You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH UEH


KHOA QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN
TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN

Họ tên SV : Võ Phương Anh


MSSV : 31211025884
Lớp : ADC01
Mã lớp HP : 22D1PHI51002701
Tên HP : Triết học Mác LêNin
Họ tên GV giảng dạy : Bùi Xuân Thanh

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 4 năm 2022


1. Trình bày quá trình tìm tòi, khảo nghiệm đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng
sản Việt Nam qua 3 bước đột phá tư duy về kinh tế (1976-1986) và ý nghĩa của quá
trình này. 
  Sau năm 1975, đất nước đã hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Đất nước còn vô vàn những khó khăn. Những cơ sở vật chất - kỹ thuật
được xây dựng ở miền Bắc đã bị tàn phá. “Chiến tranh phá hoại của Mỹ đã phá hủy
hầu hết những cái mà nhân dân đã tốn biết bao công sức để xây dựng nên, làm cho quá
trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại đến vài ba kế hoạch 5 năm” (Trích Đảng Cộng
sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IV, Sđd, tr.37 - 38). Ở miền Nam, nhiều làng mạc, ruộng đồng
bị phá hoại, đội ngũ thất nghiệp lên tới hàng triệu người, số người mù chữ chiếm tỉ lệ
lớn. Hậu quả của cuộc chiến tranh gây ra cho nước ta vô cùng nặng nề. Bên cạnh đó,
điều kiện quốc tế có xuất hiện những khó khăn, thách thức mới. Các nước xã hội chủ
nghĩa gặp trở ngại về sự phát triển và kinh tế - xã hội; các thế lực thù địch bao vây cấm
vận và phá hoại sự phát triển của Việt Nam. Trước những cái khó khăn ở trong ngành
kinh tế, Đảng ta đã bắt đầu có những chủ trương đột phá tư duy về kinh tế từ năm 1976
đến 1986.
  Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (8-1979) được coi là bước đột phá đầu tiên về đổi
mới kinh tế, “tìm kiếm lối thoát” cho nền kinh tế, không còn theo mô hình kinh tế xã
hội chủ nghĩa như trước nữa. Hội nghị chủ trương khắc phục những yếu kém trong
quản lý kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa, phá bỏ rào cản, làm cho “sản xuất bung
ra”, xóa bỏ “ngăn sông, cấm chợ” tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển và
bảo đảm đời sống nhân dân. Hội đồng Chính phủ ra quyết định về việc tận dụng đất
đai nông nghiệp, ao hồ, ruộng đất, đẩy mạnh chăn nuôi gia súc và gỡ bỏ những trạm
kiểm soát để người sản xuất có quyền tự do lưu thông hàng hóa ra ngoài thị trường.
Trước với hiện tượng “khoán chui”, Ban Bí thư đã có Chỉ thị số 100-CT/TW ngày
13/01/1981 về khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong các hợp
tác xã nông nghiệp.Việc này sẽ mở ra yếu tố tích cực hơn, làm động lực cho người
nông dân để tăng gia sản xuất. Chủ trương đó đã nhanh chóng được nhân dân cả nước
đón nhận và tạo ra năng suất. Sản lượng lương thực bình quân từ 13,4 triệu tấn/năm
giai đoạn1976-1980 tăng lên 17 triệu tấn/năm giai đoạn 1981-1985. Cũng trong thời kì
này, ở lĩnh vực công nghiệp xuất hiện chủ trương “xé rào” bù giá vào lương, Quyết
định số 25-CP (1- 1981) và Quyết định số 26-CP được Chính phủ ban hành để tạo ra
quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ tài chính của các xí nghiệp, mở
rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm, vận dụng hình thức tiền thưởng trong
các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước để tạo nên động lực cho vấn đề phát
triển.
  Sau Đại hội V, Ban Chấp hành Trung ương đã có những nhận định và thấy rằng phải
điều chỉnh hơn nữa được gọi là đột phá. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa V) (6-1985) là bước đột phá thứ hai trong quá trình tìm tòi, khảo
nghiệm đường lối đổi mới. Hội nghị này chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp hành chính, lấy khâu cải cách giá - lương - tiền là khâu đột phá để chuyển
sang cơ chế hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Nội dung xóa quan liêu,
