ một phần kinh phí học
nghề dưới hình thức phù hợp, như cấp thẻ học nghề một lần cho người thực học.
Các trường dạy nghề của quân đội, bên cạnh đào tạo nghề cho quân nhân, tiếp tục
nhận thanh niên bên ngoài vào đào tạo. Quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo, đổi
mới công tác quản lý và chú trọng gắn đào tạo nghề với rèn luyện trong môi trường
quân sự, bởi đó là những phẩm chất không chỉ cần thiết cho nền sản xuất mới, mà
còn đáp ứng yêu cầu của quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Cùng với công tác đào tạo
nghề, cần nghiên cứu mở sàn giao dịch việc làm, đẩy mạnh hoạt động của các
trung tâm giới thiệu việc làm ở ngay các địa phương, chứ không chỉ ở các đô thị
lớn, để doanh nghiệp và người lao động có cơ hội gặp gỡ, đáp ứng nhu cầu của
nhau. Sau đào tạo nghề, các địa phương còn có thể tìm hiểu và tổ chức chặt chẽ
việc đưa lao động nông thôn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
Thứ hai, tiếp tục phát triển các làng nghề truyền thống đi đôi với xây dựng các làng
nghề mới; phát triển tiểu - thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản với quy
mô vừa và nhỏ. Cả nước hiện có khoảng 2.000 làng nghề, hoạt động chủ yếu ở
vùng nông thôn, với các ngành nghề phong phú, đa dạng 5. Các làng nghề truyền
thống đã thu hút một số lượng lớn lao động nông thôn, song số lao động có nhu
cầu việc làm vẫn còn rất lớn. Bởi vậy, cùng với công tác đào tạo nghề cho các đối
tượng, phải tạo ra nhiều chỗ làm mới, thích ứng với nghề đã đào tạo. Thông qua
công tác phát triển, mở rộng các làng nghề truyền thống thành xã nghề; nhân làng
nghề mới và phát triển tiểu - thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản với quy
mô vừa và nhỏ, vừa tạo được nhiều việc làm, vừa phù hợp với trình độ lao động
nông thôn. Đặc biệt, ở những nơi có khu công nghiệp, các địa phương cần căn cứ
vào hoạt động của các doanh nghiệp để có hướng phát triển các làng nghề, hoặc
phát triển ngành nghề mới để sản xuất bán sản phẩm, làm vệ tinh... cho doanh
nghiệp trong các khu công nghiệp. Đồng thời, ngay từ khi quy hoạch, có thể tạo ra
quỹ đất nhất định trong các khu công nghiệp để cho lao động nông thôn trong diện
chính sách, hoặc những đối tượng lao động không có điều kiện và khả năng đào tạo
nghề, phát triển các ngành nghề dịch vụ phục vụ cho khu công nghiệp. Đó chẳng
những là một kênh tham gia giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, mà còn
thể hiện chính sách của Nhà nước là quan tâm đến việc làm cho lao động nông
thôn khi Nhà nước thu hồi đất, hoặc có đất sản xuất nông nghiệp bị chuyển đổi
mục đích trong quá trình đô thị hoá và CNH, HĐH.
Thứ ba, Nhà nước cần có chính sách nhằm động viên, thu hút các thành phần kinh
tế đầu tư vào những nơi còn nhiều khó khăn, địa bàn xung yếu. Nhiều địa phương,
nhất là các tỉnh miền núi, biên giới, những khu vực trọng yếu về QP- AN, giàu
tiềm năng nhưng chưa được "đánh thức", do còn thiếu đầu tư và thiếu lao động.
Những khu vực này đang đòi hỏi Nhà nước và các địa phương có chính sách
khuyến khích, nhằm động viên được mọi nguồn lực đầu tư, mở rộng sản xuất, dịch
vụ, khai thác tiềm năng, để vừa phát triển KT-XH, xoá đói, giảm nghèo, vừa tạo ra
nguồn nhân lực, hậu cần và kỹ thuật tại chỗ cho khu vực phòng thủ. Đây là những
vùng còn nhiều khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có lực lượng lao động trẻ, khoẻ,
nhiệt tình, trình độ, tâm huyết, gắn bó lâu dài với địa bàn. Bởi vậy, các địa phương
cần có chính sách ưu đãi hợp lý về đất đai, vốn, thuế... nhằm động viên, khuyến
khích các nguồn lực đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, các khu kinh tế phù
hợp với yêu cầu xây dựng và bảo vệ địa bàn; có quy hoạch đồng bộ các yếu tố về
kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu như: đường giao thông, nhà ở, nước sinh
hoạt, chợ, trạm y tế, trường học..., để những lao động đến đây có điều kiện bảo
đảm nhu cầu cơ bản, yên tâm và gắn bó xây dựng địa bàn vững mạnh, giầu đẹp.
Đồng thời, có chính sách thu hút lực lượng lao động ở các vùng, miền khác đến
định cư, sinh sống, làm cho kinh tế địa phương phát triển, tạo ra nhiều việc làm
cho xã hội. Muốn vậy, không chỉ động viên thanh niên địa phương, mà còn phải
tuyên truyền, vận động thanh niên ở miền xuôi lên lập nghiệp; sinh viên ra trường
về công tác tại các vùng còn nhiều khó khăn. Cần nghiên cứu, nhân rộng mô hình
trí thức trẻ tình nguyện, làng thanh niên lập nghiệp để đáp ứng yêu cầu trên. Đặc
biệt, tiếp tục phát huy vai trò của các khu kinh tế - quốc phòng trong tạo công ăn
việc làm cho nhân địa phương, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số,v.v.
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là vấn đề bức xúc, đòi hỏi phải tiến
hành lâu dài và kiên trì. Trong quá trình thực hiện phải phát huy được sức mạnh
tổng hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, các lực lượng mới mang lại kết quả
như mong muốn. Đây là vấn đề lớn, mà bài viết này mới gợi mở một vài suy nghĩ
ban đầu.
4 liên hệ
- Để thực hiện tốt bổn phận của mình, em sẽ:
+ Chấp hành chính sách dân số, pháp luật về dân số
+ Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động
+ Động viên người thân và những người khác chấp hành
+ Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kĩ thuật tiên tiến, định hướng đúng đắn
nghề nghiệp.
C kết luận
Qua bài luận trên cho thấy được nội dung và chính sách đổi mới của Đảng ta
thông qua đại hội dại biểu lần thứ 6, giúp ta hiểu được về tầm quan trọng của
sự đổi mới và sự dẫn dắt của Đảng giúp nhà nước phát triển mạnh mẽ
hơn.giúp ta hiểu được vai trò của Đảng đã giúp chúng ta giải quyết việc làm
tại nông thôn hiện nay và cho chúng ta thấy còn nhiều thiếu xót trong việc
giải quyết việc làm.cho chúng ta hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng trong
đường lối đổi mới của Đảng .

D tài liệu tham khảo


1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009, 2011, 2021), Giáo trình Đường lối cách mạng
của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ đạo biên soạn (2004,2011), Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. http://www.tapchicongsan.org.vn/Ban-ve-viec-xay-dung-the-che-phap-quyen-
cua-cong-dan.aspx
4. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2017/44162/Xay-
dung-Dang-trong-sach-vung-manh-nhan-to-quyet-dinh.aspx.

You might also like