You are on page 1of 3

Họ và tên: Nguyễn Văn Hiếu

MSSV: 62100624

BÀI TẬP NHỎ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề bài:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) khẳng định "Đường lối đổi
mới là kết quả của quá trình đổi mới từng phần và sự chủ động sáng tạo của địa phương
và cơ sở". Từ thực tiễn lịch sử giai đoạn 1975 - 1986, anh (chị) hãy làm rõ nhận đinh trên
trên. Hiện nay, Đảng ta cần phải làm gì để phát huy sự chủ động, sáng tạo của địa
phương, cơ sở và những sáng kiến của nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi
mới?
Bài làm
Trong giai đoạn lịch sử từ 1975 đến 1986, Việt Nam đã trải qua một quá trình đổi mới
từng phần, với mục tiêu tăng cường phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở vững mạnh cho
đất nước. Tuy nhiên, các biện pháp đổi mới ban đầu đã gặp phải nhiều khó khăn và thách
thức. Chính vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 đã khẳng
định rằng đường lối đổi mới là kết quả của quá trình đổi mới từng phần và sự chủ động
sáng tạo của địa phương và cơ sở, cụ thể:
- Thứ nhất, tại Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (15-23/8/79) được cho là bước đột phá
đầu tiên đổi mới kinh tế của Đảng với chủ trương khắc phục những khuyết điểm, sai lầm
trong quản lý kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa, phá bỏ những rào cản để lại cho “sản xuất
bung ra”. Theo đó, tháng 10/1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định về việc tận dụng
đất đai nông nghiệp để khai hoang, phục hoá, được miễn thuế, trả thù lao và được sử
dụng toàn bộ sản phẩm; quyết định xoá bỏ những trạm kiểm soát để người sản xuất có
quyền tự do đưa sản phẩm ra trao đổi ngoài thị trường làm cho sản xuất “bung ra”; tạo
điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển…; đồng thời được tự do lưu thông hàng hóa,
xóa bỏ “ngăn sông, cấm chợ”.Đặc biệt là Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư ngày
13/01/1981 về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và
người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp... Theo Chỉ thị, mỗi xã viên nhận mức
khoán theo diện tích và tự mình làm các khâu, cấy, chăm sócvà thu hoạch, còn những
khâu khác do hợp tác xã đảm nhiệm. Thu hoạch vượt mức khoán sẽ được hưởng và tự do
mua bán. Chủ trương đó được nông dân cả nước ủng hộ, nhanh chóng thành phong trào
quần chúng sâu rộng. Sản lượng lương thực bình quân từ 13,4triệu tấn/năm thời kỳ 1976-
1980 tăng lên 17 triệu tấn/năm thời kỳ 1981-1985; những hiện tượng tiêu cực, lãng phí
trong sản xuất nông nghiệp giảm đi đáng kể.
- Thứ hai, Hội nghị Trung ương 8 khóa V (1-7/6/85) được xem bước đột phá thứ hai
trong quá trình tìm tòi, đổi mới kinh tế của Đảng. Quyết định đã dứt khoát xóa bỏ cơ chế
tập trung, quan liêu, hành chính, bao cấp chuyển sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã
hội chủ nghĩa lấy “Giá-lương-tiền” làm khâu đột phá. Nội dung xoá bỏ cơ chế quan liêu,
bao cấp trong giá và lương là tính đủ chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm; giá cả bảo
đảm bù đắp chi phí thực tế hợp lý, người sản xuất có lợi nhuận thoả đáng, Nhà nước từng
bước có tích luỹ. Giá – lương – tiền coi là khâu đột phá để chuyển đổi cơ chế kinh tế.
Qua Hội nghị Trung ương 8 đã thừa nhận sản xuất hàng hoá và quy luật sản xuất hàng
hoá trong nền kinh tế quốc dân.
- Thứ ba, bên cạnh đó, còn có Hội nghị Bộ Chính trị khoá V (8/1986) đưa ra kết luận đối
với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế. Đây là bước đột phá thứ ba về đổi mới