bao cấp trong giá - lương - tiền chủ yếu là tính đủ chi phí hợp lý trong giá thành sản
phẩm; thực hiện cơ chế một giá, tiền lương thực tế đảm bảo cho người ăn lương, thực
hiện trả lương bằng tiền có hàng hoá bảo đảm. Chuyển hẳn các hoạt động sản xuất,
kinh doanh sang cơ chế hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa, xoá các khoản chi của
ngân sách trung ương, địa phương mang tính tràn lan, nhanh chóng chuyển ngân hàng
sang nguyên tắc kinh doanh. Điểm quan trọng là Hội nghị Trung ương 8 đã thừa nhận
sản xuất hàng hoá và tuân thủ theo những quy luật sản xuất hàng hoá. Bên cạnh đó,
trong quá trình thực hiện cải cách giá - lương - tiền, do sự chủ quan, nóng vội của
Đảng đã dẫn tới những sai lầm, thiếu sót đã khiến cho cuộc điều chỉnh giá – lương -
tiền trở thành một cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng hơn.
  Hội nghị Bộ Chính trị khoá V (8-1986) là bước đột phá thứ ba về đổi mới tư duy kinh
tế với “Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế”. Hội nghị cho cho
rằng cần phải kiệ quyết điều chính lớn phương án bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư,
phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, cố gắng chung sức phát triển công nghiệp
nhẹ và phát triển công nghiệp nặng một cách có chọn lọc. Trong cải tạo xã hội chủ
nghĩa, phải lựa chọn bước đi, hình thức thích hợp trên đặc điểm của từng vùng, từng
lĩnh vực, phải xác định nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Phải biết tận dụng tiềm năng phù hợp
với điều kiện của lực lượng sản xuất để đẩy mạnh sản xuất với hiệu quả kinh tế và
năng suất lao động ngày càng cao, ổn định đời sống cho nhân dân. Đây là một quá
trình chứ không phải là có ngay được, không thể làm một lần là xong. Trong việc đổi
mới cơ chế quản lý kinh tế, khi lấy kế hoạch làm trung tâm phải đồng thời sử dụng
đúng đắn các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, phải chú ý đổi mới cơ chế quản lý đầu tư và
xây dựng, bảo đảm sự ăn khớp giữa việc bố trí cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản
lý. Nội dung của Hội nghị Chính trị đã đột phá vào tất cả một cách tương đối toàn diện
về mô hình của nền kinh tế kế hoạch tập trung và bắt đầu chuyển sang yếu tố của kinh
tế thị thị trường. 
  Trên đây là 3 bước đột phá về tư duy nhằm mở đường cho phát triển kinh tế, xã hội,
là cơ sở quan trọng để Đảng ta đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới về tư duy kinh
tế. Những kết luận trên đây có ý nghĩa to lớn trong việc định hướng cho việc soạn thảo
Báo cáo chính trị để trình ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Nó thay
thế cho những quan điểm cũ không còn phù hợp với thực tiễn để giải quyết vấn đề
trước mắt trong bản Dự thảo Báo cáo chính trị đã được chuẩn bị trước đó. Quá trình
tìm tòi, khảo nghiệm đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam (1976-
1986) là một quá trình đấu tranh gay gắt và phức tạp giữa những nhân tố đầu tiên của
đổi mới với những tư tưởng muốn duy trì cơ chế quản lý cũ. Trong khoảng thời gian
này, ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Song bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn như khủng hoảng kinh tế - xã hội, lạm
phát tăng cao, đời sống thiếu hụt, không có tích lũy và chỉ đến Đại hội VI thì đổi mới
mới trở thành đường lối chính thức của Đảng ta - đường lối đổi mới toàn diện. Các
bước đột phá tháng 8-1979, tháng 6-1985 và tháng 8-1986 đã phản ánh sự phát triển
nhận thức từ quá trình khảo nghiệm, tổng kết thực tiễn, từ sáng kiến, nguyện vọng và
lợi ích của nhân dân để hình thành đường lối đổi mới, nhận thức được sự cần thiết và
quan tâm đến lợi ích của người lao động… Những tư duy đổi mới về kinh tế đó tuy
mới mang tính chất từng mặt, từng bộ phận, chưa cơ bản và toàn diện, nhưng lại là
những bước chuẩn bị quan trọng, liên kết với nhau tạo tiền đề cho bước phát triển nhảy
vọt ở Đại hội VI.