kinh tế, đồng thời cũng là bước quyết định cho ra đời của đường lối đổi mới của Đảng.
Nội dung đổi mới có tính chất đột phá là:
+ Về quan hệ sản xuất: Hội nghị cho rằng, chúng ta đã chủ quan, nóng vội đề ra một số
chủ trương quá lớn về quy mô, quá cao về nhịp độ xây dựng cơ bản và phát triển sản
xuất. Vì vậy, cần tiến hành một cuộc điều chỉnh lớn về cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư
theo hướng thật sự lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp
nhẹ, việc phát triển công nghiệp nặng phải có lựa chọn cả về quy mô và nhịp độ, chú
trong quy mô vừa và nhỏ… từ đó đi đến thực hiện bà chương trình kinh tế lớn sau này:
Lương thực, thực phẩm- hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
+Về cải tạo xã hội chủ nghĩa: Hội nghị cho rằng, do chưa nắm vững quy luật đẩy mạnh
cải tạo XHCN làm nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong suốt thời kỳquá độ lên CNXH,
nên chúng ta đã phạm nhiều khuyết điểm trong cải tạo XHCN.Bởi vậy, phải biết lựa chọn
bước đi và hình thức thích hợp trên quy mô cả nướccũng như từng vùng, từng lĩnh vực,
phải đi qua những bước trung gian, quá độ từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến trung
bình, rồi tiến lên quy mô lớn…;cải tạo CNXH không chỉ là sự thay đổi chế độ sở hữu, mà
còn thay đổi cả chế độ quản lý,chế độ phân phối, đó là một quá trình gắn liền với mỗi
bước phát triển của lực lượng sản xuất, vì vậy không thể làm một lần hay trong một thời
gian ngắn là xong
+Về cơ chế quản lý kinh tế: Hội nghị cho rằng, bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi
mới cơ chế quản lý kinh tế, làm cho hai mặt ăn khớp với nhau tạo ra động lực mới thúc
đẩy sản xuất phát triển. Nội dung: Đổi mới kế hoạch hoá theo nguyên tắc phát huy vai trò
chủ đạo của các quy tắc kinh tế XHCN, đồng thời sử dụng đúng đắn các quy luật của
quan hệ hàng hoá – tiền tệ; làm cho các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất
kinh doanh; phân biệt chức năng quản lý hành chính của Nhà nước với chức năng quản lý
sản xuất
Để phát huy sự chủ động, sáng tạo của địa phương, cơ sở và nhân dân và thực hiện thắng
lợi cuộc đổi mới ngày nay, Đảng ta cần tiếp tục thực hiện một số biện pháp sau:
-Tạo ra môi trường thuận lợi để khuyến khích sáng kiến và quyền tự quyết của địa
phương và cơ sở. Việc giảm bớt quy định và thủ tục, cải thiện môi trường kinh doanh và
tạo ra các chính sách hỗ trợ sẽ thúc đẩy sự chủ động và sáng tạo của địa phương và cơ sở.
-Đầu tư vào giáo dục và đào tạo để nâng cao năng lực và kiến thức của cán bộ, công chức
và nhân dân tại địa phương và cơ sở. Việc nâng cao trình độ chuyên môn và nâng cao kỹ
năng quản lý và lãnh đạo sẽ tạo điều kiện cho sự chủ động và sáng tạo của địa phương và
cơ sở.
-Xây dựng các cơ chế và chính sách thúc đẩy sự sáng tạo và khởi nghiệp tại địa phương
và cơ sở. Việc cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và thị trường cho các hoạt động sáng
tạo và khởi nghiệp sẽ khuyến khích sự chủ động và sáng tạo của nhân dân.
-Tổ chức giao lưu, trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương và cơ
sở. Việc tạo một môi trường giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm sẽ giúp cải thiện sự
chủ động và sáng tạo của địa phương và cơ sở.
-Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và địa phương trong quá trình đổi mới. Đảng ta
cần thể hiện vai trò lãnh đạo mạnh mẽ để tạo điều kiện cho sự chủ động và sáng tạo của
địa phương và cơ sở.ất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế

You might also like