Nguồn tài liệu tham khảo: 


1. GT LSĐ,1.8.9, Khchuyên, SauNThuNN.pdf, NXB Đại học Kinh tế TP.HCM,
tr. 120 – 127.
2. Hà Đăng, 2005, Đổi mới bắt đầu từ đâu?, Báo Nhân Dân.
<https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/oi-moi-bat-dau-tu-dau-418557>
3. TS. Lê Minh Nghĩa, 2018, Đổi mới tư duy kinh tế trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Hội
đồng lý luận Trung ương.
<http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/doi-moi-tu-duy-kinh-te-trong-nen-kinh-
te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-mot-so-van-de-ly-luan-va-
thuc-tien.html>
4. ThS. Trần Văn Hòa, Nhìn lại sự đột phá, đổi mới về tư duy kinh tế của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Trường Chính trị tỉnh Bến Tre.
<http://truongchinhtribentre.edu.vn/content/nh%C3%ACn-l%E1%BA%A1i-s
%E1%BB%B1-%C4%91%E1%BB%99t-ph%C3%A1-%C4%91%E1%BB
%95i-m%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%81-t%C6%B0-duy-kinh-t%E1%BA%BF-
c%E1%BB%A7a-%C4%91%E1%BA%A3ng-c%E1%BB%99ng-s%E1%BA
%A3n-vi%E1%BB%87t-nam>
5. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tái bản lần thứ
12, Sđd, tr. 199-200.

2. Tại sao đến năm 1986 đổi mới đất nước là nhiệm vụ bức thiết, sống còn của Việt
Nam? Bạn có thể vận dụng được gì cho bản thân từ những bài học kinh nghiệm của
Đại hội VI của Đảng (1986). 
   Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1985), nhà nước ta đã
đạt được những thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng cũng
gặp không ít thử thách. Sau năm 1975, khi đất nước ta hoàn thành thống nhất thì cơ
chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã không còn phù hợp nữa. Ta đã mắc phải
sai lầm nghiêm trọng khi vẫn duy trì nền kinh tế đó và đã khiến cho đất nước lâm vào
tình trạng trì trệ, khủng hoảng và gay gắt nhất là trong thập niên 80 của thế kỷ XX. Và
đến năm 1986, để khắc phục sai lầm, khuyết điểm đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta
phải tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện và và đổi mới đất nước trở thành một
nhiệm vụ bức thiết và sống còn của Việt Nam. Đại hội VI (12 -1986) có ý nghĩa lịch
sử trọng đại, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta.
    Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước hoàn thành thống nhất, ở chúng ta
xuất hiện tư tưởng chủ quan, nóng vội, muốn tiến nhanh lên lên chủ nghĩa xã hội trong
một thời gian ngắn mà đến đại hội VI, Đảng ta mới nhận thức được thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội là cả một quá trình khó khăn và lâu dài. Cơ chế kế hoạch hóa tập
trung quan liêu, bao cấp được duy trì quá lâu trong khi nó không còn phù hợp với hoàn
cảnh của đất nước lúc bấy giờ. Đời sống nhân dân nghèo đói đến cùng cực. Bên cạnh
đó, chúng ta bị các nước bao vây cấm vận. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác
cũng đang bắt đầu đi dần vào khủng hoảng toàn diện. Trong hoàn cảnh đó, đổi mới trở
thành vấn đề bức thiết, sống còn của Việt Nam. Để đạt được điều đó thì trước hết phải
thay đổi cách tư duy, cách làm, từ đó tìm tòi, thử nghiệm các đường lối mới. Trước
Đại hội VI, Tổng Bí thư Trường Chinh đã nhận được nhiều phản ánh từ cơ sở, các ý
kiến cho rằng Báo cáo chính trị trình Đại hội VI chưa đáp ứng được tình hình thực tế
đang diễn ra rất phức tạp. Cộng với những chuyến đi thực tế cùng với việc xuống cơ
sở dự Đại hội Đảng ở các địa phương đã buộc ông nhìn nhận lại và thấy được nhu cầu
cần phải đổi mới cách nhìn trong tư duy dẫn đến quyết định viết lại Báo cáo chính trị
trình Đại hội VI. “Phát biểu tại một hội nghị cán bộ cao cấp ngày 10/7/1986, Chủ tịch
Hội đồng Nhà nước Trường Chinh khi đó đã thẳng thắn nêu vấn đề: “Trong lúc này
chúng ta chỉ có hai khả năng lựa chọn: đổi mới để tiến lên hay đi theo con đường cũ để
chết?”” (Đất nước qua 30 năm đổi mới: Đổi mới là bức thiết, là sống còn, Quốc
Phong, 2016, Báo Thanh Niên). Và tại Đại hội Đảng bộ Hà Nội lần thứ 10 (10-1986),
Tổng Bí thư Trường Chinh đã chính thức phát đi thông điệp: “Đối với nước ta, đổi mới
là yêu cầu bức thiết, là vấn đề có tầm quan trọng sống còn. Yêu cầu đó vừa là đòi hỏi
bên trong của nước ta, vừa phù hợp với xu thế của thời đại...." 
  Đại hội VI (12-1986) đã “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự
thật”, đánh giá, phân tích những thành tựu và nghiêm túc kiểm điểm những sai lầm,
hạn chế về chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý, về chỉ đạo chiến lược và tổ chức
thực hiện trong thời kỳ 1975 - 1986. Có 4 bài học kinh nghiệm quý giá được rút ra từ
Đại hội này: Một là, luôn luôn quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, nâng cao vị trí và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Hai là, phải tôn tôn trọng các quy luật khách
quan, xuất phát từ thực tiễn và bám sát vào thực tiễn. Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới. Bốn là, xây dựng Đảng ngang tầm
nhiệm vụ chính trị của một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Từ các bài học của Đại hội VI, em nhận sự cần thiết của
việc chủ động giao lưu và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa thế giới để hội nhập, để có
thêm vốn kiến thức và mở rộng các mối quan hệ ngoài xã hội; tiếp thu chọn lọc tinh
hoa văn hóa nước khác về làm đẹp cho nước mình. Bên cạnh đó là biết yêu con người,
đất nước Việt Nam vì đó là cội nguồn sức mạnh của dân tộc ta trong các cuộc đấu
tranh và trong việc xây dựng đất nước. Như vậy, quyết định Đại hội Đảng VI (1986)
được coi như là bước ngoặt quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước,
mở ra thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam.

Nguồn tài liệu tham khảo:

1. Quốc Phong, 2016, Đất nước qua 30 năm đổi mới: Đổi mới là bức thiết, là sống
còn, Báo Thanh niên.
<https://m-thanhnien-vn.cdn.ampproject.org/v/s/m.thanhnien.vn/dat-nuoc-qua-30-
nam-doi-moi-doi-moi-la-buc-thiet-la-song-con-post535043.amp?
amp_js_v=a6&amp_gsa=1&usqp=mq331AQKKAFQArABIIACAw%3D
%3D#aoh=16397938443781&referrer=https%3A%2F
%2Fwww.google.com&amp_tf=T%E1%BB%AB
%20%251%24s&ampshare=https%3A%2F%2Fthanhnien.vn%2Fdat-nuoc-qua-30-
nam-doi-moi-doi-moi-la-buc-thiet-la-song-con-post535043.html>
2. Lại Hoa/VOV1, 2019, Tổng Bí thư Trường Chinh - Người đặt nền móng cho
cho sự nghiệp đổi mới, Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam.
<https://vov.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-truong-chinh-nguoi-dat-nen-mong-cho-su-
nghiep-doi-moi-995388.vov>
3. Phim tài liệu: Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình - Năm
1986 (Phần 1), Việt Nam 90 năm. <https://www.youtube.com/watch?
v=oXLCDAIg1L4&t=1361s>
4. GT LSĐ,1.8.19, Khchuyên, SauNThuNN.pdf, NXB Đại học Kinh tế TP.HCM,
tr.128
5. Sách giáo khoa Lịch sử 12, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục Việt Nam,
tái bản lần thứ 12, tr.208 - 210.
.

You might also like